1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mảnh đất , con người ... ,du lịch Hải Dương. (Bài viết và ảnh)

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi hoacuctim, 18/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngochienFPT

    ngochienFPT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    quê ngoại của em cũng ở Hải Dương đấy.
    quê hương thì yên bình, con người thì thật thà, đôn hậu.
    hihi
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn học tại Thanh Miện và Ninh Giang, Tứ Kỳ
    Tôi ở Quỳnh Phụ, Thái Bình hiện quản lý dự án Không gian đọc - dự án cung cấp sách báo miễn phí cho cộng đồng tại nông thôn.
    Nếu không có gì thay đổi thì 18/4 tới, chúng tôi sẽ tổ chức buổi giao lưu với TS Nguyễn mạnh hùng, cựu PTGD FTP, chủ tịch HĐQT, GĐ công ty CP Sách Thái Hà về chủ đề: văn hoá đọc với nông thôn tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (cách Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, thuộc Hải Dương chừng 10 ?" 15 km)
    Nếu bạn nào có thầy cô giáo thích đọc sách báo, tâm huyết với nghề, hoạt động cộng đồng thì giới thiệu, chúng tôi sẽ mời tham gia.
    Email xin gửi về: khonggiandoc.anphu@gmail.com hoặc YM: thuvienmienphianphu.
    Facebook: www.facebook.com/Khônggianđọc
    Chân thành cảm ơn
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch tổ chức giao lưu với TS Nguyễn Mạnh Hùng
    Văn hóa đọc với nông thôn tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
    - Đơn vị chỉ đạo: Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ.
    - Đơn vị tổ chức và thực hiện: Phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, Trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ, Trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    - Địa điểm: Hội trường Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ hoặc hội trường, trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    - Thời gian: chủ nhật ngày 18 tháng 4/ 2010 (từ 2h ?" 5h chiều, tức là 5 tháng Ba âm lịch)
    - Chủ đề: Văn hóa đọc với nông thôn
    - Diễn giả: ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty sách Thái Hà
    - Khách mời: Ban lãnh đạo thư viện tỉnh Thái Bình, chú Thưởng ?" phó chủ tịch huyện Quỳnh Phụ, phụ trách văn hóa xã hội, các thầy cô giáo, những người yêu thích đọc sách tại địa phương.
    1. Mục đích:
    - Hưởng ứng quan điểm đường lối và chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển văn hóa đọc, với quan điểm: ?ođầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thư viện, phát huy hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nước. Tranh thủ tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, đồng thời huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển ngành thư viện Việt Nam. Phù hợp trong bối cảnh đất nước đang chủ động và khẩn trương hội nhập kinh tế quốc tế?Củng cố và tiếp tục xây dựng xã hội đọc. - Nâng cao nhận thức của xã hội, của chính quyền các cấp, của các cơ quan về vai trò của thư viện trong thời kỳ mới. Vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp thư viện, tạo điều kiện cho nhân dân và các tổ chức xã hội được tham gia một cách chủ động, bình đẳng vào các hoạt động thư viện. - Đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho phát triển, khai thác các nguồn nhân lực và vật lực trong xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong nhân dân đóng góp xây dựng, phát triển sự nghiệp thư viện.- Thu hút các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động thư viện. Cùng với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia tích cực vào việc luân chuyển sách báo, giới thiệu sách báo xuống cơ sở, đưa sách đến những vùng xa xôi hẻo lánh... góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.?. (Trích Quyết định số: 10/2007/QĐ - BVHTT ngày 04 tháng 05 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Văn hóa thông tin, nay là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch).
    - Hưởng ứng ngày đọc sách thế giới 23/4 - một sáng kiến của UNESCO ?" tổ chức văn hóa giáo dục Liên Hợp Quốc, là ngày hội được tổ chức hằng năm.
    - Gặp mặt, chia sẻ, kết nối những người yêu thích đọc sách, say mê văn hóa đọc, kỹ năng sống và hoạt động cộng đồng tại Quỳnh Phụ, Thái Bình và các vùng lân cận với ông Nguyễn Mạnh Hùng - một trong những diễn giả về văn hóa đọc uy tín, nhiều tâm huyết nhất hiện nay, chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), giám đốc công ty sách Thái Hà (Thái Hà Books), một người con của Đông Hòa, Đông Hưng, Thái Bình.
    - Khích lệ phong trào đọc sách, tiếp cận thông tin phục vụ cho học tập, công việc, và cuộc sống của mỗi người tại Quỳnh Phụ, Thái Bình; góp phần hướng tới xây dựng một cuộc sống nhân văn, tinh thần vì cộng đồng.
    2. Thành phần tổ chức:
    2.1. Ban chỉ đạo và tổ chức:
    - Thầy Hạnh - trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ
    - Chú Hoàng Xuân Hợp ?" Giám đốc trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ
    - Thầy Nguyễn Tiến Dũng, hiệu trưởng trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    - Thầy Bùi Kiều Huynh, hiệu trưởng trường THCS An Vinh
    2.2. Thành phần thực hiện:
    1 ?" Thầy Hạnh - trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ
    2 ?" Chú Hoàng Xuân Hợp - giám đốc trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ
    3 - Thầy Nguyễn Tiến Dũng, hiệu trưởng trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    4 - Thầy Bùi Kiều Huynh, hiệu trường trường THCS An Vinh
