1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Quá thất vọng...
    Y chang Phắc Cốp. Không có khả năng đọc điều người khác viết. Chỉ có khả năng tự kỷ tự sướng...chắc là phải chửi thôi...
    Đệch mẹ nhà cụ là tớ nói radar nó hoạt động tốt và soi xuyên nước biển hồi nào?

    Cụ lươn và nhầy nhụa y chaang phắc cốp. Cụ nói radar nó không đi từ môi trường này qua môi trường khác (nhớ cho là tớ *** tham gia bàn vụ radar soi tầu ngầm của cụ nhá vì những người bàn đek biết tí gì về nguyên lý sóng). Tớ chỉ cho nguyên lý phản xạ, tán xạ sóng và chỉ cho điều kiện thế nào để truyền sóng đa môi trường cùng với ví dụ mấy cái radar của cầy thì cụ lại quay về chuyện radar soi tầu ngầm, cái mà tớ *** thèm bàn tới.
    Sao cụ dốt lâu thế?

    Lại thầy bói xem voi.

    Navy Memo Details New LCS Replacement Task Force

    Nghĩa là gì? nghĩa là cần thay thế 1 số nhiệm vụ của LCS bằng 1 phương tiện khác. Thì nó *** phải thứ dở người thì là chó gì? Hoạch định nhiệm vụ trong liên biên đội rồi tòi ra LCS. Bây giờ khoảng trống nhiệm vụ bảo vệ LCS đek có cái chi thực hiện do CVN phải de ra xa bờ hàng nghìn cây trong khi LCS phải gần bờ và nó thì không có khả năng tự vệ. Đành phải rút bớt mà hoạch định cái khác chứ còn mẹ gì nữa.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Sau mỗi hai tư năm, có thể có sai lệch trong phạm vi nào đó, nước Mỹ lại có một cuộc chiến tranh do người Mỹ chủ động tiến hành

    [​IMG]

    Từ ngày lập quốc đến nay, nước Mỹ đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Bỏ qua những cuộc xung đột mang tính cục bộ địa phương chống lại người da đỏ hoặc những vụ can thiệp ra bên ngoài mang tính nhỏ lẻ thì nước Mỹ đã trải qua các cuộc chiến sau.

    Chiến tranh giành độc lập (1775-1783) bắt nguồn từ sự bất bình đối với chính sách tăng thuế của nước Anh đối với các vùng thuộc địa. Đại biểu các vùng thuộc địa Bắc Mỹ đã họp nhau tại Đại hội châu lục lần thứ nhất năm 1774 và quyết định hình thành Quốc hội châu lục để lãnh đạo chung. Trong kỳ họp thứ hai (1776) Quốc hội châu lục đã ra Tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền của các bang Bắc Mỹ. Quân đội cách mạng được thành lập do George Washington chỉ huy. Cuộc chiến tranh cơ bản đã giành được thắng lợi năm 1881 và đến năm 1883 nước Anh đã buộc phải công nhận độc lập của các vùng thuộc địa.

    Nhưng nước Mỹ khi mới độc lập vẫn chỉ là một liên kết lỏng lẻo của các bang độc lập. Phải đến năm 1889, dưới sức ép của rất nhiều khó khăn từ bên trong và bên ngoài, sau rất nhiều tranh luận, nước Mỹ với tư cách một liên bang mạnh như ngày nay mới ra đời. Washington làm tổng thống đầu tiên trong hai nhiệm kỳ.

    Cuộc chiến không chính thức (Quasi-War 1798-1800). Nước Pháp đã giúp các vùng thuộc địa Bắc Mỹ rất nhiều trong cuộc chiến giành độc lập. Nhưng năm 1793 trong khi Pháp đang tiến hành chiến tranh với nước Anh thì Mỹ đã ký hiệp ước khá thân thiện với nước Anh. Điều đó làm người Pháp tức giận. Lợi dụng vị thế còn yếu của nước Mỹ trên chiến trường và chính trường quốc tế, người Pháp đã bắt giữ nhiều tàu buôn của Mỹ, dẫn đến một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa hai quốc gia kéo dài trong vài năm trên biển. Washington khi đó đã nghỉ hưu nhưng được triệu hồi để giữ chức Tổng tư lệnh quân đội, đề phòng một cuộc xâm lược của người Pháp. Người Mỹ giành được nhiều thắng lợi trên biển Caribê và sau đó hiệp ước đình chiến đã được ký kết. Tình trạng bắt giữ tàu Mỹ chấm dứt.

