1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Tỉ lệ trúng đạn thì đã nói đầy ở các post trước rồi. Đạn M1 để sau tháp pháo cao nhưng mà là phía sau. Còn đám đạn của tank khác nó để ở hai nơi, nhưng nơi nào cũng có ưu nhược điểm cả. Còn đối với đạn pháo, đạn đánh nóc thì nguy cơ nó rơi trúng phía sau tháp pháo hay rơi trúng thân trước xe đều như nhau. Đám Leopard 2, Leclerc, Type, K2... nó chứa đạn ở 2 nơi thì nguy cơ ăn đạn cũng lớn gấp hai.
    Ngoài ra thì con M1 tớ đã chỉ ra là nó chia khoang đạn làm 2 ngăn, mỗi ngăn 17 hoặc 18 viên. Chả phải lúc nào cháy nổ thì cũng cháy nổ 2 ngăn cả. Và cũng chả phải lúc nào đạn nó cũng nổ bắn mảnh cháy tứ tung ra cả. Đã đưa hình chứng minh ở post trước rồi.
    Các nước khác mà chế được cái autoloader 40 viên nhét vừa vào cái khoang tháp pháo 2 người thì họ cũng đã chả nhét đạn trong khoang chiến đấu.

    NBC thì nó có lọc khí để lọc và hệ thống tăng áp suất trong xe để ngăn không cho các chất độc tràng vào vào trong xe. Nếu như vỏ xe không bị xuyên thủng hoàn toàn giáp trước tháp pháo thì nguy cơ bụi DU tràn vào xe rất thấp. Sau trận đánh nếu có hư hỏng giáp thì phải kêu người tới xử lí. Hơi rườm rà nhưng chả phải là không làm được. Ngoài ra muốn đánh giá cái lợi hại của giáp DU thì phải tính cả cái lợi mà nó mang lại trong việc tăng độ bảo vệ của lớp giáp nữa chứ không thể nào chỉ chămchăm vào cái mặt hại.
    Đạn DU thì Anh, Nga, TQ,.. cũng xài.

    Thế bạn nào kêu là CO2 hít vào không gây ngạt, choáng? Thế chả phải là thở CO2 mà vẫn song tốt đấy à?

    Halon nó được nhiều nước sữ dụng, cả Mỹ, Đức sử dụng thì tất phải có cái lí của nó. Còn nitơ tuy là khí trơ nhưng con người không thở nó mà sống được. Mọi loại khí dập lửa nó cũng đều chỉ có một kiểu hoạt động, đó là ngăn không cho oxy tiếp xúc với ngọn lửa. Khí nào cũng thế. Mà khi ngăn không cho oxy tiếp xúc với ngọn lửa thì nó cũng sẽ ngăn oxy khỏi tổ lái. Bởi thế nên có dùng khí nào thì nó cũng vậy thôi.

    Nói sai thì kêu là cố tình nói sai. Từ đầu thớt tới giờ đã cố tình bao nhiêu lần rồi thế?
    Và cái đoạn miêu tả đạn HESH của bạn có phải lại là một sự cố tình khác nữa phải không?
    Đạn HESH bắn công sự rất tốt, nhưng không tốt bang đạn HE nổ chậm. Mỹ đã đánh giá thử nghiệm cho thấy đạn M908 HE-OR 120mm có sức phá hủy cao hơn cả đạn HESH 165mm. Các loại đạn HE có chệ độ delay khác thì chắc chắn còn mạnh hơn nữa.

    Coi đâu ra con số APAM xuyên 50cm bê tông thế thế?
    http://www.dtic.mil/ndia/2005garm/wednesday/schirding.pdf

    Đạn HEAT chả có cái gì gọi là luồn hơi nóng cả. Các mảnh đá, bê tông đều có thể sát thương. Có thể không mạnh bang HE nổ chậm nhưng không phải là không có.

    Và ngược lại thì đạn HE cũng chả thay thế được đạn HEAT. Muốn dùng loại đạn nào thì đó là do lựa chọn của người sử dụng.

