1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. danny96

    danny96 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    208
    Bạn đã đọc câu chuyện về Hợp tung - liên hoành chưa
    - Đúc kết rằng:
    Kế sách gì thì cũng chỉ là nhất thời. giữ Dân an, cường thịnh, hòa hiếu,thì sức mạnh trường tồn
    - Đoàn kết,một lòng loại bỏ những kẻ như Hậu Thắng nước Tề ,đọc Chiến quốc bạn nhé ( nhận hối lộ ngày xưa- thầy dùi) , tham nhũng ngay nay thì dân yên, nước manh
    - Sáng suốt nhận rõ kẻ thù đừng vì lợi ích trước mắt mà quên hoa ngày sau ( Mỵ Châu- Trọng Thủy)
    - Nước yếu cần có liên minh , đừng vì danh hão hay sĩ ngôn từ mà quên lợi ích dân tộc.
    hoalongtrang thích bài này.
  2. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Cầu siêu an ủi vong linh người chết thì có gì đâu, đây đơn thuần là 1 việc làm nhân đạo.
    Người gốc Việt ở Hải ngoại nhiều lắm. Đa số trong đó đều có tấm lòng hướng về quê hương, chỉ 1 số rất ít vẫn còn mang tư tưởng hận thù. Mình cũng ko thể đánh đồng tất cả những người ấy là chống đối được. Làm vậy coi như vô hình đã phân chiến tuyến với tất cả những người Việt ở Hải ngoại.
    Đoàn kết là vốn đức tính quý báu nhất của dân tộc VN. Nhất là trong tình cảnh đất nước đứng trước thử thách thì càng cần phải đoàn kết nhiều hơn. Muốn được như thế thì phải dùng tình cảm để cảm hóa dần dần chứ không thể dùng sức mạnh được. Nhưng bạn cứ yên tâm rằng lực lượng AN vẫn sẽ cảnh giác và đấu tranh quyết liệt với số đối tượng chống đối nhà nước.
    Các cụ thường nói, "đánh kẻ chạy đi", ừ thì khi xưa những người ấy chống ta nhưng bây giờ hòa bình mấy chục năm rồi, họ chạy lại thì phải đón tiếp người ta. Mới có chuyện cầu siêu mà đã phản ứng thế rồi, bạn xoáy nòng, nâng quan điểm lên cao quá.Câu chuyện ngày xưa Trần Quốc Tuấn tắm cho Trần Quang Khải là 1 ví dụ. Khi đất nước có chuyện, tất cả gạt sang 1 bên đã, chung sức bảo vệ đất nước trước.
  3. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Quan điểm của tớ là: chạy lại phải với hai bàn tay mở thì mình cũng xòe hai tay đáp lại.
    Ông chạy lại mà tay lại giấu sau lưng thì mời anh chạy ra đúng chỗ đảm bảo mạng cho chủ nhà chứ ai biết anh giấu cái gì.

    Những ông thực lòng chạy lại có lẽ họ ít lên mạng, những bài lên mạng của phe kia dù kín đáo hay thô thiển cũng cso một điểm chung: không bao giờ nhận thấy thấy cái sai, cái chưa được trong cách họ làm trong cuộc chiến.

    Đây là nói những bài mạng tính học thuật ấy, văn chương không tính.
    Gnuhlehcimm, halosuncuchuoi_kt115 thích bài này.
  4. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Bài post của mình không chống lại quá trình đoàn kết và hòa giải. Các bạn trả lời Câu hỏi mình đặt ra ở bài post ngày 28/4 sẽ thấy vấn đề là làm việc đó ở đâu, khi nào, làm như thế nào cho nó hợp đạo lý, mình đã đưa gợi ý là ngày xá tội vong nhân.
    Đoàn kết không có nghĩa là nắm đại lấy tay của ai đó. Cả từ điển tiếng Việt và Tiếng Anh, từ đoàn kết đều có nghĩa là tập hợp thành mọt đoàn, một khối, thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, cộng đồng...
    To danny96 Đỏ bạn tự mâu thuẫn: muốn giữ Dân an, cường thịnh, hòa hiếu thì phải có Kế sách hoặc dài hạn, hoặc ngắn hạn, hoặc cả hai...
    Vàng : bài học Gruzia và Ukraina dạy VN về bài học liên minh với ai, như thế nào, khi nào, hậu quả.
    To onelove114: ai là người muốn gạt ra một bên, ai là người nuôi thù hận? Với những kẻ luôn cầu mong TQ đánh VN, hả hê mỗi khi đất nước bị TQ gây sự có thể gạt sang một bên khi đất nước có chuyện được không?
    Không nâng cao quan điểm, nhưng mình vẫn xin nhắc lại rằng " Đừng nhân danh lòng vị tha" - XH ngày nay thì nhân danh, tiếm danh, mượn danh đầy rẫy - để đánh đồng các Thiên thần với ác quỷ.
    Gnuhlehcimm, hiralyhome124 thích bài này.
  5. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Ừ. Rất hay, vote cho câu này

