1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Nam Á và người Nam Á thì vào đây nào (Tầng 15 - Những trái tim yêu tìm về hạnh phúc)

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi copconmisa, 30/07/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xtrandn

    xtrandn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2013
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    72
    eo
    hi Thảo, Tram, theo pháp luật ẤN thì không có vấn đề gì? thậm chí kết hôn xong rồi xin đổi visa cũng được - nhưng hơi rắc rối hơn vì phải thông qua Foreiger Office nhưng cần thêm nhiều thời gian ( google search đi, vì chị không quan tâm nhiều case này vì mình ko rơi vào th này)
    phamtram thích bài này.
  2. Jasmine Kaur

    Jasmine Kaur Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2014
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    300
    @Shona Thao: nàng đừng quan tâm đến DSQ các nàng không cần đến đó đâu, chờ ta vài ngày ta tổng kết lại thủ tục bên Ấn rồi post lên cho.
    Cái mà nàng xtrandn nói đến là sau khi các nàng có được giấy chứng nhận kết hôn rồi mà visa sắp hết hạn thì vào trang web của cục xuất nhập cảnh Ấn apply chuyển từ visa "t" tourist sang visa "x" danh cho spouse dang sinh sống tại Ấn (cái này được 1 năm) dễ xin lắm (ta dang dùng cái này nè) nói là 1 năm nhưng thật ra chi được 9 tháng thôi 3 tháng còn lại để cho các nàng chuyển từ visa "x" sang pio đó (được coi giống như giấy miễn visa cho các nàng ra vào Ấn trong 15 năm) xin cái này mới khó nè. Nếu nàng nào dkkh tại Ấn thì xin pio ơ Ấn, ơ vn thì xin tại vn. Có mấy chị cũng đang xin cái này nghe nói apply hơn 3 tháng rồi chưa xong vẫn còn dùng visa x.
    sam.angel, Shona Thao, phamtram1 người khác thích bài này.
  3. Jasmine Kaur

    Jasmine Kaur Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2014
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    300
    @phamtram: em đâu có đổi đâu chị là thế này nè người ta có cái tên cúng cơm do ông bà đặt cho đẹp biết bn mà ơ đây không ai gọi được (ngoại trừ ox ra) ai cũng kêu van nghe như là xe tải nhỏ ấy giận gì đâu thế nên ox mới tìm tên nào cho dễ gọi (Jasmine nghe hơi hướng nước ngoài nói là hoa lài đó chị mà mẹ chồng thì hay gọi Jasso không ah- nickname hehe) còn Kaur là tên đệm của đạo Sikh đó chị, con gái thì Kaur con trai thì Singh nghe mấy từ đó là hiểu đạo Sikh rồi như Hồi giáo toàn là Khan không? Mốt nàng Thảo thành Thảo Khan rồi hehe.
    Ơ Ấn con gái thường không có họ đâu a chỉ có tên đệm nhưng tất cả đều chuyển thành"i" cả như gd dòng họ Rana con trai thì có Rana con gái sẽ thành Rani, sau khi lấy chồng sẽ theo họ chồng nhưng trong giấy tờ id vẫn giữ nguyên Rani ah chỉ thay đổi do người ngoài gọi thôi (như bà ......) ơ đất nước mà dân số đứng thứ hai trên thế giới mà thay đổi từng người chắc mệt nghỉ luôn đó. Mẹ chồng em cũng chỉ Kaur ah mặt dù gd bà có họ phía sau (ơ đây họ thường ghi nhận trong giấy tờ hay thiệp cưới như cô A d/o daughter of Sh....Singh & Smt ... Kaur) chị có fb của em mà em có post lên ấy chị tham khảo trước đi (tự ox em thiết kế đó) có thể viết bằng tiếng anh hay Hindi
    loveindian, sam.angel, xtrandn2 người khác thích bài này.
  4. Jasmine Kaur

