1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Bác @Triumf ơi cho em hỏi liệu nhà ta có biện pháp nà ngoài biện pháp quân sự để ngăn chặn nó xây đảo không? Lý do nó xây đảo thì quá rõ ràng rồi.
  2. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Theo như trả lời chất vấn của PTT chiều nay thì, có tổng công 26K tỷ chi cho ngư dân và lực lượng chức năng.
    16K tỷ : hỗ trợ ngư dân đóng tàu + mua trang bị cho CSB KN
    10K tỷ : là khoản hỗ trợ trước đó.
  3. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Mấy khoản này mà không được giám sát chặt chẽ lại rơi rớt hết vào túi riêng
    canviet68 thích bài này.
  4. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
    Lượm được cái này trên đài tiếng nói Hoa Kỳ *********. Xin phép dán lên cho các kụ đọc giải sầu:

    TQ - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
    Không ngày nào bật ti vi lên hay lật báo ra mà không thấy xuất hiện hai từ “Trung Quốc”. Trung Quốc đã thành công trong công cuộc quảng bá tên tuổi quốc gia của họ ra năm châu bốn bể. Dĩ nhiên, tầm ảnh hưởng của họ cũng được nâng lên một tầm cao mới. Nhưng vấn đề đang đi theo chiều hướng bất lợi, bởi vì hình ảnh họ quảng bá ra khắp thế giới là một hình ảnh tồi tệ chưa từng thấy trong lịch sử từ trước đến nay.

    Cách đây vài năm, Trung Quốc nổi lên là công xưởng của toàn thế giới. Hàng hóa của họ chu du khắp nơi và được đón nhận nhờ hai yếu tố: giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, hàng loạt hàng hóa bê bối của Trung Quốc xuất hiện dày đặc làm người tiêu dùng hoang mang. Và đến ngày nay, hàng hóa “made in China” gần như bị xem là hàng kém chất lượng và thậm chí là có hại cho người tiêu dùng.

    Tiếp đó là sự kiện xâm lấn Biển Đông và gây hấn với nhiều quốc gia có chủ quyền biển đảo trong khu vực. Hình ảnh Trung Quốc lập tức biến thành một thằng nhãi ranh mới lớn hung hăng bất trị của thế giới. Vẽ bản đồ đường 9 đoạn, ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa, đặt giàn khoan HD-981 và liên tục gây hấn bạo lực với tàu cá Việt Nam trong chính vùng lãnh hải của Việt Nam,…đã cho thấy Trung Quốc đang đóng vai ác trong vở kịch chính họ tạo ra.

    Mới đây Trung Quốc lại đeo một mặt nạ thiện chí khi cử ông Hồng Tiểu Dũng làm tân lãnh sự Trung Quốc tại Việt Nam. Trước khi tới Việt Nam, ông Hồng là Phó đặc phái viên Văn phòng đặc trách ở Hong Kong. Các chuyên gia cho rằng hoạt động ở Hong Kong sẽ cho ông Hồng những "kinh nghiệm vô giá" khi xử lý quan hệ nhạy cảm giữa Bắc Kinh và Hà Nội vào thời điểm kịch tính. Được biết, mặc dù đã được trao trả về cho Trung Quốc từ 17 năm trước, nhưng Hong Kong luôn nằm trong danh sách cần chinh phục của chính quyền Bắc Kinh.

    Càng phải nói thêm, Bắc Kinh luôn đánh giá tình hình ở Hong Kong là phức tạp và độc nhất. Vậy việc cử ông Hồng đến làm việc tại Hà Nội có phải là một sách lược nhằm kiểm soát ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam? Nếu đúng là vậy, Trung Quốc đang diễn một vai ác dở tệ. Bởi vì Hong Kong là Hong Kong và Hà Nội là Hà Nội. Hong Kong là đứa con rơi nhặt lại của Trung Quốc, còn Hà Nội là đối trọng với Bắc Kinh trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một mối quan hệ giả tạo của Bắc Kinh, nhưng Hà Nội trước đó cứ ngỡ đó là mối thâm giao thân thiết.