    Cuộc chiến 1812 (1812-1815). Đây là cuộc chiến tranh lớn đầu tiên nước Mỹ tiến hành sau khi giành được độc lập. Mặc dù công nhận độc lập của nước Mỹ, nước Anh đã không ngừng kích động và tài trợ cho các bộ lạc da đỏ ở biên giới phía tây nước Mỹ nổi dậy đồng thời thường xuyên bắt giữ các tàu Mỹ và buộc các thuỷ thủ Mỹ tham gia quân đội Anh. Do hải quân Anh quá mạnh, quân đội Mỹ đã chọn Ca na đa làm mục tiêu tấn công. Nhưng sau đó quân Anh đã tấn công trả và chiếm thủ đô Washington, đốt cháy thành phố năm 1814. Nói chung quân đội Mỹ khi đó vẫn chưa phải là đối thủ của quân đội Anh nhưng ngược lại, người Anh cũng không đủ lực lượng để tiến hành một cuộc xâm lược thực sự. Tình hình tài chính cũng không cho phép người Anh kéo dài cuộc chiến. Đến năm 1815, chiến tranh kết thúc nhờ các nỗ lực ngoại giao. Tình trạng trước chiến tranh được khôi phục lại.

    Cuộc chiến Seminole lần thứ nhất (1817-1818) hay còn gọi là cuộc chiến Florida. Seminole là từ để chỉ các bộ lạc da đỏ sống ở Florida, khu vực miền Nam nước Mỹ khi đó vẫn thuộc về người Tây ban nha. Cuộc chiến thoạt tiên nhằm vào các nô lệ chạy trốn từ nước Mỹ đã ủng hộ người Anh trong cuộc chiến tranh 1812. Sau đó, viện cớ người định cư Mỹ bị người bản địa giết hại, những cuộc tàn sát nhằm vào người Mỹ bản địa vốn trước đây ủng hộ người Anh đã xảy ra. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến, chính quyền đại diện của người Tây ban nha tại Florida cũng bị tấn công. Florida bị người Mỹ xâm chiếm.

    Tây ban nha phản đối chính phủ Mỹ nhưng không đủ lực lượng để chiếm lại Florida. Nhân cơ hội này, chính phủ Mỹ đã đề nghị mua lại vùng đất này. Năm 1821, Tây ban nha chính thức chuyển giao chủ quyền Florida cho Mỹ.

    Sau cuộc chiến Seminole lần thứ nhất, còn có hai cuộc chiến Seminole khác. Nhưng các cuộc chiến sau đó đã mang tính nội bộ, xảy ra trong lòng nước Mỹ.

    Cuộc chiến Mỹ-Mê hi cô (1846-1848). Sau khi Mê hi cô giành được độc lập khỏi Tây ban nha năm 1821, khá nhiều người Mỹ đã đến Texas định cư. Dần dần người Mỹ chiếm tỷ lệ áp đảo tại đây, bất chấp những nỗ lực ngăn cản di cư của chính quyền Mê hi cô. Năm 1935, người Mỹ tại Texas nổi dậy tuyên bố tách Texas ra khỏi Mê hi cô và họ chính thức đạt được điều đó năm 1936.

    Bắt đầu từ 1816, người Mỹ bắt đầu mở rộng về phía tây và đã tiến đến sát bờ Thái bình dương. Vào những năm 1840, người Mỹ đã định cư khá nhiều tại các vùng New Mexico và California khi đó vẫn thuộc Mê hi cô. Chính phủ Mỹ thương lượng để mua lại các vùng đất này nhưng chính phủ Mê hi cô không đồng ý. Cuộc chiến tranh Mỹ-Mê hi cô nổ ra và kéo dài trong hai năm đã buộc Mê hi cô phải nhượng lại các vùng đất nói trên cho người Mỹ. Nước Mỹ đã đoạt được hơn một triệu ki lô mét vuông từ Mexico. Texas rộng lớn cũng được sát nhập vào nước Mỹ sau mười năm độc lập.

    Nội chiến (1861-1865). Vào giữa thế kỷ 19, nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc giữa các bang miền Bắc ủng hộ việc giải phóng nô lệ và các bang miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Đây thực chất là sự tranh giành nguồn lao động da màu giữa các bang phát triển công nghiệp và các bang phát triển nông nghiệp. Sự căng thẳng đã dẫn đến bảy bang miền Nam tuyên bố ly khai khỏi liên bang. Nước Mỹ đứng trước nguy cơ tan rã.