    5 - Cô Dương Lệ Nga ?" tổng phụ trách đội, giáo viên trường THS An Dục, xã An Dục
    6 - Cô Nguyễn Thị Mai, giáo viên dạy Văn, trường PTTH Quỳnh Côi
    7 - Cô Phạm Thị Liên, giáo viên dạy Văn, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Quỳnh Phụ
    8 ?" bác Đỗ Văn Chính, Bí thư chi bộ thôn Đại Phú, xã Quỳnh Sơn, Quỳnh Phụ
    > Nhóm thư ký của ban tổ chức bao gồm: (các anh chị, thầy cô giáo trẻ, các bạn trẻ sẽ đảm nhận triển khai mọi việc):
    1 - Thầy Đồng Văn Xuân, giáo viên dạy Văn, trường THCS Quỳnh Côi
    2 - Cô Trần Thị Kim Thơm, giáo viên Văn, trường THCS Quỳnh Nguyên
    3 ?" Thầy Nguyễn Văn Tựa, giáo viên Vật lý, trường THPT Quỳnh Thọ
    4 ?" cô Đào Thị Thủy, giáo viên Vật lý, trường THCS Quỳnh Hưng
    5 ?" thầy Hà Xuân Sình, giáo viên trường THCS An Dục
    6 - Đại diện Tủ sách dòng họ: anh Nguyễn Quang Thạch
    7 - anh Phạm Bắc Cường, Nguyễn Văn Quân, Phạm Hoàng Cảnh, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Văn Tráng?
    3. Thành phần tham dự:
    - Khách mời: Ban lãnh đạo thư viện tỉnh Thái Bình, thầy Du (Quỳnh Hội), hiệu trưởng trường chuyên Quỳnh Phụ từ khi mới thành lập, thầy Sáng, giáo viên dạy Văn trường chuyên Quỳnh Phụ từ khi mới thành lập, chú Thưởng - phó chủ tịch huyện Quỳnh Phụ, phụ trách văn hóa xã hội, thầy Huệ - cựu trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, chú Đào Văn Hồng ?" trưởng phòng di tích, Bảo tàng tỉnh Thái Bình, anh Hùng ?" nhà nghiên cứu lịch sử, nguyên cán bộ an ninh phụ trách văn hóa, lịch sử - Công an tỉnh Thái Bình, một số thầy cô giáo lớn tuổi và một số quan khách khác?
    - Tất cả những ai yêu thích đọc sách và hoạt động cộng đồng tại địa phương
    4. Hình thức và kinh phí tham dự:
    - Đăng ký tham dự (theo danh sách, sau đó sẽ có giấy mời) tại các thầy cô giáo, những người yêu thích đọc sách. Toàn bộ người tham dự sẽ được nhóm thư ký của ban tổ chức thống kê, chốt lại danh sách, chuyển cho ban tổ chức.
    - Kinh phí: Vào cửa tự do. Nhóm thư ký ban tổ chức sẽ lên kế hoạch xin tài trợ của các nhà hảo tâm là người Quỳnh Phụ, Thái Bình làm việc tại Hà Nội, TP HCM. Tuy nhiên, ban tổ chức cũng xin ghi nhận những nhà hảo tâm, khách mời có hình thức hỗ trợ bất kỳ nào để chương trình thành công hơn.
    - Kinh phí này được dùng trong việc trang trí sân khấu, mời cơm trưa diễn giả và một số thành viên ban tổ chức, đồ uống, giấy, bút cho bạn đọc tham gia hội thảo, trông coi giữ xe, tặng quà cho nghệ sĩ chèo..., phần còn lại sẽ được dành mua sách tặng cho các thầy cô giáo, học sinh nghèo vượt khó, các bạn đọc đã tham gia tích cực trong chương trình, Tủ sách dòng họ.... Ban tổ chức sẽ có báo cáo chi tiết tới những thành viên chủ chốt sau khi kết thúc chương trình.
    Cụ thể:
    Chương trình tham quan sáng chủ nhật 18/4/ 2010
    8h00: Một số thành viên chủ chốt BTC đón đoàn Thái Hà và báo chí (dự kiến là VTV1 ?" ban thời sự chương trình Hội nhập, VTV2 ?" Ban Khoa giáo và một số phóng viên báo: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Quân đội nhân dân là người Quỳnh Phụ đang công tác tại Hà Nội) tại trường THCS Quỳnh Côi, thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tham quan trường, giới thiệu về một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ (đoàn Thái Hà Book, nếu đi sớm thì sẽ tới Quỳnh Côi lúc 7h30 và ăn sáng, thưởng thức món canh cá Quỳnh Côi ?" đặc sản Thái Bình).
    8h30: Thăm Không gian đọc An Phú và một số di tích làng An Phú: chùa Thanh Quang, tương truyền được dựng vào thời Mạc, có bia của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuy nhỏ nhắn nhưng kiến trúc khá đẹp và có hệ thống tượng đẹp, tinh xảo.
    9h15: Tới cầu Láp, rẽ vào đường bờ sông Bạc Hà, thăm đền Đồng Bằng ?" xã An Lễ, một trong những trung tâm tín ngưỡng Tứ phủ của Việt Nam; thăm miếu Go, nằm trong khu rừng già hiếm hoi còn sót lại ở Thái Bình (cùng với khu đền vua Rộc tại huyện Kiến Xương).
    10h00: Đi An Dục tham quan một tủ sách dòng họ tiêu biểu ?" do anh Nguyễn Quang Thạch sáng lập, đã được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là điểm điển hình và quyết định lấy Thái Bình làm hạt nhân để nhân rộng ra cả nước. Nghe giới thiệu về trường THCS An Dục và phong trào đọc sách ở đây.
    10h30: Thăm đền A Sào - đệ nhị sinh từ thờ Hưng Đạo Vương, ngôi đền được vua Trần cho thành lập thờ Trần Hưng Đạo khi người còn sống, chỉ đứng sau đền Kiếp Bạc; chùa Đào Xá, xã An Đồng ?" có 10 pho tượng đá thời Mạc ?" được giáo sư Trần Quốc Vượng đánh giá là tuyệt đẹp - một trong những pho tượng đá cổ nhất của Việt Nam còn tồn tại.
    11h00: Thăm chùa ?" đền La Vân (xã Quỳnh Hồng) ?" một trong những di tích quan trọng, kiến trúc khá đồ sộ của tỉnh Thái Bình, thờ quốc sư thời Lý Nguyễn Minh Không.
    11h30 ?" 12h: Ăn trưa tại thị trấn Quỳnh Côi. Nghỉ ngơi, chuẩn bị cho chương trình hội thảo chiều, bắt đầu chuẩn bị từ 1h30 tại rạp 19/5 thị trấn Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ.
    Giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng ?" công ty CP sách Thái Hà
    Thời gian: chiều chủ nhật 18/4/ 2010
    Địa điểm: rạp 19/5 thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
    TT Danh mục & thời gian Nội dung Người phụ trách Ghi chú
    1 1h30: Chuẩn bị - đón khách Tập trung tại rạp 19/5, thị trấn Quỳnh Côi và đón khách
    - Một số cô chú, thầy cô trong BTC đón khách quan trọng và đoàn Thái Hà, báo chí
    - Một số thầy cô, cô chú khác trong BTC đón khách mà mình quen
    - Các anh chị trong nhóm trợ lý BTC làm việc với các bộ phận (âm thanh, ánh sáng, máy chiếu ?" nếu có, đội văn nghệ, MC, đạo diễn chỉ huy toàn bộ chương trình, lễ tân, hậu cần) và kiểm tra lại lần cuối cùng.