    Jasmine Kaur Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2014
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    300
    @copconmisa: nàng ơi việc văn phòng ơ đây khó kiếm lắm đòi hỏi nhiều mà lương thấp lắm còn việc vặt thì dễ lắm đủ loại việc làm (đi chợ mua thức ăn dùm ne, lau nhà, dọn dẹp,giặt đồ, tưới cây, nấu ăn hay như trong siêu thị đứng phát túi nilon mà mấy công việc này lương còn thấp hơn vp nữa- ta thấy toàn bộ là người tầng lớp nghèo làm không ah vì chỉ có chồng đi làm không thì đâu có đủ ta chưa đi nam Ấn nhiều nhưng ơ Bắc Ấn mà mùa đông thì chết đó có nhiều gd nhà được dựng bằng mấy cái thùng carton ấy bà vợ phải mang theo con đi kiếm củi đốt sưởi ấy 1 bên địu con 1 bên địu củi họ quý lắm cứ sợ có người lấy không nhìn thấy mà tội lắm thường ta gặp ta không cho tiền đâu ta cho đồ ăn thôi ah- thiết thực nhất bn tiền mới mua được đồ ăn ta sống thực tế lắm hehe. Chưa có đất nước nào mà sự phân hoá giàu nghèo thể hiện rõ như ơ đây đâu. Nàng nào mà qua rồi chắc cũng biết mà.
    Thấy mấy chị ơ vùng Gujarat bảo trồng được nhiều rau lắm ơ phía Bắc 4 mùa có đủ nên có nhiều loại khác nhau mà mùa đông thì ít lắm phải chờ đến mùa hè nhiều loại rau và trái cây ngon. Rau củ ơ đây sạch mà rất ứ là rẻ cam thì 100 rupee được 5 trái rồi/1kg, dâu tươi thì 1$/kg ăn cho đã luôn.
    Ta đâu có mở tiệm đâu tạm thời học kết cườm trên thân áo và khăn trùm đầu đó nàng để may salwar đâu có dễ học nhiều lắm ta thấy chưa vướng bận con cái thì cứ học thôi ơ không uổng phí lắm. Ta không thích mặc kiểu lehenga đó thấy nó ngứa sao ấy ren khắp người ta thích punjabi suit hơn dễ mặc tiện lợi nữa mà ta ghét nhất là saree ấy mặc mà không dám ăn dám uống gì cả chẳng dám thở luôn cứ sợ nó tuột xuống chắc ta độn thổ luôn
    @xtrandn: nàng nói đúng rồi "i cant live without you,you re my life,it's you" drama ơ Ấn thì dài lắm mỗi tập có 30 phút ah mà một ngày chiếu từ 7g tối đến 12g biết bao nhiêu bộ 1 bộ dài lắm ta coi từ hồi tháng 10 đến giờ chưa hết nữa coi riết mà cũng nản luôn.
    loveindian, sam.angel, xtrandn3 người khác thích bài này.
  5. copconmisa

    copconmisa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.975
    Đã được thích:
    1.138
    @Jasmine Kaur má ơi, đọc bài của nàng ta cứ bụm miệng cười ha hả. Cái thủ tục cưới xin ở Ấn phức tạp quá hén, nghe mà nhức đầu luôn. Nàng là người thật việc thật làm dâu Ấn mà lại siêng vào post bài, nghe nàng kể chuyện làm dâu thấy cũng lắm nỗi gian truân, không dễ dầu gì. Mấy hôm nay nàng @Shona Thao không hiểu sao rửa tay gác kiếm rồi, nên nàng xây tầng mới luôn đi Jasmine ơi để có chỗ mà tám. Nàng làm dâu xa xứ, mà lại xứ nghèo nhưng vẫn rất vui vẻ lạc quan, nàng mà động thổ chắc tầng sau sẽ suốt tầng vui vẻ :D

    Ta hỏi nè, đám cưới bên đó nàng có phải theo đạo Sikh không? Như lấy muslim thì convert há, không biết nàng đạo Sikh thì có như vậy không? Có làm lễ cưới trong đền của đạo Sikh không?
    loveindian, sam.angelphamtram thích bài này.
  6. teekanne

    teekanne Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    109
    Welcome các bạn mới vào nhà Ấn nhen. Nàng Trâm làm IT thì chắc cũng ko khó kiếm việc làm ở Ấn như các ngành nghề khác, nhưng có lẽ nàng sẽ phải vượt qua rào cản ngôn ngữ trước. Trong môi trường đi làm thì thường ai cũng nói được tiếng Anh, nhưng tiếng Nhật chắc hiếm.

