1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Đó là lý do NATO và một số nước như Nhật đã hạn chế MBT, thay vào đó phát triển các bộ suit hiện đại cho lính, sử dụng các loại tank hạng trung, IFV, APC, cơ động nhanh, nâng cấp, tùy chỉnh theo module.
    Nhật thì có chương trình MCV và LCV, LIDAR, APS suit ... dành cho lục quân.
    halosun thích bài này.
  2. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Mời bác xem hình này xem mấy cái gân đạn B41 nó có cắt đứt được không nhé;)
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Cụ nào đăng lại cái ảnh, cái ***g gà bị bắn xuyên nhể, có lẽ là xuyên được hay không còn tùy thuộc đạn mới hay đạn cũ, các loại đạn hàng nhái chắc là không xuyên được.
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    1. Thông tin trên mạng về nguyên lý đạn lõm. Bác bỏ hoàn toàn lý luận luồng xuyên thoải mái xuyên hàng mét không khí
    "
    Trong giai đoạn ngày, bất cứ ai có một chút quan tâm đến vũ khí quân sự đều biết đến các hiện tượng khối đầu nổ lõm, được sử dụng để xuyên phá các tấm giáp thép. Khả năng xuyên phá của khối nổ lõm rất lớn. Đạn RPG-7 có khả năng xuyên phá đến 280mm thép cán, đầu đạn lõm của tên lửa chống tăng có khả năng xuyên thấu đên 500mm thép. Dường như cuộc chạy đua giữa giáp bảo vệ và đạn xuyên thép sẽ kết thúc ở đạn lõm vì không thể tăng mãi chiều dày vỏ giáp. Nhưng thường là có tấn kích thì có phương thức phản kích. Rất nhanh, các chuyên gia khoa học quân sự khám phá ra rằng nếu vụ nổ lõm xảy ra trên một khoảng cách so với vỏ giáp, thì hiệu ứng đạn lõm biến mất. Tia lửa xuyên tản ra và mất khả năng xuyên thấu. Giáp thép xe tăng được bổ xung thêm các lớp tôn thép và kể cả cao su, lớp giáp bổ xung này được đưa ra một khoảng cách so với giáp thép chính. Lớp giáp bổ xung này buộc đầu nổ của đạn lõm nổ sớm hơn.

    [​IMG]
    Đầu đạn tandem warhead"
    Nguyên lý đạn lõm ứng dụng hạt nhân xuyên phá đây
    http://www.quocphonganninh.edu.vn/V...ng-hieu-ung-no-lom-va-hat-nhan-xuyen-pha.aspx
    [​IMG]
    [​IMG]

    Đây là hình ảnh con xe bọc thép tương lai của Mỹ. Ta sẽ bàn sâu về em này.
    [​IMG]

    Hiện nay phổ biến của lối đánh du kích có 3 kiểu gài mìn:
    - Gài mìn ven đường IED với khối lượng thuốc nổ lớn, vài tạ thuốc đến vài tấn thuốc nổ tung TNT:cool:. Đánh vào thân sườn xe
    - Gài mìn ven đường IED ứng dụng công nghệ hạt nhân xuyên phá. Cũng đánh vào thân sườn xe.
    - Gài mìn dưới lòng đường. Đạn lõm các kiểu hoặc thuốc nổ thường. Đánh vào lớp giáp thép mỏng của xe tăng thiết giáp dưới gầm xe.
    Kiểu đánh đột nóc đối với du kích hiện nay chưa (hiếm thấy) sử dụng vì vũ khí này đòi hỏi công nghệ cao (Javelin), hoặc không phổ biến (loại mìn dải băng của Nga ngố)
    Không kể các thể loại đạn cối đến 120mm, đạn pháo ngu giã vào xe.

    Túm lại, xe bọc thép muốn sống sót tốt thì giáp phải dầy như xe tăng (nói về giáp trần truồng cổ điển). Tất nhiên vũ khí thì nhỏ nhẹ linh hoạt đa năng như em Mẽo ở trên, kèm đủ loại cảm biến, điều khiển tự động hiện đại.