    Nhân danh lòng vị tha và đánh tráo con đen lập lờ chữ nghĩa là điều không chấp nhận được. Người lớn làm, trẻ con học theo và các thế hệ kế tiếp nó sẽ biến thành những thứ không thể chấp nhận được. Tương lai không bao giờ xác định.

    Một đất nước giàu mạnh đúng nghĩa là điều rất đáng mong ước. Nhưng không có nghĩa là đem giá trị của cải vật chất ra so kè với nhau để đổi chác và thay đổi tư tưởng lẫn tư duy. Chưa kể đến thủ đoạn.
    nguhayuo thích bài này.
  6. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Tớ e là với "công lao" của các lều báo hiện nay, chỉ mươi năm nữa là chúng ta sẽ có đền thờ các "tiền nhân" như Lê Chiêu Thống, Ngô thế gia... và một thế hệ thanh niên nhão như cháo sữa, không còn biết gì ngoài 5 thứ "khoe hàng, gay, di động xịn, ngu theo phong trào và nhà nghỉ".

    Nghĩ thật nực cười, hô hào "toàn dân hướng về biển đảo", nhưng nhắn tin ủng hộ biển đảo, chiếu phim tài liệu, ca khúc CM thì éo thấy phát bao nhiêu, nhưng quăng tiền ra tổ chức nhắn tin bình chọn cho lũ nhố nhăng trên mấy chương trình Idol, ngôi sao xì tin... thì rất sẵn
    Lần cập nhật cuối: 20/05/2014
    nguhayuo thích bài này.
  7. danny96