    Đạn M1028 có tầm hiệu quả 700m. Đạn canister thì muôn thuở đều lấy số lượng đầu đạn lớn bù cho độ chính xác thấp của từng đầu đạn.
    HE nổ chụp thì tớ đã có nói là nó có hiệu quả sát thương cao nhất khi chống lại bb trên diện rộng. Nhưng bù lại thì giá thanh nó cũng cao hơn.
    HE-FRAG dung để bắn mục tiêu trên bộ thời WW2 nó đều là chạm nổ. Cái này thì chả có gì đặc biệt. Thời đó cũng đã có ngòi nổ dùng radar nhưng nó chỉ dùng cho pháo phòng không hoặc pháo bắn cầu vòng chứ không dùng pháo bắn thẳng vì nếu đạn này bay quá gần mặt đất thì sẽ bị nhiễu, đạn sẽ nổ ngay khi hết tầm an toàn.

    MPAT là tên gọi khác của đạn M830A1 đấy bạn túngten ạ. Và hoàn toàn chả có chuyện loại đạn này bị dẹp.
    The M830A1 HEAT-MP-T was developed as a replacement for the M830 HEAT round. It has demonstrated a 20 percent performance increase against bunkers and a 30 percent performance increase against light-armored vehicles.
    The M830A1 uses a discarding sabot with sub-caliber warhead and a multifunction fuzing system. It has a unique airburst capability that is quickly selectable by the tank crewman. The unique fuzing options and fast time of flight make this round the ultimate warhead in urban warfare.
    Known commonly as “MPAT,” it was the round of choice in operation Iraqi Freedom.

    http://www.atk.com/products-services/120mm-m830a1-heat-mp-t-ammunition

    CÒn hai cái hình đầu tiên mà bạn đưa ra kêu là MPAT và HE-OR nó đều chỉ là đạn M1002 MPAT-TP-T dùng cho mục đích huấn luyện. Thậm chí viên đạn trong bức ảnh thứ hai nó chính là viên đạn trong hình một được để nằm ngang đấy. Không biết đây có phải là một sự cố tình nữa không?
    http://www.atk.com/products-services/m1002-mpat-tp-t-ammunition-120-mm

    À vâng. Đạn DM11 đã được xài từ 1990 thế mà đến 2011 thì Rhemeintall mới giới thiệu loại đạn này lần đầu. Đức găm hàng ghê quá.
    http://www.army-guide.com/eng/article/article.php?forumID=2212
    Cho thêm cái nguồn nào bảo là Pháp và Thủy Điển đã mua đạn này đê.

    Tớ bảo là LTĐB Mỹ mua đạn DM11 của Đức về xài chứ có kêu là nó là thằng sản xuất chổ nào đâu?

    Ôi cái đệch. Thiệt là anh dũng quá.
    Cho cái nguồn nào bão là Leopard 2 ở Àghanistan có đạn HE đê. Tớ hóng hoài mà không thấy nguồn.
    Và tớ đã bảo không biết bao nhiêu lần là tank của LTĐB Mỹ nó có đạn DM11 rồi à?
    The round has already been fielded by the US Marine Corp, which refers to it as the Multipurpose (MP) DM11. The Marines use it primarily for engaging non-armoured and lightly armoured targets in asymmetric encounters. Its long range makes a significant contribution to protecting friendly forces from attack by enemy combatants armed with short- and medium-range weapons.
    http://www.army-guide.com/eng/article/article.php?forumID=2212
    Còn cái con số Stryker chết vô số là bao nhiêu thế?

    Ôi cái đệch, sao số lieu thay đổi xoành xoạch nhanh thế? Hôm qua kêu con M1 chạy số mo 8h tốn xăng gấp 6 lần Leo 2. Giờ tang lên 12h thì tốn xăng giảm xuống còn 4 lần à? Ngày mai nữa xuống còn bao nhiêu?

    Cái chiến thuật ấy lấy ra từ sách nào thế? Giờ xe tank đang phòng thủ ở một vị trí có lợi, bị địch bắn thì chạy ra khỏi vị trí có lợi ấy à? Xe tank đang được giao nhiệm vụ canh chừng một hướng nào đó, bị địch bắn thế là bỏ đi chổ khác luôn à? Một cái xe tank đang ở trong đội hình vài chục chiếc mà bị bắn thế bỏ đội hình chạy hướng nào thì chạy à?

    Có vẻ như hai bạn tungsten và nobita đềukhông biết rằng kính nhìn đêm có màu xanh lá hay đen-trắng là do kính lọc của nó chứ chả phải là do dùng công nghệ khuếch đại ánh sang hay hồng ngoại chủ động hoặc bị động gì cả. Còn cái loại có thêm sắc độ đỏ nó là loại chuyểu dùng để đo nhiệt độ chứ không phải là dung để quan sát trong quân sự.
    [​IMG]
    Cùng là công nghệ khuếch đại ánh sáng nhưng ở trên dùng màu xanh bình thường, ở dưới dùng trắng đen.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Kính nhắm ảnh nhiệt của Bradley có màu xanh.