    - Các bạn trong nhóm lễ tân, hậu cần hướng dẫn khách ghi tên, địa chỉ, điện thoại, email ở bàn lễ tân, dẫn khách vào ghế, và chỉ dẫn nhà vệ sinh, lối thoát hiểm. Thành phần đón khách: chú Hợp, chú Hạnh, thầy Dũng, thầy Huynh - Danh sách khách quan trọng sẽ gửi tới BTC sớm nhất
    - Các thầy cô khác trong BTC: đón khách quen của mình
    - Nếu có vấn đề trục trặc, phát sinh > các đầu mối phần việc báo cáo với thầy Dũng. Thầy sẽ làm việc trực tiếp với chú Hợp, chú Hạnh
    2 2h ?" 2h10: Mở đầu hội thảo
    Giục trống chèo. Biểu diễn chèo: Trích đoạn Vu qui (vở chèo Quan Âm Thị Kính) và Quán Nghinh Hương ( bắt đầu từ đoạn: ?oDuyên phận ta phải chiều này ai ơi chứ đôi mình, đôi lứa ta? (Vu qui ?" Quan Âm thị Kính), ?oThôi ta về đi, bóng chiều đã ngả, khăn túi chàng thiếp lĩnh thiếp mang?? (Quán Nghinh Hương ?" Lưu Bình Dương Lễ)
    Anh Rĩu ?" đội trưởng đội chèo An Phú
    Đội chèo An Phú, Quỳnh Hải
    (Nhạc và thiết bị âm thanh phải chuẩn bị từ trước, thử lại âm thanh trước khi chương trình diễn ra)
    - Đội cổ động viên vỗ tay, khán giả vỗ tay
    3 2h10 ?" 2h20: Giới thiệu chương trình
    + MC giới thiệu chương trình (mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình)
    + MC giới thiệu ban tổ chức đại biểu, khách tham dự đặc biệt (đứng lên chào khán giả)
    + MC giới thiệu diễn giả: ông Nguyễn Mạnh Hùng và Thái Hà Books, báo chí tham dự (đứng lên chào khán giả)
    - 2h20: MC mời thầy Hạnh ?" trưởng phòng Giáo dục huyện Quỳnh Phụ - đại diện BTC phát biểu ( 3 ?" 5 phút) MC và hướng dẫn viên buổi sáng do cô Nga (tổng phụ trách đội, trường THCS An Dục giới thiệu)
    4 2h25: Giao lưu:
    - MC giới thiệu ông Nguyễn Mạnh Hùng lên sân khấu, và bắt đầu buổi giao lưu với chủ đề: Văn hóa đọc với nông thôn (Ông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ diễn thuyết từ 2h25 ?" 3h30) Đội cổ động viên vỗ tay tạo không khí để cả hội trường vỗ tay chào đón ông Nguyễn Mạnh Hùng
    5 3h30 ?" 3h45: Giải lao MC mời mọi người giải lao và thông báo chương tiếp theo là hỏi và đáp trực tiếp Khán giả có thể tìm mua những cuốn sách giảm giá phù hợp của Thái Hà books tại quầy lễ tân
    6 3h45 ?" 5h15: Hỏi và đáp trực tiếp (Khán giả trực tiếp đặt câu hỏi mọi lĩnh vực với ông Nguyễn Mạnh Hùng, đặc biệt xoay quanh văn hóa đọc với nông thôn, giới trẻ. MC mời ông Nguyễn Mạnh Hùng trở lại sân khấu. Khán giả trực tiếp đặt câu hỏi mà họ quan tâm với ông Hùng) Chuyển micro cho khán giả khi hỏi trực tiếp. Sau khi khán giả và ông Hùng trả lời xong, vỗ tay (nhóm của Cảnh, Tráng...)
    7 5h15: Kết thúc - MC cảm ơn diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng, mời chú Thưởng ?" phó chủ tịch huyện phụ trách văn hóa xã hội ?" thay mặt khách mời - tặng hoa và phát biểu (3 ?" 5 phút)
    - MC mời chú Tuấn ?" trưởng phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Quỳnh Phụ - thay mặt khách mời - phát biểu (3 ?" 5 phút)
    - MC mời chú Hợp ?" giám đốc trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ - đại diện BTC - phát biểu, cảm ơn diễn giả ( 3 ?" 5 phút)
    - MC mời đại diện ban giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình ?" đại diện khách mời phát biểu (3 ?" 5 phút, chú Quang, giám đốc hoặc cô Đài, phó giám đốc)
    - MC mời chú Thưởng, phó chủ tịch huyện Quỳnh Phụ, chú Tuấn, trưởng phòng văn hóa huyện, chú Hợp ?" phụ trách TT văn hóa huyện, chú Hạnh ?" TP giáo dục, chú Quang ?" giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình, thầy Dũng, thầy Huynh và ông Nguyễn Mạnh Hùng tặng quà cho 10 bạn đọc thân thiết và một số thầy cô giáo tâm huyết với việc đọc sách, hoạt động cộng đồng.
    - MC mời ông Nguyễn Mạnh Hùng trao học bổng của Thái Hà books cho học sinh nghèo học giỏi của Quỳnh Phụ.
    - MC mời ông Nguyễn Mạnh Hùng trao hoa và quà cho đội văn nghệ.
    + MC cảm ơn và giới thiệu các nhà hảo tâm hỗ trợ chương trình: Ông Lê Thanh Bình, một doanh nhân người An Phú, Quỳnh Hải tại Hà Nội, anh Nguyễn Duy Dương, người Quỳnh Thọ, công ty CP dầu khí, anh Vũ Hồng Thụy, người Bái Trang, Quỳnh Hoa Không gian đọc, Tủ sách dòng họ.
    - MC cảm ơn ban tổ chức, cty CP sách Thái Hà, báo chí, khán giả và hỏi khán giả có muốn tham gia những chương trình tiếp theo vào thời gian tới, nếu khán giả đồng ý thì vỗ tay hưởng ứng. Đội cổ đông viên vỗ tay, khán giả vỗ tay
    8 5h40: Chụp ảnh, phỏng vấn Mọi người có thể chụp ảnh kỷ niệm cùng ông Nguyễn Mạnh Hùng trên sân khấu. Báo chí phỏng vấn ban tổ chức, ông Hùng?. Nhóm trợ lý BTC cùng các bạn đọc thân thiết dọn dẹp sân khấu, hội trường
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Giao lưu Văn hóa đọc với nông thôn tại Quỳnh Phụ, Thái Bình
    Văn hóa đọc với nông thôn là chủ đề của chương trình giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty cổ phần sách Thái Hà diễn ra chiều 18/4/ 2010 tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    Những người yêu thích đọc sách báo tại Quỳnh Phụ, Thái Bình và các vùng lân cận đã gặp gỡ với ông Nguyễn Mạnh Hùng - một trong những diễn giả về văn hóa đọc uy tín, nhiều tâm huyết nhất hiện nay, cũng như với anh Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập và quản lý Tủ sách dòng họ, nhằm chia sẻ niềm say mê sách báo, tiếp cận thông tin phục vụ cho học tập, công việc, và cuộc sống của mỗi người, góp phần hướng tới xây dựng một cuộc sống nhân văn, tinh thần vì cộng đồng.
