1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Điều này chỉ có thể với các nước ASEAN (no China)... nó ăn được 1 lá, nó sẽ ăn 2 lá... sau cùng thì ăn cả 10 lá và ăn luôn cả ĐNA.
  2. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Cùng khai thác là chết với chúng, nó cho tàu cá xuống 1 mùa là vớt sạch cá ở biển Đông. Mà có phải của nó đâu mà nó đòi ăn chung. Nó thấy ép được mình cùng khai thác thì nó sẽ tìm ép cái khác. Tin không được lũ ác bá này rồi bác ạ, lúc nào cũng phải thủ dao găm khi nói chuyện với chúng, phải có cách "Trạng chết Chúa cũng băng hà" thì mới sống yên được với chúng...
    onamiowada, illy, hanhgl1 người khác thích bài này.
  3. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Sắp... đến nơi rồi !

    Sau khi đá hóa đảo trái phép Trường Sa, Trung Quốc sẽ đòi 200 hải lý

    Có lẽ một động cơ nguy hiểm hơn nữa là sau khi tạo ra các đảo mới, Trung Quốc sẽ (đơn phương) tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý.

    [​IMG]
    Hoạt động cải tạo đắp nền bất hợp pháp mới nhất Trung Quốc đang tiến hành ngoài đá
    Gạc Ma nhằm biến thành 1 đảo nhân tạo.

    The New York Times ngày 16/6 đưa tin, việc Trung Quốc tiến hành xây dựng (bất hợp pháp) trên một số bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một trong những nỗ lực mới nhất mở rộng sự hiện diện của họ ở Biển Đông, sau khi tạo ra những đảo nhân tạo chúng sẽ mọc lên những công trình kiên cố làm nơi đồn trú và lắp đặt các thiết bị giám sát, bao gồm radar.

    Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo mà phía Trung Quốc đang triển khai là hồi còi báo động Việt Nam, Philippines và các bên yêu sách chủ quyền khác ở Trường Sa...

    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Sau-khi-da-hoa-dao-trai-phep-Truong-Sa-Trung-Quoc-se-doi-200-hai-ly-post146149.gd
  4. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Đặc quyền kinh tế của mình mà để nó vào khai thác theo kiểu 50-50 là sao :cool:
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Bài của ông ma cáy có quan điểm hòa bình, cùng thắng (!?) như ông cụ hiu chí CA bữa nọ nhẩy, bẩu rằng xem xét vụ HD981 là một kiểu đầu tư, hợp toác của khựa..hế hế :cool:
    HaNoiOld thích bài này.
  6. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Vậy TQ ko nhả HS mà đòi chia 50-50 ở TS thì nó chiếm 75% luôn rồi
  7. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Hình như theo luật biển quốc tế, chỉ có những đảo tự nhiên có khả năng cho sự sống thì mới được tính là đảo để tính 12 HL hay EEZ, do đó việc TQ mở rộng đảo là 1 việc không tự nhiên...

    http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part8.htm

    Nhưng luật lệ gì với lũ thú ấy???... các luật gia luận xem nào?
    zzlovevnzz thích bài này.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Ta phải đặt ra các ưu tiên, dĩ nhiên Chủ quyền là bất khả ( ưu tiên 1), các ưu tiên về hòa bình, phát triển kinh tế xếp sau nhưng không kém phần quan trọng. Không thể nôn nóng, quá khích trong điều kiện nền kinh tế-kỹ thuật và vị trí trên trường quốc tế của Việt Nam còn thấp!

    Trung Quốc trước khi chuyển giao sang thế hệ của Tập Cận Bình cũng mất hàng chục năm trời 'cuối đầu'phát triển một thứ quyền lực ngoại giao mềm để tập trung phát triển kinh tế thần tốc . Khi họ thực sự trở thành siêu cường (kinh tế) họ mới quay trở lại bộc lộ bản chất Bá quyền vốn có.

