1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đối ngoại và hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi duyvu1920, 22/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Topic này lập ra để thảo luận về tiềm năng hợp tác quốc phòng của VN và các nước trên thế giới trong đó hợp tác với các nước có công nghệ và các nước không có công nghệ(để chuyển giao công nghệ đang có cho đối tác :D ) em xin phép đề cử vài nước trong này em loại Nga do quá quen thuộc với anh Nga rồi :D
    1 số quốc gia có thể giúp ta
    -Ấn Độ: 1 quốc gia thân thiện có nền công nghiệp quốc phòng không tệ với vũ khí đa dạng từ châu âu tới nga :D
    -Israel: 1 quốc gia nhà ta đã mua vũ khí và tiếp tục mua vũ khí :D trong đó họ đã cải tiến nhiều vũ khí Nga :D
    -ukraine 1 quốc gia thuộc LX cũ có 1 đống công nghệ từ liên xô mà ta có thể mua,nhờ chuyển giao với giá mềm,TQ cũng nhắm vào UK để chôm công nghệ từ liên xô
    -Cuba 1 quốc gia cực tốt với VN tuy công nghiệp quốc phòng hiện đại yếu nhưng họ đã có những cải tiến không tồi về quốc phòng như gắn pháo 100mm lên xe BTR thành xe tăng bánh lốp :D gắn S-75/125 lên xe tăng để tăng khả năng cơ động,gắn pháo KS-19 và 122mm lên xe tăng T34 để tăng khả năng cơ động và đánh đất,gắn pháo phòng không 23/37mm lên xe BTR thành xe phòng không tự hành và yểm trợ bộ binh,gắn pháo 152mm lên xe tải :D với ưu thế cải tạo những thứ có sẵn,không áp dụng công nghệ cao nên chi phí thấp những thứ cải tiến đều nằm trong trang bị của ta chỉ cần vài chuyên gia qua giúp là ta có thể cải tiến dễ dàng
    -Hàn quốc với ngành công nghiệp đóng tàu rất khá và giá cũng khá mềm
    -Indo 1 quốc gia ĐNA với nền công nghiệp quốc phòng khá mạnh
    -Hà lan với công ty damen với công nghệ đóng tàu tuần tra khá mạnh và ta đang hợp tác rất tốt
    -Nhật Bản với CNQP mạnh nhưng giá cũng cao nên chắc hợp tác hạn chế :P
    -Pháp với tên lửa chống hạm và phòng không khá tốt :D
    1 số quốc gia chúng ta có thể giúp đỡ
    -campuchia thua ta về mọi mặc chỉ có ta giúp họ chứ họ chả giúp gì ta :D
    -Lào cũng như cam mà ta giúp họ để tăng cường mối quan hệ hữu nghị 2 bên :D
    -Phi có chung kẻ thù với ta nên ta có thể phụ giúp họ 1 số chỗ như đạn B41(do phi mua B41 nhái của Mỹ)
    Các bác chắc sẽ thắc mắc do em đã lập pic "vũ khí ngoài Nga" rồi lại lập thêm cái này nhưng Vũ khí ngoài nga thì chỉ tập trung vào từng loại nhỏ còn cái này thì tầm lớn hơn chút :D
    Xong mời các bác bổ sung và chém gió giúp em :D mod có thấy thừa thì khóa chứ đừng ban nick nhé :P
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Topic này cũng cần thiết mà, tiếp tục đi đ/c.
