1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Lờ miạ mày đây
    https://www.google.com.vn/url?sa=t&...KxhYUV3TlE7idFgTA&sig2=575PeE-n0f8FElncTauu1g
    https://www.google.com.vn/url?sa=t&...iVh24EPIgZmLPFqPQ&sig2=cr72yawOvIMknD_iGSmdcQ
    https://www.google.com.vn/url?sa=t&...3qbLZb2XEWD16kueA&sig2=aa8Gf8wiJUJ5dz6hA4F96Q
    Ở link thứ 3, nó là ảnh số 28/30.
    *** ai cấm mày ăn ***, đó là phận của mày. Nhưng tha *** về nhà là fdéo được.
    suhomang thích bài này.
  2. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Đỏ và xanh đá nhau chan chát, đã tự mồm bảo "éo phải U", xong cũng cái miệng ấy bảo "phản quốc U". Cái tư duy kiểu gì vậy trời? Vậy rốt lại theo thánh là có phải công dân U hay không?
  3. nghiakkpp

    nghiakkpp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2014
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    34
    Dân Nga coi danh dự dân tộc cao lắm. Họ không bao giờ chấp nhận hạ mình để bợ đít Mẽo như mấy dân Châu Âu khác đâu. Đó là lý do mình luôn tôn trọng người Nga.
    Còn miền Đông Ukraine biểu tình đòi độc lập đơn giản bởi vì họ không muốn sống chung với bọn Kiev thân phương Tây để từ đó chống lại nước Nga. Họ treo cờ Nga không hẳn là muốn sát nhập vào Nga mà là để nhắc cho bọn nguỵ Kiev và phương Tây biết rằng nước Nga vẫn luôn ở bên họ.
    suhomang, bunny121, mig10009 người khác thích bài này.
  4. canhsatbienvietnam

    canhsatbienvietnam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    1.971
    Đã được thích:
    4.710
    Ôdesa:
    suhomang, bunny121, Malogs3 người khác thích bài này.
  5. arsenalgooner

    arsenalgooner Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2012
    Bài viết:
    1.801
    Đã được thích:
    5.900
    mấy cha cảnh sát đứng như cho có vậy thôi :D để mặc chú kia leo lên gỡ cờ, muốn làm gì thì làm :D
  6. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    350
    Mấy bác cảnh sát chỉ giữ trật tự chứ có giữ cờ đâu mà chẳng kệ.
    Hic, ko biết tháng rồi có lương ko?
    suhomang, kibinhrohan, Malogs2 người khác thích bài này.
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.076
    Đã được thích:
    29.155
    Mịe...nó phất đủ thứ cờ hoa cả mắt. Thằng nhổ cờ làm việc như phưn. Có cái cờ nhổ cũng không xong.

    Sao không có chú nào chơi cắc cớ bỉu tìn nhổ cờ Ukraina rồi treo cờ ... Mỹ hay cờ TQ gì đó lên ta? Chuyện đó mà xảy ra thì hơi bị vui à. Dân U potay, CIA cũng potay luôn.
    suhomang, bunny121, mig10005 người khác thích bài này.
  8. VTNVTA

    VTNVTA Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/02/2014
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    61
    Chú mày bị dại à, thầy mày pót liên quan đếu gì đến cái mày pót:
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Bao QDND

    Bao QDND Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tin Vit roi. Xem nguôn là bloger viêt thôi. Tuy nhiên 'cho den' dang giao ban day
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    (DÂN TRÍ) Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy Nga - Mỹ rơi vào trạng thái đối lập nghiêm trọng nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Cùng với đó là sự nổi lên của Trung Quốc, đối thủ tiềm ẩn của Mỹ nhưng cũng không hoàn toàn là đồng minh của Nga. Một xu thế chính trị mới đang được hình thành thông qua hình ảnh của thế chân vạc Mỹ - Trung - Nga và được tờ Thái Dương của Hồng Kông gọi là chuyện “Tam quốc diễn nghĩa” của thế kỷ 21.

    Trong câu chuyện “tam quốc” đó, Trung Quốc là đối tượng được lôi kéo, tranh giành của cả Mỹ và Nga.

    Đối với Nga, việc “lấy lòng” Trung Quốc có ý nghĩa cả về mặt chiến lược và chiến thuật nhằm nâng cao sức mạnh chống Mỹ trong bối cảnh tương quan so sánh lực lượng Nga – Mỹ không có nhiều thuận lợi cho điện Kremlin.

    Vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập tức gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung Quốc vì đã thấu hiểu các quyết định và hành động của Nga khi sáp nhập Crimea. Hàm ý sâu xa của lời cảm ơn này là sự ghi nhận của Nga đối với lá phiếu trắng của Trung Quốc tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời cũng là cam kết của Kremlin trong việc sẽ không can dự vào các hành động tương tự sau này của Bắc Kinh.

