1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Ảnh nhiệt là hiện thị bức xạ hồng ngoại, thế còn cái này mà bọn Sony nói là chế độ quay đêm bằng Hồng ngoại và bộ phận tìm kiếm ánh sáng hồng ngoại lắp trên xe tăng "The new tank received night vision equipment for the driver and was designated T-54A" nó gọi là gì ?

    Cái handycam này em đã nghịch cách đây hơn chục năm nhé.
    --- Gộp bài viết: 23/09/2014, Bài cũ từ: 23/09/2014 ---
    http://forum.worldoftanks.eu/index.php?/topic/256197-need-help-in-identifying-t55-optical-part/

    http://otvaga2004.mybb.ru/viewtopic.php?id=463&p=3
    [​IMG]
    Cái này nhà ta vẫn gọi là "cụm đèn hồng ngoại"
  2. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Nhìn đêm có 2 công nghệ. Công nghệ đầu tiên là khuếch đại hình ảnh(khuếch đại ánh sang, ánh sang yếu...) và ảnh nhiệt(hồng ngoại bị động).

    Trong công nghệ khuếch đại hình ảnh, nó có 5 thế hệ từ thế hệ 0 đến 4.
    Thế hệ 0(generation 0) còn có tên gọi là hồng ngoại chủ động, đã được dùng từ cuối WW2. Các thiết bị nhìn đêm gen0 dùng một nguồn chiếu ánh sáng gần hồng ngoại(near-infrared, bước sóng 0,7 đến 1,3 micron, mắt người không thấy được) lên khu vực cần quan sát, ánh sáng này sẽ phản xạ lại vào bộ phận ống khuếch đại hình ảnh(Image Intensifier Tube). Trong cái ống này thì ánh sáng(photon) được chuyển thành electron, electron sau đó được tăng tốc lên rồi cho đập vào một màn phosphor để tạo ra lượng photon lớn hơn cái lượng photon đi vào ống khuếch đại để người dùng có thể quan sát mục tiêu rõ hơn. Xe tank T-54/55 dùng cái thiết bị nhìn đêm này.

    Các thế hệ 1,2,3,4 về sau thì cũng dùng ống khuếch đại hình ảnh, nhưng có cái cải tiến là có thể hoạt động bằng ánh sáng bình thường từ trăng, sao,vv mà mắt người thấy được nên không cần đến bộ phận chiếu ánh sáng gần hồng ngoại như gen 0. Các thế hệ này có thể phân loại là nhìn đêm bị động, ánh sáng yếu. Nhưng những loại này có nhược điểm là không thể vận hành trong điều kiện trời không có trăng sao hay trong phòng kín tối hoàn toàn. Để hạn chế nhược điểm này thì người ta cũng sản xuất các thiết bị nhìn đêm ánh sáng yếu có thể hoạt động như loại chủ động gen 0. Nghĩa là nó vừa có thể nhìn bằng ánh sáng thường lẫn ánh sáng gần hồng ngoại và có kèm theo một nguồn chiếu ánh sáng gần hồng ngoại để dùng. Hiện đại hơn nữa thì có loại kết hợp ánh sáng yếu với cả ảnh nhiệt.

    Còn ảnh nhiệt thì nó khác ở chổ là nó không dùng ống khuếch đại hình ảnh mà dùng mảng gồm các infrared detector elements và nó hoạt động ở dải hồng ngoại nhiệt - thermal infrared, bước sóng 3 đến 30 micron. Thermal infrared là bức xạ do bản thân vật phát ra chứ không phải là phản chiếu từ vật. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đều phát ra bức xạ này.

    Nói tóm gọn lại là thiết bị nhìn đêm hồng ngoại có rất nhiều thiết bị hoạt động theo nhiều nguyên tắc khác nhau. Cả khuếch đại ánh sáng gen 0, gen 1/2/3/4 hybrid, ảnh nhiệt đều có thể xếp loại là thiết bị nhìn đêm hồng ngoại.