  3. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Em bổ sung thêm có Thales của Pháp khá nổi về radar và các thiết bị quang học. Ngoài ra còn có Đức là nước có nên CNQP khá mạnh, ví dụ như MTU có thể cung cấp cho ta động cơ tăng, thiết giáp và động cơ tàu biển. Thyssen Krupp chuyên đóng tàu ngầm, tàu nổi cho hải quân, nếu nhà ta có ý định xây dựng hạm đội tàu ngầm thứ 2 cỡ 1k-1,5k tấn thì có thể tham khảo anh này (ngày trước các bác nhà ta cũng ngắm nghía hệ thống khử từ của Thyssen cơ mà cuối cùng lại chơi hàng Nga, chắc vì muốn cho đồng bộ) :D
    Gnuhlehcimm, Connuocvietduyvu1920 thích bài này.
  4. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    tiếp theo sẽ là 1 số công nghệ mà em nghĩ nhà ta nên kiếm từ các quốc gia tiềm năng :D
    Ấn độ đã sản xuất được loại pháo tăng tầm cỡ 130mm thích hợp cho pháo M46 của ta với tầm bắn tới 40km nếu chúng ta có được loại đạn pháo này thì ưu thế về pháo binh của ta không thua TQ lại lợi dụng được lượng pháo đang có trong biên chế :D
    israel với dự án nâng cấp pháo 122mm lên khung gầm xe kamaz với ưu điểm cơ động cao,bắn được 360 độ và dùng pháo đang có trong biên chế để nâng cấp nên khá dễ và chi phí không cao(chỉ cao ở xe kamaz phải mua mới và tiền công nâng cấp) có thể tiến hành nâng cấp ở VN theo chuyển giao công nghệ từ israel
    hình ảnh em nó :D
    [​IMG]
    anh bạn tốt cuba với hàng loạt cải tiến :D
    chiếc này giống xe tác chiến sa mạc gì đó của mẽo không biết địa hình đồi núi nhà mình chơi được không :D vũ trang với súng PKM và ags-17/30
    [​IMG]
    em này phải gọi là btr60 tăng :D thích hợp tác chiến trong điều kiện thành phố :D xe đi thoải mái không sợ hư đường có vấn đề là không biết tháp pháo có quay được không :)
    [​IMG]
    sam-2/3 độ cơ động tăng cao,chấp cả địa hình đồi núi :P nếu sau này loại biên sam-2 về phòng không thì em nghĩ dùng để đánh đất hoặc đánh tàu địch cũng khá(nhà ta từng có ý tưởng dùng sam-2 đánh tàu chiến của địch) với đầu đạn to tương đương kh-35 thừa sức bắn hạ tàu chiến hoặc đánh đất :D còn sam-3 thì không biết nếu nâng cấp chuẩn 2tm mà dùng trên bệ này có vấn đề gì không nhỉ :(
    [​IMG]
    [​IMG]
    hình như radar dẫn bắn cho sam-3 cũng được gắn trên xe tăng luôn :D
    [​IMG]
    pháo tự hành D30 trên khung gầm xe bmp :D nhìn không thua 2s1 là mấy :P
    [​IMG]
    pháo 152mm trên khung gầm xe tải :eek:
    [​IMG]
    súng bắn tỉa mambi của cuba nghe bảo phơ được cả trực thăng với xe bọc thép uy lực chắc hơn khẩu 12.7mm của ta do nó dùng đạn 14.5mm ;)
    [​IMG]
    gắn pháo 37mm lên khung btr60 bắn máy bay không biết thế nào nhưng em nghĩ bắn bộ binh và xe bọc thép tốt vả lại btr60 của ta có cửa chui phía trên hơi ngán :P chắc tương lai ta cũng nên thay bằng loại mới như btr80 chả hạn
    [​IMG]
    lần sau em sẽ nói tới mấy anh khác :P
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Cuba còn sx cả súng máy dùng đạn...phê này nữa đấy:P