    Không chỉ dừng lại ở lời cảm ơn, Tổng thống Putin còn chuẩn thuận kế hoạch bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga mang tên S-400. Đây không phải là một thương vụ mua bán vũ khí thông thường xuất phát từ lợi ích kinh tế, mà là đòn giáng trả của Nga nhằm vào các biện pháp trừng phạt gần đây của Mỹ và châu Âu sau cuộc khủng hoảng Ukraine. Mặc dù Nga đã phủ nhận có sự liên quan giữa quyết định bán S-400 cho Trung Quốc với tình hình căng thẳng Ukraine, song với phương Tây, đây vẫn là uẩn khúc khó có cách lý giải khác. Phương Tây cho rằng nếu quan hệ Nga-phương Tây, đặc biệt là quan hệ Nga – Mỹ, không căng thẳng như hiện nay thì chắc chắn Mátxcơva sẽ không đồng ý với thương vụ này. Một ví dụ là trước đây, Bắc Kinh từng nhiều lần ngỏ ý muốn mua S-400 nhưng luôn bị Nga khéo léo từ chối với lý do cần phải ưu tiên trang bị cho quân đội của Nga trước.

    Ngoài tăng cường hợp tác quân sự, Mátxcơva cũng đẩy mạnh ve vãn Bắc Kinh trong lĩnh vực kinh tế với tuyên bố sẵn sàng bán dầu mỏ và khí đốt với giá rẻ. Đây là đề xuất có lợi cho cả hai bên, vì nó giúp Nga tìm được thị trường xuất khẩu năng lượng lớn thay thế cho châu Âu vừa khép lại, đồng thời giúp Trung Quốc đáp ứng cơn khát năng lượng giá rẻ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.

    Với việc đưa ra những ưu đãi cấp tập nói trên, Nga đang đẩy mạnh chính sách lôi kéo Trung Quốc ngả về phía mình trong cuộc so găng với Mỹ. Nga có nhiều lý do để hy vọng vào chính sách này, đặc biệt nếu xét đến bản chất thực sự của quan hệ Trung – Mỹ vốn luôn nghi ngờ, thậm chí kình địch lẫn nhau.

    Tuy nhiên, Mỹ không thể ngồi yên mặc cho Nga tìm cách li gián và lôi kéo Trung Quốc.

    Vì vậy, khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại La Hay tháng trước, dù rất bận rộn với các cuộc đàm phán về tình hình Ukraine với các đối tác châu Âu, nhưng Tổng thống Barack Obama vẫn cố gắng thu xếp cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Cùng thời điểm đó ở Bắc Kinh, đệ nhất phu nhân Mỹ Michael Obama và hai cô con gái cũng có những giờ phút giao lưu vui vẻ với bà Bành Lệ Viện, phu nhân ông Tập Cận Bình. Lâu lắm rồi quan hệ thượng đỉnh Mỹ - Trung mới lại nồng ấm đến vậy.

    Không chỉ đẩy mạnh quan hệ cấp nguyên thủ, Mỹ còn cử Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tới thăm một loạt nước châu Á, trong đó có Trung Quốc để tăng cường “quan hệ quân sự kiểu mới” với Bắc Kinh. Ông Hagel là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thứ 3 sang thăm Trung Quốc nhưng đây là chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức tháng 2/2013. Chuyến thăm tuy bộc lộ nhiều quan điểm trái chiều trong các vấn đề an ninh khu vực, nhưng một thông điệp chung toát lên là Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác trong các vấn đề toàn cầu, bao gồm cả cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Theo tính toán của phía Mỹ, khi quan hệ Mỹ - Trung nồng ấm trở lại sau một thời gian dài lạnh giá từ năm 2010, Trung Quốc sẽ buộc phải tính toán cẩn thận các bước đi của mình, nhất là khi những lợi ích chiến lược mà Trung Quốc thu được từ quan hệ Mỹ - Trung chắc chắn sẽ vượt xa các giá trị mà quan hệ Nga - Trung có thể mang lại. Khi đó, Trung Quốc sẽ không dại gì đánh đổi, đồng nghĩa với việc Mỹ đã phần nào li gián được quan hệ Nga - Trung. Đây là điều quan trọng nhất với Mỹ hiện nay để đảm bảo rằng các đòn trừng phạt kinh tế với Nga sẽ phát huy tác dụng do việc phát động tấn công quân sự vào thời điểm này là hoàn toàn không khả thi.

    Qua những động thái lôi kéo Trung Quốc của Mỹ và Nga, nhiều người gợi đang lại ký ức về cuộc đối đầu Mỹ - Xô trong thời chiến tranh Lạnh. Cũng giống như thời kỳ đó, sự thành bại trong cuộc quyết đấu Nga – Mỹ hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào các bước đi của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, chính điều này cũng đang gây áp lực rất lớn cho Bắc Kinh. Trung Quốc thừa hiểu phát triển quan hệ với Nga có thể giúp họ thách thức vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ và làm phân tán nguồn lực của “chú Sam” trong việc thực thi chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương (mà theo giới phân tích thực chất là nhằm kiềm chế Trung Quốc). Thế nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng không thể vì Mátxcơva mà hy sinh “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Washington, mối quan hệ được cho sẽ trở thành trục hợp tác chính trong thế kỷ 21 và góp phần định hình bàn cờ chính trị thế giới trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

    Cũng chính vì thế, chừng nào cuộc khủng hoảng Ukraine chưa được giải quyết, thế chân vạc Mỹ - Trung - Nga sẽ còn nổi lên và câu chuyện “tam quốc diễn nghĩa” của thế kỷ 21 sẽ còn tiềm ẩn nhiều diễn tiến khó lường cho tất cả các bên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này