1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và bình luận

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cu-bo, 14/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    yếu bóng vía thôi chứ ngày xưa mình thích bắn là khác
  2. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Nghe các tiền bối kể,mới nổ súng thì các tân binh sợ vãi,nhưng chút sau thì đâu vào đấy,hăng máu lắm,các cụ bảo là " say thuốc súng",ko biết thật hư thế nào???
    zzlovevnzz thích bài này.
  3. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Chẳng cần tân binh hay lần đầu xung trận!
    Ở rất lâu rồi nhưng nằm trong hầm nghe tiếng pháo nổ xung quanh người vẫn lạnh toát. Chỉ khi ra khỏi miệng hầm lúc đó mới định lại được thần trí, quên hết việc phải run mà chú ý để sống. Trong chiến tranh muốn sống (và như khẩu hiệu là muốn hoàn thành nhiệm vụ) cũng phải tỉnh táo. Những người quá sợ hãi, hay hoảng loạn thường rất khó gặp may.
    Tụi tôi lính cũ trên ấy không cắt tóc mà để xoã vai, quanh năm chỉ quần cộc. Có hôm đang gùi đạn thì 1 nhóm 4 - 5 cậu lính tóc ngắn, chẳng thấy cả quần đùi hay áo nữa chạy ngược lên. Mấy ông trong nhóm chặn lại thì chỉ hớt hải: "các anh ơi, chúng bắn..." rồi cắm đầu chạy tiếp (lên dốc). Có mấy ông trong nhóm do phản ứng tự nhiên cũng cắm đầu chạy (xuống dốc-ngược lại). Tôi vứt ba lô đạn nhảy lên ngáng cho họ ngã sấp xuống rồi kéo tóc chỉ những đám khói đang bung ra rất nhanh và chớp loằng ngoằng ngay phía trước (tiếng nổ thì chẳng xác định được hướng nào nữa): "Chúng mày chạy vào chỗ pháo đang nổ àh, lính cũ mà để mấy thằng mới nhát cho như vậy?".
    Nhưng tự tôi thì thấy tiếng nổ tác động nhất. Không phải tiếng đầu nòng của súng bộ binh mà tiếng rất đanh của lựu đạn hay pháo ngay cạnh làm cho người ta quên ngay sợ hãi.
  4. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Ông già em ko đánh năm 79, nhưng đợt trên chốt cũng hít đủ pháo Tàu. Ngày đấy thấy hình như có tín ngưỡng là ko đc cắt tóc phải ko bác.
    Hồi còn ở đoàn 12 sư Sao Vàng, có lần ngủ với ông già, đêm đấy sét đánh dữ dội, nổ đinh tai, mà nó nổ liên hồi, tưởng như đánh trên nóc nhà đang nằm ấy, ai mà đang ngủ khéo giật mình bật dậy luôn. Tự nhiên ông già ôm em, răng đánh cầm cập, mà giọng vẫn bình thường: "Ngày tao trên chốt, pháo Tàu nó bắn sang cũng như thế này luôn ...".
    Ông già ngày trên chốt thuộc sư 384 hay 347 gì đó thì phải.
    Cũng may ông già ko phải đi Vị Xuyên, chứ đi khéo ko có thằng em bây giờ. :cool::cool::cool::cool::cool:
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ông già bác sau 80 mới lên chốt. Thế bác sinh năm bao nhiêu;)
    OnlySilverMoon thích bài này.
  6. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Bé tí tẹo í mà :eek::eek::eek::eek:
    meo-u thích bài này.
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Tiếp theo loạt bài của bác quangcan
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 06/03/2014
  8. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Nếu không đăng nhập trên quansuvn thì sẽ không đọc được bài này đâu bạn. Có cách nào xin bản quyền tác giả chuyển lên một host public rồi nhúng liên kết hình ở host mới vào đây thì may ra đọc được :)
  9. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Ay chet.Minh xin add ben do roi va kiem tra hinh.co le band nen ko up dc.Mai minh down ve may va up tu ttvnol.
  10. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Cuộc chiến Trung-Việt 30 ngày từ 35 năm trước
    [​IMG]
    Photo:AFP

    Lịch sử cuộc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai ngàn năm.

    Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại. Sử gia Maxim Syunnerberg cho rằng 35 năm sau cuộc xung đột năm 1979,
    sẽ rất hữu ích khi nhắc đến những ngày này. Sử gia Matxcơva cho biết:
    “Đó là cuộc xung đột có thời gian ngắn nhất, chỉ trong vòng 30 ngày. Nhưng đó là cuộc tấn công xâm lược mạnh nhất của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam. Đó cũng là cuộc xung đột mà Liên Xô đã đến giúp đỡ nhân dân và quân đội Việt Nam, vì một thời gian ngắn trước đó Liên Xô đã ký kết với Việt Nam Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác.”
    Để chứng tỏ sự ủng hộ Việt Nam và chuyển hướng một phần lực lượng quân đội Trung Quốc từ phía Nam đến biên giới Trung-Xô, sáu quân khu của Liên Xô ở khu vực biên giới đã chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu. 29 sư đoàn bộ binh cơ giới của quân đội Liên Xô với khoảng 250.000 quân nhân đã được chuyển tới biên giới với Trung Quốc. Phía Đông cũng đã được chuyển tới hai sư đoàn không quân. Và một trong số sư đoàn ấy đã được chuyển tới sân bay ở Mông Cổ, chỉ cách Bắc Kinh một nửa giờ bay. Lãnh đạo quân sự của Liên Xô đã tiến hành một động thái khác ủng hộ Việt Nam - trong tầm nhìn của phía Trung Quốc, một số đơn vị xe tăng mô phỏng cuộc tấn công vào mục tiêu đối phương giả định ở gần biên giới. Và trong sa mạc Gobi, ngay bên cạnh biên giới giữa Mông Cổ và Trung Quốc, lính nhảy dù của Liên Xô cũng tiến hành tập trận.
    Ngay từ đầu tháng Hai, khi có thông tin đầu tiên về dự định của Trung Quốc muốn "trừng phạt" Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hải quân Liên Xô đã được phái đến biển Đông. Sau khi cuộc chiến bắt đầu, hải quân Liên Xô bổ sung thêm các tàu khác vào nhóm này, tạo thành một đơn vị lớn. Trong những ngày hạ tuần của tháng Hai, nhóm này đã gồm 13 tàu, và tới đầu tháng Ba – số lượng tàu Liên Xô ở khu vực này lên đến ba mươi chiếc. Liên Xô cũng đã chuẩn bị cho khả năng để nhóm tàu này đến cảng Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh, khi đó đang bắt đầu thành lập căn cứ quân sự của Liên Xô. Nhờ có sự hiện diện của tàu Liên Xô ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc đã không thể tham gia vào cuộc xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô cũng đảm bảo an toàn cho việc cung cấp hàng hoá cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn xung đột đã bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu. Đồng thời, các thủy thủ Liên Xô phải đối mặt với chuỗi tàu chiến Mỹ, từ ngày 25 tháng 2 đã đỗ ngoài khơi bờ biển Việt Nam, với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là "kiểm soát tình hình.” Để kiềm chế không cho tàu Mỹ đi vào khu vực chiến đấu, tàu ngầm của Liên Xô chặn đứng con đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Mỹ không dám vượt hải tuyến mà Hải quân Liên Xô tạo ra, và đến ngày 6 tháng 3 họ đã phải rút khỏi Biển Đông.
    Hai ngày sau khi cuộc xâm lược nổ ra, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô do tướng Gennady Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội. Họ làm quen với tình hình trong cuộc họp với các vị chỉ huy cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam và trong chuyến đi chiến trường biên giới. Ngày 25 tháng 2, Lê Duẩn phê chuẩn đề xuất của tướng Obaturov dùng máy bay Liên Xô chuyển các đơn vị quân đội Việt Nam tinh nhuệ hơn từ Campuchia ra mặt trận biên giới với Trung Quốc. Điều này ngay lập tức thay đổi cán cân lực lượng nghiêng về phía có lợi cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Liên Xô chấp nhận đề nghị của tướng Obaturov và ngay lập tức viện trợ cho Việt Nam toàn bộ tất cả những thứ vũ khí và trang thiết bị cần thiết cho cuộc chiến đấu. Một trong những cố vấn quân sự Liên Xô có mặt tại Việt Nam những ngày ấy, Đại tá Gennady Ivanov cho biết:
    “Trong thời gian ngắn nhất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả những thứ vũ khí cần thiết để phản công. Bằng máy bay vận tải quân sự của Liên Xô, nhiều hệ thống tên lửa "Grad" được chuyển sang cho Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều máy móc trinh sát điện tử, cũng như các phương tiện khác hỗ trợ chiến đấu.”
    Tất cả những điều đó phần lớn đã quyết định kết cục cuộc chiến, trong đó tất nhiên, vai trò của lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam là rất quan trọng. Ngày 5 tháng ba 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngày 18 tháng Ba, chiến sự hoàn toàn dừng lại.
    Xin nói thêm, các thính giả biết tiếng Nga có thể tham khảo Hồi ký tướng Obaturov về những năm tháng quân ngũ, trong đó có ba năm ở Việt Nam theo địa chỉ: http://generalarmy.ru/diary/
    http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_18/269778692/
    JICKLE thích bài này.

Chia sẻ trang này