1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Cái thèng biaxx nđó là ngọe chính hiệu, cứ nhai mãi cái luận điệu "tiền lệ xấu" mà chả hiểu thế lực các bên, các ân oán qua lại bao thế hệ thì chỉ là những lời ngô nghê cần gì quan tâm nhiều.
    suhomang, panzerIIgiamadai thích bài này.
  2. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Cái ảnh này là máy bay mẽo f/a 18 mà
    suhomang, HaNoiOldhongvebobinh thích bài này.
  3. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Liệu mấy tỉnh miền Đông có giống mô hình Bắc Ai len không các bác nhỉ, duy trì một lực lượng vũ trang kiểu IRA, có nhánh chính trị Sinn Fain...
  4. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    :D:D:D:D
    Sư kiện Crimea nhập vào Nga tháng trước đang được Washington viện làm lý do để đẩy nhanh tiến trình của mọi hoạt động, từ xây dựng đường ống dẫn dầu cho tới đẩy mạnh các chuyến bay vào không gian của cá nhân và thậm chí là đẩy mạnh xuất khẩu khí hóa lỏng.

    Từ lâu nay, khủng hoảng vẫn khiến Washington đẩy nhanh các tiến trình. Một ví dụ là Sputnik – vệ tinh thấp được Liên Xô triển khai năm 1957. Cựu Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã gọi đây là "Khủng hoảng Sputnik". Chưa đầy một năm sau sự kiện phóng Sputnik, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Giáo dục Quốc phòng (NDEA). Luật này là một chương trình 4 năm tiêu tốn hàng tỉ đô la vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

    Sau cú sốc dư luận ban đầu, cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu, dẫn đến sự kiện con người lần đầu bay vào không gian, chương trình Apollo và những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969.

    “Bạn không bao giờ muốn lãng phí một cuộc khủng hoảng”, Rahm Emanuel – Thị trưởng thành phố Chicago đã phát biểu trên Wall Street Journal năm 2008.

    Và, dường như tỷ phú Elon Musk – ông chủ của tập đoàn công nghệ Space Exploration Technologies Corp. – đã nghe theo lời khuyên này. Hôm 5/3, ông phát biểu trước Ủy ban ngân sách Thượng viện rằng Mỹ phải chịu rủi ro khi phụ thuộc vào các tên lửa được sản xuất ở Nga. SpaceX đang tìm cách chuyển phi hành gia Mỹ tới ISS. Dịch vụ này đang được cung cấp bởi Nga.

    Việc Nga can thiệp vào Ukraine cũng làm dấy lên những lời kêu gọi đẩy mạnh xuất khẩu khí tự nhiên. Karen Harbert – Chủ tịch của Viện năng lượng thế kỷ 21 (trực thuộc Phòng thương mại Mỹ), khẳng định mở rộng phạm vi thị trường sẽ giúp giảm biến động và tăng thêm tính đa dạng. Nhận định này được đưa ra ngày 4/3, khi ông Putin cho biết Nga có thể dừng việc giảm giá khí đốt bán sang Ukraine.

    Nỗ lực dỡ bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ từ những năm 1970 của Viện dầu khí Mỹ (API) cũng được đẩy mạnh. Erik Milito, chuyên gia đến từ viện này cho biết các nhà làm luật từ cả hai đảng đang chú ý đến thông điệp của API. Trong số các thành viên của API có những tập đoàn lớn như Chevron và Exxon Mobil.

    John Hess – CEO của Hess Corp – thì cho rằng đây là cơ hội vàng để giúp Ukraine và các đồng minh châu Âu xóa bỏ ảnh hưởng của Nga.

    5 ngày sau khi Nga thông báo sáp nhập Crimea, lãnh đạo của TransCanada Corp (tập đoàn muốn xây dựng đường ống Keystone ở 6 bang của Mỹ) và API đã tham dự một cuộc họp báo ở Washington. Sự kiện này có mục đích “nhấn mạnh tầm quan trọng của đường ống Keystone và các dự án khác tương tự đối với kinh tế cũng như an ninh quốc gia của Mỹ”.

    Trong khi Mỹ đã viện trợ hơn 1 tỷ USD cho Ukraine, các nhà làm luật Mỹ đang tận dụng tình hình hiện nay để đẩy mạnh các cuộc đàm phán về việc phục hồi chương trình cắt giảm thuế thương mại sẽ hết hạn vào tháng 1 tới.