    Khi Trung Quốc cúi đầu

    Hơn chục năm trước, Trung Quốc tự định nghĩa mình như một cường quốc “đang lên”. Đố ai đi lên mà cúi đầu. Cho nên họ ngẩng. Ngẩng như thế mà đi lên, đến một lúc họ thấy đủ cao để nhìn thế giới như một thế giới đa cực trong đó họ là một: cực Mỹ, cực Âu châu, cực Trung Quốc … Đó là lúc mà thuyết đa cực của Pháp được gà gô-loa gáy vang vào tận Vạn Lý Trường Thành. Giang Trạch Dân vỗ cánh đáp lại: daguo zhanlue! Đại quốc quan hệ! Không ăn cùng mâm, ít ra ta đây cùng ngồi một chiếu với Mỹ, ngang nhau.

    Ấy là ông Giang tưởng có thể chôn sâu lời trối trăn của ông Đặng vào bảy tấc đất của lịch sử tủi nhục. Ông Đặng dặn: taoguang yanghui! Thao quang dưỡng hối! Che giấu cái sáng đi, nuôi dưỡng cái tối! Cúi đầu xuống! Cúi đầu xuống mà mua thời gian, mà hiện đại, mà trả thù lịch sử. Cúi đầu xuống như Câu Tiễn, như Hàn Tín, kẻ nếm ***, người lòn trôn.

    Tháng 5 năm 1999: sứ quán Trung Quốc ở cựu Nam Tư lãnh một trái bom của Mỹ. Cánh quân đội khích Giang: daguo zhanlue đâu, lấy ra mà xài chứ! Cánh cải tổ sợ Giang lấy ra xài thật, đem lời ông Đặng ra khuyên. Kết quả là cái nhìn về thế giới và về Trung Quốc thay đổi: Bắc Kinh thừa nhận thế giới có nhiều cường quốc nhưng chỉ có một siêu cường. Từ cái nhìn đó, họ rút ra một chính sách đối ngoại mới, thân thiện với lân bang, với “chu biên”, nghĩa là ngoại vi: zhoubian waijiao, chu biên ngoại giao. Mỹ muốn ngăn đê bao vây ta? Thì ta nhũn nhặn, hòa hiếu, cúi đầu, kéo tất cả xóm giềng, lân bang về phía ta!

    Giới nghiên cứu phản ánh quan điểm đó. Đầu năm 2000, Wang Yizhou tóm tắt trong 3 chữ, theo thứ tự ưu tiên, quốc sách ngoại giao của Trung Quốc trong thế kỷ 21: phát triển, chủ quyền, trách nhiệm. Ưu tiên thứ nhất là phát triển kinh tế trong môi trường ổn định ở bên ngoài. Ưu tiên này buộc Trung Quốc phải cúi đầu. Cúi đầu với kẻ mạnh và, nếu cần, cúi đấu với cả kẻ yếu. Bận quân phục thì khó cúi đầu, vậy để ưu tiên này cho dân sự lo. Ưu tiên thứ hai là bảo vệ lãnh thổ và biên giới, không cho bất cứ ai xâm phạm. Câu chuyện Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa của ta nằm gọn lỏn trong ưu tiên này. Ăn to nói lớn là nghề của súng, vậy để lĩnh vực này cho tướng tá lo. Ưu tiên thứ ba là “gây ảnh hưởng tích cực và càng ngày càng trội hơn ai hết trong vùng châu Á-Thái Bình Dương và hành động để trở thành một quốc gia có ảnh hưởng trên toàn thế giới được công nhận như đóng một vai trò xây dựng”. [14] Một cường quốc biết trách nhiệm, một cường quốc biết xây dựng, hình ảnh thánh thiện đó sẽ nâng Trung Quốc lên địa vị nhất nhì trên thế giới.