    Ngoài ra thì ảnh nhiệt nó cũng là một loại night vision, ảnh nhiệt nó cũng là một loại thiết bị nhìn đêm hồng ngoại. Các bạn nói thì hùng hổ lắm nhưng gọi tên thì sai hết. Ít ra thì cũng phải được như bạn Kiên biết phân biệt được 2 cái và gọi đúng tên là ánh sáng yếu và ảnh nhiệt.
    Nhưng mà đến bạn ấy khi bị hỏi bật lại là ảnh sáng yếu thì quái gì phân bánh xích xe lại phát sáng thế kia thì cũng im bặt. Chưa kể sao những bộ phận như thân người, động cơ nó lại phát sáng. Đây mới là điểm phân biệt giữa loại kính nhìn đêm ảnh nhiệt và kính nhìn đêm khuếch đại sánh sáng. Nếu đúng theo lý thuyết của loại kính nhìn đêm kiểu khuếch đại ánh sáng thì chỉ những chổ nào có ánh sáng mắt người nhìn thấy được thì nó mới sáng lên được. Vậy té ra cái xe tank M1 trong hình nó lắp đèn lên người tổ lái, lên bánh xích, động cơ à?

    Thêm một bức ảnh khác chụp M1 bang ảnh nhiệt:
    [​IMG]


    Còn đây mới là ảnh của 1 con Abrams được nhìn qua thiết bị nhìn đêm ánh sáng yếu NV-P65.
    [​IMG]


    Một con M1 khác nhìn qua kính nhìn đêm ánh sáng yếu.
    [​IMG]

    Có ai nhìn vào mấy cái hình trên mà không thấy gì khác biệt, không phân biệt được đâu là ánh sáng yếu, đâu là ảnh nhiệt không?


    CÒn bạn tungsten kêu là phải lùi ra xa thì mới thấy một cái cột hồng ngoại bốc lên tận thiên tào thì cho tớ hỏi là chả lẽ khí xả khi ra khỏi động cơ con M1 nó chưa đủ nóng, phải ra xa vài chục mét thì nó mới nóng lên để bốc tới thiên tào à?

    [/quote]
    Theo giải thích thì cái này còn phụ thuộc vào kích thước các hạt trong đám khói xả nữa. Nếu các hạt này có kích thước lớn thì đám khói này sẽ rực rỡ hơn, còn nếu có kích thước nhỏ thì sẽ khó nhìn thấy hơn. Cái này một phần cũng nhờ vào cái động cơ không khói của con M1.

    Chuyện về tay này có lẽ cũng chả nên nói nhiều nữa. Tay này có cuồng M113 hay không thì cũng thây kệ hắn. Cái cần bàn là mấy cái video về Abrams tớ sẽ trả lời sau khi mạng trở lại bình thường.[/quote]
  2. tklongabc

    tklongabc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    3
    xe tăng thiết giáp nga sx luôn đc các bạn ở đây vỗ ngực là xe nhỏ , bé , dễ ẩn nấp tránh đạn , autoloader tân tiến . ERA hiện đại
    dính đạn ít cháy , an toàn ....etc
    nhưng thực tế từ iraq > syria > guzia > uy kiên xài tank thiết giáp như T-72 , T-62 , T-80 , BMP , BTR ,.v.v. đều tổn thất rất ác liệt và nhiệt tình ko hiểu vì sao ?
    phải chăng là lý thuyết chỉ có tác dụng với nước chủ nhà ?
  3. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222

    Vậy cho mình hỏi là gặp hoàn cảnh tương tự, khi các lực lượng tăng thiết giáp phải độc lập chiến đấu thiếu sự yểm trợ của không quân, hay bị phục kích thì các đời tăng tây có chắc khá hơn về tổn thất không ợ, ở iraq vừa rôi minh chứng rồi đấy, các clip cũng thấy rõ là T-72 đời cổ, mình trần, vẫn được bọn Iraq nó trọng dụng nhiều hơn M1. :D