    Đây là chương trình do Phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, Trung tâm văn hóa thể thao và du lịch huyện Quỳnh Phụ và trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình tổ chức nhằm chào mừng ngày đọc sách thế giới 23/4 - sáng kiến của UNESCO ?" ngày hội được tổ chức hằng năm. Chương trình cũng hưởng ứng quan điểm đường lối và chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển văn hóa đọc, với quan điểm: ?ođầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam; nâng cao nhận thức của xã hội, của chính quyền các cấp, của các cơ quan về vai trò của thư viện trong thời kỳ mới. Vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp thư viện, tạo điều kiện cho nhân dân và các tổ chức xã hội được tham gia một cách chủ động, bình đẳng vào các hoạt động thư viện?góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân?.
    Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc tại địa phương. Ước tính có chừng 400 người tham gia buổi chương trình này. Phần 1 của chương trình, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ những quan điểm của mình về văn hóa đọc với nông thôn xoay quanh vấn đề, như: nông thôn có cần đọc sách không, đọc sách gì, đọc như thế nào, thời gian đọc ra sao, nguồn cung cấp tại đâu...Đặc biệt hào hứng nhất là phần 2 khi khán giả trực tiếp đặt câu hỏi giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: ?oChương trình giao lưu với bạn đọc tại Quỳnh Phụ vô cùng tuyệt vời. Sự đón tiếp quá tuyệt vời của Quỳnh Phụ, với tình cảm của người dân nơi đây thật khó quên; lãnh đạo địa phương vô cùng chu đáo và ân cần. Chương trình hát chèo quá ấn tượng, khiến tôi được sống lại những kỷ niệm thời thơ ấu tại quê hương Thái Bình. Tôi đã nói chuyện say sưa quên cả thời gian, đến mức về Hà Nội chậm mất 30 phút cho chương trình giao lưu buổi tối. Tôi xin hứa sẽ quay lại Quỳnh Phụ?. Ngoài ra, khán giả còn được giao lưu với anh Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập và quản lý Tủ sách dòng họ - dự án cung cấp sách báo miễn phí cho người dân nông thôn thông qua kênh truyền dân là các dòng họ.
    BTC đã trao 10 phần quà dành cho bạn đọc thân thiết, có đóng góp thiết thực trong việc gây dựng cộng đồng văn hóa đọc tại Quỳnh Phụ thời gian qua. Công ty sách Thái Hà cũng trao tặng 10 phần quà dành cho học sinh nghèo học giỏi và trao tặng hàng trăm đầu sách cho bạn đọc tại Quỳnh Phụ.
    Quỳnh Phụ, là huyện có vị trí chiến lược của tỉnh Thái Bình với 2 cửa ngõ quan trọng thông thương với các tỉnh bạn. Phía Tây bắc, dọc theo tỉnh lộ 217, qua bến Hiệp là tỉnh Hải Dương. Phía Đông bắc, theo quốc lộ 10, qua cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đây là mảnh đất có cư dân sinh sống lâu đời nhất và thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi được thành lập và công nhận là thị trấn sớm nhất của tỉnh Thái Bình. Phía Đông giáp huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phòng. Tây giáp huyện Hưng Hà. Nam giáo huyện Đông Hưng. Bắc giáp Hải Dương và Hải Phòng. Diện tích: 205,6km2, Dân số: 239.800 người (2004), Mật độ dân số: 1.166 người/km2, gồm thị trấn Quỳnh Côi và 37 xã. Huyện Quỳnh Phụ nay được hợp nhất từ hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực năm 1969. Đầu thời Trần đất này thuộc huyện A Côi và Đa Dực, thuộc lộ An Tiêm. Thời phong kiến mảnh đất nhỏ bé này đã có 23 người con thi đỗ tiến sỹ. Quỳnh Phụ cũng là quê hương của nghệ thuật chèo (Quỳnh Hải), tuồng (Vũ Hạ) và múa Bát Dật ?" tương truyền là điệu múa cung đình thờ Lý ở Lộng Khê, An Khê, hội kéo chữ cổ truyền; hệ thống di tích: đền chùa La Vân thờ quốc sư thời Lý Nguyễn Minh Không, đền Đồng Bằng ?" một trong những trung tâm của tín ngưỡng Tứ phủ, đền A Sào ?" đệ nhị sinh từ thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đình đá làng Vược (An Hiệp), chùa Đào Xá (An Đồng) có những pho tượng đá thời Mạc rất đẹp?Là huyện không có nhiều thế mạnh kinh tế cũng như không thuận tiện về giao thông, nhưng vài năm trở lại đây, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là điểm sáng về phong trào đọc sách. Dự án Tủ sách dòng họ do anh Nguyễn Quang Thạch sáng lập đã triển khai được 8 điểm tại đây, trong đó 5 điểm tập trung ở xã An Dục, 2 điểm ở xã An Vũ, 1 điểm ở xã Đồng Tiến, thu hút hàng trăm lượt bạn đọc miễn phí. Mô hình này tại Thái Bình vừa được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là điểm điển hình và khuyến khích nhân rộng ra cả nước. Dự kiến tới hết 2011, Tủ sách dòng họ sẽ triển khai tới 20 điểm tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ngoài ra, tủ sách Không gian đọc ?" miễn phí dành cho cộng đồng của nhóm tình nguyện Không gian đọc cũng được triển khai tại một số xã trong huyện, đến nay cũng thu hút hàng nghìn lượt bạn đọc là giáo viên, học sinh, nông dân, tiểu thương, viên chức, cán bộ về hưu?giúp ích cho việc học tập, công tác của mọi người.
    Trước hết, với tư cách là đại diện của nhóm tình nguyện Không gian đọc, và xin tài trợ , Phạm Bắc Cường xin chúc mừng tới toàn thể các thầy cô giáo, các bác, cô chú, các bạn và các em đã thành công với chương trình Văn hóa đọc tại nông thôn, giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (quê ở Đông Hòa, Đông Hưng, Thái Bình), chủ tịch HĐQT, giám đốc cty CP sách Thái Hà, diễn ra vào ngày chủ nhật 18/4/ 2010 tại rạp 19/5, thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