    Ba ưu tiên đó có mâu thuẫn gì với nhau không? Làm sao khỏi! Đài Loan nằm ở đâu nếu không phải là trong ưu tiên 2? Ví thử Đài Loan tuyên bố độc lập, ưu tiên đó có nhảy phóc lên hàng số 1 không? Có phá vỡ tan tành hình ảnh thánh thiện trong ưu tiên 3 không? Chính sách là lựa chọn; lựa chọn tùy thuộc ý muốn, nhưng cũng không thể hoàn toàn độc lập với hoàn cảnh. Cũng không thể hoàn toàn độc lập với hành động và phản ứng của Mỹ. Vậy, để đối phó với chính sách vừa ngăn đê vừa hợp tác của Mỹ, ba ưu tiên đó được thể hiện thế nào?

    Đầu năm 2001, các nhà nghiên cứu Trung Quốc họp tại Bắc Kinh để phân tích tình hình mới sau khi ông Bush thắng cử. Họ đi đến một kết luận biện chứng giữa Tào Tháo và Khổng Minh, tóm tắt trong 4 mệnh đề: “Trung Quốc và Mỹ chống nhau nhưng hợp tác với nhau, bất đồng nhưng vẫn kết hợp, đánh nhau nhưng không loại trừ, bất đồng nhưng không xung khắc”.[15] Tuyệt chiêu! Người vừa containment vừa engagement với ta, thì ta cũng vừa engagement vừacontainment với người! Người ngăn đê, ta xây rào!

    Ngày 1 tháng 4 năm 2001, máy bay trinh sát EP3 của Mỹ chạm trán phi cơ Trung Quốc, phải hạ cánh xuống Hải Nam. Bush phản ứng mạnh: Bắc Kinh muốn gì đây? Muốn thách thức sự có mặt của Mỹ? Muốn xác nhận chủ quyền trên toàn “ Nam Hải “? Tưởng như khủng hoảng to đến nơi. Nhưng không, ấy là đánh nhau nhưng không để ai đo ván. Kết cuộc là gì? Là hình ảnh để lại trong đầu các nước trong vùng về một Trung Quốc biết trách nhiệm, có tinh thần xây dựng, chuộng ổn định, trước một nước Mỹ gây bất ổn. Mà thật vậy! Sau khi để yên cho nhân dân bày tỏ phẫn nộ, báo chí bài xích “ hiếu chiến Mỹ “, cả Giang chủ tịch lẫn Chu thủ tướng hạ lửa giận của quần chúng xuống, nhấn mạnh ưu tiên 3, đưa tất cả về ưu tiên 1. Đầu tháng 5, Chu (Dung Cơ) và Lí (Bằng) bay đi thăm viếng Đông Nam Á, tỏ bày thiện chí của chính sách hòa hiếu lân bang; cùng lúc, bộ trưởng quốc phòng Chi Haotian hạ cánh xuống Mã Lai, bàn về trao đổi quân sự song phương với một chính quyền vốn không thích Mỹ.

    Cho đến khi biến cố 11-9 xảy ra, đưa Bush trở lại thân thiện với Bắc Kinh để chống khủng bố, chính sách của tân tổng thống là nghiêng mạnh về ngăn đê. Chính sách đó biểu lộ qua phúc trình của cơ quan RAND công bố cũng vào tháng 5: “Hoa Kỳ và Á châu: tiến tới một chiến lược mới và một thế đứng quân sự mới”. Cái gì cũng mới: tổng thống mới, ê kíp mới, chính sách mới. Mới. Và cứng. Và mạnh. Phúc trình đề nghị xúc tiến một nền an ninh đa phương ở Á châu thêm vào những liên minh quân sự song phương đã có sẵn với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Phi Luật Tân … để thiết lập một vòng cung ngăn đê chung quanh Trung Quốc. An ninh đa phương đó được xúc tiến đồng thời với một đối thoại an ninh giữa các nước Á châu, kể cả Trung Quốc, chuẩn bị xây dựng một khung an ninh đa phương trong tương lai.