    Đọc bài mấy nàng bàn chuyện cưới hỏi sôi nổi quá nên tớ cũng nhảy vào tám. Lễ cưới Hindu thực ra cũng đa dạng lắm, tuỳ theo đẳng cấp này đẳng cấp khác rồi từng vùng miền nữa. Lễ cưới đúng theo truyền thống rất phức tạp và tốn kém, có thể kéo dài nhiều ngày liền. Những năm gần đây nhiều người chọn tổ chức lễ cưới theo nghi lễ Arya Samaj -- vẫn là Hindu, nhưng chủ trương đơn giản và gọn nhẹ, phù hợp cho những cặp đôi có túi tiền vừa phải hoặc cô dâu chú rể có background khác nhau (khác đẳng cấp, khác tôn giáo, một bên là người nước ngoài, v.v). Chi tiết cụ thể của từng lễ cưới thì tuỳ thầy tu mình mời đến làm lễ cưới. Trong lễ cưới, họ sẽ chỉ cho mình từng bước phải làm gì làm gì, nhưng mình hoặc gia đình có thể thảo luận trước với thầy tu về những nghi lễ mà mình muốn hoặc không muốn làm trong lễ cưới. Dưới đây là một số lễ nghi phổ biến nhất trong các lễ cưới Hindu.

    TRƯỚC LỄ CƯỚI

    Mehndi
    : Lễ này dành cho gia đình, họ hàng và bạn bè nhà gái. Lễ này thường được tổ chức ở nhà gái đêm trước ngày cưới, là dịp xôm tụ cho các bà các cô nên không thể thiếu trà nước và bánh trái. Nhà gái sẽ mời thợ vẽ tay đến vẽ tay (và chân) cho cô dâu và những người khác. Mẫu vẽ cho cô dâu dĩ nhiên là phức tạp và tinh xảo nhất. Thường thì thợ vẽ tay sẽ yêu cầu cô dâu vào vẽ trước tiên, vì lúc đó họ còn chưa mệt nên họ có thể vẽ cẩn thận cho cô dâu. Như Jasmine nói trong bài trước, màu mehndi trên tay cô dâu càng đậm càng tốt, vì được cho là tượng trưng cho hạnh phúc bền lâu của cuộc hôn nhân đó, do đó các nàng chịu khó kiêng nước sau khi vẽ nha, kiêng càng lâu càng tốt. Mình thì ko biết vụ chấm nước cốt chanh lên da, nhưng người ta bảo sau khi cạo mehndi khô đi rồi, các nàng cũng có thể thoa kem nóng (giống dầu nóng/dầu gió xanh ấy, nhưng dạng kem hoặc mỡ - dầu nóng chắc cũng được?) lên da để màu ăn đậm hơn và giữ được lâu hơn. Trong bột mehndi người ta có trộn dầu khuynh diệp nữa nên mùi rất thơm!

    Haldi: Lễ này thường được tổ chức vào ngày trước lễ cưới hoặc cùng ngày với lễ cưới. Họ hàng và gia đình sẽ trét bột nghệ nhão lên mặt và tay chân cô dâu chú rể để thanh lọc tinh thần thể xác và để cô dâu chú rể có nước da sáng sủa cho ngày cưới.

    LỄ CƯỚI

    Aarti
    : Lễ này là để chúc may mắn và phòng tránh điều xấu cho chú rể. Nghi thức gồm có khoa lửa trước mặt chú rể và chấm tilak (bột sindoor đỏ trộn với yaourt và gạo) lên trán chú rể. Thường người ta chuẩn bị sẵn một cái khay nhỏ trên để đèn dầu và hỗn hợp tilak, sau đó khoa khoa cả cái khay trước mặt chú rể. Chị gái (hoặc người nhà chú rể) sẽ làm lễ Aarti trước khi đoàn nhà trai khởi hành rời khỏi nhà chú rể, và chị gái hoặc người nhà cô dâu sẽ làm lễ Aarti để chào đón chú rể khi đoàn nhà trai đến nơi tổ chức lễ cưới.