    Nhiều người nêu câu hỏi: Nếu xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta phải làm sao? Theo tôi, lo ngại đó là không cần thiết. Chúng ta đang đánh giá quá cao Trung Quốc. Trung Quốc chưa đủ thông minh để phát động một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nếu Trung Quốc đủ thông minh, họ đã không cư xử kém cỏi và tiểu nhân đến mức ấy. Ai cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đang từng bước trở thành cường quốc trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên lối hành xử của họ lại nhỏ nhen và bần tiện. Nếu có thể so sánh, tôi muốn so sánh Trung Quốc như một đứa trẻ vị thành niên to xác đã được thế giới nuông chìu quá mức và trở nên ích kỷ, bất trị.

    Sỡ dĩ tôi muốn so sánh như vậy là bởi vì hình ảnh đứa trẻ vị thành niên bất trị cũng phổ biến trên khắp đất nước gần 1,4 tỷ dân này. Chính sách một con cùng với sự thịnh vượng đã biến những đứa trẻ con một đó thành những trẻ em hư cần giáo dục. Và cho dù có to xác thì trẻ vị thành niên cũng chưa phải là người lớn, và do đó rất cần sự dạy bảo từ những tiền bối trưởng thành hơn.

    Tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á – hay còn gọi là Đối Thoại Shangri-La diễn ra vào ngày 31/5 vừa qua tại Singapore, đoàn đại diện Trung Quốc cũng bị đánh giá là cư xử hung hăng và vô phép tắc. Tiến sỹ Ely Ratner - Phó Giám đốc Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu về một nền an ninh mới của Mỹ và cũng là chuyên viên của Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phát biểu: “Tôi rất ngạc nhiên khi tướng Vương Quán Trung (Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc) nói rằng: Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông. Nhưng xin nhắc lại, không ai bên ngoài Trung Quốc tin vào điều đó. Rất nhiều lần trong cuộc Đối thoại Shangri-La, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Không có thành viên của bất cứ đoàn nào có cách hành xử kỳ cục và không thể tưởng tượng nổi giống như đoàn Trung Quốc. Trong tình huống tương tự, các thành viên đoàn Mỹ cũng sẽ không bao giờ hành xử thô lỗ như vậy với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Tôi cho rằng cách hành xử của đoàn Trung Quốc tại Shangri-La rất không chuyên nghiệp và thể hiện sự thiếu tự tin của một cường quốc.” Rõ ràng “đàn anh” Hoa Kỳ đã có những nhận định xác đáng về đứa em to xác kém cỏi Trung Quốc, rằng “không ai bên ngoài Trung Quốc tin vào” những cáo buộc dối trá trắng trợn của bọn chúng, và rõ ràng lối cư xử kém cỏi đó chỉ thể hiện “sự thiếu tự tin của một cường quốc”.

    Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc dùng mọi biện pháp (có thể cả vũ lực) để hiện thực hóa giấc mơ ngông cuồng trở thành bá quyền ở Biển Đông? Cần phải xem xét mục đích của đường lưỡi bò 9 đoạn. Đây chính là kế hoạch chính của Trung Quốc hiện nay. Trong khi cả thế giới tỏ ra ngạc nhiên rằng có căn cứ nào cho đường lưỡi bò 9 đoạn ấy, thì chính Trung Quốc cũng đang loay hoay tìm bằng chứng xác thực cho cái hải đồ ảo tưởng của chính mình.

    Ngoài mục tiêu xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia, đường lưỡi bò 9 đoạn còn ảnh hưởng đến lợi ích địa kinh tế của những nước liên quan và các quốc gia lớn khác (trong đó có Hoa Kỳ). Khi đường lưỡi bò được hiện thực hóa, các tiếp cận vào khu vực Đông Nam Á gần như đều phải thông qua Trung Quốc. Vậy ngoài Việt Nam và những nước trực tiếp liên quan, các quốc gia khác (trong đó có Hoa Kỳ) có sẽ làm ngơ cho qua chuyện? Chắc chắn là không, vì tại Diễn đàn Shangri-La, chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh báo Trung Quốc rằng Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự thế giới bị đe dọa. Nhật Bản và Úc cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc trong vụ việc này. Rõ ràng chúng ta sẽ không đứng một mình trong cuộc chiến với Trung Quốc.

