1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Báo cáo thì chắc chắn là phải báo cáo với bộ tư lệnh, có thể không muốn làm dân chúng hoang mang nên không cần phải thông báo với trên truyền thông. tq tập trận ở Vịnh Bắc Bộ nhưng là phần phía tq, khu vực đã được phân chia khi đàm phán vịnh Bắc Bộ, Việt Nam không thể phản đối cũng như nếu Việt Nam tập trận trong lãnh hải Việt Nam
    kienquoc, Connuocviet, yetkieu2 người khác thích bài này.
  2. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    hàng xóm nhà bạn đái trên đất nhà nó mùi bay sang nhà bác, bác phản ứng thế nào, hay cũng chỉ lẩm bẩm chửi ... cẩu cũng tập trận trên vùng biển gần nhật , anh nhật bổn chưa đưa phản ứng, Vịt thì tuổi gì thế.
  3. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
    Khi VN loay hoay, Campuchia đã 'âm thầm' tiến
    Quote:
    Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất.

    Giữa những bộn bề lo toan của những tháng vừa qua, một thông tin có thể khiến nhiều người phấn khởi: Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao, vượt cả nước luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan.
    Các thị trường truyền thống đang "ấm" trở lại. Philippines đã ký hợp đồng mua 800.000 tấn cho năm 2014, Malaysia mua 200.000 tấn và khả năng sẽ hợp đồng mua tiếp từ nay đến cuối năm, Indonesia cũng đang rục rịch mua gạo Việt Nam. Tuy nhiên, TQ hiện vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất 7 tháng qua, dù tháng 5 và 6 có giảm.

    Nhìn chung, theo đánh giá của chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn Hùng Linh, nhiều tín hiệu thị trường đáng mừng xuất hiện. Các thị trường truyền thống của gạo Việt Nam ở châu Á đang hồi phục.

    [​IMG]

    Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao. Ảnh minh họa
    Cơ hội thị trường hiếm có nhưng ngắn hạn

    Biến động chính trị ở Thái Lan đã tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường gạo quốc tế.

    Chính quyền quân sự nước này đã thanh toán xong khoản nợ khổng lồ 3 tỷ USD cho 800.000 hộ nông dân nước này. Tiếp theo là thành lập hơn 100 đội liên ngành điều tra tình hình thực tế dự trữ gạo tại 1.800 kho khắp cả nước trước nhiều cáo buộc tham nhũng cùng với lệnh ngừng xuất khẩu gạo khiến cho gạo Thái Lan đột nhiên biến mất khỏi cuộc chơi trên thị trường quốc tế. "Đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu gạo thế giới", một chuyên gia Thái Lan đánh giá trên tờ Bangkok Post.

    Mặt khác, gần 2 triệu lao động nhập cư bất hợp pháp ở Thái Lan chủ yếu làm trong các cơ sở xay xát, chế biến lương thực bị ảnh hưởng biến cố chính trị cũng tác động lớn đến ngành chế biến lương thực và xuất khẩu gạo Thái suốt 2 tháng qua.

    Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đưa ra nhận định: "Các yếu tố trên chắc chắn sẽ đẩy giá gạo Thái Lan xuất khẩu lên ít nhất 20 USD/tấn trong thời gian vào những tháng cuối năm. Cộng với hiện tượng El Nino ở Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới) sẽ thành động lực và áp lực lớn cho các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu phải tranh thủ tăng nhanh nhập thêm, thay vì giãn tiến độ chờ giá giảm như thường lệ".

    Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, năm 2014 sẽ là năm thứ 4 sản xuất lương thực trên thế giới tiếp tục được mùa và dự trữ gạo sẽ tiếp tục tăng cao. Do vậy, khó khăn sẽ dồn về phía các quốc gia sản xuất gạo. Do đó, Thái Lan và Ấn Độ đã có tín hiệu giãn tiến độ xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường của họ.

    Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết El Nino vốn là "thảm họa" thường xuyên của Ấn Độ đang quay trở lại ở quốc gia này đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu gạo của Ấn. Các thông tin từ Ấn Độ cho biết, lượng mưa đã giảm mạnh và diện tích trồng lúa cũng đang giảm theo. Nếu tình hình thời tiết cực xấu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh hơn nữa đến thị trường gạo thế giới.

    Ngoài ra, về phía cầu cũng xuất hiện một số biểu hiện không bình thường, như hiện tượng TQ và một số quốc gia khác như Philippines, Malaysia đột ngột tăng dự trữ quốc gia.

    Tình hình trên tạo ra thời cơ thị trường khá tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, các DN xuất khẩu gạo nhấn mạnh: "Thuận lợi này chỉ mang tính ngắn hạn. Hơn nữa, thị trường TQ dù chiếm sản lượng lớn song vẫn là nguy cơ tiềm ẩn khó lường". Thực sự TQ tăng lượng nhập khẩu gạo từ đầu năm tới nay chủ yếu là để tăng dự trữ gạo quốc gia. Hiện TQ đang là quốc gia có lượng gạo dự trữ cao nhất thế giới. Theo một số liệu, lượng gạo nước này dự trữ đủ cho 1,4 tỷ dân của họ ăn trong 190 ngày, trong khi đó phần còn lại của thế giới chỉ dự trữ cho 71 ngày.

    Giá tăng, lợi ích vẫn không vào nông dân

    Theo logic thông thường, lúa gạo bán được giá thì nông dân là người trực tiếp sẽ được hưởng lợi. Song thực tế có như vậy?

    Một DN xin giấu tên thẳng thắn thừa nhận: "Tính đến nay, các DN trong nước đã mua tạm trữ trên 70% kế hoạch đề ra. Khi giá xuất khẩu tăng cao, kéo theo giá lúa tăng thì thực sự nông dân đã bán gần hết. Chỉ những DN tạm trữ là hưởng lợi. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bế tắc kéo dài, thì đây (giá gạo xuất khẩu tăng - PV) vẫn là tín hiệu tốt".

    Tại các tỉnh ĐBSCL, vựa lúa xuất khẩu chính của các nước, nhiều nông dân ngẩn ngơ tiếc rẻ vì đã bán hết lúa thu hoạch thời gian trước, nay giá thu mua tăng cao thì đã không còn lúa để bán. Thực ra, người trồng lúa không có sự lựa chọn nào khác, vì áp lực nợ vay và nhu cầu tiêu dùng gia đình đè nặng khiến thu hoạch xong phải bán ngay để thanh toán, trang trải. Trong khi đó, chi phí cho các loại phân bón và vật tư nông nghiệp, xăng dầu vẫn liên tục tăng.

    Một điều hoàn toàn bất ngờ nữa là, do giá gạo xuất khẩu tăng, giá lúa tăng đã đẩy không ít DN chế biến và kinh doanh lúa gạo đến chỗ lỗ hoặc phá sản. Ở VN có đặc thù là các DN khi ký hợp đồng bán gạo đều không phải có hàng sẵn, mà ký xong mới lo đi thu mua về chế biến rồi giao khách hàng. Với cách làm này, nếu may mắn sẽ lời rất lớn, ví dụ lúc ký giá gạo cao, còn lúc giao hàng giá gạo xuống. Nhưng ngược lại thì cũng rất rủi ro.

    Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, chỉ ra: "Nông dân chẳng còn lúa để bán, DN chế biến và xuất khẩu cũng bị chết theo do họ đã ký hợp đồng từ trước với giá thấp. Nay giá tăng, đầu vào cao mà đầu ra trót ký thấp, chết là cái chắc!". Ông cho biết thêm, rất nhiều DN chế biến và xuất khẩu ở An Giang phải khóc ròng vì giá xuất khẩu tăng cao!