    Ngoài ra cũng nói luôn là trong công nghệ khuếch đại ánh sáng, nếu dùng màn phosphor thường để chuyển electron thành photon thì sẽ cho ra hình ảnh xanh lá đặc trưng. Còn nếu dùng màn phosphor trắng thì sẽ cho ra hình ảnh trắng đen.
    Còn ảnh nhiệt thì nó hiện thị hình ảnh bằng điện tử giống như màn hình tv, máy tính nên muốn có màu gì thì tùy vào nhà sản xuất họ chọn.

    http://tnvc.com/technology/
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Sony Handicam thì là khuyếch đại ánh sáng yếu, khi sensor điện tử có dải động vùng tối (D-range, cái này các bác đọc về nhiếp ảnh thì sẽ có nhiều giải thích dễ hiểu hơn) vượt qua giới hạn phân biệt của mắt người. Bác cứ lấy tay bịt ống kính lại, nếu trong view finder vẫn có ánh sáng và lờ mờ vết tay thì là dùng hồng ngoại, nếu tối thui thì là khuyếch đại ánh sáng yếu :D

    Cái clip bác đưa ví dụ bác để ý nó có vệt sáng từ máy, tay sáng hơn người, vùng tâm ảnh sáng hơn, đấy là mẹo của Sony, có cái đèn trợ sáng yếu cận dải hồng ngoại, nếu trong phòng tối mịt, bác thử bật máy và che toàn bộ máy (cho vào túi đen chẳng hạn, chỉ thò phần đầu máy khỏi bao) thì bác sẽ thấy một vệt sáng cực yếu màu hồng ở đâu đó cạnh ống kính, vì tấm nhựa chắn trong suốt với hồng ngoại nhìn nó đen xì, giống như miếng nhựa chắn đầu remote hay ... Cách thử đơn giản nhất là bác sau khi nấu cơm, tắt cái bếp gas đi và tắt hết điện trong phòng, dùng handicam ngó thử, nếu dùng hồng ngoại thì cái mặt bếp gas sáng như mặt giời :D

    Họ dùng đèn cận hồng ngoại giống xưa kia trong "phòng tối" của dân tráng phim chỉ được thắp đèn đỏ ấy bác ạ!

    @namboruong: về hình thức hiển thị họ giải thích đơn giản hóa cho dễ hiểu, thực ra phải tách bạch sensor và hiển thị, chứ giải thích kiểu phân biệt cathod tube với LCD như kia là không ổn. Phương pháp dùng quét mành là phương pháp cổ, LCD do linh kiện điều khiển ma trận nên không phụ thuộc, nó khác nhau như PESA với AESA. Màu hiển thị không phụ thuộc công nghệ nào mà do kết quả nghiên cứu sinh trắc học, màu dịu để mắt người phân biệt chi tiết ảnh rõ nhất, và với quân sự thường dùng màn monochrome (một màu) còn do phải tiết kiệm pin và tính đến độ bền nữa. Đấy là phần hiển thị.

    Phần sensor thì tiến hóa cả về độ phân giải nhiệt, độ nhạy nhiệt, chất liệu thấu kính, kích thước sensor và tốc độ làm tươi (các điểm sensor cổ phải làm mát nhiều vì độ nhạy thấp, cần chênh lệch nhiệt độ cao mới phát hiện được tín hiệu nhiệt, vật liệu cổ làm nhiễu và hấp thụ sóng hồng ngoại nhiều, làm giảm độ nhạy....). Các khuyếch đại cổ không phải nhận và gia tốc thêm cho photon, nó cũng phải biến đổi lượng photon thành tín hiệu điện, khuyếch đại tín hiệu rồi tái tạo ảnh, như trong TV, nhưng thay vì anten, thì là sensor và bộ biến đổi tín hiệu. Việc giải thích đơn giản hóa như vậy kiểu như giải thích cơ chế phát/thu thanh bằng cấu tạo bán dẫn diod galen, thay vì giải thích một quá trình phức tạp là nhận sóng/ cộng hưởng/tiền khuyech đại cao tần/điều biến trung tần/khuyech đại trung tần/tách sóng/khuyech đại âm tần/khuyech đại công suất/ra loa cùng hàng đống thứ phải làm khác :) Đấy mới chỉ là 1 nửa :D