    Thế thì cách đơn giản nhất là lấy cái thân xe tăng cũ, lắp tháp pháo mới để đánh bộ binh như em Nga này. Dùng hàng cũ T54 cũng được. (Từ giờ ta tạm bỏ qua mấy cái giáp hộp, chuồng gà rẻ tiền lắp chống đạn lõm xe nào cũng có nhé các bác)
    [​IMG]

    Nhưng xe bọc thép thời nay phải đa năng. Oánh nhau còn phải biết chở lính.
    Đầu tiên là chú Ít xà cải tiến con T54 thành xe bọc thép biết chở lính. Thủy tổ của dòng xe bọc thép hiện đại
    [​IMG]

    Nhưng dù sao cũng là hàng tận dụng. Tuy khung gầm đã cơi nới nhưng ở lốt xe tăng thì cũng không cơi được nhiều. Nên cụ Mẽo mới làm ra con xe bọc thép kiểu máy ủi trên. Con này đương nhiên nặng rùi, nhỉ các cụ.

    PS. Hàng các nước bọc giáp hộp. Chỉ có không khí, vài can nước giữa 2 lớp giáp
    Hàng Nga, xe này thì chẳng lấy đâu ra có cái gì ở trong hộp
    [​IMG]

    Hàng Pháp, có mấy cái can nước đã post mấy trang trước.
    OnlySilverMoon thích bài này.
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Không phải bị bắn xuyên, mà là phang gẫy cái nan gà. Vấn đề là phang gẫy thì quả đạn cũng biến dạng rùi. Không phải kiểu đạn pháo xuyên thủng.
  6. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Hồi trước có cái hình một con xe mang ***g gà bị RPG hạ
  7. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Đừng quên quả đạn B41 nó lao đi với v=300 m/s đó nhé (ngang đạn súng lục). Lớp thép cỡ 1 cm nó còn có thể đục qua mà không nổ nữa là nan gà (chỉ cần cải tiến thêm mấy cái khứa như mũi khoan và chỉnh ngòi nổ từ chạm-nổ thành xuyên-nổ là xong)
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Con xe đó dòng BTR, giáp mỏng tang chống đạn AK. Mìn định hướng hạt nhân xuyên phá cũng bắn thủng. Thế mới cần loại xe giáp dầy như xe tăng.
    Thứ hai là thiết kế giáp ***g gà chống đạn RPG7V thường, gặp đạn mới 105mm hoặc RPG29 vẫn ra đi bình thường. Giải pháp đơn giản là phải tăng khoảng cách lớp chuồng gà lên nữa, tất nhiên tốc độ phải giảm đi vì xe cồng kềnh hơn. Bài ca mâu thuẫn muôn thuở mà.
    Kể cả với kết cấu cũ thì xác suất bắn trúng cái nan gà là rất thấp. Ngoài chiến trường vẫn chạy tạm được.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác nói sao ấy chứ. Cái nan gà đó chịu lực theo phương dọc nan, nó dầy 5cm là ít. Nó không cắt đôi quả đạn mới là lạ.
    Bác yêu cầu nhiều cái vô lý quá. Đạn lõm mà đòi vỏ dầy như đạn pháo. Chỉ có đạn lõm của pháo trên xe tăng mới đáp ứng yêu cầu đó của bác thôi. Mà lúc đó thì cần gì đạn lõm, phang luôn phát đạn nổ là xong chuyện.
  10. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Thôi thì để tớ nói lại về hiện tượng nổ lỏm qua những gì tớ hiểu từ sách vở nước ngoài vậy.

    - Cấu tạo đạn nổ lõm:
    [​IMG]
    Các bộ phận chính gồm có: ngòi nổ(6), kíp nổ(4), thuốc nổ(5) và phễu kim loại(3). Cái này ai cũng biết nên chỉ nói ngắn gọn.

    - Nguyên lý hoạt động:
    Khi kích nổ, phần thuốc nổ sẽ tạo ra sóng nổ ép vào phễu kim loại, sinh ra một luồn vật chất(jet).

    Khi tạo thành luồn xuyên, chỉ có khoảng 15-20% lượng vật chất của phễu kim loại là để tạo ra phần luồn xuyên(jet), 80-85% còn lại tụ lại thành một khối(slug) ở đuôi luồn xuyên. Luồn xuyên có thể đạt đến tốc độ 10km/s, nhiệt độ bề mặt luồn xuyên vào khoảng 500-600 độ C, đây là phần sẽ đóng góp chính vào quá trình xuyên giáp. Phần khối vật chất phía sau có tốc độ chỉ vào khoảng vài trăm m/s cho đến 2km/s và không có đóng góp đáng kể vào quá trình xuyên giáp.
    halosun thích bài này.

Chia sẻ trang này