    Cuộc nội chiến kéo dài năm năm. Quân đội miền Bắc đã giành thắng lợi trước lực lượng ly khai. Chế độ quân sự sau đó được triển khai tại các bang miền Nam nhằm ngăn chặn những người có tư tưởng ly khai nắm quyền tại đây và đảm bảo chế độ nô lệ bị huỷ bỏ.

    Năm 1870, các bang miền Nam được kết nạp trở lại liên bang. Năm 1877, quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam, kết thúc thời kỳ quân sự.

    Chiến tranh Mỹ-Tây ban nha 1898. Năm 1895, người Cuba nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của Tây ban nha. Nước Mỹ ủng hộ Cuba nhưng vẫn đứng ngoài cuộc cho đến năm 1898, khi một chiến hạm của Mỹ ghé vào cảng Havana bị nổ tung. Người Mỹ cho rằng đây là hành động gây chiến của Tây ban nha và tuyên bố chiến tranh. Cuộc chiến chỉ kéo dài bốn tháng đem lại chiến thắng vang dội của hải quân Mỹ trước hải quân Tây ban nha. Tây ban nha buộc phải ký hiệp định đình chiến nhường lại quyền kiểm soát Puerto-Rico, Guam và Philippin cho nước Mỹ. Cuộc chiến đánh dấu thời kỳ mở rộng ảnh hưởng của nước Mỹ trên trường quốc tế. Sau cuộc chiến tranh này đến những năm 1930, nước Mỹ tiến hành nhiều can thiệp vào các nước Mỹ La tinh trước đây nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Tây ban nha, biến khu vực Mỹ La tinh thành sân sau của nước Mỹ.

    Chiến tranh Mỹ-Philippin 1899-1913. Ngay khi người Mỹ đặt chân đến Philippin, người Philippin đã nổi dậy đòi độc lập. Mặc dù thủ lĩnh của du kích Philippin đã bị bắt năm 1901 nhưng phong trào du kích còn kéo dài đến 1913.

    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917-1918). Các nước Châu Âu đã bước vào chiến tranh từ năm 1914 nhưng đến tận năm 1917 nước Mỹ mới tham gia sau khi nhiều tàu Mỹ bị tàu ngầm của Đức tấn công. Mỹ đã giúp các nước đồng minh đánh bại liên quân Đức-Áo-Hung.

    Sau chiến tranh, kinh tế châu Âu bị tàn phá nặng nề trong khi kinh tế Mỹ lại phát triển bùng nổ. Nước Mỹ trở thành chủ nợ của các nước Châu Âu và trở thành cường quốc thế giới.

    Chiến tranh thế giới thứ hai (1941-1945). Cũng như lần trước, trong khi châu Âu đã trở thành chiến trường khổng lồ thì nước Mỹ vẫn đứng ngoài. Chỉ sau khi Nhật tấn công Chân trâu cảng, dư luận Mỹ mới ủng hộ chính phủ tham gia chiến tranh. Phe Đồng minh với Mỹ, Liên xô, Anh làm trụ cột ra đời. Sau chiến thắng Stalingrad năm 1943, ưu thế quân sự bắt đầu nghiêng về phe đồng minh. Năm 1945, các nước phát xít lần lượt bị đánh bại.

    Sau chiến tranh, Liên Hiệp Quốc ra đời với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình thế giới. Mỹ và Liên xô nổi lên như hai siêu cường thế giới trong khi thế lực của các nước Tây Âu ngày càng giảm sút và phải phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ.

    Chiến tranh Triều tiên (1950-1953). Triều tiên bị chia làm đôi sau chiến tranh thế giới thứ hai, một nửa chịu ảnh hưởng của Liên xô và một nửa chịu ảnh hưởng của Mỹ. Năm 1950, quân đội Bắc Triều tiên bất ngờ tấn công xuống phía nam nhằm thống nhất đất nước và đã chiếm được tới 90% lãnh thổ Nam Triều tiên. Lo ngại về ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và lợi dụng Liên xô đang tẩy chay Liên hiệp quốc, Mỹ đã yêu cầu Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết lên án cuộc chiến tranh của Bắc Triều tiên và dẫn đầu liên quân các nước can thiệp vào chiến tranh. Sau khi đẩy lùi quân đội Bắc Triều tiên khỏi vĩ tuyến 38 (ranh giới hai miền trước đây), liên quân vẫn tiếp tục đánh lên phía bắc, áp sát dần biên giới Trung quốc. Đến lượt Trung quốc lo ngại về an ninh của mình và đã điều gần một triệu quân giúp Bắc Triều tiên. Quân đội Trung quốc đã đẩy lùi được quân Mỹ và đồng minh trở lại vĩ tuyến 38. Cuộc chiến tranh sau đó được dàn xếp bởi Liên Hiệp Quốc.