    Thiết bị nhận hồng ngoại và "ảnh nhiệt" khác nhau như phim đen trắng với phim màu. Cần nhớ là dải hồng ngoại cũng khá rộng, giống như trong ánh sáng nhìn thấy có xanh đỏ tím vàng lục lam chàm tím, nếu sensor chỉ nhận thấy cường độ mà không phân biệt được bước sóng, thì ta có ảnh đen trắng trong dải nhìn thấy, và bộ thu ảnh hồng ngoại đời cũ. Khi sensor phân biệt được các sắc thái (bước sóng) của ánh sáng, thì trong ánh sáng nhìn thấy, ta có ảnh màu, trong dải hồng ngoại ta có "ảnh nhiệt". Vì vậy chỉ phân gen 1, 2, 3.... cho dải hồng ngoại không bao quát được, giống như trong ánh sáng nhìn thấy, từ bức hình đầu tiên ghi các bức xạ chất phóng xạ, đến bây giờ máy ảnh số full-frame có ISO hàng chục nghìn, thì phân ra bao nhiêu gen cho hợp lý :D
  4. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Vậy rốt cục "khuếch đại ánh sáng yếu" có dùng hồng ngoại không ?
    Còn cái công nghệ "ảnh nhiệt" người ta gọi là "công nghệ ảnh nhiệt" hay "công nghệ hồng ngoại" ?
    1 cái là tên gọi của phương thức và 1 cái là yếu tố hoạt động của phương thức.
    Công nghệ Ảnh nhiệt thì dùng bức xạ hồng ngoại do mục tiêu phát ra nhưng nó gọi là ảnh nhiệt.
    Công nghệ Hồng ngoại là dùng nguồn phát hồng ngoại để khuếch đại ánh sáng sau đó thu lại. Còn tại sao nó gọi là hồng ngoại vì ban đầu người ta dùng đèn hồng ngoại để chiếu mục tiêu như Năm bô sau khi lục 1 đống tài liệu mới giải thích ở trên.
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Khuyếch đại ánh sáng yếu là dùng ánh sáng nhìn thấy (trăng, sao, tán xạ....) và sensor nhìn thấy được tối ưu cho vùng tối (tín hiệu yếu, dải động cao)

    Hồng ngoại là khuyếch đại ánh sáng ngoài vùng nhìn thấy, có chia ra 2 dòng: đen trắng và màu, tương ứng với "hồng ngoại" và "ảnh nhiệt" khi nói cửa miệng
  6. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Khuếch đại ánh sáng gen 0 nó có dùng hồng ngoại. Các gen khác nếu là loại hybrid kết hợp giữa khuếch đại ánh sáng thường và ánh sáng hồng ngoại thì nó cũng dùng hồng ngoại.
    Ảnh nhiệt thì nó cũng dùng hồng ngoại thì kêu nó hồng ngoại cũng chả sai. Bởi thế nên người ta còn chia ra hồng ngoại chủ động và hồng ngoại thụ động để phân biệt giữa 2 công nghệ.
    Còn nếu vẫn cho rằng ảnh nhiệt không thể gọi là hồng ngoại thì bạn nobita cứ thử lên google search 'infrared camera' xxem thử có bao nhiêu thứ ảnh nhiệt được gọi là hồng ngoại nhé.