    Chiến lược mà RAND đề nghị là một chiến lược nhất quán hơn về Á châu, nhằm kéo các nước trong vùng ngăn đê với Mỹ. Nhân Dân Nhật Báo cảnh cáo: “tham gia vào bất cứ một liên minh nào nhằm chống Trung Quốc đều phải trả giá cao”.[16] Nhưng đó là lời nói. Hành động là thế nào? Là cúi đầu. Tác giả có tiếng Wang Jisi, giám đốc cơ quan nghiên cứu về nước Mỹ, một think tank hàng đầu về chiến lược đối ngoại, ghi nhận thay đổi “trầm trọng” trong chính sách Mỹ, nhưng quả quyết Trung Quốc không để bị cuốn theo chiều gió thách thức.

    Vậy Trung Quốc làm gì? Phá vòng vây! Người vây ta trong chiến lược đa phương thì ta phá vòng vây trong chính các tổ chức đa phương. Bắt đầu từ ngày đó, Trung Quốc từ bỏ thái độ đứng ngoài vòng, tham gia năng động trong tất cả các tổ chức Á châu, đóng luôn cả vai trò lãnh tụ, nào ASEAN, nào ARF, nào ASEM, nào Diễn Đàn Thượng Hải, nào ASEAN + 3, nào ASEAN + 1, nào APEC, ở đâu cũng chơi trội, ở đâu cũng sáng chói, ở đâu cũng được kính nể. Mỹ ngạo mạn? Trung Quốc nhũn nhặn. Mỹ diều hâu? Trung Quốc bồ câu. Mỹ can thiệp từ bên ngoài? Trung Quốc trách nhiệm ở bên trong. Mỹ xuất cảng bom đạn? Trung Quốc xuất cảng thiện chí. Chưa bao giờ ngoại giao Bắc Kinh thành công đến thế. Heping Jueqi! Hòa bình quật khởi![17] Báo chí, dư luận, chính khách, think tank, tất cả Âu châu, Mỹ châu đều bị thôi miên, tất cả đều chú mục vào tân chính sách ngoại giao Trung Quốc, tất cả đều bái phục kết quả vượt bực mà Bắc Kinh gặt hái được chỉ sau hai năm mà thôi. Cường quốc lục địa, Trung Quốc giải quyết sòng phẳng và nhanh chóng vấn đề lãnh thổ, biên giới trên 20.222 cây số[18] với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Nga, Lào, và cả với … Việt Nam. Với Ấn Độ, tranh chấp lâu năm và khó khăn như thế, mà cũng ký được những thỏa hiệp thiết lập những biện pháp tin tưởng lẫn nhau, tài giảm binh bị, tập trận thủy chiến chung, đưa đến “hợp tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh” ký ngày 11-4-2005 vừa qua. “Chưa bao giờ trong lịch sử, biên giới lục địa dài dằng dặc của Trung Quốc, nơi ghi dấu bao nhiêu chiến tranh đã xảy ra, chưa bao giờ biên giới Trung Quốc được an toàn như thế.”[19] Về biển, thôi thì cũng xin ghi nhận tuyên bố chung với các nước ASEAN về giải quyết bằng hòa bình những tranh chấp trên “Nam Hải”, các hiệp ước về biên giới biển ký với Việt Nam và Phi Luật Tân. Đài Loan vẫn là lò lửa, nhưng đi đôi với áp lực quân sự, Bắc Kinh cũng nhữ miếng mồi trao đổi kinh tế càng ngày càng hấp dẫn.