    Xin trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Hùng và Thái Hà books, anh Nguyễn Văn Thọ, vợ chồng anh Nguyễn Xuân Diện, anh Nguyễn Quang Thạch (Tủ sách dòng họ), các anh chị phóng viên đã nhận lời về nói chuyện với bạn đọc - những người đã, đang và sẽ say mê sách báo tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Cảm ơn anh đã truyền lửa cho rất nhiều bạn đọc Quỳnh Phụ, Thái Bình. Rất mong có dịp được đón anh quay trở lại Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    Xin gửi lời cảm ơn tới những nhà lãnh đạo huyện, tỉnh (chú Thưởng, phó chủ tịch huyện Quỳnh Phụ, phụ trách văn hóa; chú Nguyễn Phúc Điền, phó giám đốc Sở VHTT và DL tỉnh Thái Bình, chú Vũ Mạnh Quang, giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình, cô Lê Thị Thanh Đài, phó giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình...) đã nhiệt tình tạo điều kiện để chương trình diễn ra.
    Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Tiến Dũng, hiệu trưởng trường THCS thị trấn Quỳnh Côi (thầy giáo cũ của Phạm Bắc Cường), thầy Bùi Kiều Huynh, hiệu trưởng trường THCS An Vinh (thầy giáo cũ của Phạm Bắc Cường; nhưng rất tiếc là khi chương trình sắp diễn ra thì thầy bị bệnh phải lên Hà Nội khám sức khỏe tổng thể, nên không thể tham gia), thầy Hạnh, trưởng phòng giáo dục, thầy Doanh - phó trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, chú Hoàng Xuân Xợp - giám đốc trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ...đã bao quát, đốc thúc chương trình. Chương trình không thể vượt qua nếu không có sự nhiệt huyết của các thầy, các chú.
    Xin được ghi nhận sự nhiệt tình của các thầy cô giáo trẻ, các anh, các chị, các bạn và cảm ơn toàn bộ mọi người đã chung sức, đồng lòng để chương trình thành công, thậm chí thành công ngoài sức tưởng tượng như nhiều thầy cô, cô chú trong BTC, khán giả nói.
    Đặc biệt xin được cảm ơn các nhà hảo tâm: cha con ông Nguyễn Văn Thiệu (thầy thuốc Đông y, giám đốc công ty Đông Nam Nguyễn Thiệu tại An Phú, Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ và anh Nguyễn Thanh Hải, chủ tịch HĐQT, giám đốc cty CP Việt Tiên Sơn, Chí Linh, Hải Dương), ông Lê Thanh Bình (người An Phú, Quỳnh Hải, trưởng đại diện báo Sài Gòn giải phóng tại Cần Thơ), anh Nguyễn Văn Quyết (An Phú, Quỳnh Hải, giám đốc điều hành công ty CP công nghệ Anh Kiệt, Hà Nội), bạn Nguyễn Đức Doản (A Mễ, Quỳnh Trang, giám đốc điều hành công ty CP Mai Hiên, Hà Nội), anh Vũ Hồng Thụy (Bái Trang, Quỳnh Hoa, giám đốc điều hành cty sản xuất chăn ra gối đệm và TP kinh doanh một cty hóa chất tại Hà Nội), anh Nguyễn Duy Dương (Quỳnh Thọ, giám đốc điều hành cty đào tạo, tư vấn nhân sự tại TP HCM), bạn Phạm Hoàng Thiện (An Phú, Quỳnh Hải, nhân viên Sở giao thông vận tải tỉnh Thái Bình)...đã nhiệt tình hỗ trợ tài chính cho chương trình. Rất mong các bác, các chú, các bạn tiếp tục đồng hành trong những chương trình tới tại quê hương.
    Và sau cùng, xin cảm ơn sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của tất cả bạn đọc Quỳnh Phụ, Thái Bình - những người nhen lửa, truyền lửa và sẽ giữ lửa văn hóa đọc ở Thái Bình và hy vọng sẽ lan tỏa sang nhiều nơi khác.
    Sắp tới, nhóm tình nguyện Không gian đọc sẽ nhờ thư viện tỉnh Thái Bình tư vấn để lựa chọn mô hình hoạt động thích hợp theo quy định mới của nhà nước trong lĩnh vực quản lý tủ sách gia đình, thư viện cá nhân có phục vụ (miễn phí) cộng đồng. Vừa qua, cô Lê Thị Thanh Đài, phó giám đốc thư viện tỉnh và anh Kết, quản lý thư viện huyện Quỳnh Phụ đã tới Không gian đọc An Phú gặp anh Nguyễn Văn Quân, quản lý Không gian đọc An Phú để trao đổi, bàn bạc để tìm ra cách thức hoạt động phù hợp với quy định mới của nhà nước mà vẫn đảm bảo hiệu quả, phục vụ tốt cho bạn đọc gần xa.
    Một điều rất vui là khii đón tiếp đoàn Thái Hà, quan khách và báo chí buổi sáng và giao lưu buổi chiều, có bà cháu: bà Vũ Thị Nga và cháu Hoàng Anh (học sinh trường PTTH Quỳnh Côi).
    Bà Vũ Thị Nga, năm nay, 68 tuổi, ở xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Phụ, vốn là nhân viên bưu điện, giáo viên về hưu, nay gánh thêm trách nhiệm nuôi dạy cháu ngoại là em Hoàng Anh. Khi nghe cháu ngoại muốn tới Không gian đọc mượn sách và đọc sách, bà đạp xe tới tận nơi kiểm chứng và sau đó vẫn đạp xe 15 km từ Quỳnh Ngọc tới Không gian đọc An Phú, trở thành bạn đọc thân thiết, tận tình của Không gian đọc hơn nửa năm nay.
    Bà đang có mong muốn mở thêm một điểm Không gian đọc ở Quỳnh Ngọc. Và tại buổi giao lưu, anh Nguyễn Mạnh Hùng, CT HĐQT công ty sách Thái Hà và anh Nguyễn Quang Thạch, quản lý dự án Tủ sách dòng họ đã quyết định tặng vài trăm cuốn sách cho bà.
    Một trường hợp khác mà cũng rất đáng tiếc là trong buổi giao lưu 18/4/2010 vừa qua, BTC chưa kịp mời tham dự. Đó là trường hợp của cụ Tô Văn Sắc, năm nay 82 tuổi, ở chợ Nội, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
    Cụ Tô Văn Sắc vốn là cán bộ ngành văn hóa Thái Bình, nghỉ hưu. Hơn 20 năm nay, từ lúc về quê nhà, cụ đã ròng rã đạp xe từ quê tới thị xã Thái Bình xưa, nay là thành phố Thái Bình, cách chừng 30 km để mượn sách mang về cho bà con nông dân, học sinh đọc miễn phí. Nếu không mượn được sách thì cụ sẽ bỏ tiền ra thuê sách mang về cho mọi người đọc.
    Sau đó nếu ai quên ko trả, cụ sẽ đến tân nơi đòi lại để mang hoàn trả.
    Hiện nay do tuổi cao, nên không thể đạp xe 30 km, nhưng nếu có sách ở Thái Bình, cụ vẫn đi xe khách, xe bus tới mượn sách, khi nào về gần nhà thì nhờ người quen chở về hoặc thuê xe ôm về.
    Hai cụ có 4 người con, 3 con gái đều lấy chồng xa, đều mong đón hai cụ về để phụng dưỡng nhưng hai cụ không muốn rời xa làng quê, một con trai là liệt sĩ ở chiến trường Cambodia....
    Cụ ông và cụ bà năm nay đều ngoài 80 tuổi, nhà cửa rất thanh bạch, và khá chật chội, chỉ sống bằng tiền lương hưu của cụ ông và tiền tuất liệt sĩ.