    Chiến tranh Việt nam (1965-1973). Tổng thống Kenedy đã tăng cường can thiệp vào chiến tranh Việt nam ngay sau khi nhậm chức tổng thống năm 1961. Nhưng đến năm 1965, tổng thống Johnson đã đẩy mạnh can thiệp, ném bom miền Bắc và một lực lượng khổng lồ lính Mỹ, gồm 550 000 quân tham chiến đã được đưa vào chiến trường miền Nam. Sự can thiệp không thành công như người Mỹ mong đợi. Số lính Mỹ bị chết trên chiến trường tăng nhanh từng ngày, phong trào phản chiến lan rộng. Năm 1973 Mỹ đã rút toàn bộ quân đội khỏi miền Nam Việt nam. Năm 1975, chính phủ thân Mỹ tại miền Nam đã bị sụp đổ nhanh chóng.

    Đây là một trong những thất bại nặng nề hiếm hoi trong lịch sử quân sự Mỹ và đã khiến nước Mỹ rơi vào thời kỳ trầm cảm trong một thời gian khá dài. Tuy vậy, xét về đại cục, người Mỹ không hoàn toàn thất bại. Những nỗ lực đó dù sao cũng duy trì vị thế thủ lĩnh của nước Mỹ trong thế giới tư bản và tạo thế cân bằng với phong trào Cộng sản.

    Chiến tranh Irak 1991. Năm 1990, Irak xâm lược Koweit nhằm chiếm giữ nguồn dầu mỏ rất lớn ở đây. Liên Hiệp quốc đã nhanh chóng thông qua nghị quyết lên án Irak. Tháng giêng năm 1991, liên quân của Liên Hiệp Quốc với Mỹ đứng đầu đã đổ bộ vào Koweit và nhanh chóng giải phóng quốc gia này khỏi Irak. Cuộc chiến tranh kéo dài khoảng một tháng với ưu thế tuyệt đối của liên quân. Tuy vậy, cuộc chiến tranh chỉ giới hạn trong phạm vi giải phóng Koweit. Chính quyền Saddam Hussein vẫn tồn tại sau đó và là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Irak lần thứ hai sau này.

    Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố (2001-2003). Ngày 11 tháng 9 năm 2001, lực lượng khủng bố Al Queda đã cướp các máy bay dân dụng và tấn công vào nhiều mục tiêu quan trọng, biểu tượng quyền lực quân sự, chính trị và kinh tế của nước Mỹ khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Tổng thống Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố và được các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Quân đội Mỹ và NATO đã tấn công vào Afghanistan, quốc gia ủng hộ Al Queda và là nơi Al Queda đóng căn cứ. Chính quyền Taliban sụp đổ nhanh chóng nhưng người Mỹ đã không thể diệt được tận gốc lực lượng Al Queda ẩn náu ở các vùng rừng núi.

    Tổng thống Bush sau đó quyết định tấn công Irak lần thứ hai vì cho rằng quốc gia này hậu thuẫn khủng bố và sở hữu vũ khí giết người hàng loạt. Quyết định này không nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và bị nhiều nước phản đối gay gắt. Bất chấp điều đó chính quyền Bush vẫn tiến hành cuộc chiến năm 2003 và nhanh chóng lật đổ Saddam Hussein. Tuy vậy, cho đến năm 2008 nước Mỹ vẫn bị sa lầy vào cuộc chiến tranh du kích tại cả Afghanistan và Irak.

    Có vẻ như các cuộc chiến tranh của nước Mỹ đã xảy ra theo những chu kỳ nhất định.
    Chu kỳ 24 năm.