    Vậy ai là người hưởng lợi từ giá xuất khẩu gạo tăng cao? Ông Nguyễn Minh Nhị phân tích: "Đừng nghĩ rằng, lợi ích này không bay lên trời thì rơi xuống đất! Không có đâu. Nó bay vào không trung! Kinh tế là kinh bang tế thế, phải rất linh hoạt, khôn ngoan, sát với thị trường. Người trồng lúa và nhà chế biến kinh doanh lúa gạo của Việt Nam rời rạc, cắt khúc, không gắn kết với nhau, không gắn với thị trường. Với kiểu quản lý của ta như 10 năm qua thì lúa tăng hay giảm cũng đều thiệt hại cho nông dân và DN".

    Cho đến giờ phút này, lúa gạo Việt Nam vẫn chưa có thị trường ổn định. Thuận lợi về giá như năm nay vẫn mang tính "cơ hội" nhiều hơn là do ta chủ động tạo lập nên. Và do cách quản lý điều hành sản xuất nông nghiệp "phập phù", người trồng lúa và nông dân lẫn DN sản xuất, chế biến và kinh doanh của Việt Nam luôn trong trạng thái may rủi, thua nhiều hơn thắng. Ngay cả khi có "cơ hội" giá tốt từ thị trường mang lại thì luôn bị động nên chẳng có sự chuẩn bị, cuối cùng lợi ích chẳng hưởng được.

    [​IMG]

    Gạo Battambang nổi tiếng của Campuchia. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
    VN loay hoay, Campuchia đã "âm thầm" tiến

    1/4 thế kỷ qua, VN luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu. Song giá gạo của chúng ta luôn lệ thuộc nặng nề vào những biến động thất thường của thị trường gạo thế giới.

    Theo số liệu của Bộ Công thương, diễn tiến phập phù của thị trường gạo Việt Nam từ năm 1989 đến nay như sau:

    - Giai đoạn 1989 - 1994: Giá gạo xuất khẩu bình quân 200 USD/tấn

    - Giai đoạn 1995 - 1999: Giá xuất khẩu tăng lên 220 - 290 USD/tấn

    - Giai đoạn 2000 - 2003: Giá tụt xuống dưới 200 USD/tấn

    - Giai đoạn 2004 - 2008: Giá gạo vượt ngưỡng 200 USD/tấn, liên tục tăng lên và đạt kỷ lục 569 USD/tấn vào năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng lương thực thế giới. Và cũng vào năm này, khi có cơ hội xuất khẩu gạo giá cao rất tốt, thì VN lại bỗng dưng "tạm ngưng" xuất khẩu gạo.

    - Giai đoạn 2009 - nay: Giá gạo tụt xuống 407 USD/tấn vào năm 2009. Sau đó tăng lên 514 USD/tấn vào 2010. Năm 2012 tụt xuống 470 USD/tấn.

    Gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan và Ấn Độ, cùng với gạo Mỹ và Pakistan. Gạo Việt Nam đã từng có được 2 thị trường lớn là châu Á và châu Phi, nhưng từ năm 2000 đến nay, chúng ta luôn bị mất thị trường do không cạnh tranh nổi với gạo Thái Lan. Thị trường châu Phi đã rơi vào tay các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. Tại châu Á, gạo Thái Lan cạnh tranh quyết liệt, có lúc giành thị trường truyền thống của Việt Nam. Đặc biệt, việc xuất khẩu gạo phụ thuộc nặng nề vào thị trường TQ là rất nguy hiểm.

    Trong khi đó, như GS.TS Võ Tòng Xuân chỉ ra, bản thân các biện pháp trong nước lại "chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn và không thực tế nên không giúp ích gì cho nông dân và nhà chế biến - xuất khẩu, ngược lại đã gây khó khăn rất lớn cho họ". Và: "Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát nên nhiều vấn đề vô lý nảy sinh. Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu gạo không đủ mua nguyên vật liệu, giống lúa và máy móc thiết bị nông nghiệp..."

