1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    So thì so với mấy con cùng loại như Leo 2, Challenger 2 đấy. Dòng T-xx thì tớ đã bảo nó có cái lợi là làm kích thước nhỏ rồi còn nói gì? Và thể tích cái xe tank T-72 nó nhỏ hơn nhưng thể tích đạn của nó chả hề nhỏ hơn.

    Xe tank từ cổ chí kim đều có thế sao Leo 2, Challenger 2, Leclerc và dòng tank T-64/72/80/90 cũng đều chả có cửa gầm thế?
    DU nó được bố trí ở lớp nào, cấu tạo ra sao bạn có biết? Và dù khi bị bắn vào thì bao nhiêu % sẽ bốc ra? Bao nhiêu lieu lượng thì sẽ gây nguy hiểm? Và xe tank Abrams nó có hệ thống NBC thì lieu cái mớ bụi DU nếu chỉ tỏa ra ngoài thì làm sao đến được tổ lái? Còn nếu mà cái giáp trước tháp pháo nó bị bắn lủng thì e là tổ lái sẽ có nhiều cái khác đáng để lo hơn là bụi DU đâ
    CO2 không không gây ngạt? Bây giờ tớ mới biết là con người có thể thở bằng CO2 và hít lâu thì không bị thiếu oxy gây choáng đấy. Bạn tungsten đúng là siêu nhân thiệt rồi.
    Nitơ thì chưa nghe ai dung để làm bình chữa cháy cả trên xe tank cả.

    Hai cái video của bạn tớ để cả tiếng đồng hồ nó vẫn đen thui. Phải để lúc khác mới xem được.
    Vả lại dù M1 có mất 1 phút để khởi động thì tớ cũng chả thấy việc đó khiến cho "nó không thể nào dừng xe tắt máy như xe khác được" như bạn nói.
    Còn cái thông tin M1 chạy số mo 8h hết nhiên lieu là lấy từ đâu thế?


    Đạn HESH thì làm quái gì có chuyện nổ chậm đâm sâu vào công sự? Cái vỏ của nó làm bằng vật lieu mềm thì xuyên vào trong bằng niềm tin à?
    Dâm xuyên vào trong rồi nổ thì HE-OR cũng làm được. Đạn HE, APAM nó cũng chỉ xuyên được tường mỏng, gặp tường dày hay làm bằng vật lieu cứng thì nó cũng chỉ nổ bên ngoài thôi. Đạn HEAT thì do đặc tính là nổ lõm khả năng xuyên bê tông chí ít cũng hơn 1m. Sau khi nổ tạo luồn xuyên xuyên giáp thì tạo ra miểng sát thương chứ vô tác dung thì chắc đám đạn HEAT bắn xe tank của các nước trên thế giới hiện nay nó cũng đều vô dung nhỉ?
    Ngoài ra thì HE, APAM nó là loại đạn chỉ có công dung chống bộ binh, nhà cửa chứ gặp tank hay thiết giáp nặng thì coi như đồ bỏ. Đạn APAM thì giá chắc chắn không hề rẻ. Mọi loại đạn nó đều có trade-off cả.
    Bb nó trải ra trên diện rộng thì đạn HE chạm nổ nó cũng giảm hiệu quả đi so với khi bộ binh tụm lại. Trong trường hợp bộ binh phân tán thì chính đạn canister nó mới là loại có ưu thế. 1 quả đạn HE chạm nổ tầm sát thương chỉ khoảng 10-15m; còn 1 quả đạn canister 1100 viên đạn con như M1028 ở tầm vài ba tram mét vùng sát thương của nó rộng gắp hơn nhiều so với HE chạm nổ. Trong trường hợp nàythì chỉ có đạn HE loại nổ trên không là có hiệu quả cao hơn đạn canister. Nhưng cũng nên nhớ rang đạn nổ trên không nó mắc và phức tạp hơn đạn HE bình thường và đạn HE bình thường nó còn mắc và phức tạp hơn so với đạn canister.
    Liều nổ của đạn HE-OR không lớn, nhưng đầu đạn 11,4kg của nó xét về trọng lượng vẫn tương đương khoảng 20 quả lựu đạn. Những loại đạn HE full cỡ nòng có thể mạnh hơn nó, nhưng đạn M908 nó không hề yếu.