    @ kien:
    Tớ chả có nói là màu hiển thị nó phụ thuộc vào công nghệ ánh sang yêu hay ảnh nhiệt nào cả.
    Với kính nhìn đêm ánh sáng yếu gen 0 và 1 thì họ dùng cách gia tốc cho electron(chứ không phải là photon), còn gen 2,3,4 thì họ dùng MCP để tăng lượng số electron thay vì gia tốc.
    Với lại ảnh nhiệt(thermal imaging) hình như là để phân biệt với loại không tạo ảnh(non-imaging) của đầu dò các loại tên lửa dò nhiệt chứ không phải màu mè gì mới gọi là ảnh nhiệt.
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác còn xanh quá :D

    "ảnh nhiệt" là tín hiệu thu đủ độ phân giải (số điểm ảnh và độ nhạy/tương phản) đủ để sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các thuật toán xử lý ảnh (phục vụ nhận diện, loại bỏ bẫy/nhiễu....), sensor sản xuất năm 2020 hay 3000 mà không đủ yếu tố đó thì vẫn không phải là ảnh nhiệt.

    Không có công nghệ nhiệt/hồng ngoại nào dùng đến dòng electron cả, thời của cảm ứng IR là thời của bán dẫn, và các cảm ứng IR hay UV đều dựa trên sự phát triển của cảm ứng quang điện trong dải nhìn thấy, cũng như LED và LASER vậy :D Nguyên tắc cơ bản của các cảm ứng này là thay đổi điện thế tiếp xúc giữa các bán dẫn n-p giống như các transitor quang điện.
    Thời đầu tiên của IR phát triển sau TV. Nếu muốn, bác tìm hiểu kỹ thuật TV đời đầu còn dùng bóng điện tử ấy, sẽ hình dung tại sao chỉ một hoặc vài transitor đủ nhạy là vẫn quét được thành ảnh đàng hoàng cho mắt nhìn, và nếu để hiểu tại sao từ mắt nhìn thấy ảnh đến việc áp dụng cho thuật toán xử lý ảnh lại xa, thì là hơi bị nhiều thứ phải đọc. Cần nhớ ở thời sơ khai đó, các nghiên cứu dải ngoài ánh sáng nhìn thấy đều dựa vào phim hóa chất. Trong dải nhìn thấy, do nhu cầu tiện nghi thì trong dải nhìn thấy được ưu tiên tuyệt đối. Các nhà khoa học thời đó đang mò mẫm bằng thước logarit là sang kinh khủng rồi, chưa có khái niệm về sensor như trẻ con thời nay!

    Mà tốt nhất, đúng lời khuyên của bác HP, tránh xa đám cám wiki ra, vào thư viện mượn giáo trình đọc, nếu không lại ngộ độc như IR đời 0 dùng gia tốc dòng electron phát ra từ dây tóc :D Cho newbie có một số quyển viết thường thức nhưng do bác học viết, được công nhận rộng rãi, về kỹ thuật radio và TV thì Liên Xô, Pháp là có nhiều sách hay viết cho đại chúng, kiến thức không bị bẻ méo hoặc vo tròn một cục!
  8. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Cái công nghệ dùng electron mà tớ nói nó không phải là ảnh nhiệt mà là dùng trong ánh sáng yếu. Dùng photocathode để chuyển photon thành electron rồi sau khi gia tốc/tăng số lượng electron nó chuyển ngược về lại photon.

    Generation 0 – The original night vision system created by the United States Army was first used in combat during the Battle of Okinawa in 1945 during World War II and later in the Korean War. It was first suited for individual use in the form of the M3 Carbine; an M2 Carbine fitted with a mount designed to accept an infrared sight, the T-120. Before then, Generation 0 systems were mounted on tanks. Gen0 systems rely on Active Infrared, meaning that a projection unit called an IR Iluminator is attached to the device. The unit projections a beam of near-infrared light in the same way a flashlight projections visible light. The near-infrared light is invisible to the naked eye and reflects off objects, bouncing back to the lens of the night vision device. Gen0 systems use an Anode in conjunction with a Cathode to accelerate the electrons. While revolutionary in its day, this approach of electron acceleration distorts the image and greatly decreases the life of the tube. This technology was quickly duplicated by hostile nations and allowed enemy combatants to easily see the projected infrared beam like a becon. Generation 0 night vision is considered obsolete for modern tactical application.
    -> Gen 0 dung công nghệ gia tốc electron.