    Sau đó là màn cô dâu chú rể đeo vòng hoa lên cổ nhau. Đoạn này cô dâu chú rể có thể trêu nhau, làm khó nhau nha. Chú rể thường cao hơn cô dâu nên chỉ cần kiễng chân lên thôi là cô dâu chới với rồi. Để trả miếng, vài người trong gia đình nhà cô dâu có thể hợp sức lại công kênh cô dâu lên để chú rể khó với tới cô dâu. Đùa chút thôi nha, chứ làm khó quá cô dâu chú rể không đeo được vòng hoa lên cổ nhau thì khỏi cưới đấy :D

    Sau đó mọi người theo nhau vào ngồi dưới sạp cưới, cô dâu chú rể ngồi hướng về phía đông. Một trò chơi càng ngày càng phổ biến trong các lễ cưới Ấn Độ là trò giấu dép chú rể. Mọi người đều phải bỏ giày dép ra trước khi vào ngồi trong sạp cưới, chú rể cũng vậy. Nhà gái (chị em bạn bè cô dâu) có thể thừa dịp chú rể và nhà trai không để ý, lấy dép chú rể giấu đi. Sau lễ cưới chú rể muốn lấy dép về thì phải trả tiền chuộc hoặc thực hiện một yêu cầu nào đó của phía nhà gái.

    Thông thường sau khi chú rể vào ngồi trong sạp cưới, cha cô dâu sẽ làm một nghi lễ nhỏ để chào đón chú rể, gồm có tặng quà và rửa chân cho chú rể. Cha của cô dâu phải rửa chân cho chú rể, nghe phản cảm không? Nhưng người Hindu tin rằng trong lễ cưới, chú rể là hiện thân của Vishnu và cô dâu là hiện thân của Lakshmi, nên họ đối đãi cô dâu chú rể cũng cung kính như với thần linh vậy. Nếu các nàng vẫn không cảm thấy thoải mái với việc này và cha mẹ chồng cũng linh động thì các nàng có thể nói trước với thầy tu bỏ khâu đó đi.

    Kanya Daan: Đây là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới Hindu. Nghi thức này tượng trưng cho việc cha mẹ cô dâu trao con gái mình cho con rể tương lai (bàn giao trách nhiệm và nghĩa vụ ;) ) Trước tiên cô dâu cầm trong tay mình vài bông hoa, (hình như có ít gạo, ít tiền nữa) bọc trong 2-3 lá trầu. Sau đó cha mẹ cô dâu để tay mình bên dưới tay cô dâu. Trong khi thầy tu tụng kinh thì anh trai (hoặc người thay thế anh trai) rót nước lên tay cô dâu để nó chảy xuống cả tay cha mẹ. Tiếp theo chú rể để tay mình bên dưới tay cha mẹ cô dâu, rồi cha mẹ cô dâu rút tay mình ra, để lại tay con gái trong tay chú rể (trong lúc này thầy tu vẫn tụng kinh).

    Panigrahan: Trong lễ này, chú rể cầm tay cô dâu và đọc những câu kinh thề non hẹn biển là sẽ ở bên cô dâu trọn đời, for better for worse, for richer for poorer, in sickness and in health, to love and to cherish, till death us do part…

    Gathbandhan: Cô dâu chú rể chính thức cột nút nha. Chị gái hoặc người nhà cô dâu lấy một góc khăn trùm đầu của cô dâu và đầu khăn quàng của chú rể cột lại với nhau thành một cái nút, trong cái nút đó có bọc gạo bọc tiền (tượng trưng cho thịnh vượng và no đủ cho cuộc sống tương lai).

    Shila arohan: Mẹ cô dâu để chân con gái lên một cái chày đá, tượng trưng cho việc khuyên bảo, chỉ dạy con gái thực hiện vai trò người vợ người mẹ trong cuộc sống hôn nhân tương lai.