    Thế à? Cái loại đạn này tên là gì thế. Bao nhiêu nước đã mua về xài vậy? Cho chút thông tin đi chứ sao bí ẩn thế.

    Ở tầm gần chừng 100-200m trong thành phố thì đạn canister nó mới càng thêm khủng so với đạn HE bạn ạ. Cũng giống như đạn shotgun có hiệu quả cao nhất ở tầm gần vậy. Ở tầm này thì tường gạch, xe hơi nó không thể cản được mớ bi tungsten của đạn canister. Một con M1 đứng ở đầu 1 con đường 2-4 làn xe mà bắn 1 quả canister thì chú bộ binh nào lúc đó đang lò đầu ra ngoài thì coi như lên bàn thờ nhé.

    Còn công trình chướng ngại vật gì mà đạn HE, HE-FRAG xử lý được mà cái lưỡi cày của xe tank và đạn HE-OR không xử lý được bạn kể thử?
    Turbine xả khí nóng đến tận thiên tào? Chỉ giùm mình cái khí nóng đó ở chổ nào trong mấy bức ảnh hồng ngoại sau giùm cái:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lính Mỹ nó biết thế vậy sao vẫn lái Abrams ào ào ở Iraq thế? Thế ruốt cuộc là lính Mỹ khôn hay ngu đây?
    Khi Mỹ đánh vào Baghdad ngày 3/4/2003 thì trong ngày này chỉ có duy nhất 1 đoàn xe tiếp tế cho đám thiết giáp trong thành phố đấy. Cái con số ngày đổ xăng 3 lần lấy chổ nào thế?

    Ban đầu kêu là Mỹ không có M1 ở Afgha, tớ đã chỉ ra là LTĐB Mỹ có 16 con M1A1 ở đó. Bạn chê M1 không có đạn HE, tớ đã chỉ ra là chính đám Leo của Canada, Hà Lan nó mới không có đạn HE, còn bọn M1A1 của LTĐB nó đã có đạn DM11. Hỏi bạn đám Leo ở bên Afgha có gì nổi bậc không thì bạn chỉ trả lời được chung chung là bọn Canada, HL mang đi thì chắc là phải có. Còn có cái gì thì không biết. Bạn hỏi M1 đi đánh kiểu gì nhưng bạn có biết đám Leopard 1/2 đó đánh kiểu gì không?

    Chửi M1 thì lôi TSB với thiết giáp hạm vào làm gì?
    Còn nếu cái tay Mike Sparks ấy đưa ra lí lẽ hợp lý thì người ta đã chả cười tay ấy. Trước tớ cũng đã từng xem vài cái video chửi các loại tank khác của tay này và cũng thấy rất nhiều điểm nhảm nhí. Đợi khi nào nối cáp AAG lại thì tớ sẽ nói tiếp về mấy cái video đó.
    Chuyện ai ưng xài xe nào thì đó là tùy lựa chọn của họ. Tớ chả nói là dùng M113, BMP, BMD là sai. Nhưng cái tay Mike Sparks ấy thì gọi là cuồng M113 và chỉ biết M113 là loại xe tốt nhat, đám còn lại thì toàn đồ bỏ.
    Stryker thì LTĐB Mỹ chưa bao giờ sử dung cả. Chỉ có lục quân Mỹ mới dung.
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Vãi cả bố @namboruong, lấy ảnh ánh sáng yếu ra để chứng minh cho .... ảnh nhiệt :D Nói luôn là ảnh ánh sáng yếu phụ thuộc phản xạ quang phổ nhìn thấy, ảnh nhiệt thể hiện vùng phổ hồng ngoại, mấy cái ảnh kia nhìn đầu ăng ten sáng rực thì một là ảnh ánh sáng yếu, 2 là ảnh shop, 3 là mấy thằng crew rỗi việc mang zippo nung nóng đầu ăng ten!