    Vấn đề là hãy hành động chín chắn như một người lớn trước những động thái xấc xược của đứa trẻ ranh Trung Quốc. Chúng ta cần cư xử đúng với luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi ủng hộ từ những quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những hành vi vi phạm những nguyên tắc cơ bản về công ước quốc tế. Hãy tận dụng những hành động và thái độ hung hăng của Trung Quốc, biến chúng thành cơ sở để cả thế giới ra tay dạy dỗ. Thời đại này là thời đại của thông tin nhanh chóng và chính xác. Mọi người dân đều có thể trở thành một chiến sĩ thông tin để tố cáo mọi hành vi của Trung Quốc ra thế giới. Đã đến lúc chúng ta cần tập hợp luận cứ để cho Trung Quốc một bài học về phép tắc cư xử và hành động cho đáng mặt một cường quốc mới nổi.
    102dk, illusion72, phamhoanghai7 người khác thích bài này.
  5. hong anh667

    hong anh667 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2014
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    112
    Rất tiếc là nhiều bạn không đủ trình độ và tư liệu để xét lại các vấn đề về lịch sử. Sau năm 1945 có hai cục diện cơ bản, một là chủ nghĩa tư bản đi kèm với chủ nghĩa đế quốc, hoặc thực dân hoặc thực dân mới, một bên là chủ nghĩa dân tộc đi kèm với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, tức là tiến lên đại đồng. Nhưng như chúng ta đã thấy CNXH và CNCS chỉ là giấc mơ thôi, khó làm nắm. Nhiều dân tộc nhỏ bé từng là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản thì sợ theo tư bản là lệ thuộc nên lựa theo chủ nghĩa xã hội, dù con đường và cách làm là khác nhau.

    VN sau năm 1945 thì chưa phải là XHCN, lúc đó Stalin ko ủng hộ cho CS ở VN. VN muốn dựa vào Mỹ và Tưởng để chặn Pháp, nhưng thấy ngay ảo tưởng nên lại theo Pháp để đuổi Tưởng. Quá trình này dùng dằng cho đến khi Mao lên nắm quyền ở TQ đại lục. ********* lộ diện ra là CS. Lúc đó thì LX mới chính thức ủng hộ ta vì ko muốn VN bám TQ. Phe thân Pháp thì sau ngả theo Mỹ, trừ số ít vẫn bám Pháp đến cùng chiếm thiểu số. Sau hội nghị Ge mà TQ và Pháp là đạo diễn chính, chia VN tạm làm 2 miền (ko phải là 2 nước), Pháp vẫn muỗn níu kéo quyền lợi ở miền nam nhưng Mỹ đã hất đưa người của Mỹ lên thay, ị vào cái hiệp định đó. Miền Bắc nghe lệnh của LX, TQ là không đánh Mỹ (khi đó LX đã ngả sang hòa với Mỹ và bất đồng với TQ, còn TQ thì cho là ta ko thể đánh nổi Mỹ), nên LD ra bắc mà phải nằm im để cho bên kia tha hồ chém giết các đồng chí của mình trong nam. Năm 1959 ta mới quyết tâm đánh Mỹ, nên TQ và LX cả hai anh đều ko muốn mất VN nển cả hai đều buộc phải ủng hộ. Lúc này TQ đã có ý đồ xấu với VN, nhưng vì cần ủng hộ của chúng nó lên ta phải làm ngơ, nhưng lúc nào cũng cảnh giác.