    Trong khi Việt Nam đang loay hoay với bài toán "cơ cấu, tái cơ cấu" thì sản xuất và xuất khẩu gạo của Campuchia đã có bước tiến nhanh đáng kinh ngạc.

    10 năm trước, người ta thường nghĩ Campuchia chỉ sản xuất được gạo "đủ ăn". Song tình hình đã rất khác, hiện gạo Campuchia đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới.

    Điều đáng nói là trong suốt 1/4 thế kỷ qua gạo Việt Nam chỉ "ổn định" với 10 thị trường chính, có lúc trồi sụt quanh con số này. Về thị phần thì gạo Việt Nam định vị ở những quốc gia thu nhập trung bình và thấp, chứ chưa "mon men" vào được những thị trường cao cấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

    Vậy mà Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất này. Không những vậy, cùng phẩm cấp gạo và thời điểm bán, thì gạo Campuchia luôn có giá bán cao hơn gạo Việt Nam từ 30 - 50 USD/tấn.

    Những thực tế trên rõ ràng đang đặt ra cho chúng ta thách thức cần phải cải cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn cho nền SXNN của Việt Nam, thay vì những chính sách, biện pháp nửa vời, thiếu hệ thống.

    Duy Chiến
    karate_hn thích bài này.
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Anh TQ này giống anh "cá gỗ" ... nhà người ta có thịt thì nhà anh cũng có cá, nhưng mà là "cá gỗ"...
    Ko có "cá" thì sợ con anh mếu, nhưng có "cá gỗ" thì cũng có được miếng nào đâu ...

    Vậy là nhà anh cứ diễn mãi bài ca "cá gỗ" ... anh còn mắng con anh, mày chép miệng tận 4 lần, khéo mà ăn mặn khát nước con ơi.

    Anh cứ làm như anh làm chủ thế giới đến nơi, té ra anh còn đang sợ bị thằng láng giềng bé hạt tiêu nó rải thủy lôi chặn họng anh, nên anh đang tập rà phá thủy lôi mé bán đảo Lôi Châu nhìn ra Bái Tử Long ...

    Máy bay anh có hàng nghìn cái thế hệ 4, bao gồm 600 cái J7 giống Mig21 và 400 cái CJ-6 máy bay huấn luyện kiểu dùng trong thế chiến 2. Anh khai thật là chỉ có 560 cái loại J10 trở lên thôi ...
  5. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Bác coi thường tq quá.
    Từ những hoạt động tập trận của tq có thể thấy tq đang tăng cường chuẩn bị chiến tranh trên nhiều mặt trận.
    tq tập dò phá thuỷ lôi là chém gió với chiến lược phong toả hàng hải của Việt Nam trên biển Đông, tăng cường an ninh các quân cảng ở đảo hải nam. các tàu chiến của tq ở phía Nam đang nghiêng về phía tăng cường hoả lực, tầm xa, giảm lượng dãn nước và tăng số lượng tàu chiến để đối phó với lối đánh trên biển của Việt Nam. Hiện nay tốc độ thay máu không quân của tq cũng rất nhanh. dự kiến trước 2020 không quân tq chỉ có các máy bay thế hệ 3++ trở lên. tq không đánh giá thấp Việt Nam. Chúng ta cũng phải tôn trọng đối thủ. Với tầm bắn của Uran- E của Việt Nam hiện nay thì khi vào tầm bắn để phóng tên lửa thì chỉ còn cách phóng hết cơ số tên lửa rồi chạy. Nhưng chưa biết có chạy được không. Hiện nay Việt Nam đang phải nghiên cứu để tăng tầm bắn cho các tên lửa đối hạm. Khi mà lực lượng tàu ngầm chưa hoàn chỉnh sức mạnh thì những động thái của tq đều phải cẩn trọng.
    Sắp tới, tq học tập Nga với I xà thì nhà ta cũng mệt.
    102dk thích bài này.
  6. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
    http://www.doisongphapluat.com/the-...han-3-ly-do-di-doi-gian-khoan-981-a43676.html