    Chuyện M1 đánh đồi núi thế nào nhìn số lượng M1 và đối cánh là Leo, Txx triển khai ở Afghan chắc là cũng có một ý nghĩa nào đó.

    Đạn ghém luôn có tầm gần, và không điều khiển được độ chụm/mật độ đạn, vì vậy đạn ghém của M1 có vùng sát thương thậm chí kém khẩu .50 gắn sẵn. Sơ tốc của bi canister bắn ra chỉ như đạn M16, không có xoáy ổn định đường đạn. Đạn canister là bước thụt lùi so với đạn fletcher dùng trong WW2, vì đạn fletcher có độ chụm và độ xuyên theo hướng bắn hiệu quả hơn nhiều, và khoa học chứng minh rằng mấy viên bi cầu thì không thể có độ xuyên phá lớn bằng mũi tên ở tầm xa. Nôm na thì đạn canister với đạn fletcher so sánh giống như viên sỏi từ súng cao su (ná thun) so với mũi tên từ cung, nỏ (ná).

    Cũng là tất lẽ dĩ ngẫu, đạn canister với fletcher không thể hiệu quả bằng quả đạn HE-FRAG có time fuze, thứ chuyên dùng của dòng T-xxx bắn lính nấp trong công sự, time setter điện tử, giống như XM25 mà Mỹ đang thử nghiệm, chỉ có điều caliber lớn hơn 5 lần, thể tích thuốc và miểng văng gấp đôi ba trăm lần, và sắp hết vòng đời khi XM25 chưa kịp đưa vào trang bị!

    Lính Mỹ ở Iraq với Afghan quý M1 tới mức thà đắp sắt tấm làm giáp cho Hummer, ngồi Skytrer với MRAP ăn đạn B41 còn hơn ngồi M1, chỉ vì mấy thằng núp lùm bắn AK-47 :D

    Về tiêu thụ nhiên liệu, Honeywell giấu tịt thông tin, tuy nhiên một số nguồn rộng rãi cho rằng mất 3 gallons cho 1 dặm ở nửa tải. Một số nguồn chê bai thì cho rằng khi chạy không tải, AGT1500 tiêu thụ nhiên liệu còn nhiều hơn cả khi chạy đầy tải :D
  3. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    http://usatoday30.usatoday.com/news/world/iraq/2005-03-29-abrams-tank-a_x.htm
    Theo nguồn trên thì chỉ có hơn 1100 xe tank được Mỹ đưa đến Iraq. Còn nếu tính về biên chế ngay tại chiến trường thì cũng phải tính đến trường hợp xe bị hư đưa về nhưng có xe khác gửi sang thay thế chứ?

    IED nó mới là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho xe cộ của Mỹ. Mấy cái này thì chỉ có những thiết bị rà phá mìn mới phát hiện được chứ camera máy bay hay xe tank nào phát hiện được. Còn phục kích bang RPG thì hiếm xảy ra hơn, và cũng còn phải tùy xem bọn phục kích nó núp như thế nào. Ví dụ như trên mạng có cái clip tay nào bên Iraq dung RPG-22 hay RPG-29 bắn vào sườn một chiếc Abrams. Tay phục kích này bố trí một người khác đứng che phía trước, chỉ đến khi gần khai hỏa thì người che chắn này mới bỏ đi. Chơi kiểu này thì sensor nào phát hiện nổi?
    Trước khi Mỹ đập Iraq lần 1 năm 1991 và lần 2 năm 2003 thì tiềm lực của Iraq cũng chả thua gì Iran.

    Chuyện tổ lái tự phá xe tank thì đầy. Ví dụ như trong WW2, tiểu đoàn tank hạng nặng(Schwere Panzer-Abteilung) 502 của Đức mất 13% xe tank do tổ lái tự phá. Tiểu đoàn 503(tiểu đoàn có thành tích cao nhất) thì tới 49% số tank bị mất là do tự phá. Tiểu đoàn 504 thì con số này đến 74%. Các tiểu đoàn khác con số cũng rất ấn tượng. Lí do thì thượng vàng hạ cám cả chứ chả phải chỉ có cháy động cơ ngay giữa lòng quân địch như con Cojone Eh của Mỹ.