    danny96 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    208
    Đề làm rõ ý
    Trung quốc đang chơi kế liên hoành
    - Liên kết Nga, đầu tư Châu Âu, chèn ép Asean, ....
    để chống lại hợp tung của Mỹ
    - Xoay trục ,tạo liên minh Nhật, Hàn, Đài, ....
    Chẳng may Việt là 1 bước cờ trong đó,
    + Việt không thể bịt mũ ni cho rằng Trung không có ý nhòm ngó mình,mình biết họ muốn gì và mình cũng đang đáp trả nhưng ở đây sự đáp trả của Việt là thụ động trước hành động của nước lớn,câu hỏi đặt ra lúc này là ta có sẵn sàng chưa.Chúng ta đang mong muốn " điều đó" không xảy ra nhưng phải nhìn thẳng , thật , điều đó nhà lãnh đạo sẽ trả lời
    Vậy mình phải làm gì:
    Mình nghĩ nên nghĩ điều xấu nhất và cố gắng chạy hết tốc lực để tránh điều xấu nhất đó
    1) Kêu gọi quốc tế thật lớn , thật mạnh để tránh Trung phiêu lưu thêm , ( tránh được đợt này thì dù Trung có rút thì họ vẫn đạt mục đích), mình đang làm tốt việc này
    2) Là nước nhỏ ở cạnh anh Trung thì đừng suy nghĩ là Thụy sĩ hay Monaco...chúng ta chỉ có 1 con đường là Nhật hay Hàn thôi vì là Bắc Hàn thì không đươc rồi vì anh Trung đã nhất quyết quyền lợi ích cốt lỏi ảnh là đây thì cũng không còn thời gian nữa để kịp phát triển như 2 anh trên
    Kế sách
    +Ngắn hạn : bó đũa, 2 bó: bó Asean và bó Nhật -Mỹ là điều đầu tiên vì nó nóng và đung chạm quyền lợi
    còn bó Nga thì Nga cũng phải lựa chọn như mình, Nga sẽ còn phải đương đầu dài với Châu âu nên cần Trung lâu rồi, bó Ấn thì Ấn chưa từng lớn tiếng và đối đầu với Trung nên sẽ khó biết nói gì cho mình
    Cần lúc này là chủ trương tối cao của lãnh đạo có dám giao trong trách ngoai giao thuyết khách như Tô tần, Trương nghi ngày xưa,không ?mình có quyết mạnh mẽ thì mới thuyết được Nhật
    Ở đây mình nói là lợi ích nước nhà, các bạn bảo thủ đừng dùng từ không văn hóa la liếm gì nha, diễn đàn này tự do nên có nhiều người ......không dùng đầu mà chỉ dùng cái lưỡi.
    +Dài hạn: nâng cao sức mạnh nội tại, xây dựng phong trào Đoàn , Thanh niên theo ý nghĩa dân vận góp sức cho Biển đảo, đóng góp sức , tiền nâng cao năng suất làm việc, tạo phong trào hàng Việt Nam ,manh và đều từ cac hẻm , phường ,xã , huyện . Có vậy vừa giữ an ninh vừa thêm ngân sách cho Biển dảo
    Các kế sach đàu tư sử dụng ngân sách xin đình lại , tập trung cho biển đảo - biên giới , ngành công nghiệp quan trọng, siết chặt thật chặt hàng rào thuế quan từ Anh ấy. Nga cũng từng tăng tốc lên 200-300% ngay khi Đức o ngay cửa ngõ.. chúng ta bình chân như vai như nước Tề thời Chiến quốc thì họa . Vận mệnh nước chúng ta không thể chỉ nói là lich sữ từng chiến thắng nhưng cũng phải nói rằng chúng ta từng có bại và từng bị đô hộ, không thể duy ý chí một mình chống được Anh Ấy, cuộc chiến Biển là cũa kỹ thuật, vài trăm năm trước hạm đội Bồ đào nha, Tây ban,đế quốc Anh ( MẶT trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh) là do sức manh kỹ thuật , đánh ỡ đất liền người TBN có thể thua thổ dan Châu Mỹ chứ trên biễn ....
    Mong các bạn bấm ngay BD gởi 1409, càng nhiều càng tốt, đừng nhìn quá khứ rồi chia rẽ,đừng nhìn khuyết điểm rồi bàng quan, việc hom nay hãy làm hôm nay.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa. Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc.

    Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.

    Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.

    Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.

    Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:

    “Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.

    Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:

    “Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”

    Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:

    [​IMG]

    “Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”

    Trung Quốc tấn công và chiếm đảo

    Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết:

    “Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.

    Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.

    Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.

    Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:

    “Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”

    [​IMG]

    Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.

    Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:

    “Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.

    [​IMG]

    Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước – hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:

    “Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”

    Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:

    “Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.

    Tàn sát lính Việt Nam

    Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:

    “Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.

    Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy:

    “Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”.

    Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người.

    Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và mênh mông như Trường Sa lúc này.

    Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn nữa. Anh Thống buồn rầu nói:

    “Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá cờ cũng mất theo”.

    Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23 năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao?

    (Quỳnh Chi/ rfa.org)

    Lần cập nhật cuối: 22/05/2014
    truongquan2014hoalongtrang thích bài này.
  9. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Hơi lạc đề tí, các bác cho em hỏi là TQ xây và mở rộng gạc ma thì cát nó lấy ở đâu ra vậy? ko lẽ nó chở từ đất liền hoặc mua từ nước nào đó rồi ra đó đổ???
  10. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Trước có đọc 1 bài hình như của bác Thiềm Tử nói về việc nhà ta mở rộng Sơn Ca bằng việc lấy cát từ 1 doi cát gần đảo, có thể thằng Cẩu nó cũng dùng cách này bác ợ

Chia sẻ trang này