    Trung Quốc không còn tự nhìn địa vị của mình trên thế giới qua lăng kính “150 năm nhục nhã” nữa. Tự tin, Trung Quốc chuyển sức mạnh và ảnh hưởng của mình qua cái bàn – cái bàn hội nghị. Lịch sự hơn, khôn khéo hơn, uyển chuyển hơn, nhưng không hẵn là tử tế hơn. Với Mỹ, Trung Quốc vẫn tỏ mình vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Tốt với nhau thì tôi là cơ hội của anh. Bởi vậy, từ khi cùng nhau chống khủng bố, anh với tôi chưa bao giờ giao hảo với nhau đẹp đôi đến thế suốt năm 2003.[20] Nhưng con đường của tôi thì tôi vẫn đi, nghĩa là đi lên. Cái mới, cái lạ, cái kỳ diệu trong quan hệ Mỹ-Trung từ sau 11-9 cho đến nay là Trung Quốc “đi lên” mà Mỹ không kịp trở tay vì quá chúi mũi chúi lái vào Trung Đông, vào việc truy lùng, bắt sống, chín hoặc tái, tên Bin Laden ở Afghanistan, vào chiến tranh “giải phóng” ở Irak, vào trường chinh tận diệt sào huyệt khủng bố trên khắp địa cầu. Hai ba năm thấm thoắt có ra gì, ngoảnh mặt lại Bắc Kinh đã chiếm hết ảnh hưởng. Cái mới, cái lạ, cái kỳ diệu là chỉ trong khoảnh khắc Trung Quốc đã phát triển sức mạnh mềm hiệu quả không ngờ. Cho đến nay, thế giới chỉ nói đến soft power của Mỹ, bởi vì chỉ siêu cường mới dám tự hào rằng mình có thể chinh phục địa cầu bằng Coca Cola, bằng McDonald, bằng con chuột Mickey, bằng Valentine Day, bằng Hollywood, bằng Harvard, bằng American way of life, bằng chính quyền bởi dân và do dân. Phút chốc, Đông Á bỗng thấy mình nằm lâng lâng trong khói thuốc phiện của một soft power made in China, làm bằng hàng hóa, bằng lưỡi ngoại giao, bằng cung cách đối xử, bằng tất cả sức mạnh vô hình, phi vật chất. Sức mạnh mềm, đó là miếng võ thái cực quyền cực kỳ thiên biến vạn hóa của chàng tân hiệp sĩ.

    http://nghiencuulichsu.com/2014/05/27/van-dai-dung-than/
  9. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    Sẵn sàng rồi hả các bác, Mong là điều đó không bao giờ xảy ra trên mảnh đất hình chữ S này nữa:
    Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 14/CT-TTg về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015. Theo đó, nhằm tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia; đẩy mạnh chống tham nhũng, kiểm soát lạm phát; thực hiện tốt các mục tiêu an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân… Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau: Phát triển mạnh kinh tế biển, gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn, dịch vụ trên biển và các biện pháp bảo vệ ngư trường, tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm ra khơi đánh bắt góp phần bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.
    Về công tác quốc phòng, an ninh, Thủ tướng chỉ đạo: tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Có có phương án tác chiến cụ thể ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, bảo đảm an ninh kết hợp phát triển kinh tế; tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, làm chủ trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài hiện đại.
    Thực hiện quyết liệt bằng sức mạnh tổng hợp và các giải pháp đồng bộ, tăng cường thực thi pháp luật trên biển, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia ở biển Đông.
    Ngoài ra, về kinh tế, Thủ tướng cũng nhấn mạnh phải cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung vào các giải pháp về giảm chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và ổn định sử dụng đất, tăng cường tính minh bạch, nâng cao môi trường cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng thương mại và xử lý nợ xấu. Phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 7%.
    Đối với các dự án khởi công mới, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, chỉ bố trí vốn khởi công mới cho các dự án thật sự cấp bách, nằm trong quy hoạch đã được duyệt, đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách, có thủ tục đầu tư theo quy định trước ngày 31/10/2014, đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật và không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
    Đặc biệt, không bố trí vốn bổ sung có mục tiêu nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn gốc; các dự án phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; không bố trí phần vốn điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/06/2013 và không bố trí vốn ngân sách Trung ương cho các dự án sử dụng vốn vay ngân sách địa phương chưa thẩm định vốn hoặc phê duyệt phần vốn ngân sách Trung ương cao hơn mức đã thẩm định...
    TSYcuchuoi_kt115 thích bài này.
  10. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    không đọc hết bài đâu nhưng đại loại bác bảo học cách cẩu khựa nhẫn nhục nhìn chờ bùng lên, nó ở cạnh nó chẳng ấn đầu cho không bao giờ vùng lên nổi ý. vẫn chỉ hi vọng đối sách các quan thôi .

Chia sẻ trang này