  4. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Cái ảnh đấy nó là hồng ngoại đấy, chứ không thì làm sao mà có chuyện xích xe, bánh xe lại phát sáng thế kia được. Cái anten đó nó nhìn có vẻ sáng là vì nó đặt giữa nền trời lạnh. Bạn Kiên cứ thử down ảnh về máy rồi so thử thì sẽ thấy nó chả hề sáng hơn so với phần thân xe.

    Tầm sát thương thì đạn ghém thấp hơn cây 12,7mm, nhưng vùng sát thương thì cây 12,7mm chả thể bù lại được(trừ khi bắn cả 1000 viên đạn).
    Đạn bi thì bản thân nó không giống như đạn nhọn, nó không cần phải ổn định xoáy hay ổn định bằng cánh vì mọi điểm trên bề mặt viên đạn nó đều giống nhau. Với lại đạn canister xe tank thì cái nó cần là vùng sát thương thiệt rộng nên chuyện từng viên đạn kém chính xác chả có gì quan trọng. Độ chụm, độ xuyên thì tớ chả hiểu đạn fletcher nó có cái gì khiến cho nó mạnh hơn đạn bi nhỉ? Khoa học chứng minh là khoa học nào và chứng minh ntn thế?

    Đạn nổ trên không thì tớ đã bảo là nó có hiệu quả cao hơn canister ở post trên rồi còn gì. Nhưng mà cũng giống như XM25, cái ngòi nổ của loại đạn đó rất mắc, còn canister thì thậm chí nó chả cần ngòi nổ.