    Hiệp hội may mặc Mỹ, Hiệp hội tiêu dùng điện tử và Hiệp hội bánh kẹo đang liên kết để gia hạn thêm cho chương trình này. “Gia hạn thêm sẽ ngay lập tức làm lợi cho Ukraine”.

    Đàm phán thương mại TTIP giữa Mỹ và 28 quốc gia EU cũng được đẩy mạnh nhờ khủng hoảng. Những diễn biến mới ở Ukraine cho thấy rõ ràng là TTIP đóng vai trò quan trọng.

    Mỹ và Nga ở trong tình trạng căng thẳng nhất kể từ chiến tranh lạnh, một số chuyên gia quân sự cũng kêu gọi ông Obama xem xét lại chiến lược quân sự. Năm 2012, Mỹ đã công bố kế hoạch cắt giảm một nửa sự hiện diện quân sự ở châu Âu và giảm chi tiêu quốc phòng xuống còn 478 tỷ USD trong một thập kỷ. Tuy nhiên, Lầu năm góc và toàn bộ ngành quốc phòng có thể sử dụng khủng hoảng ở Ukraine như một lời cảnh báo về sự cần thiết của chi tiêu quốc phòng.

    “Có khá nhiều lợi ích cá nhân được “đội lốt” lợi ích chung cho nước Mỹ và cả người dân Ukraine. Chúng ta đang đứng trước một con sóng và hãy tận dụng nó”, Burdett Loomis – giáo sư chuyên nghiên cứu về vận động hành lang tại ĐH Kansas – nhận định.
  5. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Dân quân tự vệ tình nguyện đến tăng cường cho Donbass!
    Mà đíu biết có phải dân quân không nữa. Trông chuyên nghiệp bỏ mợ.

  6. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Trở lại thời điểm tháng 4/2007, khi đang diễn ra cơn sốt giá hàng hóa cơ bản kỷ lục trên toàn cầu, Phó giám đốc điều hành của tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom, ông Alexander Medvedev, rất “mạnh miệng”.

    Khi đó, ông Medvedev nói rằng, “đế chế” khí đốt Gazprom “có cơ” trở thành công ty lớn nhất thế giới, đồng thời đưa ra dự báo rằng, giá trị vốn hóa của tập đoàn này sẽ tăng gấp 4 lần lên mức 1.000 tỷ USD sau 7-10 năm.

    Năm nay là năm 2014, tức là đúng 7 năm sau khi dự báo trên được đưa ra, giá trị vốn hóa của Gazprom chỉ còn 90 tỷ USD, tức là “hụt” 910 tỷ USD so với con số dự báo.

    Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong 7 năm qua, không một công ty nào trong số 5.000 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới lại có cú sụt giảm giá trị “kinh hoàng” như Gazprom, với con số “bốc hơi” 154 tỷ USD, trở thành biểu tượng cho những thách thức lớn mà nền kinh tế Nga đang phải đối đầu.

    Với vai trò là trụ cột của nền kinh tế Nga, Gazprom phải gánh các khoản chi tiêu ngày càng lớn cho các dự án “khủng”, từ các công trình cho Thế vận hội Sochi cho tới các dự án ở vùng Siberia. Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi giá cổ phiếu của Gazprom đã có 3 năm liên tiếp lao dốc với tốc độ chóng mặt.

    “Gazprom là một ‘nhà vô địch’ về mất mát giá trị vốn hóa”, ông Ian Hague, nhà sáng lập công ty quản lý quỹ đầu tư Firebird Management ở New York, nhận định với Bloomberg. “Không chỉ Gazprom thất bại trong mục tiêu tăng giá trị vốn hóa. Nga đã không thể tạo ra được một môi trường mà ở đó các công ty quốc doanh nên hoạt động như những doanh nghiệp do các cổ đông nắm giữ”.

    Phát ngôn viên của Gazprom ở Moscow, ông Sergei Kupriyanov, nói rằng, dự báo mức vốn hóa 1.000 tỷ USD của Gazprom được đưa ra trong một bối cảnh khác, khi giới chức của công ty này cho rằng giá dầu thế giới sẽ còn tiếp tục tăng. Ông Kupriyanov cũng nói rằng, các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga sau vụ sáp nhập Crimea hồi tháng 3 cũng góp phần không nhỏ khiến giá cổ phiếu của Gazprom xuống dốc, kéo rộng khoảng cách về giá trị vốn hóa giữa công ty này với các đối thủ toàn cầu khác.