    M1 ở iraq từ 2003 đến hết 2004 đã bị hạ ít nhất 80 chiếc, trên youtube vẫn còn cái clip bãi xe tăng hỏng của M1 bên iraq đấy. Merkava đấu với quân Hez, lực lượng áp đảo hàng chục, hàng trăm lần cả về quân số, pháo binh, lẫn không quân, mới có 1 tháng đã mất từ 23 đến 50 chiếc theo các nguồn thống kê khác nhau. :D
  4. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Trong Desert Storm thì A-10 theo thống kê đã phóng khoảng 5.013 quả AGM-65 Mavericks trong đó có 1.692 quả AGM-65A/B , 1628 AGM-65D và 203 AGM-65G
    Trong đó mỗi quả Maverick dòng A/B/D mang đầu đạn nổ lõm nặng 125 cân Anh còn dòng G đầu đạn xuyên phá nặng 300 cân Anh
    Bây giờ cứ tưởng tượng 1 đám lố nhố M1 Abrams , Challenger 2 , LAV , Bradley , Stryker ... gặp Su-25 cũng mang tên lửa chống tank Kh-29 giống như Mavericks thì kết cục có gì khác ? Và dội với số lượng khủng khiếp như thế ?
    Tank Nga thiết kế không có lỗi lầm gì cả , hiệu suất chiến trường đã chứng minh nó hoàn toàn tương đương hoặc thậm chí còn tốt hơn đối thủ phương Tây nhưng chiến thuật áp dụng mới là yếu tố tiên quyết
  5. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Post trước không phân biệt được ảnh nhiệt với hồng ngoại, post sau lại đánh lận con đen mà không chịu nhận mình sai. Giống kiểu M1 không tung tháp pháo đâu nhưng khoang chứa đạn trên tháp pháo bị bắn lanh tanh bành thì có :v
  6. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    262
    các bạn đừng nhầm cứ ảnh màu xanh là night vision nhé.

    thermal vision nó cũng có ảnh xanh không hết á, thậm chí màu xám xịt ko cũng là ảnh nhiệt nữa đấy.

    cái đấy hồi trước có xem discovery cái chương trình gì về trực thăng nó nhìn qua cái kính màu xanh nó cũng kêu là thermal vision
  7. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Vấn đề là ông ý lấy cái ảnh hồng ngoại ra minh họa cho ảnh nhiệt và dùng ảnh hồng ngoại để nói về "nhiệt độ" của xe.
  8. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Nếu Natgeo thì chắc Megafactory rồi
  9. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác hơi nhầm rồi!

    Nhìn đêm giờ phổ biến có 2 loại là khuyếch đại ánh sáng yếu và ảnh nhiệt. Khuyếch đại ánh sáng yếu là loại dùng cho phổ nhìn thấy giống mắt thường, kiểu như dùng điện tử để nhạy bằng hoặc hơn mắt cú mèo, chỉ cần ánh sáng rất yếu tán xạ trong không trung từ trăng sao là đủ nhìn. Loại ảnh nhiệt là dùng phổ hồng ngoại - ánh sáng có bước sóng dài hơn, tần số thấp hơn bức xạ nhìn thấy, loại bức xạ thường phát ra từ nguồn nhiệt. Loại này dùng sensor thu các bức xạ nhiệt từ vật thể và khuyếch đại, phân tích rồi hiển thị lên màn hình.

    Phân biệt thì ảnh khuyếch đại sáng yếu có độ đậm nhạt và bố cục giống như mắt nhìn, nhưng kiểu như ảnh màu biến thành đen trắng, các màu sáng vẫn sáng hơn trong ảnh này như thường. Còn ảnh nhiệt thường khác lạ vì chỗ nóng hơn thì sáng hơn, chỗ màu sẫm nhiều khi sáng hơn chỗ màu sáng, vì màu sẫm bức xạ nhiệt tốt hơn. Mặt người hay thân người cũng khác lạ, vì các điẻm như cổ, mắt sẽ sáng hơn (nhiệt độ cao hơn) phần tay chân hay phần bị che bởi quần áo. Nếu ông nào hút thuốc thì sẽ có một vì sao chói chang ở vị trí giữa mồm :D

    Các ảnh xanh đỏ tím vàng nhiều thường là ảnh do render của model máy tính, hoặc máy tính đã phân tích và đánh dấu, thường là để nghiên cứu, màu để phân biệt các vùng có giá trị khác nhau.

    Vì thế, trong câu của bác có chỗ mâu thuẫn: ảnh nhiệt chính là ảnh hồng ngoại :D
  10. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    262
    em kiếm được cái video này các bác xem thử. cái này hình như là bọn nó gắn thêm thiết bị ảnh nhiệt vào thiết bị nhìn đêm khuyếch đại ánh sáng.

Chia sẻ trang này