    Sau mỗi hai tư năm, có thể có sai lệch trong phạm vi nào đó, nước Mỹ lại có một cuộc chiến tranh do người Mỹ chủ động tiến hành. Đó là các năm:

    1774 Chiến tranh giành độc lập. Mặc dù chiến tranh thực sự bắt đầu từ 1775 nhưng tình trạng căng thẳng đã bắt đầu từ 1774 và sự liên kết các vùng thuộc địa Bắc Mỹ để đòi độc lập đã bắt đầu từ năm này.

    1798 Cuộc chiến không tuyên bố với nước Pháp.

    1822 Cuộc chiến Seminole lần thứ nhất đã kết thúc năm 1818 nhưng tình trạng chiếm đóng quân sự trái phép còn tiếp tục đến năm 1821 trước khi Florida chính thức thuộc về Mỹ. Tuy vậy vẫn có sai lệch một năm so với chu kỳ chuẩn.

    1846 Chiến tranh Mỹ- Mê hi cô.

    1870 Không có cuộc chiến nào xảy ra. Tuy nhiên, các bang miền Nam vẫn đang ly khai và chế độ quân sự được duy trì tại các bang này có thể coi là đáp ứng quy luật.

    1894 Chiến tranh Mỹ-Tây ban nha sai lệch bốn năm so với quy luật.

    1918 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

    1942 Chiến tranh thế giới lần thứ hai

    1966 Chiến tranh Việt nam

    1990 Chiến tranh Irak xảy ra đầu năm 1991 nhưng các bước chuẩn bị đã được tiến hành từ năm trước đó.

    Cũng rất đáng chú ý là đồng thời hoặc sau các cuộc chiến tranh này nước Mỹ có một sự mở rộng lãnh thổ rất đáng kể.

    Sau chiến tranh giành độc lập, các vùng thuộc địa trở thành các bang độc lập và sau đó Hợp chủng quốc Hoa kỳ ra đời.

    Sau chiến tranh không tuyên bố, nước Mỹ đã mua hai triệu ki lô mét vuông từ người Pháp (Louisiana Purchase) năm 1803. Việc mua bán này hoàn toàn không liên quan đến chiến tranh. Đơn giản là hoàng đế Napôlêông của nước Pháp khi đó rất cần tiền và tiên liệu khả năng không thể duy trì thuộc địa tại Bắc Mỹ nên đã đặt vấn đề bán lãnh thổ này với Mỹ. Vùng đất được mua có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước Mỹ nên tổng thống Jefferson, người đã quyết định mua bất chấp rất nhiều ý kiến phản đối sau này luôn được đánh giá là một trong những tổng thống xuất sắc nhất nước Mỹ, sánh ngang với Washington, Lincoln…

    Sau cuộc chiến Seminole, nước Mỹ mua Florida.

    Sau chiến tranh Mỹ-Mêhicô, nước Mỹ mua hơn một triệu ki lô mét vuông từ Mê hi cô và sát nhập Texas

    Năm 1867 Mỹ mua Alaska từ nước Nga. Rất nhiều người Mỹ cũng đã phản đối việc mua vùng đất băng giá quanh năm này. Nhưng sau đó ít lâu vàng và dầu mỏ đã được tìm thấy ở đây.

    Sau chiến tranh Mỹ-Tây ban nha, nước Mỹ được bồi thường Puerto-Rico, Guam và mua Philippin.

    Như vậy nếu tính trung bình, sự hình thành và mở rộng lãnh thổ Mỹ cũng diễn ra theo chu kỳ hai tư năm.

    Trong thế kỷ hai mươi, quá trình mở rộng lãnh thổ không xảy ra nhưng thay vào đó là sự mở rộng ảnh hưởng của nước Mỹ trên trường quốc tế.

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ trở thành chủ nợ của Châu Âu. Nước Mỹ đã có ảnh hưởng mạnh về kinh tế đối với thế giới.

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Hiệp Quốc ra đời với hệ thống luật pháp có nền tảng khá giống với luật pháp Mỹ. Nước Mỹ đã được lợi rất lớn từ sự tương đồng này. Thực ra có thể nói nước Mỹ đã áp đặt thành công luật pháp của mình lên luật pháp quốc tế. Nước Mỹ cũng trở thành trung tâm khoa học của thế giới.

    Trong thời gian chiến tranh Việt nam, hệ thống thuộc địa của Tây Âu tan rã, thế giới chia làm hai nửa. Mỹ trở thành trụ cột của một nửa thế giới và lý tưởng tự do của nước Mỹ có ảnh hưởng mạnh đến nửa thế giới này.