    Chính Lê Duẩn sau này đã tiết lộ là chỉ có Chu Ân Lai là ôn hòa, còn Mao thì có ý định đưa dân của mình di cư xuống Đông Nam Á, lợi dụng tình trạng thiếu đất của nông dân ở vùng này để làm cách mạng kiểu Mao. Hồ lựa chọn bắt tay cả 2 anh. Nhưng trong nội bộ chỉ có ông Đồng là theo lối của Bác. Còn nhiều ông khác thì rất ngả nghiêng (tới sau 72 thì chỉ còn ông Hoan là vẫn theo Mao, còn cả BCT đều ko ai muốn). Năm 63 ta chính thức lên án xét lại, có hướng theo Tàu hơn là LX, nhưng quan hệ với LX vẫn khá tốt (tới 67 mới có vụ gọi là "xét lại"). Sau khi Bác mất, thì LD đã ngày càng ngả LX. nhưng chính LD cũng xác định, ta không sợ TQ, ko sợ LX. Cả thế giới sợ Mỹ (cả Mao), nhưng VN ko sợ. Ngay Trường Chinh trước đây có dạo rất khoái mấy cái tư tưởng quân sự của Mao, mà cũng ngả theo Lê Duẩn.

    Sau khi Tàu bắt tay với Mỹ năm 72, thậm trí Tàu còn cố phá hiệp định Paris, và Mỹ dần bỏ rơi VNCH, thì quan hệ ta với Tàu cũng xấu đi nhanh chóng. Chính Hoàng Sa bị mất, Liên Xộ lại lên tiếng ủng hộ VNCH, nhưng Mỹ lại đồng ý cho Tàu chiếm Hoàng Sa. Trước đó thì LX ủng hộ cho HS thuộc về TQ, ko muốn bị bọn Pháp và Mỹ nắm (khi cách mạng VN mạnh lên thì họ muốn nó thuộc về ta). Quan hệ LX - TQ lúc đó k o phải là ý thức hệ như dạo đầu những năm 60, mà chủ yếu là ở tranh chấp vai trò lãnh đạo và tranh chấp lãnh thổ, và khi Tàu theo chân Mỹ, thì LX lại càng hướng VN theo quỹ đạo LX.

    Lựa chọn theo LX thời điểm đó là đúng hay sai, thì cần bàn cãi, nhưng nói chung Tàu đã từ lâu có âm mưu nham hiểm của họ, vì dân họ đông, muốn di cư bớt xuống phía nam để thuận cho Tàu nắm Đông Nam Á. Quan hệ với Mỹ và phương Tây đã ấm lên, nếu ko có sự kiện Pol Pót.

    Tàu sau này mở cửa theo hướng tư bản, bắt tay với phương Tây, nhưng chỉ sau vụ TAM mà quan hệ với Mỹ mới xấu đi. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, thì cái tinh thần dân tộc ích kỷ lại càng nảy nở, là bệ đỡ cho chính quyền. Muốn thỏa mãn sự phát triển kinh tế, Tàu càng phải đi đến chủ nghĩa đế quốc. Mỹ và EU có xu hướng xích lại gần VN gần đây cũng là ngăn sự phát triển của Tàu thôi, ko có gì lạ.

    Về vụ Hoàng Sa, thì các hiệp định quốc tế kể cả ở San Francisco, hay hiệp định Geneva đều ko nêu rõ nó thuộc về bên nào. Pháp và Mỹ thì dĩ nhiên ủng hộ cho VNCH, nhưng năm 74 thì đã rõ Mỹ chán VNCH mà bật đèn xanh cho TQ chiếm. Nhưng hiệp định Geneva thì lợi cho VN trong đòi chủ quyền. Năm 1956 Chu Ân Lai hùa theo Đài Loan, đòi chủ quyền ở 2 quần đảo. Năm này họ chiếm một số đảo ở HS. VNCH chiếm 1 số đảo. VNDCCH chẳng có quyền mẹ gì với 2 quần đảo đó, nên các ý kiến sau này chỉ là ý kiến của bên thứ 3, ngoài vòng tranh chấp. Ý của VNDCCH lúc đó thà là để TQ lấy còn hơn là Mỹ và VNCH lấy, vì TQ lãnh hải càng rộng càng thuận lợi cho ta đánh Mỹ. Tuy nhiên ko phải là VNDCCH hi sinh 2 quần đảo đó và lợi ích biển đông (cố gắng ko có các văn bản mang tính pháp lý chối từ quyền biển đảo). Công hàm của ông Đồng nếu nhìn nguyên văn đối chiếu với nguyên văn tuyên bố của TQ và các tư liệu để lại lúc đó, thì chỉ thể hiện là công nhận hải phận 12 hải lý của TQ mà thôi, nhưng cố ý để cho TQ thấy là "công nhận" TQ với 2 quần đảo đó. Các tư liệu này VNCH có biết, nhưng họ ko quan tâm. Dĩ nhiên TQ ko hề tin tưởng ở VNDCCH.