    Generation 2 – Developed in the 1970’s, Gen2 night vision systems mark a major improvement in image intesifier technology. Gen 2 units offer improved resolution and performance over the earlier Generation 1 and are considered to be much more reliable. Usability is greatly increased in that Gen2 systems can be made small enough for head-mounting; the first of which was the AN/PVS-5 (still in use today). The increase in sensitivity of Generation 2 night vision units is due to the ad***ion of the Microchannel Plate to the image-intensifier tube. The MCP increases the number of electrons rather than simply accelerating the original ones, offering a significantly-less distorted and brighter image than the previous gen, while providing a 2,000 hour tube life. Generation 2 units are widely used in tactical applications today, with Gen2+ units offering images comperable with the later Gen3.
    -> Đến gen 2 thì người ta dung MCP để tăng số lượng electron thay vì gia tốc cho nó.

    [​IMG]

    http://tnvc.com/technology/


    Mà bạn kien sao ở trên kêu là đen-trắng gọi là hồng ngoại, màu gọi là ảnh nhiệt mà xuống dưới khi định nghĩa ảnh nhiệt chỉ nói đến độ phân giải? Vậy rút cuộc ảnh nhiệt nó là loại có màu mè hay là loại đạt được tiêu chuẩn về độ phân giải? Cái này mới là cái tớ đang hỏi chứ không phải là ba cái kia.
    Và tớ cũng chả có coi hay dẫn nguồn wiki chổ nào cả.
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Không phải vậy đâu bạn. Nó tùy thuộc vào vật được nhìn phát ra bước sóng nhiệt gì.

    Infrared là dải sóng từ 0.75 micro metter - 1,000 micro metter. Trong quãng này nó lại chia ra làm 5 loại trong đó có Mid-wave infrared (3-8 micro metter) và Long-wave infrared (8-15 micro metter). Cùng một vật thể nếu phát ra bức xạ nhiệt lớn (Ví dụ như ống xả động cơ) thì dùng thiết bị quan sát Mid-wave infrared sẽ cho hình ảnh rõ hơn là dùng thiết bị quan sát Long-wave infrared. Chính vì vậy mà các tên lửa tầm nhiệt kiểu cũ dùng loại Mid-wave infrared này.

    Ngược lại với các vật thể phát ra bức xạ nhiệt chỉ nhỉnh hơn môi trường một chút như con người chẳng hạn thì dùng loại dùng thiết bị quan sát Long-wave infrared sẽ thấy rõ hơn.

    Các thiết bị IRST trên máy bay chiến đấu kiểu cũ thường dùng Mid-wave infrared để phát hiện máy bay địch thông qua bức xạ nhiệt phát ra từ ống xả động cơ. Tuy nhiên các IRST hiện đại sử dụng Long-wave infrared để phát hiện chênh lệch nhiệt độ giữa vỏ máy bay và môi trường. Chỉ cần máy bay bay với tốc độ 550km trở lên là có thể bị phát hiện từ ngoài tầm của tên lửa ngoài tầm nhìn rồi. Ngoài ra với Long-wave infrared thì IRST nay không những tìm kiếm được các mục tiêu trên không mà còn quan sát được các mục tiêu trên mặt đất với hình ảnh rõ nét.

    Tuy nhiên các IRST tiên tiến ngày nay sử dụng cả 2 dải sóng (dual-band), Mid-wave infrared và Long-wave infrared, để sử dụng song song với nhau hoặc sử dụng riêng rẽ tùy theo loại mục tiêu và tình huống sử dụng
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác đi hỏi thằng viết bài ấy, gen 0 thì cái chùm near-infrared phóng ra rồi về nó là electron hay là photon, làm thế éo nào từ chùm photon đó sinh ra được electron để gia tốc lên đập vào mẹt xạ thủ :D



    Về khái niệm phân giải, nếu bác có thể hiểu độ phân giải mật độ và độ phân giải nhiệt độ, độ phân giải phổ... có nghĩa thế nào, thì mới hiểu được. Độ phân giải ở đây không chỉ là số pixel như dân dụng vẫn hiểu :D

Chia sẻ trang này