1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Viet-...trong-vao-tuyen-bo-ve-Bien-Dong-post148513.gd

    Việt Nam yêu cầu thêm từ "nghiêm trọng" vào tuyên bố về Biển Đông
    - Dự thảo ban đầu không có từ "nghiêm trọng", nhưng sau đó đã được thêm vào trong phiên bản cuối cùng theo yêu cầu của Việt Nam.
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và Diễn đàn An ninh khu vực ARF. Ảnh: VOV.
    Kyodo News ngày 10/8 đưa tin, Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về những căng thẳng trên Biển Đông trong một tuyên bố chung đưa ra chiều Chủ Nhật tại Naypyidaw, Myanmar.

    Trong lúc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi một lập trường hung hăng với yêu sách chủ quyền lãnh thổ (vô lý, phi pháp) của họ trong khu vực, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã bày tỏ lo ngại. Dự thảo ban đầu không có từ "nghiêm trọng", nhưng sau đó đã được thêm vào trong phiên bản cuối cùng theo yêu cầu của Việt Nam.

    Tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải cũng như hàng không ở Biển Đông, thúc giục các bên giải quyết căng thẳng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận.

    Dự thảo ban đầu cũng bao gồm nội dung thể hiện mối quan tâm của ASEAN về những căng thẳng hiện nay trên biển Hoa Đông, nhưng nội dung kêu gọi các bên liên quan ở Hoa Đông "kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và thay đổi hiện trạng" đã bị xóa trong tuyên bố chính thức.

    Theo các nhà ngoại giao, một số nước thành viên ASEAN có quan hệ thân với Trung Quốc như Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan đã yêu cầu rút bỏ nội dung này trong khi Philippines, Singapore và Việt Nam yêu cầu giữ lại. Indonesia và Malaysia không bày tỏ thái độ về vấn đề này, quan chức ngoại giao giấu tên nói với Kyodo News.

    Vấn đề Biển Đông cũng bao trùm nội dung Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), trong đó nhiều Ngoại trưởng đề cập đến yêu cầu cấp thiết phải có một cơ chế giảm nguy cơ tính toán sai lầm thông quan tham vấn và thực hiện các biện pháp hòa bình tránh các tình huống có thể leo thang thành khủng hoảng.

    Họ cũng nhấn mạnh rằng các nước trong khu vực phải chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của tuyến hàng hải huyết mạch toàn cầu. Cách tiếp cận đơn phương và ngày một hung hăng của Trung Quốc mà điển hình nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã dẫn đến một mối quan ngại ngày càng gia tăng trong khu vực.

    canviet68 thích bài này.
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Um.... Bạn cứ ĐOC kỉ thêm tí nữa sẽ HIỂU vấn đề thấu đáo hơn nhé.... Thân :D
  3. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Ấn Độ đề nghị Trung Quốc hoãn chuyến thăm của ông Tập Cận Bình

    Ấn Độ đã đề nghị Trung Quốc hoãn chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 9 tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình do trùng với thời điểm Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee sang thăm Việt Nam.

    Theo lịch trình, ông Mukherjee sẽ thăm Việt Nam từ ngày 15.9 đến ngày 17.9.


    Tờ Hindustan Times (Ấn Độ) vào ngày 10.8 dẫn nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ cho biết thời điểm dự kiến ban đầu cho chuyến thăm của ông Tập là vào ngày 14 và 15.9.

    Ấn Độ sau đó đã báo cho phía Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao là thời điểm tốt nhất để Chủ tịch Trung Quốc sang thăm Ấn Độ là trong khoảng từ 17-18.9 sau khi ông hoàn thành chuyến thăm Sri Lanka và Pakistan.

    “Theo như dự kiến ban đầu, cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi sẽ diễn ra vào ngày 15.9 rồi sau đó Chủ tịch Trung Quốc sẽ bay sang Sri Lanka và Pakistan”, một quan chức cấp cao Ấn Độ cho hay.

    “Nhưng do người đại diện Ấn Độ để tiếp đón là Tổng thống Mukherjee không có mặt nên chúng tôi đã yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình bay sang Ấn Độ vào ngày 17.9 và sẽ tiến hành gặp gỡ vào ngày tiếp theo”, ông này nói.
    102dkcanviet68 thích bài này.
  4. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    dragonboy1080canviet68 thích bài này.
  5. fromdesert

    fromdesert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    306
    Chơi sỏ Tầu rồi
    yetkieu thích bài này.
  6. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    dragonboy1080 thích bài này.
  7. thanhhoaanhhung

    thanhhoaanhhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    85
    liên xô lắm máy cầy trung quốc có nhiều máy bay nước ta có nhiều xe rùa
  8. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Trung Quốc, Philippines đấu khẩu về kế hoạch Biển Đông
    Đại diện của Bắc Kinh và Manila tranh cãi về căng thẳng ở Biển Đông tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao khu vực, trong đó Philippines yêu cầu dừng các hành đông khiêu khích còn Trung Quốc rắn giọng bác bỏ ngay kế hoạch.