    Đồng thời với chiến tranh Irak, hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và Liên xô tan rã. Thế giới trở nên đơn cực. NATO bắt đầu đông tiến, kết nạp các nước trước kia nằm trong ảnh hưởng của Liên xô và đang có ý định kết nạp cả một số quốc gia thành viên của Liên xô trước đây.

    Như vậy, nối tiếp quá trình phát triển lãnh thổ, quá trình phát triển ảnh hưởng của nước Mỹ trên trường quốc tế cũng diễn ra theo các chu kỳ hai tư năm.

    Chu kỳ 48 năm. Sau xấp xỉ 48 năm nước Mỹ lại có một cuộc chiến tranh không mong muốn. Nước Mỹ bước vào các cuộc chiến này trong tình trạng tương đối thụ động.

    Chiến tranh 1812. Quân đội Mỹ khi đó khá yếu và nước Mỹ bước vào cuộc chiến tranh trong tình trạng bị chia rẽ nghiêm trọng. Một số bang nước Mỹ đã lợi dụng chiến tranh, buôn bán với nước Anh để trục lợi. Nước Mỹ chi phí không nhỏ cho cuộc chiến này nhưng đã không đạt được điều mong muốn.

    Nội chiến 1861. Các bang miền Nam đã ly khai và nổ súng trước khiến các bang miền Bắc phải tham gia chiến tranh.

    Chiến tranh với du kích Philippin 1901. Mặc dù người Mỹ mua Philippin từ Tây ban nha nhưng người Philippin vốn có lịch sử lâu đời đã nổi lên đấu tranh giành độc lập cho mình. Hơn bốn ngàn lính Mỹ đã bị chết trong cuộc chiến này, nhiều hơn số lính Mỹ chết tại Irak tính đến năm 2008.

    Chiến tranh Triều tiên 1950. Tổn thất của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều tiên không hề nhỏ so với các cuộc chiến tranh khác trong lịch sử quân sự Mỹ. Mặc dù thông qua Liên Hiệp quốc nhưng tổng thống Truman lại không thông qua quốc hội Mỹ khi tiến hành chiến tranh nên sau đó đã bị chỉ trích nặng nề. Sự vội vã này thực ra có thể hiểu được vì chỉ trong thời gian ngắn quân đội Nam Triều tiên cùng với quân Mỹ đang đóng tại đây đã bị dồn vào một khoảng đất rất chật hẹp tại Pusan..

    Chiến tranh chống khủng bố 2001. Nước Mỹ hoàn toàn bị động khi bị cuốn vào cuộc chiến này và triển vọng kết thúc cuộc chiến như nước Mỹ mong muốn cho đến nay vẫn hết sức mong manh.

    Hai cuộc chiến đầu và ba cuộc chiến sau cách nhau khá chính xác 48 năm. Cuộc chiến thứ hai cách cuộc chiến thứ ba 40 năm.

    Chu kỳ tám mươi năm. Sau mỗi tám mươi năm, nước Mỹ lại có một cuộc chiến quan trọng, mang tính sống còn đối với nước Mỹ. Đó là Chiến tranh giành độc lập, Nội chiến và Chiến tranh thế giới thứ hai. Những nhà lãnh đạo đã đưa nước Mỹ vượt qua các cuộc chiến tranh này là Washington, Lincoln và Franklin Roosevelt luôn luôn được công chúng Mỹ bình chọn là những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của nước Mỹ.

    Nếu ngoại suy theo các chu kỳ nói trên, dường như nước Mỹ sẽ có chiến tranh vào khoảng năm 2014 và có một cuộc chiến quan trọng vào khoảng năm 2021?

    Có thể sẽ có một cuộc chiến bao gồm cả hai quy luật 24 năm và 80 năm. Một sự kết hợp có lẽ đã xảy ra trong nội chiến. Cuộc chiến này thuộc về chu kỳ 80 năm và 48 năm nhưng ảnh hưởng của nó đã tạo ra thời kỳ quân sự kéo dài đến năm 1870 được tính là cuộc chiến thuộc chu kỳ hai tư năm.

    http://nghiencuulichsu.com/2013/05/28/cac-chu-ky-chien-tranh-cua-nuoc-my/
    tekute1976, hk111333alsou thích bài này.
  3. lamthitdencung

    lamthitdencung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    74
    2014 này là 24 năm đới. k biết nó sẽ bem thèng nèo
  4. Boyluudan85