    Xem chi tiết tại đây:
    http://www.vicongdong.vn/khonggiandoc?cntab=trangcanhan
    hoặc tại đây:
    http://thethaovanhoa.vn/133N2010042301063279T0/ve-que-doc-sach.htm
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 26/04/2010
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bài viết về đọc sách tại Quỳnh Phụ, Thái Bình do nhà văn Nguyễn Văn Thọ, quê Quỳnh Khê, Quỳnh Phụ, hiện sống ở Đức, vừa về thăm quê, viết:
    http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/376416/Tham-lang-doc-sach.html
    Thêm bài trên Thể thao văn hóa:
    http://thethaovanhoa.vn/133N2010042301063279T0/ve-que-doc-sach.htm
  6. nhokvuong

    nhokvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mảnh đất , con người ... ,du lịch Hải Dương. (Bài viết và ảnh)
  7. Zodiachqk

    Zodiachqk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    YỂYY
  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Có ai còn nhở ngày thành lập box Hải Dương mình là ngày nào không?
  9. boycodon_0806

    boycodon_0806 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    [r2)]
    Ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, không ít người dân rỉ tai nhau rằng: Đàn ông xã Tân Việt nếu lấy vợ là người xã Cẩm Chế thì cuộc sống gia đình sẽ gặp nhiều tai ương. Thậm chí, cặp đôi nào dám bước qua lời nguyền thì người chồng hoặc đứa con sẽ mất mạng theo những cách khó hiểu nhất.
    Lần theo những lời đồn đoán này, phóng viên đã có mặt tại huyện Thanh Hà để tìm sự thật.