    Theo WSJ, cả Bắc Kinh và Manila đều tìm cách chèo lái hướng đi của cuộc đối thoại tại loạt hội nghị các bộ trưởng của ASEAN và đối tác. Trung Quốc bác bỏ kế hoạch ba bước của Philippines nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, còn Manila tố cáo nước láng giềng theo đuổi đòi hỏi chủ quyền bằng cách gây hấn và đi ngược lại cam kết dùng các biện pháp ngoại giao hòa bình.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Ngoại trưởng Philippines gặp gỡ trong cuộc họp của Bộ trưởng ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tại Myanmar hôm 9/8. Ảnh: EPA

    Đề xuất ba bước của Philippines được nhắc đến trong Tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN đưa ra hôm qua, nhưng văn bản này không khẳng định chấp nhận hay ủng hộ. Bước thứ nhất trong đề xuất này là dừng mọi hoạt động khiêu khích và gây căng thẳng trên Biển Đông. Một đề xuất của Mỹ về việc đóng băng các hoạt động như vậy cũng đã không nhận được sự hưởng ứng của Trung Quốc.

    Tuyên bố chung của ASEAN đề cập sự "quan ngại sâu sắc" của các nước trong khối, kêu gọi kiềm chế và đẩy nhanh đàm phán về bộ quy tắc ứng xử COC - một tiến trình ì ạch nhiều năm nay.

    Kết quả của hội nghị cho thấy chiến thuật gây ảnh hưởng của Trung Quốc, cũng như sự chia rẽ còn tồn tại trong nội khối ASEAN, giữa một bên là các nước sẵn sàng có biện pháp cứng rắn hơn với các hành động của Trung Quốc, và một bên ngần ngại, không muốn làm mếch lòng đối tác kinh tế khổng lồ của mình.

    "Quan điểm ngoại giao của Trung Quốc trong vấn đề này gây trở ngại, đẩy các nước ASEAN đến chỗ đàm phán mãi không thôi", Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nói.

    Bằng cách tạo ra chia rẽ giữa các thành viên ASEAN, Bắc Kinh đã khá dễ dàng trong việc theo đuổi chiến lược ngoại giao của họ trên Biển Đông, gây ảnh hưởng đến nhịp độ cũng như nội dung của các cuộc đàm phán sao cho có lợi cho họ, ngăn cản các thế lực mạnh khác như Mỹ tác động tới tiến trình, ông Thayer nhận xét.

    Theo Richard Bitzinger, nghiên cứu sinh cấp cao của Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Singapore, người Trung Quốc nghĩ vấn đề đã được định đoạt rõ ràng, và rằng họ có chủ quyền với hầu hết Biển Đông. "Họ chỉ muốn mọi người đồng ý như vậy, ký vào". Quan điểm của họ là nếu phần còn lại của ASEAN không đạt được đồng thuận, "sẽ có một cuộc đối đầu", nhà nghiên cứu bình luận.
    => bọn chó Khựa)
    Kế hoạch ba bước

    Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 8/8 chính thức đưa ra đề xuất "kế hoạch hành động ba phần" (TAP) để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 ở Myanmar.

    Ngoại trưởng Mỹ tán thành đề xuất. Một số nước thành viên ASEAN thể hiện sự ủng hộ một cách thận trọng, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho hay.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thẳng thừng bác bỏ, cho rằng Bắc Kinh sẽ không chấp nhận những đề xuất làm "gián đoạn" tới cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp đang diễn ra. Ông Vương chỉ trích Manila đưa tranh chấp song phương với Bắc Kinh ra trọng tài quốc tế, vụ kiện mà Trung Quốc từ chối tham gia. “Nếu Philippines muốn thực hiện kế hoạch này, họ phải hủy bỏ đơn kiện ra tòa án quốc tế”, ông Vương nói.

    Ngoại trưởng Philippines sau đó bác lại những lời chỉ trích của ông Vương, nói rằng kế hoạch hành động ba phần phù hợp với Tuyên bố chung giữa ASEAN-Trung Quốc năm 2002 mà Bắc Kinh ký kết nhằm, tạo ra khuôn khổ cho việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

    "Đáng lẽ họ không nên phản đối kế hoạch, nó vừa tích cực, mang tính xây dựng và toàn diện", ông Del Rosario nói và cho biết Trung Quốc đang cố hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền trước khi tòa phân xử và bộ quy tắc ứng xử hoàn tất.

    Tranh chấp ở Biển Đông là nội dung được quan tâm nhất trong các cuộc họp của ngoại trưởng ASEAN và các nước đối tác, sau hàng loạt hành động khiêu khích và thay đổi hiện trạng mà Trung Quốc thực hiện ở Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 và Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) cuối tuần qua diễn ra ở Myanmar, quy tụ đại diện 10 nước thành viên ASEAN và các đối tác chính, gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Liên minh châu Âu (EU).