    Năm 1974 TQ đánh Hoàng Sa, mà VNDCCH ko được lợi gì từ việc đó, và hoàn toàn bất ngờ. TQ biết được VNDCCH bật đèn xanh cho CHMNVN phản đối TQ. (Trước đó thì TQ muốn nắm miền nam VN, loại trừ ảnh hưởng của LX ở miền nam VN nhưng ko đạt được nên rất tức tối). Năm 1975 Lê Duẩn sang TQ thảo luận lại vấn đề biển đảo. Đặng hứa đồng ý nhưng muốn VN ko theo LX. Dậm chân tại chỗ. Năm 77, ông Đồng sang TQ tiếp tục vấn đề. TQ từ chối thẳng thừng. VN ra tuyên bố biển đảo. Từ đây LX bảo trợ cho Vn.

    Và năm 78 khi cánh cửa với Mỹ khép lại (Mỹ lúc đó là đồng minh với TQ), thì VN ngả hẳn sang LX, và chống TQ. Nếu nhìn vào công hàm của ông Đồng, hoàn toàn có thể lý giải theo hướng chỉ công nhận hải phận TQ 12 hải lý, vì chính bản tuyên bố của TQ cũng nói vậy, đó ko phải là văn bản nói về chủ quyền. Bàn thân TQ sau này hoàn toàn đuối lý khi lật vấn đề đó. Cái mà họ cay cú , là VN trước đây lập trường khác, mà nay theo LX lập trường khác. Và họ cho là LX ở phía bắc, VN ở phía nam đe dọa họ.

    Còn ta sau này bình thường hóa với TQ thì nhiều cái ta dập khuôn theo họ, và bị ức chế nhiều. Ta quan hệ chủ yếu với TQ là trên các vấn đè vĩ mô, và quan hệ thương mại, chứ họ cho ta vay mượn cũng ít, mà đầu tư cũng ít. có chăng lợi nhất là ở Lạng Sơn và Lào Cai, nhờ mấy cái cửa khẩu mà dân thoát nghèo, là số ít tỉnh miền núi mà GDP cao thật sự.

    Vụ giàn khoan mới đây là cái cớ để ta thử lập trường phương Tây đối với chúng ta, chứ còn nói ở sát TQ mà muôn đời thù hận nhau, ko quan hệ thương mại kinh tế gì thì đó là điều ko tưởng. Cái chính là dân ta dân trí nó thấp quá. Thời mà chúng ta quyết tâm lên XHCN, ngoài bọn phá hoại, thì phải nói là dân trí thấp, thậm trí đa số cán bộ cũng rất thấp, mà bỏ bê cả. Còn ta theo kinh tế thị trường, thì chắc là bị bọn tư bản quốc tế nó thao túng. Ko ai cho ai ko cái gì, cứ theo quy luật tư bản. Tham nhũng và bất công cũng nhiều lên. Tầng lớp trung lưu ngày càng hiểu được vấn đề mà đòi hỏi dân chủ hơn, tự do hơn, cho dù có hơn thế cũng ko thể trị nổi tham nhũng và bất công xã hội. Như vậy phải cần có nhiều cái khác nữa.

    Cuối cùng vẫn là bài toán kinh tế. Nếu kinh tế ta yếu, thì ko lệ thuộc vào thằng nọ thì cũng lệ thuộc vào thằng kia. Dân trí thấp thì đừng nói đến XHCN, mà nói dân chủ cũng ko dễ thành công. Lãnh đạo là 1 phần, còn dân nữa. Cái tư duy kiểu kinh tế thị trường ăn cây nào rào cây nấy, thì con người khó mà tin tưởng ở nhau, mà đoàn kết làm cái gì.