    Lời nguyền và những cái chết được ghép nối


    Chúng tôi được lãnh đạo UBND xã Cẩm Chế thu xếp cho gặp ông Lê Kiển, một người cao tuổi có uy tín trong làng. Theo chân ông Kiển, phóng viên được đi một vòng quanh xóm làng để nghe các cụ thuộc thế hệ đi trước kể về lời nguyền "chia loan rẽ phượng". Chưa bàn đến việc lời nguyền kể trên đã ứng vào ai chưa nhưng quả thật, nó đã ăn sâu vào tiềm thức, chi phối nhận thức của nhiều người dân xã Cẩm Chế.

    “Riêng ở một xóm nhỏ trong làng Phương La, tôi đã có thể kể cho chú nghe tên của 3 người phụ nữ có chồng chết bất ngờ chỉ trong vòng 3 năm nay. Họ đều là những người mới ngoài 40 tuổi. Cô Nguyễn Thị H có chồng chết năm ngoái vì điện giật. Cô O có chồng chết vì tai nạn giao thông. Còn một người nữa thì có chồng chết vì tai nạn lao động”, ông Lê Kiển nói.

    Ông Kiển dẫn phóng viên tới tận nhà riêng của những nhân vật kể trên. Và đúng là có những chuyện đau lòng đó thật. Để thuyết phục phóng viên, ông Kiển còn đưa ra thêm nhiều câu chuyện bi kịch khác của các cặp vợ chồng mà chồng là người dân xã Tân Việt, vợ là con gái đất Cẩm Chế. Những con người được ông Kiển đề cập đều có quan hệ họ hàng hoặc thân thích với gia đình ông.