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 23/06/2014
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    @duyvu1920 : trích "-Nhật Bản với CNQP mạnh nhưng giá cũng cao nên chắc hợp tác hạn chế :P"
    theo mình nghĩ Hợp tác với Anh Nhật này rất có triển vọng, thời gian vừa qua Nhật có nhiều chuyển biến trong chính sách quốc phòng an ninh và hợp tác với các nước, chịu chơi và ra mặt với TQ.
    khả năng mình hợp tác và được họ hổ trợ sẽ rất cao
    triễn vọng: Tàu chiến tàu ngầm, CNTT điện tử phục vụ QP
    Lần cập nhật cuối: 22/06/2014
    duyvu1920 thích bài này.
  7. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Hé hé bỏ qua anh Tàu khựa là không tốt đâu:)
    Này nhóe: Công nghệ nhái, cọp TBQS thượng thừa hơn cả anh Cu, dại gì ta không học khựa...
    Học hỏi luôn công nghệ chế tạo dàn hỏa lực mồm nổi tiếng sát thủ nhà khựa, đến nổi đại ca Gấu, Mẽo, Nhật... cũng sun trim.
    Học chiến thuật biển người dùng chiến tranh để cân đối khủng hoảng thừa nhân khẩu và tiện thể tiễn IQ thấp lên thiên đường đào tạo.
    Đậc biệt là phải thuổng được vũ khí đệ nhất thiên hạ của khựa là biến bành trướng, bá quyền thành hòa bình, hữu nghị. Biến kẻ côn đồ hoang dâm, tham lam vô độ thành người tử tế không có gen ác trong tế bào !?
    Còn nhiều thứ hay để hợp tác và học hỏi chính anh khựa để dĩ độc trị độc chứ?
    Các bác bổ sung thêm:cool:
  8. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Vũ khí Nhật giá cao là do trước đây nó chỉ sản xuất số lượng vừa đủ cho quân đội nó dùng, ko xuất khẩu thành ra chi phí R&D, sản xuất sẽ bị phân bổ cho số lượng nhỏ vũ khí. Hiện tại thì BQP Nhật đã cho phép XK các trang thiết bị quân sự thì tự khắc các chi phí kia sẽ bị chia nhỏ ra, giá thành sẽ giảm sớm thôi bác ạ :D
    vaoxemchoi, su_30hanhgl thích bài này.
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    àh không thể quên anh bạn BTT với truyền thống tên lửa được :P hiện tại Kim cháu đang có xích mích với tập lọ có lẽ nhà ta kiếm 1 ít công nghệ tên lửa như scud-d chả hạn :D nói gì thì nói có tên lửa cũng ấm cật được 1 chút với anh béo :P
    hàn quốc có con đổ bộ makassar khá hay trong tương lai nếu nhà ta tính đến chuyện tái chiếm HS hay đổ bộ bảo vệ trường sa thì cần phát triển em nó :D indonesia mua 2 con giá 150tr usd kèm cả chuyển giao công nghệ ;) khá là rẻ cho 1 con tàu choán nước tới 8400 tấn có cả công nghệ chuyển giao :D nếu nhà ta làm được thì biến thành tàu KN :P đảm bảo chấp hết tàu TQ
    [​IMG]
    àh còn anh bạn singapore với công nghệ gắn igla lên xe M113 nếu được giúp đỡ thì ta gắn lên xe M113 hiện có thành xe phòng không cơ động tầm thấp khá oke :D
    [​IMG]
    Gnuhlehcimm, Hoankidosu_30 thích bài này.
  10. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    Báo quân đội Mỹ nói về triển vọng hợp tác với Việt Nam