    Báo TQ "thú nhận" 3 lý do di dời giàn khoan 981
    Đã nửa tháng trôi qua sau khi Trung Quốc di dời giàn khoan ra khỏi khu vực hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng đến giờ mới có một tờ báo của Trung Quốc phân tích rõ nguyên nhân của vụ việc này.
    Sau khi đột ngột di dời giàn khoan sớm một tháng so với những gì họ tuyên bố, rêu rao ban đầu về hành động thăm dò phi pháp trên Biển Đông, dân Trung Quốc rất chưng hửng và không biết lý do thật sự của vụ việc này.
    [​IMG]

    Giàn khoan 981 của Trung Quốc: Công cụ xâm chiếm Biển Đông
    Các trang báo xuất bản tại Trung Quốc đều trích dẫn lời của ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng "do quá trình thăm dò hoàn tất" và giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương Thạch Du 981) nhận nhiệm vụ mới ở ven đảo Hải Nam. Sau đó trong 10 ngày liên tiếp, tin bài có cụm từ Haiyang Shiyou hay Hải Dương Thạch Du 981 không xuất hiện trên các báo Trung Quốc. Có chăng thì chủ đề về giàn khoan chỉ xuất hiện trên diễn đàn với những lời phân tích bàn luận không chính thống.
    Mãi hôm qua, trang Wlstock chuyên viết về tài chính ở Quảng Đông mới có một bài phân tích với những ý kiến mới hơn về chuyện của nửa tháng trước. Họ không tin vào cách giải thích của Bộ ngoại giao Trung Quốc trong việc di dời giàn khoan mà đưa ra 3 lý do để giải thích sự kiện này.
    Thứ nhất, thời tiết xấu?
    Tờ này phân tích thời tiết xấu là lý do khách quan để di dời giàn khoan vì cơn bão "Thần sấm" mạnh khủng khiếp và không ai chắc nó có thể phá hủy giàn khoan trị giá 1 tỉ USD hay không. Nhưng nếu di dời giàn khoan vì thời tiết thì Trung Quốc có hai cách để thực hiện. Thứ nhất, cho giàn khoan xuống sâu phía nam với lực lượng tàu bảo vệ đông đảo và khi bão tan thì quay về. Phương án này cực kỳ phiêu lưu vì nó sẽ khiến các nước có liên quan tức giận. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chọn giải pháp thứ hai là đưa giàn khoan về luôn đảo Hải Nam và tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ".
    Thứ hai, không thể đùa Việt Nam
    Tờ này cho rằng Trung Quốc không thể ngờ Việt Nam phản ứng mạnh mẽ khi Cảnh sát biển Việt Nam ngày đêm đấu tranh trên thực địa quanh giàn khoan. Tờ này cho rằng Bắc Kinh nhận ra Việt Nam không có dấu hiệu nhượng bộ và nếu tiếp tục thì sẽ “già néo, đứt dây”.
    Khi sự kiên nhẫn đã cạn, Việt Nam có thể nhân vụ này kiện ra quốc tế thì sẽ không hay cho Trung Quốc chút nào, nhất là thời điểm cộng đồng quốc tế đều ủng hộ và bênh vực quan điểm của Việt Nam.
    Thứ ba, sợ quốc tế thù địch
    Lý do thứ ba mà tờ này tin tưởng nhất là Trung Quốc sợ thái độ thù địch của các nước trên thế giới và trong khu vực. Tờ này dùng nguyên văn cụm từ "việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam khiến một loạt nước như Nhật, Australia, Ấn Độ, Philippines thay đổi chính sách quân sự nhằm đáp ứng hiệu quả hơn hành vi của Trung Quốc".
    Nhìn sự thay đổi mang tính bất lợi đó thì Trung Quốc cần phải điều chỉnh.
    THEO MỘT THẾ GIỚI
  7. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
    http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong...n-tranh-giai-quyet-tranh-chap-c46a646938.html
    Báo TQ hô hào chiến tranh giải quyết tranh chấp
    Với luận điệu hiếu chiến của tờ Quân giải phóng, dư luận lo ngại Trung Quốc sẽ lạm dụng vũ lực nhiều hơn để giải quyết tranh chấp trên biển với các quốc gia láng giềng.