    “Tôi thì tôi có nghe dư luận đó và vài năm nay thì nó rộ lên rất nhiều. Vợ tôi “thống kê” lại thì vài năm nay có tới 7 cặp vợ chồng có chồng chết bất ngờ. Ví dụ như ông Nguyễn Văn Q, có vợ tên H đang sinh sống khỏe mạnh thì bỗng nhiên ông Q bị tai biến phải nhập viện. Khi vào viện điều trị, ông Q khỏe lại dần.

    Bà H thấy chồng nằm một chỗ buồn bã nên nói mấy câu chuyện vui cho chồng nghe. Nào ngờ, khi nghe những câu chuyện này thì ông chồng buồn cười quá, cười không dứt được. Vì tràng cười này, ông Q đã qua đời”, bác Ngô Văn Sáng, người dân xã Cẩm Chế kể lại.

    Những câu chuyện về lời nguyền "chia loan rẽ phượng" oan nghiệt trên đã râm ran bấy lâu nay ở xã Cẩm Chế và mới đây, dư luận lại ồn ào lên sau một sự việc quái dị xảy ra tại nhà anh Nguyễn Bá Thông.

    Như Báo PLVN đã đưa tin, ngày 3/3/2011, con anh Thông là cháu Nguyễn Trắc Công được phát hiện đã chết trong tư thế treo cổ trên cây vải vườn nhà. Một tháng sau, đến lượt anh trai của anh Thông (là người xã Tân Việt) lấy vợ bên xã Cẩm Chế tử vong vì ngã xuống sông. Nhiều người dân cho rằng, tai ương kể trên đến là vì lời nguyền bí ẩn...

    Nguồn gốc huyễn hoặc của lời nguyền


    “Thời xưa, có một người phụ nữ là dân làng Phương La, xã Cẩm Chế yêu sâu sắc một người đàn ông là người xã Tân Việt và họ đã kết hôn. Tuy nhiên, khi người phụ nữ mang bầu, người chồng đã phụ bạc để đi theo người đàn bà khác.

    Uất hận, người phụ nữ tội nghiệp đã ra cây cầu thuộc bờ sông nối hai làng và trầm mình xuống dòng nước đang chảy xiết, mang theo lời nguyền: Những người đàn ông xã Tân Việt lấy phụ nữ xã Cẩm Chế sẽ chịu những kết cục oan nghiệt. Đó là căn cứ của lời nguyền xưa”, cụ ông Nguyễn Mạnh Thường (87 tuổi, người dân xã Tân Việt) kể.

    Trong khi đó, một nguyên cán bộ cấp cao tỉnh Hải Dương nay đã về hưu và đang sinh sống tại làng Phương La, xã Cẩm Chế lại kể cho phóng viên một câu chuyện khác: “Ngày xưa, thời loạn, khi dân xã Cẩm Chế chạy loạn qua xã Tân Việt để ra đường lớn thoát thân thì thấy cây cầu nối hai bờ sông đã bị phá hủy. Vì thế mà dân hai làng có mối hiềm khích. Phải chăng, đó là căn nguyên của vấn đề?”.
    Một điều hiển nhiên là những câu chuyện trên chỉ là những huyền tích không thể kiểm chứng và được thổi phồng lên, "thêm mắm dặm muối" qua truyền miệng dân gian. Tình yêu thời nào cũng có, do đó mà sự phản bội hay các mối hiềm khích có khi nào không tồn tại trên đời?.

    Sinh ly, tử biệt là chuyện thường tình ở cõi nhân gian, nhưng khi gắn những tai nạn, những cái chết ngẫu nhiên vào một câu chuyện thấm màu sắc mê tín dị đoan tức là chính chúng ta đang làm tăng thêm sức mạnh của lời nguyền "chia loan rẽ phượng", chính chúng ta đang gây ra sóng gió, cản trở cho những cặp uyên ương trai Tân Việt, gái Cẩm Chế.

    Hầu hết những vị phụ huynh khi được phóng viên hỏi: Nếu biết con gái mình, hoặc con trai mình yêu con trai xã Tân Việt (hoặc con gái xã Cẩm Chế) thì có cấm không?. Đa số câu trả lời là: “Không cấm, nhưng không thích!”.

    “Ngày xưa, tự do yêu đương chưa được như bây giờ nên khi tôi có một mối là người xã Tân Việt hỏi cưới về làm vợ, ông cụ nhà tôi cấm liền. Cụ bảo, lấy ai thì lấy, đừng lấy trai Tân Việt”, cô Thanh, người dân thôn Phương La nói.

    Khi thực hiện bài viết này, phóng viên không mong bạn đọc sẽ bị cuốn vào những câu chuyện ma quái, không căn cứ. Điều mà chúng tôi mong mỏi là lời hứa của một vị lãnh đạo xã Cẩm Chế sẽ sớm được thực hiện một cách triệt để: Sẽ tổ chức tuyên truyền, giao lưu đoàn hội giữa hai xã để chứng minh rằng hôn nhân vững bền bắt nguồn từ tình yêu chân thành.

    Theo Pháp luật Việt Nam
  10. loviteparis

    loviteparis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    em quê hải dương đây
    thỉnh thoảng vào biết đâu lại gặp đồng hương

Chia sẻ trang này