    Tin Nóng) Báo Stars and Stripes của quân đội Mỹ ngày 18.6 có bài viết về triển vọng hợp tác với quân đội Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc gây căng thẳng khi hạ đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam.
    [​IMG]
    Tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) của Hạm đội 7 Mỹ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng cùng khu trục hạm USS John S. McCain (DDG 56) ngày 10.4.2014. Mỹ đang muốn Việt Nam cho phép thêm nhiều lượt tàu chiến Mỹ ghé thăm các cảng Việt Nam - Ảnh: Hải quân Mỹ

    Với đầu đề “Changing times: Door may open to US military at former Vietnam War hub” (Thời khắc thay đổi: Cửa có thể mở cho quân đội Mỹ vào trung tâm cuộc chiến Việt Nam trước đây), bài báo cho rằng dù có nhiều nghi ngờ về việc chia sẻ cảng nước sâu Cam Ranh rất giá trị ở Biển Đông cho quân đội Mỹ, nhưng sự đón chào tàu chiến và máy bay Mỹ thăm Việt Nam đang gia tăng.

    Khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu khí Hải Dương – 981 vào vùng biển Việt Nam đầu tháng 5.2014, sự bế tác giải quyết tranh chấp này đã làm tăng tốc sự ấm lên của mối quan hệ quân sự Mỹ - Việt Nam như vài sự kiện khác có thể có, các nhà phân tích quốc phòng và ngoại giao nói với báo Stars and Stripes sau một hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực tại Shangri-La (Singapore) vừa qua.

    Tuyên bố của Trung Quốc đòi chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, chủ yếu dựa trên những điều mà họ gọi là "khám phá lịch sử", đang đe dọa chủ quyền của Việt Nam với vùng biển và hải đảo giàu tài nguyên gần thềm lục địa của họ. Mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng lợi ích của Việt Nam - cùng với những quốc gia khác tiếp giáp với Biển Đông - là phù hợp với các nguyên tắc của Mỹ về tự do hàng hải và luật pháp quốc tế.

    Mỹ cũng muốn bảo vệ nền thương mại của Mỹ trị giá 1.200 tỉ USD/năm (số liệu 2012) thông thương qua tuyến đường biển trên Biển Đông.

    [​IMG]
    Tàu hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa - Ảnh: Độc Lập

    “Mối quan hệ quân sự Mỹ - Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong vài năm qua, và phát triển rất nhanh chóng kể từ năm 2010. Sự quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ chỉ tiếp tục thuyết phục Việt Nam rằng họ nên mở rộng liên minh quốc tế, trong đó có Mỹ”, ông Christian Le Mière, chuyên viên cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Mỹ) nói.

    Hải quân Mỹ đã viếng thăm cảng Đà Nẵng trong những năm gần đây, tham gia vào các hoạt động thể thao và thăm tàu với thủy thủ Việt Nam, và thực hiện một cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ chung năm ngoái. Sự tiếp cận nhiều hơn của các tàu Hải quân Mỹ đến vịnh Cam Ranh, phía nam Nha Trang, sẽ là một bước tiến lớn trong mối quan hệ quân sự của hai nước.

    Cảng nước sâu này chỉ cách đại dương khoảng 10 km, và cơ sở hậu cần của nó có khả năng chứa các tàu sân bay, các cơ sở này gần đây đã được chi hàng triệu USD để nâng cấp. Sân bay Cam Ranh được sử dụng cho cả mục đích thương mại lẫn quân sự.

    Bộ chỉ huy hậu cần Mỹ đã từng đưa tàu hậu cần vào Cam Ranh để sửa chữa, chiếc đầu tiên vào cảng này cùng lúc với cuộc viếng thăm Cam Ranh của Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là ông Leon Panetta năm 2012, nhưng đến nay vẫn chưa có chiến hạm nào của Hải quân Mỹ đến thăm cảng kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

    Ngày 31.5.2014, tại đối thoại an ninh quốc phòng Shangri-La ở Singapore, có sự tham dự của các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc, Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã nói rằng cảng Cam Ranh đón chào cả thương mại và quân sự các nước.

    “Việt Nam nhận thấy rằng thật là một sự lãng phí nếu vịnh Cam Ranh không được đưa vào sử dụng, vì vậy chúng tôi đang xem xét việc đầu tư, quản lý và xây dựng cảng để cung cấp dịch vụ cho tàu thuyền của các nước”, tướng Phùng Quang Thanh nói.

    Tuy vậy, các nhà phân tích đồng ý rằng Việt Nam sẽ tiếp cận thận trọng trong quan hệ với Mỹ, cân bằng các mối quan hệ với những cường quốc khác. Nga vẫn là nước cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Việt Nam. Nga đang đóng sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam, và họ sẽ có sự hiện diện thường xuyên tại Vịnh Cam Ranh.