    Hồng Hạnh
  9. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    Hết thủ tướng rồi đến chủ tịch TQ tích cực sang thăm Ấn Độ nhỉ ? Chắc ve vãn gì Ấn độ đây
    canviet68 thích bài này.
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.427
    Đã được thích:
    13.520
    Nga thể hiện rõ quan điểm của mình về Biển Đông: Phản đối cực lực can thiệp của Mỹ vào vùng này, nói chúng sự kiện Ukr đã làm Nga đứng hoàn toàn về TQ trong chính sách đối ngoại.
    Tiếng nói nước Nga:
    Trung Quốc công khai đặt Hoa Kỳ về đúng chỗ.


    Tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) ở Naypyidaw, thủ đô Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao CHND Trung Hoa Vương Nghị không chỉ ngăn toan tính của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mà còn nhận được sự ủng hộ của đa số nước ASEAN trong việc đánh giá tình hình ở Biển Đông.
    Tình hình ở châu Á càng trầm trọng hơn, do đó, Hoa Kỳ và ASEAN có trách nhiệm chung về việc đảm bảo an ninh ở các vùng biển, vùng đất và hải cảng có ý nghĩa quan trọng chiến lược, ông John Kerry đã tuyên bố như vậy.
    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đáp trả, Trung Quốc và ASEAN đã tìm cách giải quyết các vấn đề ở Biển Đông. Tình hình ở khu vực này là ổn định, không có vấn đề với tự do hàng hải. Tại Diễn đàn ARF ông Vương Nghị đã phát biểu sau Ngoại trưởng Mỹ.
    Ông Vương Nghị bác bỏ ý định của Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, ông đề xuất phương pháp tiếp cận "hai vectơ" loại trừ sự tham gia của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các tranh chấp ở châu Á. Theo ông Vương Nghị, các vấn đề tranh chấp phải được giải quyết thông qua thương lượng và đàm phán hữu nghị giữa các bên liên quan, cũng như theo đường Trung Quốc-ASEAN. Chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng, đó là phương pháp tối ưu để giải quyết tranh chấp: “Hoa Kỳ đang cố gắng đẩy mạnh chính sách kiềm chế Trung Quốc. Vì thế, họ ngày càng tích cực nói lên lập trường của mình, đặc biệt, lập trường về vấn đề Biển Đông. Họ gắn các vấn đề lãnh thổ với vấn đề tự do hàng hải. Washington rất quan tâm đến tình hình trong khu vực, và đó là cái cớ để ủng hộ các nước Đông Nam Á về mặt chính trị, sử dụng các nước này như một công cụ để thực hiện chính sách của Mỹ. Trung Quốc phản ứng mạnh với điều đó. Trong khi đó, Philippines tham gia liên minh quân sự với Mỹ: trong trường hợp xung đột vũ trang, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Philippines. Đó là một vấn đề lớn trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.
    Có chú ý đến điều đó, nội dung bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario tại Diễn đàn Khu vực ASEAN là dễ dự đoán. Ông ủng hộ vai trò của Hoa Kỳ trong quá trình giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bộ trưởng Philippines bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc ở vùng biển tranh chấp đang gia tăng sự gây hấn và có những hành động khiêu khích.
    Tuy nhiên, các nước ASEAN khác lấy giọng ngoại giao và từ bỏ đề xuất của Ngoại trưởng John Kerry về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào quá trình giải quyết các vấn đề tranh chấp. Họ đã không thảo luận về "kế hoạch John Kerry", và nhắc nhở rằng, vào năm 2002 họ đã ký thỏa thuận với Trung Quốc về "thái độ kiềm chế" ở Biển Đông.
    Nên chú ý đến một chi tiết khác. Việt Nam kiềm chế không bày tỏ sự ủng hộ với cá nhân ông John Kerry và cũng không nói lên những lời chỉ trích Trung Quốc. Va đó là trong bối cảnh mối quan hệ Trung-Việt đã trở thành rất lạnh nhạt sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan ở vùng biển tranh chấp.
    Về phần mình, Nga đã khẳng định rằng, sự tham gia của các nước thứ ba trong quá trình giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là phản xây dựng. Đó là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov, người dẫn đầu phái đoàn Nga tại Diễn đàn Khu vực ASEAN và các hoạt động khác của ASEAN ở Naypyidaw. Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, do đó, chúng tôi không đứng về phe nào. Các quốc gia tham gia tranh chấp lãnh thổ nên tự giải quyết vấn đề trong định dạng mà chính họ quy định. Ông Morgulov kêu gọi giải quyết các vấn đề hiện tại bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao trên cơ sở pháp luật quố
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_08_11/275770330/


    Boeing01dragonboy1080 thích bài này.

Chia sẻ trang này