1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 01/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gakocanh

    gakocanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    162
    chẳng biết mắt mũi sao mà em đọc có 1 thằng :D
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vụ đạn B-40 có mảnh là do lỗi ko am hiểu về vũ khí của em...hehe...tg viết là qủa B -40 nổ xong rồi 'nhiều mảnh kim loại sắc nhọn găm vào tay, chân...nên e suy ra mấy mảnh đó chắc là của đạn B-40 chứ còn ở đâu chui ra nữa...giờ mới thấy mình sai...
    usadok, dudu5, lamnhabinh3 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tauss nghĩ ở Tuy Hòa cũng giống như ở Hawaii vậy. Anh cùng bạn bè chơi bóng bầu dục và bóng rổ dưới những cơn gió nhẹ làm lá cọ rung rinh. Gần như anh đã quên phắt cả quân đội lẫn cuộc chiến tranh này.

    Những thứ còn làm anh gợi nhớ chính là những rắc rối đến từ các sĩ quan hậu phương. Họ luôn làm phiền Tauss cùng những chú lính khác vì những vi phạm rất nhỏ nhặt như: Tóc để dài quá, ko cài nút áo hay áo bỏ ngoài quần. Tauss và hầu hết binh lính đều tỏ vẻ bất cần. Họ nói: “Mẹ nó, bọn họ còn làm gì được ta nào? Gửi bọn mình tới VN chăng?”.

    Tất nhiên là ở Tuy Hòa ko phải lúc nào cũng vui cả. Vẫn còn cuộc chiến tranh để mà chiến đấu, nhưng cuộc chiến ở đây khác hẳn trên Tây Nguyên.

    Kẻ thù chủ yếu ở Tuy Hòa là quân chủ lực VC. Thường chỉ hoạt động theo những toán nhỏ từ 5 đến 6 người. VC chủ yếu hoạt động vào ban đêm, vận chuyển trang bị, tiếp tế, phục kích các đơn vị đồng minh hay nã vài quả đạn cối xuống vị trí của họ.

    Vì thế mà hầu hết các hoạt động của lữ 173 quanh Tuy Hòa đều được diễn ra ở cấp trung đội. Những trung úy trẻ tuổi chỉ huy các trung đội có cơ hội hoạt động độc lập, mà ko bị đại đội trưởng giám sát. Những cuộc hành binh ở Tuy Hòa đã cho các sĩ quan nhiều kinh nghiệm rất quí giá.

    1 người thu thập được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong thời gian ở Tuy Hòa là trung úy David S. Holland, chỉ huy trung đội thuộc đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/503. Holland là 1 sĩ quan bé loắt choắt, đeo kính cận, 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học Virginia, tới nam VN lần đầu tháng 8 năm 1966 làm sĩ quan quân cảnh. Anh đã hoàn tất kỳ hạn phục vụ 1 năm của mình với 1 tiểu đoàn quân cảnh ở Sài Gòn mà vẫn cho rằng mình chưa được nếm mùi chiến tranh. Anh ko muốn 30 năm sau sẽ kể chuyện cho mấy đứa cháu tương lai cái việc cứ phải bắt giam rồi lại thả ra mấy tên say xỉn suốt cuộc chiến. Thế nên khi kết thúc kỳ hạn, Holland đã xin thuyên chuyển sang bộ binh.

    Cuối tháng 9, Holland đã tới trình diện trung tá David J. Schumacher, lữ đoàn phó lúc trước và giờ là chỉ huy tiểu đoàn 1/503. Schumacher gửi Holland xuống cho đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/503. 1 chiếc trực thăng chổ quân slick đã trưa đó đã chở Holland đến nơi đóng quân dã ngoại của đại đội Alpha. Vừa nhảy ra khỏi 'con chim sắt 'Holland lập tức hối hận vì quyết định của mình. Anh phải giáp mặt với những thằng lính hôi hám, dơ dáy, nhếch nhác nhất có thể tưởng tượng ra được. Holland ko mảy may nghi ngờ rằng chỉ ít tuần nữa thôi là mình cũng sẽ giống bọn họ.

    Những tuần lễ sau đó, Holland chỉ huy 25 cậu lính trong trung đội hành quân rất nhiều. Anh đã nâng cao kỹ năng chỉ huy chiến đấu qua hàng chục những cuộc đụng độ nhỏ. Dù lúc trước đã từng nghi ngờ về năng lực tác chiến của mình thì nay Holland đã nhanh chóng lấy lại sự tự tin.

    Tác chiến ở Tuy Hòa thường là những cuộc đụng độ chớp nhoáng với những toán VC nhỏ. Các tiểu đội súng trường sẽ tổ chức phục kích dọc theo tuyến đường mà VC có thể di chuyển rồi sau đó họ chỉ đợi xem kẻ nào sẽ lọt vào cái bẫy đã giăng.