    Còn cái đoạn cuối bạn Kiên nói mà mình chả hiểu bạn đang nói cái gì. M1 nó là xe tank, không có khả năng chở hành khách thì so thế nào với Humvee, Stryker hay MRAP? Mấy thằng núp lùm bắn AK thì ngồi M1 hay Humvee nó cũng có khác gì nhau?
  5. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Góp ý tiềm lực quân sự Iran-Iraq trong chiến tranh 2 bên thì Iran có ưu thế chiều sâu hơn vũ khí , Iraq chỉ nhỉnh hơn về số lượng thôi nhé
    Nếu đề cập đến đấu tank 2 bên thì nhắc lại trận đánh khá kinh điển giữa T-62 Iraq và M-60 Iran tại Susangerd , Iran tháng 1/1981
    Lúc này sư đoàn thiết giáp 16 Iran trang bị 300 Chieftank và M-60 hỗ trợ bởi lữ đoàn dù 55 quyết định phản công vào Susangerd nhằm mở thông đường chiến lược án ngữ Ahwaz và nhanh chóng áp sát quân Iraq tại Abadan ở phía Tây Nam , quyết định tấn công đánh giá thất bại ở mặt chiến lược khi đơn vị thiết giáp Iran đối mặt với mùa mưa và bùn lầy lẫn thời tiết xấu ảnh hưởng nặng đến khả năng cơ động lẫn hỗ trợ nhau
    Lúc này sư đoàn thiết giáp Iraq trang bị khoảng 300 T-62 nhanh chóng đến ngăn chặn hướng tấn công của quân Iran . Ngày 5/1 thì sư đoàn 16 áp sát trận địa từ phía đông bắc , đơn vị dù đã nhảy và bố trí như là tùng thiết yểm trợ cho M-60 , tuy nhiên trực thăng trinh sát của Iraq đã nhanh chóng quan sát trận địa và bố trí nhanh 3 lữ đoàn T-62 trấn giữ làng Achnicd Abad gần đó
    Ngày 6/1 , lữ đoàn 1 thiết giáp của Iran đánh thốc vào trận địa quân Iraq và nghĩ rằng Iraq chỉ bố trí các đơn vị phòng thủ và cơ giới hạng nhẹ , thảm họa bắt đầu với 1 trận đánh tank combat tank diễn ra ở khoảng cách 200-1000m , lữ đoàn 1 Iran bị kẹp thịt bởi 3 lữ đoàn tank Iraq di chuyển cơ động , sau hơn 2 tiếng quần thảo thì lữ đoàn này coi như xóa sổ với hơn 100 M-60 bỏ xác lại , 2 lữ đoàn sau không được hỗ trợ bởi bộ binh nhanh chóng bị cuốn vào trận đánh ngày 7 , 8/1 , do chiến trường là 1 bãi lầy và khoảng cách 2 bên quá gần để không quân có thể yểm trợ nên rõ ràng Iran yếu thế hơn hẳn và 2 lữ còn lại phải rút lui với thiệt hại nặng .
    Sau trận đánh thì Iraq tuyên bố đã hạ 214 M-60 và Chieftank của Iran , tất nhiên Iran chỉ thừa nhận mất 88 chiếc và phá hủy hoặc disable 100 T-62 của Iraq , tuy nhiên sau đó Iraq đã trưng bày khoảng 100 chiếc tank của Iran tại thành phố Barsa lẫn Baghdad như là chiến tích chiến tranh của mình , dễ hiểu vì quân Iran đã bỏ chạy và rất nhiều tank vứt lại , Iraq dễ dàng khôi phục các tank bị disable và nhanh chóng tái trang bị cho sư đoàn thiết giáp của mình
    Sau chiến tranh thì Iraq sở hữu khoảng 40 chiếc Chieftank Mk3/5 và 1 số lượng không rõ M-60 trong quân đội mình .
  6. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Cai nói đến N lần là các tăng khác NÓ KHÔNG NHÉT TOÀN BỘ ĐẠN LÊN CHỖ LỘ THIÊN ĐÓ, nhiều là khoảng 20 viên đổ lại, và đó là chỉ dành cho bọn có auto loader, chứ Leo 2 và Char 2 nó còn cho ít nữa. Phải tự hỏi rằng sao nước nào nó cũng liều mạng cho đạn vào hết trong thân xe thế, sao không cho hết tất cả đạn ra bên ngoài ở mọt vị trí lộ thiên và bảo vệ mỏng giống như M1 vậy?
    Có tuốt.
    DU nó dính trên thân như kiểu bụi thì NBC hoạt động ko? Rồi sau trận đánh lính nó ra sinh hoạt thường thì ko tiếp xúc hả? Xem cái vid nó còn show cẩm nang lính tăng là nòng bắn đạn DU có thể nhiễm xạ, khi nhiễm xạ thì phải phong kín lại cho đội chống sinh hóa xạ đến tẩy. Bắn đạn DU nó quý hóa thế đấy. Còn bao nhiêu bụi DU hít vào thì có hại á? Cứ thử nghiệm lên bản thân thì biết.
    Cậu bullshiit nó vừa thôi. Nói vậy hồi nào?
    Hờ hờ, vì halon đã được lôi ra sử dụng nên đích thị halon là đúng đắn, hớ hớ hớ. Cái chưa được dùng thì đúng là thứ vô giá trị. Bảo sao, cứ suy nghĩ luẩn quẩn bên dưới thế thì ko nhảy lên miệng hố đc đâu.
    Hớ hớ, cố tình để đạn HESH chung vào đó xem phản ứng thế nào, đúng kiểu chộp được điểm nhỏ thì dí vào đấy, bỏ qua điểm lớn mà. HESH nó nổ chậm, không xuyên nhưng tạo sóng xung kích phá công trình và tất cả các thứ bên trong theo kiểu làm mọi thứ bên trong bay lung tung với tốc độ siêu âm. Dùng bắn công sự rất hợp còn gì. Có con Char 2 không lắp giáp hộp rỗng ăn HESH còn chết cả người lẫn xe.
    Đạn HE-FRAG hay APAM xuyên hầu hết các loại công sự ko vấn đề gì, 50cm bê tông thì đủ cho hầu hết các loại công sự lô cốt rồi. Lưu ý cái gọi HEFRAG chung chung là cho cả APERS của tây nữa, vì 2 thằng giống nhau, dù của Nga nó tiên tiến hơn ở cơ chế nổ định tầm và khối nổ của nó to ngang với HE thường. APAM đắt thì có APERS rẻ.
    Đạn HEAT chống tăng tốt vì xuyên tạo khí nóng thổi vào kíp lái và tạo mảnh vụn kim loại cháy (spall) văng lung tung với tốc độ nhanh gấy sát thương kíp lái trong buông xe chật hẹp. Bắn xuyên tường hay công sự bê tông nó không sinh mảnh như bắn tăng thiết giáp, sát thương kiểu gì?
    HEAT không thể thay đc HE vì HE mang khối nổ to hơn nhiều, trong khi HEAT thì nổ định hướng chỉ cần thuốc nổ vừa phải, nhiều thuốc nổ quá là phá cả hiệu ứng nổ lõm.