    Hầu hết các nhà phân tích không nhìn thấy sự hiện diện của Nga như là một điểm gắn bó. Nhưng sự hiện diện luân phiên của Mỹ tại Vịnh Cam Ranh, tương tự thỏa thuận ấn tượng hồi đầu năm nay giữa Mỹ và Philippines khi cấp quyền cho lực lượng Mỹ đến các căn cứ của Philippines, là một trong số các câu hỏi chưa có lời đáp cho bây giờ.

    [​IMG]
    Tàu hậu cần USNS Richard E.Byrd của Mỹ neo đậu để sửa chữa tại vịnh Cam Ranh, ngày 24.5.2012 - Ảnh: Trần Đăng

    [​IMG]
    Tàu hậu cần USNS Amelia Earhart (T-AKE 6) của Mỹ đang được sửa chữa tại vịnh Cam Ranh, ngày 1.5.2013 - Ảnh: Nguyễn Chung

    Thay vào đó, Mỹ và Việt Nam có thể gửi một thông điệp hiệu quả đến Trung Quốc thông qua các chuyến viếng thăm cảng thường xuyên, các chuyến vào tiếp nhiên liệu và các biện pháp khác, theo phân tích của chuyên gia Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales (Úc), là người có mặt ở Hà Nội lúc Trung Quốc tiến hành hành vi gây hấn đầu tháng 5 vừa qua.

    Việt Nam đã dọn đường cho quan hệ nói trên với Mỹ khi ngày 21.5 vừa qua đã có một quyết định quan trọng là tham gia Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PSI), ông Thayer nói.

    PSI do Mỹ và Ba Lan khởi xướng vào năm 2003 là một nỗ lực quốc tế để ngăn chặn các tàu thuyền chở vũ khí hủy diệt hàng loạt, và đã thu hút được chữ ký từ hơn 100 quốc gia.

    Lúc đó Việt Nam cùng với Trung Quốc phản đối, cho rằng PSI vi phạm luật pháp quốc tế, và Việt Nam đã thay đổi quan điểm này vào tháng trước.

    Vấn đề này được giáo sư Thayer nhận định rằng: “Đó là một giải pháp để yêu cầu Mỹ hỗ trợ Việt Nam về khả năng tiến hành trinh sát và giám sát hàng hải, liên kết với hệ thống radar trên bờ cùng thiết bị kỹ thuật khác”.

    Sự gia tăng hiện diện của Mỹ có thể buộc Trung Quốc giảm bớt các hành động hung hăng trong khu vực, đồng thời cho thấy Việt Nam chẳng có hành động khiêu khích nào chống lại Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tàu Trung Quốc (trái) hung hăng lao vào đâm húc tàu cảnh sát biển Việt Nam, ngày 21.6.2014 gần khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Độc Lập

    Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc cáo buộc nhau về các vụ đâm tàu ở khu vực giàn khoan làm tăng thêm căng thẳng, nhưng rõ ràng là Việt Nam không có khả năng đâm tàu trước các tàu thuyền Trung Quốc lớn hơn nhiều.

    Các tàu bảo vệ bờ biển của Việt Nam có chưa đến 40 chiếc, hầu hết là trọng tải nhỏ, độ 400 tấn/chiếc hoặc ít hơn. Trong khi tàu tuần duyên của Trung Quốc gồm hàng chục chiếc có lượng giãn nước lớn hơn hai lần so Việt Nam.

    "Đội tàu của Việt Nam so với Trung Quốc giống như một đội bóng cấp cơ sở chơi với đội hạng chuyên nghiệp, thì bạn đoán xem ai sẽ giành ưu thế?”, giáo sư Thayer nhận định về vụ Trung Quốc tố cáo bị Việt Nam đâm tàu.

    Tin Nóng
    duyvu1920 thích bài này.

Chia sẻ trang này