    Những đại đội súng trường của lữ 173 dùng rất nhiều thời gian để tuần tra trên các dãy núi nằm ven bờ biển tỉnh Phú Yên. Mặc dù núi ở đây không hiểm trở như tại Đắk Tô, nhưng chúng vẫn là nơi ém quân lý tưởng của đối phương. “Thiên binh” phải mò đến nơi để đánh tróc rễ VC. Họ đã có thành công và cũng có cả thất bại.

    đại đội Charlie tiểu đoàn 1/503, cho cả 3 trung đội đi truy quét. Một ngày kia họ đến 1 trảng trống. Lính trinh sát thận trọng nhích từng cm để tiến lên trước. Họ nhanh chóng quay lại báo 1 tin tốt lành. Trong khu rừng phía trước có 1 đơn vị VC, đang say ngủ. Lính đại đội Charlie triển khai ra bao vây chỗ đóng quân đó. Chỉ trong phút chốc số địch này đã bị xóa sổ.

    Trung úy Charles D. Brown, chỉ huy 1 trung đội của đại đội Charlie. Khác với những sĩ quan khác trong lữ 173, trung úy Brown, chưa học qua đại học. Brown sinh năm 1944 và lớn lên ở Orlando, Florida. Dù có cha là 1 đội trưởng thuộc sở cảnh sát Orlando, Brown lại là 1 gã trai trẻ quậy phá suốt ngày, nhậu nhẹt, học hành lẹt đẹt. Năm 1964, sau 2 năm tốt nghiệp trung học, anh mới nhận ra tương lai vô định của mình. Brown bèn nhập ngũ để định hướng cho cuộc sống.

    Sau 2 năm làm lính trơn, Brown xin đi học sĩ quan và được chấp nhận. Năm 1966 Brown được phong sĩ quan. Đến năm sau thì sang nam VN.

    Trong quá trình ở Biên Hòa, Brown nghe nói đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/503 là đại đội giỏi. Thế nên anh leo lên trực thăng bay tới nơi đóng quân dã ngoại của đơn vị. Anh đánh thức đại úy Kirby Smith khi đó đang ngủ say dậy và đề đạt nguyện vọng muốn làm thành viên của đại đội Charlie. Smith cáu kỉnh gặng hỏi: “Cậu gọi tôi dậy chỉ vì việc ấy thôi sao?”.

    Brown quả quyết xác nhận.

    Dù rất cáu, đại úy Smith cũng phải ngưỡng mộ sự táo bạo của Brown và cho anh làm đại đội phó. Brown ở cương vị này mấy tháng rồi mới qua nắm trung đội 3 ngay trước lúc rời Đắk Tô.
    Lần cập nhật cuối: 24/06/2014
    usadok, gaume1, gakocanh4 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cho em hỏi 'machine-gun bolt' tiếng Việt là gì ạ?...thanks
  5. ruoitrau

    ruoitrau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2001
    Bài viết:
    1.892
    Đã được thích:
    1.079
    bolt là khoá nòng, còn lại thì chịu :D
  6. lamnhabinh

    lamnhabinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    42
    theo giáo sư ****op thì nó là máy súng:D
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vậy khóa nòng, cơ bẩm và qui lát là 1 đúng ko các bác...trong đại liên thì nó nằm chỗ nào nhỉ...và chức năng để làm gì...kiến thức về nguyên lý cấu tạo súng ống e mù mờ lắm, nhờ các bác chỉ giúp...thanks
  8. gakocanh

    gakocanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    162
    bác phải mời giáo sư huyphuc vào thôi.chứ cái này anh em hiểu lơ mơ lắm :D
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    1 hôm trong khi đang cho trung đội đi xuống lối mòn trên miền núi Tuy Hòa, Brown nghe thấy có tiếng chiêng. Sau khi quan sát, Brown thấy tiếng chiêng là do 1 ông già ở ngôi làng gần đó đánh lên để báo cho VC biết sự hiện diện của trung đội. Do sợ sẽ bị phục kích, Brown tì người vào 1 thân cây, đưa khẩu CAR-15 lên vai và giết kẻ báo tin chỉ bằng 1 phát đạn.

    “Thấy chưa” Brown nói với đám lính mới trong trung đội. “Nhiều khi ta chỉ cần bắn 1 phát. Đừng có lúc nào cũng sử dụng nấc bắn liên thanh. Phải tiết kiệm đạn, phát nào chắc phát nấy.”

    Thật là tàn ác nhưng thực tế chiến tranh rất cần những bài học như thế.

    Trung úy Alfred A. Lindseth, đại đội Bravo, tiểu đoàn 4/503 là người mắt thấy tay nghe giá trị của bài học này. Lindseth, 1 anh chàng có tao nhã có vẻ đẹp rất babi, tốt nghiệp West Point khóa 1966 tới gia nhập đại đội Bravo sau trận đánh ngày 10 tháng 7. Trung úy Ligon là bạn cùng khóa với Lindseth hồi còn ở học viện. Được chỉ huy trung đội hỏa lực của đại đội Charlie nhưng ko thích, anh đã xin chuyển qua đại đội Bravo. Từ 1 anh nông dân 23 tuổi cùng Bắc Dakota, Lindseth cảm thấy như cá gặp nước khi làm chỉ huy trung đội súng trường và thực tế anh là 1 trong những trung đội trưởng giỏi nhất toàn lữ. Anh liên tục rèn luyện để nâng cao kỹ năng tác chiến và truyền sự tự tin của mình cho các binh sĩ.