    Giá chứng chỉ lưu ký của Gazprom tại thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm đến nay đã giảm 12%. Giá dầu tại thị trường London hiện ở mức khoảng 106 USD/thùng, từ mức hơn 68 USD/thùng vào thời điểm ngày 6/4/2007 khi ông Medvedev đưa ra dự báo về giá trị vốn hóa “nghìn tỷ đô” của Gazprom.

    Trong vòng 7 năm qua, chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga giảm 19%, so với mức tăng 8,2% của chỉ số MSCI các thị trường mới nổi và mức tăng 10% của chỉ số MSCI các thị trường phát triển.

    Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) nói rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine làm gia tăng khả năng kinh tế Nga rơi vào suy thoái trong năm nay. Năm ngoái, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 1,3%, mức thấp nhất trong 4 năm. Hôm 2/3, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullinasaid dự báo, nền kinh tế nước này có thể chỉ tăng chưa đầy 1% trong năm nay.

    Tổng thống Putin đã tăng cường vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế kể từ khi lên cầm quyền vào năm 1999.

    Năm 2004, tập đoàn dầu lửa quốc doanh OAO Rosneft của Nga tiếp quản công ty Yukos Oil, nhà sản xuất dầu thô lớn nhất ở nước này khi đó, sau khi Chính phủ Nga bỏ tù nhà sáng lập Yukos là tỷ phú Mikhail Khodorkovsky. Năm ngoái, Rosneft mua lại TNK-BP, một liên doanh dầu khí của hãng BP tại Nga, với giá 55 tỷ USD.

    “Đây là vấn đề đối với bất kỳ một công ty quốc doanh nào của Nga”, nhà quản lý quỹ Oleg Popov thuộc công ty Allianz Investments ở Moscow nhận định. “Gazprom có sự tham gia tích cực vào chính sách đối ngoại của chính phủ và các dự án xã hội. Ở đó, Gazprom phải gánh vác các chi phí thay cho Chính phủ, từ đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách công”.

    Theo số liệu mới nhất, lợi nhuận của Gazprom trong 9 tháng đầu năm ngoái tính theo chuẩn kế toán Nga là 467 tỷ Rúp, tương đương 13 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Còn theo chuẩn quốc tế, lợi nhuận của tập đoàn này trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng 4%, đạt 859 tỷ Rúp.

    Với số tiền 3 tỷ USD mà Gazprom phải chi cho Thế vận hội Sochi, cùng với hàng tỷ USD khác phải đầu tư cho các đường ống dẫn khí đốt mới sang châu Âu không đi qua Ukraine, tập đoàn này nói rằng không còn đủ tiền mặt. Chính phủ Nga hiện không cho phép Gazprom thay đổi giá bán khí đốt trong nước, và thậm chí còn tăng thuế đánh vào tập đoàn này. Trong khi đó, Ukraine đã quá hạn trả nợ tiền mua khí đốt của Gazprom, với số nợ lên tới hơn 2 tỷ USD.

    Ông William Browder, nhà sáng lập công ty quản lý quỹ Hermitage Capital Management, nói rằng, Gazprom “không được quản lý như một thực tế tối đa hóa lợi nhuận, mà để phục vụ cho các mục đích chính trị”.
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    tất nhiên Gazprom phục vụ hoàn tòan cho mục đích chính trị bẩn thỉu ví dụ như cung cấp khí đốt cho châu âu, còn việc Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube ... hợp tác với NSA thực hiện chương trình nghe trộm có mật danh PRISM đơn giản vì vấn đề kinh doanh [​IMG]
    http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/washington-va-vu-nghe-trom-chan-dong-nuoc-my.html
    HelloBarca, suhomang, bunny1215 người khác thích bài này.
  8. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Đừng mong Gazprom thảm bại cậu lả ơi. Nó không theo chuẩn Tây, nó đã rút vốn làm việc khác kể cả đầu tư đường ống.
    suhomang, HaNoiOldgiamadai thích bài này.
  9. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Dân quân khỉ gì!!! Lính Cô-dắc bà nó rồi! Vãi...
    Premium..., hongvebobinhhalosun thích bài này.
  10. tanphat987

    tanphat987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    393
    Đi đâu cũng thấy lính này đi đầu ta? Nếu quân Nga tiến vào thì VDV đi đầu tiên nhỉ?
    suhomang thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này