    Đạn shotgun chỉ bắn trong tầm ngắn và nổ diện. bắn tầm xa thì kém chính xác, bắn trong phố thì không phá được bê tông. Thử hỏi, ngoài trống bắn hẳn phát HE-FRAG định tầm nổ chụp, chính xác và phạm vi nổ gần 125m2, trong phố thì chơi quả HE-FRAG nổ bay cả nhà lẫn người, việc đek gì phải chơi canister kém cỏi kia? Kết luận, dek có HE-FRAG nên mới chế cái loại chắp và chả ra cái gì như thế kia. HE-FRAG dùng từ WW2 rồi, khó mà nói là đắt đỏ đc. Về khả năng chống thiết giáp của nó, thử xem lại cái có thiết giáp nào ngoài tăng chịu đc phát đạn pháo tăng không?
    Đạn HE thì không nổ mảnh như FRAG nhưng thường trong trường hợp có hỏa điểm của địch trong hầm hào thì cho một quả HE nổ tung điểm đó cũng coi là được việc. Yêu cầu là nổ càng to càng tốt để xới tung cái điểm phòng ngự đó lên.
    Về HE-OR thì bạn chưa biết, câu chuyện của nó như sau. Trước HE-OR có một loại gọi là MPAT, là một loại giống như HEAT nhưng vỏ bọc nổ tạo mảnh, hy vọng để bắn trực thăng. Loại này dẹp, vì mảnh nổ kém, chả được như HE-FRAG thần thánh rẻ tiền. HE-OR nó lại chính là MPAT thiết kế lại với nguyên hình dạng kích thước ( bao gồm cả khối thuốc nổ bé xíu) có chăng thay cái vỏ nổ mảnh và cái mũi thép để xuyên, và mục đích của nó là đạn phá vật cản, tức là HE nhưng bé xíu. Và MPAT đã bị dẹp vì nổ yếu quá không tạo mảnh tốt, thì cái đống thuốc nổ nguyên xi đó của HE-OR sẽ thế nào?
    Xem hình MPAT này:
    [​IMG]
    Xem HE-OR này:
    [​IMG]
    Và xem HEAT M830A1 này
    [​IMG]
    Nhìn giống nhau xinh xẻo đến thế chứ. Cùng một mẹ nó là cty ATK đẻ ra cả. Siêu quá, giống nhau như đúc.
    Chẳng nghi ngờ gì Mẽo nó phải đi mua HE của Đức.
    Nếu là hỏi kiểu kiểm tra thì thế là xỏ lá. Còn nếu là hỏi thật thì tui thực sự lo ngại về việc bạn kết nối các thông tin vào với nhau để thành bức tranh toàn cục, dù có hiểu biết và nắm vững chi tiết đến đâu đi nữa mà không kết nối lại đúng người đúng việc thì vẫn là kiến thức vỡ vụn. Nó chính là cái loại DM11, Pháp, Thụy điển và tất nhiên những nước xài Leo 2 đều xài từ những năm 90 rồi.
    Trời hỡi, Leo không có HE, còn DM11 là do Mẽo sx đúng không nhỉ? Chắc chắn rồi, pháo M256 cũng là do Mẽo sx, Đức nó copy thôi. Chết mất.
    Bọn Leo đánh đấm ra sao á? Thành công tuyệt với, dẫn đến chiến thuật dùng tăng chạy dài ngày thọc sâu đi lùa Taliban. Vì sao? VÌ tăng nó chạy qua định hình off road, đến tập kích có thể dí bén bắn chính xác, chứ không như việc gọi pháo bắn hay dùng UAV đi bắn tên lửa, chả chết lính chỉ chết dân, và vì nó có đạn HE bắn tung các điểm phòng ngự trên núi, chứ không dùng HEAT với sabot bắn tỉa như M1, và nó chạy off road chứ không chạy bám đường như Stryker, ra khỏi đường thì sụt bánh chạm gầm, súng thì chỉ có 12.7, đánh đấm mịa gì. LX trước đây cũng lôi tăng đi phang thả cửa. Chỉ có mỗi Mẽo có tận 16 con M1 đồn trú và chả đánh trận nào, trong khi hàng trăm Stryker đi thì chết vô số.
    Xăng xe á, cứ lấy số tổng chia cho số tiêu thụ trung bình là ra đấy. Nếu thấy 8h ít quá chấp cho bạn hẳn 12h đấy cho sướng. vẫn chả là cái đinh gì so với xe chạy diesel. Bạn cứ xem hết đống youtube đó đi rồi phản biện cũng ko muộn, cả đống chê bôi M1 nữa rồi bới lông tìm vết mà phản bác lại nó.
    Chuyện 1 cái tăng đang dừng xe tắt máy, thấy địch là nổ máy bắn và cơ động luôn, cái này thuộc về chiến thuật dùng tăng rồi. M1 chờ gần 1 phút mới khởi động thì bị nó bắn cho bỏ bà. tất nhiên lính tăng Mẽo chắc cũng hiểu chuyện đó nên nó cũng chả tắt máy đâu, mà cứ để máy để vọt cho nhanh. Nhưng để thế thì cũng dễ bị nhìn nhiệt phát hiện nên thôi rút M1 đi là hay nhất.
    Sao lại lôi night vision ra để minh họa ảnh nhiệt? Trước có cái ảnh gì mà chụp ảnh thường và ảnh nhiệt của 4 cái M1 (không có trong ảnh), chỉ thấy 4 cột IR bốc cao ngùn ngụt, chả cần thấy xe cũng biết nó ở đâu. Để tìm lại xem có ko đã.
    PS: mấy bức trên nếu là ảnh nhiệt thì phải chụp rộng toàn cảnh mới thấy được khí nóng so với môi trường thế nào, chứ chụp sát đít xe đang chạy cắt luôn phần đuôi nhiệt nó tỏa ra thì chỉ kiểu gì?
    Chỉ nói qua để biết quan điểm của hắn thôi. Ko rõ đây có phải Sparky không, chứ thấy hắn thích nhiều xe lắm, M113 cũng chả phải là ưa thích nhất nữa mà hình như là BMD4, Vena và Sprut. Chắc chắn không phải là cuồng M113 đến mức cho nó hơn cả thằng khác của LX như MT-LB. Vậy nên cứ việc yên tâm xem cho hết, không cần phải chụp cho hắn là Sparky rồi phủ nhận hết quan điểm của hắn đâu.
  7. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Camera hồng ngoại nó mới ra cái ảnh xanh lét thế kia [​IMG]
    Còn ảnh nhiệt nó như này :v
    [​IMG]
    hoặc màu mè như này
    [​IMG]
    Một cái là khuếch đại ánh sáng yếu và 1 cái là hiển thị bức xạ hồng ngoại.
    --- Gộp bài viết: 22/09/2014, Bài cũ từ: 22/09/2014 ---
    http://s331.photobucket.com/user/Meteor-Man/media/Gimped Images/Nightvisionthermal.jpg.html
    Trong này nó cũng nói rõ là Night Vision chứ không phải Thermal :v
    [​IMG]
    Của M1 hơi hiếm có thể là khó tìm hoặc không thằng nào post, nhưng đây là ví dụ của 1 em UH-60
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Thôi, lại chán rồi, em dừng :D Cãi nhau kỹ thuật quân sự mà phân biệt ảnh ánh sáng yếu với ảnh nhiệt còn không phân biệt được thì nản quá!