    Lindseth và trung đội 1 ngày kia cũng tới vùng núi nơi trung úy Brown đã hạ sát ông lão cơ sở của VC. Lindseth rất tự hào vì quân của mình vì họ đã men theo triền núi rất êm ko 1 tiếng động. Anh còn đang tự mãn về tài năng chỉ huy 1 đơn vị của mình thì 1 loạt đạn kéo anh về với thực tại.

    Khi ngưng tiếng súng, Lindseth vội lên chỗ tiểu đội xích hầu. Anh dược cho biết có 4 bộ đội Bắc Việt trang bị đầy đủ cũng đi trên đường hướng về phía trung đội, vừa đi vừa nói chuyện. Khi tiểu đội đi đầu của Lindseth nhìn thấy địch, có 3 lính đã nổ súng, mỗi lính dù bắn hết 1 băng đạn M16.

    Thật khó hiểu khi chỉ có 1 lính Bắc Việt bị giết, còn 3 người kia chạy thoát. Lindseth rất bực bội. Thế quái nào mà súng M16 của 3 người lính lại có thể bắn trượt 3 trong 4 mục tiêu chỉ cách xa có mấy mét? Anh liền tuyên bố sẽ tăng cường các bài tập xạ kích.

    Trong khi các tiểu đoàn 1/503 và 4/503 vui chơi trên các bãi biển Tuy Hòa và đánh nhau với quân VC địa phương, thì chiến đoàn đặc nhiệm 77 đang tiến vào thung lũng Tu mơ Rông. Khu vực rộng lớn ở phía bắc Đắk Tô này bị tình nghi chứa chấp 1 sở chỉ huy cấp trung đoàn bộ đội Bắc Việt. Chiến đoàn 77 phải tìm ra nó.

    Những chiếc Slick chở tiểu đoàn 2/503 tới lối vào phía nam của thung lũng Tu mơ Rông. Pháo đội A, tiểu đoàn 3/319 thiết lập 1 trận địa pháo cách đó không xa trong lúc các đơn vị VNCH và biệt kích mike force chiếm lĩnh vị trí chốt chặn trên phía Bắc. Các đại đội súng trường của tiểu đoàn 2/503 sẽ truy quét lên phía Bắc, lùa quân Bắc Việt đến chỗ quân VNCH.

    Tiểu đoàn 2/503 đã sục sạo thung lũng trong gần 3 tuần lễ. Cũng như ở Đắk Tô, các “thiên binh” tìm thấy rất nhiều dấu vết của bộ đội Bắc Việt nhưng ko gặp tên lính nào. Khi thấy rõ là ko có sở chỉ huy cấp trung đoàn nào của quân Bắc Việt trong khu vực, thì chiến đoàn đặc nhiệm 77 được lệnh rút ra.

    Đại đội Bravo và đại đội Charlie, tiểu đoàn 2/503 đã được máy bay Chinooks bốc ra. Đại úy Ken Smith thì lại được báo sẽ ko có máy bay nào tới chở đại đội của mình. Anh có thể chọn giữa việc phải trú lại qua đêm rồi sẽ được bốc ra sáng hôm sau hoặc lội bộ ra khỏi thung lũng đến đường 14 và được xe tải chở về.

    Smith chẳng khoái lựa chọn nào hết. Cả 2 cách đều rất nguy hiểm. Nhưng vì chẳng muốn phải qua đêm 1 mình trong 1 khu vực thù địch nên Smith đã chọn cách hành quân bộ ra khỏi thung lũng. Anh yêu cầu pháo binh dựng 1 bức tường lửa di động đi phía trước tuyến hành quân. Chỉ khi đó anh mới cảm thấy tự tin về cơ hội đột phá nếu bị quân Bắc Việt kéo tới bao vây.
    DepTraiDeu, lamnhabinh, usadok6 người khác thích bài này.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tuy 3 mà 1, tuy 1 mà 3 :D 3 từ này chính xác thì để chỉ 3 thứ khác nhau, nhưng thực tế chúng đi luôn đi liền nhau nên có dịch lệch tí cũng ko sao. Cụ tỉ thì:

    - Khóa nòng (bolt) nằm chính giữa máy súng, trông như ngón tay dùng để đẩy đạn vào buồng nổ.
    - Cơ bẩm là từ cổ ít còn đc dùng, nay hay dùng từ bệ khóa nòng (bolt carier), là cái cục sắt để đặt khóa nòng vào đó, chịu lực nổ thay cho khóa nòng.
    - Quy lát là từ phổ biến thay cho từ chính thức là tay kéo khóa nòng (bolt handle), đương nhiên dùng để thò tay lên kéo khóa nòng, thường nằm bên phải súng, cũng có khi ở phía sau bên trên máy súng như M16.

    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này