    Lê Duẩn từng nói ta ko hận thù dân tộc TQ, chỉ chống những kẻ cầm quyền có tư tưởng bánh trướng, 1 bộ phận lãnh đạo của họ. Cái đó là đúng và muôn đời sau vẫn đúng.

    Đồng minh chỉ là tạm thời, lợi ích quốc gia là vĩnh viễn, câu nói "bất hủ" của Đặng, đã cho thấy họ đã bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin như thế nào.
    Lần cập nhật cuối: 12/06/2014
    BabyInMyL0v3, 102dk, H0nVjet14 người khác thích bài này.
  6. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Mỹ cam kết ngăn chặn tình trạng nước lớn chèn ép nước nhỏ
    Thứ năm 12/06/2014 19:36

    (VTV Online) -

    Ngăn chặn tình trạng nước lớn chèn ép nước nhỏ, xây dựng các cơ chế xử lý xung đột bằng biện pháp hoà bình trên thế giới là một trong ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

    [​IMG]

    Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice. (Ảnh: Reuters)



    Đó là thông điệp của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice vào ngày 11/6 tại Washington DC.

    Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại Hội nghị an ninh quốc gia thường niên lần thứ 8 do Trung tâm an ninh Mỹ mới tổ chức tại Washington DC, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice tuyên bố một trụ cột quan trọng trong Chính sách tái cân bằng của Mỹ sang khu vực châu Á là chủ trương hợp tác với các đối tác của Mỹ nhằm tăng cường các thể chế trong khu vực và sự thượng tôn các chuẩn mực hành xử trong quan hệ quốc tế. Dựa trên cơ sở đó, bà Rice giải thích lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông.

    Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết: “An ninh của Mỹ phụ thuộc vào việc định hình và tôn trọng các luật chơi chung trên thế giới. Các luật chơi này bao gồm việc không để xẩy ra tình trạng xâm lược hay tình trạng nước lớn chèn ép nước nhỏ cũng như thiết lập các phương thức giải quyết xung đột một cách hoà bình. Đó là lý do tai sao Mỹ đang cộng tác với ASEAN nhằm thúc đẩy việc cho ra đời một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm tăng cường an ninh hàng hải cũng như đảm bảo rằng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc hành xử trong khu vực được tôn trọng và thực thi”.

    Sau phát biểu của Tổng thống Obama tại Học viện quân sự West Point hôm 28/5, bài phát biểu này của Susan Rice cho thấy một bức tranh chi tiết và toàn cảnh hơn về đường hướng triển khai Chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới. Tuy nhiên, Mỹ sẽ giảm dần sự can dự trực tiếp tại các điểm nóng và các khu vực mà thay vào đó là tăng cường vai trò và trách nhiệm của các nước đồng minh, đối tác và các thể chế khu vực.



    - See more at: http://vtv.vn/thoi-su-quoc-te/my-ca...n-ep-nuoc-nho/119753.vtv#sthash.xwTUNfIe.dpuf
  7. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Bạn gì honganh viết vừa dài, vừa dại, lại vừa ngu. Đại loại là viết như ***.

    Viết theo kiểu mình suy nghĩ thì ok...
    UglyWar, Boeing01nikkori thích bài này.
  8. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Bạn thậm chí *** biết *** về lịch sử, khi không biết là Tq gạ gẫm rằng khi nào thống nhất thì trả lại đảo.

    Chống tàu phải chống đúng cách. Đừng có ngả ngửa ra bị nó đụ cho toét *** rồi mới chống. Mấy ********* con
  9. vietnamtoioi

    vietnamtoioi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    10
    thằng này bị hâm nặng có biết thế nào la lịch sử không. nói như mày thì cái thế giới này hòa bình vĩnh cửu rùi. nói chung là giờ ta không theo ai không phụ thuộc vào ai tự mình là hạnh phúc. làm việc như Nhật Hàn đi thì Tq *** là gì... đỡ phải xoắn
    Lần cập nhật cuối: 12/06/2014
  10. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Nhiều ông hình như không đọc bài viết... cứ lu mồm lên là chửi... kinh vãi.
    H0nVjet, MalogsHaNoiOld thích bài này.

Chia sẻ trang này