    Nhìn chung, M1 muốn đi đánh đại chiến thì phải mua BMPT của Ngố cho đi kèm bảo vệ, chứ lính không bám đít M1 tùng thiết được, ngoại trừ khi bỏ giáp và mặc bộ bảo hộ của lính cứu hoả. Muốn dập mũi tấn công của M1 các địch thủ cố gắng mua ít UAV với pháo tầm xa, cứ nhè đoàn xe nhiên liệu to đùng sau đuôi đoàn M1 mà giã, đảm bảo ảnh còn đẹp hơn ảnh NAF giã quân Ukraina.
  9. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Dân Mẽo nó bàn luận vấn đề sâu kín hơn liên quan đến chuyện mua sắm quốc phòng, thấy LX sụp đổ đến nơi nên các tướng đánh quả dự án chơi hẳn hàng xịn số lượng để kiếm lại quả về hưu chứ cóc quá quan tâm đến hiệu quả chiến tranh, nên mới sinh ra hàng đống xe cộ và tên lửa chống tăng, toàn thứ đồ đắt giá, và tác dụng thì chống tăng nên về chính trị là không sai khi cả thế giới hãi hùng bầy tăng của LX, nhưng để bắn những thứ khác thì rất tệ, đến tận 2003 mà đi bắn bộ binh bằng TLCT vì thiếu loại súng đạn phù hợp giá rẻ.