    Boyluudan85 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2013
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    436
    Mình thì không rành về KTQS lắm nhưng có nghe các chuyên gia nói về nguyên tắc hoạt động của các loại máy bay săn ngầm. Đó là dùng sóng sonar để dò chứ không phải dùng rada. Với máy bay trực thăng bay ở độ cao thấp thì họ đưa thiết bị dò tìm trực tiếp. Còn đối với các loại máy bay tầm cao thì họ thả rải rác các thiết dò tìm vào 1 khu vực cần dò tìm và các thiết bị ấy sẽ truyền tín hiệu mà nó thu, bắt được về cho máy bay. Lợi thế của máy bay tầm cao là có thể thu bắt được tín hiệu tàu ngầm ở 1 khu vực rộng lớn hơn máy bay tầm thấp nhiều.
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Ai mới là thầy bói xem voi hả cụ Kùi?

    The memo instructs the newly formed task force to perform a side-by-side trade space requirements analysis of the LCS and a frigate with a mind to determining what will be best for this new ship.

    The mission of LCS is the focus of the task force because the alternative proposals could lead to specs for a new, heavier and larger ship that is more heavily armed and closer to a frigate.

    Or, the Navy could build upon the mine and submarine hunting technologies built onto the current LCS platform. In fact, the alternative proposal effort may seek to combine these attributes into a single ship.

    Affordability is a consistent tenet woven throughout the memo and held up as a standard informing and guiding decisions regarding the development of the new small surface combatant being taken up by the task force.

    Ngừoi ta rỏ ràng cho biết con tàu cần hổ trợ tác chiến đổ bộ không phải LCS. Nếu dùng LCS phải thay đổi vài thứ. Vậy ban đầu ý tưởng thiết kế LCS là để hổ trợ cho tác chiến đổ bộ như kụ nói à?

    ................

    Ai là người khai mào chuyện radar soi biển chả nhìn thấy Boeing? AT tôi chắc bây giờ Kụ bảo lầy. Kụ thích thì cứ lấy radar đi soi xuyên nhiều môi trường đi. Tôi cũng chả thèm nói nữa. Y chang thằng Gorko vớ cái tin tưởng P-8 soi tới đáy biển và nhìn thấy cái gì đấy. Bản thân mình vô lý lại đi bảo người khác. Cả làng thông minh quá thôi chúc làng tiếp tục sống với cái huyền thoại P-8 soi tới đáy biển. Bọn USN mừng hú vì có kẻ bốc chúng như thế hahahaa...
  6. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Ơ, Ku Chần này lươn vừa thôi chứ.
    Thứ nhất, chú bảo ai dùng ra đa dò đáy biển thì anh đưa ra dẫn chứng ra đa Nga và ra đa Mỹ đều soi đáy biến.
    Đến đoạn chú bảo chả ai dùng ra đa đi dò máy bay rơi thì có ví dụ sờ sờ dùng P 8 đi dò MH 370 bằng ra đa.
    Lươn dẫn đến lú thế thì hóa ra chú ngẫn nặng quá thể.
    Chỗ nào anh bảo "dùng P8 soi tới đáy biển và nhìn thấy cái gì đấy" thì trích ra nhé, còn không thì ngậm vào mà nuốt và chịu mang huyền thoại ấy nhưu huyền thoại "tăng leo dốc 60 độ", hô hô.
  7. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Lão có cái link nào chỉ cho tôi nguyên lý và tính năng cái radar nào dò đáy biển đc với. Tóm tắt đc tính năng của radar soi biển P3 với P8 càng tốt. Nghe có vẻ thú vị!
  8. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Xem từ đây trở đi:http://ttvnol.com/threads/tiem-luc-quan-su-hoa-ky-phan-4.496198/page-562
    Có đủ cả radar Synthetic Aperture radar của Mỹ và ra đa Groz của Nga để bác bỏ câu "ai dùng ra đa soi đáy biển của Chần".
    OnlySilverMoon thích bài này.
  9. Inteltigence

    Inteltigence Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    67
    Muốn biết về sóng ngang, sóng dọc và các phương pháp truyền âm Bác phải hỏi Xuân Quỳnh :v hỏi lão Gà làm gì :v
  10. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Đọc chơi thì cần gì phải hiểu từ cơ bản hiểu đi hả lão, chứ lại "sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu ...." thì xin nhượng quyền tìm hiểu cho các chuyên ra :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:
    Inteltigence thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này