    Parikrama/Mangal Fera: Nghi thức này là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới. Sau khi cha mẹ cô dâu trao cô dâu cho chú rể thì 2 người vẫn là 2 người dưng. Sau nghi thức này thì họ mới chính thức trở thành vợ chồng, theo phong tục cũng như luật pháp (dĩ nhiên vẫn phải đăng ký với chính quyền thì mới được thừa nhận). Trong lễ cưới Hindu, ngọn lửa tượng trưng cho thần linh. Cô dâu chú rể đi vòng quanh ngọn lửa bảy lần, tượng trưng cho bảy lời thề nguyền yêu thương và chung thuỷ trước thần linh. 4 vòng đầu chú rể dẫn, 3 vòng sau cô dâu dẫn. Sau mỗi vòng 2 người sẽ dừng lại trước ngọn lửa, cô dâu chú rể để chân lên một hòn đá (tượng trưng cho sự vững chắc của tình yêu và hôn nhân), và cùng ném bỏng gạo vào lửa.

    Saptapadi: Bảy bước trước ngọn lửa. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa nghi lễ bảy bước và nghi lễ bảy vòng, nhưng hai lễ này khác nhau (dù ý nghĩa thì cũng tựa tựa nhau). Trong nghi lễ này, cô dâu chú rể hướng về phía đông và bước bảy bước trước ngọn lửa, mỗi bước tượng trưng cho sự nâng đỡ chia sẻ, sức mạnh, sự thịnh vượng, hạnh phúc, con đàn cháu đống (mỗi gia đình chỉ nên có 2 con ;) ), tuổi thọ và sự thông hiểu hoà hợp.

    Sindoor Daan: Sau hai nghi lễ trên thì cô dâu chú rể chính thức trở thành vợ chồng. Lúc này chú rể có thể đeo mangalsutra lên cổ cô dâu và đổ bột sindoor lên đường rẽ ngôi trên trán cô dâu (đánh dấu quyền sở hữu của mình đối với cô dâu, hehe).

    Lúc này lễ cưới tạm gọi là kết thúc. Thầy tu bắt đầu phân phát lộc cưới cho mọi nhà. Người vợ dùng vạt saree của mình bọc lộc cưới đem về. Trong suốt lễ cưới, đặc biệt là khi cô dâu chú rể đi vòng quanh ngọn lửa, gia đình và họ hàng có thể ném bông ném hoa và bỏng gạo lên đầu cô dâu chú rể để chúc phúc cho họ. Sau khi lễ cưới hoàn tất, cô dâu chú rể đi vòng vòng chào người lớn tuổi trong gia đình hai bên bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng (cúi đầu chào và chạm tay vào chân người lớn) và họ sẽ để tay lên đầu cô dâu chú rể để chúc phúc.

    Một vài điều liên quan đến mangalsutra (the auspicious thread -- dây chuyền vàng có kết hạt đen, tượng trưng cho sự may mắn và tốt lành). Đeo mangalsutra không phải là bắt buộc đối với mọi cô dâu Hindu, nhưng ngày nay càng ngày càng nhiều cô dâu thích đeo mangalsutra (bắt chước phim Bollywood). Phổ biến hơn đeo mangalsutra là truyền thống đeo nhẫn ở ngón chân kế ngón cái trên cả 2 bàn chân. Nhưng hơn cả mangalsutra lẫn nhẫn chân là bột sindoor. Ngày nào sau khi tắm người vợ cũng phải rắc ít bột sindoor lên chân tóc, tượng trưng cho lời cầu nguyện cho chồng mình sống lâu. Chỉ khi người chồng qua đời thì người vợ mới thôi không rắc sindoor lên tóc nữa. Nhân tiện nói thêm về bindi. Bindi là chấm đỏ trên trán, có thể chỉ là một chấm đỏ đơn giản, cũng có thể kiểu cọ trang sức này nọ, nhưng chỉ để làm đẹp chứ ko liên quan gì đến tình trạng hôn nhân của phụ nữ Ấn. Ai cũng có thể chấm bindi, kể cả trẻ con, nhưng chỉ có phụ nữ có chồng và chồng còn sống mới rắc bột sindoor lên chân tóc.
  7. teekanne