    Ngày 28/7, tờ Giải phóng quân của Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của quân đội nước này, đã đăng một bài bình luận thể hiện rất rõ đường lối hung hăng của họ trong thực hiện chính sách đối ngoại rằng “nếu sử dụng vũ lực mà không đạt được mục đích thì ngoại giao cũng chẳng ích gì”.

    Bài bình luận được đăng trên trang nhất của tờ Quân giải phóng trong bối cảnh dư luận Trung Quốc và quốc tế ngày càng quan ngại rằng quân đội Trung Quốc đang gạt các nhà ngoại giao sang một bên để đóng vai trò “tay trên” trong việc ra quyết sách của Bắc Kinh đối với vấn về tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

    Bài báo viết: “Những thứ mà lính tráng cùng với súng ống không thể đạt được trên chiến trường thì cũng không thể mong chờ gì ở miệng lưỡi của các nhà ngoại giao trên bàn đàm phán. Số phận của đất nước chưa bao giờ quan hệ chặt chẽ với mạnh yếu của quân đội như lúc này, cũng như thắng hay bại trên chiến trường...”
    [​IMG]

    Quân giải phóng cho rằng chỉ có binh lính và súng ống mới có thể giúp Trung Quốc đạt mục đích

    Tác giả bài báo nhấn mạnh: “Khả năng chiến đấu yếu kém chỉ dẫn đến sự ô nhục, và quân đội cần phải có những cải cách để tăng cường sức mạnh, khiến cho kẻ thù phải sợ hãi.”

    Bài viết này cũng kêu gọi quân đội Trung Quốc phải nghiêm túc đối phó với nạn tham nhũng vì nó cho rằng tham nhũng là nguyên nhân của mọi thất bại trong quá khứ.

    Trong khi đó, các nhà phân tích quốc tế đang ngày càng quan ngại về việc Trung Quốc sẽ lạm dụng việc sử dụng vũ lực nhiều hơn để xử lý các tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, đặc biệt là với Nhật Bản trên biển Hoa Đông cũng như Philippines và Việt Nam trên Biển Đông.

    Ông Ni Lexiong, một nhà bình luận quân sự cho rằng bài báo trên nhằm cổ xúy cho luận điệu “Trung Quốc cần phải phô trương sức mạnh”. Ông nói: “Luận điệu trên cho rằng Trung Quốc không nên có bất cứ ảo tưởng nào về giải pháp hòa bình mà phải chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh”.
    [​IMG]

    Một cuộc diễn tập phóng tên lửa của hải quân Trung Quốc

    Còn giáo sư Kerry Brown, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, Úc thì cho rằng quân đội Trung Quốc ngày càng được giao phó vai trò lớn hơn trong thế hệ lãnh đạo mới của nước này.

    Ông Brown nói: “Với những thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt, họ cần phải có một quân đội mạnh để hậu thuẫn cho tham vọng đóng vai trò lớn hơn trong khu vực. Việc quân đội nước này ngày càng tự tin tung ra những lời lẽ đao to búa lớn là không có gì đáng ngạc nhiên”.

    Một báo cáo của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế công bố năm 2012 về cách giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc cho thấy quân đội nước này đã vượt mặt Bộ Ngoại giao về thứ bậc cũng như vai trò trong quá trình ra quyết định.

    Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nhấn mạnh rằng ông không hề đồng ý với luận điệu trong bài báo trên của Quân giải phóng. Ông nói: “Ngoại giao có vai trò rất quan trọng. Nhiều khi chính sách ngoại giao có thể bảo vệ thành công lợi ích quốc gia. Việc sẵn sàng cho chiến tranh lại là một vấn đề khác, và việc công khai hô hào điều đó là không hề phù hợp một chút nào”.

    Trí Dũng (Theo SCMP) (Khampha.vn)
  8. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140730/kiem-ngu-viet-nam-tiep-nhan-tau-co-san-do-truc-thang.aspx

    TNO) Sáng nay, 30.7, tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) đóng tàu Hạ Long, TP.Hạ Long, Quảng Ninh đã diễn ra lễ bàn giao tàu kiểm ngư KN 782 cho lực lượng kiểm ngư.
    Phát biểu tại lễ bàn giao, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Văn Trung cho hay tàu kiểm ngư KN 782 sẽ là phương tiện hỗ trợ hiệu quả ngư dân vươn khơi.
    [​IMG]
    Tàu kiểm ngư KN 782 được bàn giao cho lực lượng kiểm ngư hôm nay, 30.7 - Ảnh: Thúy Hằng
    [​IMG]
    Tàu có sân đáp trực thăng - Ảnh: Thúy Hằng
    [​IMG]
    Đây là con tàu được ************* Trương Tấn Sang đến kiểm tra ngày 27.7 vừa qua - Ảnh: Thúy Hằng

    Cùng với tàu kiểm ngư KN 781 đã bàn giao ngày 30.6 và hệ thống các tàu kiểm ngư khác của Việt Nam, tàu KN 782 sẽ giúp ngư dân an tâm bám biển.
    [​IMG]
    Theo Phó cục trưởng Cục kiểm ngư, tàu KN 782 cùng hệ thống tàu kiểm ngư hiện đại của Việt Nam sẽ giúp ngư dân an tâm bám biển - Ảnh: Thúy Hằng
    [​IMG]

    Tàu KN 782 chính thức được bàn giao cho lực lượng kiểm ngư Việt Nam - Ảnh: Thúy Hằng

    Tàu đóng tại nhà máy đóng tàu Hạ Long từ ngày 20.10.2012, có chiều dài 90,5 m, rộng 14 m, chiều cao mạn 7 m, lượng giãn nước 2.500 tấn.

    Tốc độ tàu tối đa là 21 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được sóng cấp 12. Tàu KN 782 được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, trên tàu có sân trực thăng, 2 vòi rồng công suất lớn với khả năng phun nước xa 150 m.

    Tàu KN 782 có tính năng cơ động cao, có hệ thống két chứa dầu và nước ngọt dung tích lớn, có khu vực cứu nạn, y tế hiện đại.

    Tính đến thời điểm này, tàu kiểm ngư KN 781 và KN 782 là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.

    Thúy Hằng
    Last edited by a moderator: 31/07/2014
    dragonboy1080, Alalalahoalongtrang thích bài này.
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    J20 là một máy bay được cho là tàng hình, thân quen nhất với toàn thế giới trước khi nó thực sự bay được, cách đây mấy năm nó còn được mang ra so với F22 xem cái nào mạnh hơn ...

    F117A là một máy bay tàng hình mà khi bị phát hiện ra sự tồn tại của nó cũng đồng nghĩa với sự kết thúc phục vụ ...

    Tàu chiến của TQ liên tục update như Firefox giờ đã lên version 31. update lỗi liên tục bằng ra version mới . nghe đâu 050, 51 ,,52, 53 54 rồi sắp ra 055.
    nguyenvanx, yetkieucu-bo thích bài này.
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    [​IMG]
    [​IMG]
    vụ này ai bít tiếng Trung dịch đi hộ cái nhỉ! tôi chỉ biết, đây là phương án nó sẽ cải tạo và xây dựng đảo Tri Tôn thôii

Chia sẻ trang này