    Những chuyện đó thì mình người nước ngoài ko thể biết hay hiểu đc. Nguyên do có khi chả liên quan gì đến yêu cầu kỹ thuật hay những thứ khách quan gì hết. Chẹp, thong cảm cho các bạn Mẽo. Chả phải mỗi nước nó mới thế.

    Tại đã nằm dưới đáy mà ko biết thân biết phận nằm im mà chết dần, còn cố ngúng nguẩy lừa tình thiên hạ nên phải đạp lại cho xuống đúng chỗ, chứ báu bở gì đâu ai muốn mất công sức thời gian nói về nó làm gì cho lắm :D
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Theo em cách tiếp cận của Nga là hợp lý hơn cả, thay vì tăng chiều dày giáp chính để chịu đạn thì phát triển các giải pháp phá huỷ đạn trước giáp (hệ APS) hoặc dùng giáp mô đun thay nhanh phản ứng nổ để bảo vệ. Hệ APS tốt giảm thiểu nguy cơ dính ATGM và các đạn chậm như RPG, bom. Còn giáp phản ứng nổ thì thay vì dùng thịt đỡ kiếm là dùng dao đỡ kiếm, thuốc nổ chọi lại thuốc nổ, và thay nhanh được. Việc tăng trọng lượng xe để chống các đạn xuyên ngày càng mạnh là tự tay bóp bi, vì xe nặng quá thì tự trở thành bị thịt để địch tẩn.

    Hiện đang có các phát triển dùng luồng thuốc nổ bẻ gãy thanh xuyên, phá luồng xuyên, và dùng cảm biến điện tử để tích cực hoá các tấm phản ứng nổ thụ động, nhưng chưa có sản phẩm cụ thể đưa vào thực tế. Hướng phát triển giáp này giúp tăng giữ được phom thon thả ở khoảng 50 tấn mà vẫn đối phó được các đạn chống tăng ngày càng mạnh.

    Về động cơ, không chỉ riêng Đức, nhà máy Kharkov của Ukraina cũng có dòng động cơ diesel rất quái dị dùng xi lanh đối đầu, đã sản xuất các động cơ công suất 1000 và 1200 ngựa cho T72, với hệ truyền động đơn giản rất ấn tượng! Thế hệ động cơ nguồn gốc Liên Xô này hơn động cơ Đức ở điểm đa nhiên liệu và kích thước, tuy nhiên giá thành hình như là cao hơn :)

Chia sẻ trang này