    teekanne Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    109
    Sau vụ cưới thì tới vụ đi vòng vòng chào hỏi họ hàng nhen. Người Ấn hiếu khách lắm, và nói chung là rất ham mấy vụ hội họp xã giao, nên thế nào họ cũng sẽ mời mọc kì kèo chèo kéo mình tới nhà họ chơi, ăn một bữa cơm với họ. Lần đầu tiên cô dâu mới đến nhà chơi, trước khi cô dâu về họ sẽ có một nghi lễ nhỏ giữa phụ nữ với nhau. Chủ và khách đứng đối diện nhau, lần lượt mỗi bên lấy một ít bột sindoor rắc lên chân tóc người kia và chấm một ít lên trán. Việc này tượng trưng cho lời chúc tốt lành của mình dành cho cuộc sống hôn nhân của người kia. Sau đó, chủ nhà tặng quà cho cô dâu mới, ít nhiều tuỳ, nhưng có 3 thứ tượng trưng cho sự no đủ, thịnh vượng và sức khoẻ: một ít gạo, một ít tiền và một ít bột nghệ. Sau khi tặng xong thì chủ nhà thò tay vào bịch gạo của cô dâu mới lấy lại một nắm, tượng trưng cho việc hai bên từ nay sẽ qua lại thường xuyên với nhau.
    Amygopi, loveindian, sam.angel3 người khác thích bài này.
  8. Jasmine Kaur

    Jasmine Kaur Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2014
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    300
    @copconmisa: nàng ơi ta phải theo đạo đó mặc dù ox không bắt buộc nhưng ta thấy đạo này hay hay không gò bó lắm. Ta có vào đền Gurdwara làm lễ chứ, hồi ta đính hôn cũng có vào nữa. Còn nghi thức cưới nàng @teekanne nói thì Sikh chỉ có Mehendi và Haldi là giống thôi còn mấy cái còn lại khác lắm (để nói sau đi) thôi nàng a chờ nàng Thảo xây nhà mới đi hy vọng sẽ có nhiều cặp cán đít đến trong năm nay như chị gee xây khi trước đó.
    @teekanne: công nhận mode có khác nha hiểu tường tận luôn ngưỡng mộ nàng quá :) cho ta hỏi thế nàng có yêu anh Ấn nào không?
    @phamtram: chị Trầm ơi có mode trả lời chị rồi đó thích chưa em cũng có dự vài đám cưới Hindu nhưng không rành lắm, chắc sẽ viết 1 bài riêng về hôn lễ Sikh (có nhiều nàng yêu đạo Sikh trong nhà nữa mà em @trang_inder và nàng @phamkyhuong và các nàng Sikh khác đang đi tàu ngầm (ta cũng không biết còn nàng nào không?) hy vọng sớm ngày càng cán đít nha :)
    sam.angel, copconmisaphamtram thích bài này.
  9. Shona Thao

    Shona Thao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2013
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    246
    Thảo đọc hướng dẫn của Vân cho giấy tờ DKKh cần chuẩn bị ở Việt Nam rồi, Vân hướng dẫn chi tiết quá, cảm ơn nhiều nhiều. Tại lần trước xin visa 3 tháng du lịch thôi mà DSQ Ấn gọi vô ra phỏng vấn nên Thảo cứ lo đợt này giấy tờ ngoài cái visa ra, có cái nào cần đến DSQ Ấn đóng dấu hoặc thông qua không để chuẩn bị tinh thần trước. Giờ Vân nói không cần là yên tâm chút rồi.
    loveindian, copconmisaphamtram thích bài này.
  10. Shona Thao

    Shona Thao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2013
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    246
    Thảo đọc hướng dẫn của Vân cho giấy tờ DKKh cần chuẩn bị ở Việt Nam rồi, Vân hướng dẫn chi tiết quá, cảm ơn nhiều nhiều. Tại lần trước xin visa 3 tháng du lịch thôi mà DSQ Ấn gọi vô ra phỏng vấn nên Thảo cứ lo đợt này giấy tờ ngoài cái visa ra, có cái nào cần đến DSQ Ấn đóng dấu hoặc thông qua không để chuẩn bị tinh thần trước. Giờ Vân nói không cần là yên tâm chút rồi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này