1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Các sensor ảnh nhiệt giờ không phân dải dài ngắn nữa, nó dùng kỹ thuật như RGB trong ánh sáng thường, để tổ hợp thành ảnh thống nhất, vì các sensor nhạy từng bước sóng đặc thù có thể chế đủ nhỏ để tích hợp lên 1 tấm, giảm giá đáng kế cho hệ thấu kính.

    Ảnh nhiệt nói đến dual-band là thời trước, khi dùng 1 hệ thấu kính và gương quay để lấy tín hiệu từ 2 sensor ở 2 băng tần khác nhau, do kích thước sensor còn to quá (do yêu cầu của hệ làm lạnh sensor, ko phải do kích thước bản thân sensor)
  2. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Cái đoạn gen 0 đó nó kêu là cái thiết bị nhìn đêm ban đầu của Mỹ chế ra được dùng lần đầu ở Okinawa chứ chả phải là Mỹ chế ra cái thiết bị đó đầu tiên.
    Chùm near-infrared phản xạ về nó là photon, khi đi qua photocathode thì nó được chuyển thành electron.
    [​IMG]
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Tôi đang nói cụ thể áp dụng trong IRST của máy bay chiến đấu thôi. Skyward-G của Selex-ES trang bị cho Gripen-NG cũng chỉ dám nói hiện tại dùng long-wave focal plane array sensor còn dual-band kết hợp thêm Mid-wave sẽ phải đợi nâng cấp sau này nữa là.
  4. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Không quan trọng nó có mấy khoang. Vấn đề là nó dàn đều tổng số đạn trên cái đuôi tháp pháo chơ vơ để người ta bắn, tăng xác suất trúng lên. Tách khoang thì tránh bị cháy bùng lên cùng lúc, nhưng thường thì vẫn sẽ cháy hết, và tăng bị KO luôn. Đó là vấn đề.
    Bụi phóng xạ dính vào xe là phải đi tẩy toàn bộ. Và dính ngoài xe thôi lính chỉ thò đầu ra vào là đã hít phải rồi. Hệ thống NBC không phải tự vận hành đâu, mà phải kích hoạt. Nhất là hệ thống quá áp không khơi khơi bật được, tai nạn như chơi. Cái lợi đâu không biết, nhưng cái hại thì đơn giản là đặt phóng xạ ngay cạnh chỗ con người và rất dễ bị vương vãi ra xung quanh. Thậm chí không cần bắn xuyên giáp. Nòng pháo bắn đạn DU là cũng vương phóng xạ và khi mở nạp đạn cũng phả chút ít vào buồng lái này. Rồi ngăn đạn DU mà lỡ bị bắn cháy một cách rất an toàn là tổ lái khả năng hít đủ bụi DU này... Các nước khác nó dùng tungsten cho giáp. Đạn nó có thử DU nhưng bỏ và dùng lõi tungsten hết.
    Tình yêu ơi, mình làm về hệ thống PCCC bấy lâu nay, làm sao có thể nhầm thứ như vậy đc chứ? Tình yêu đọc nhầm rồi, nhận sai đi.
    Halon là công nghệ cũ, lỡ hít phải thì có thể gây độc ảnh hưởng đến tim mạch và thần kinh, có thể gây choáng váng và nhiều quá thì tê liệt. Co2 thì gây ngạt nếu cứ há hốc mồm thở, nhưng ngậm mồm bịt mũi lại ko sao, có hít phải cũng chưa sao. Ni tơ là loại khí làm lạnh công nghệ cao hơn, nó dập bằng cách hút nhiệt từ lửa nhanh hơn cả tốc độ sinh nhiệt do cháy để dập hết nguồn cháy. Loại này thì người ta không cần phải bịt mồm bịt mũi, chỉ cần tránh luồng phụt thẳng vào mắt thôi.
    HESH tớ cố tình nói thế thật, ko hẳn sai trong văn cảnh là nó đánh công sự và bb núp trong đâu, nhưng ko đúng ở chỗ nó xuyên vào trong. Rõ ràng bạn bám vào cái ý sai là nó xuyên tường, mà bỏ qua ngay cái ý chính xác của nó là nó bắn toe công sự giống như HE, APAM hay HE-FRAG. Từ đó cho thấy xu hướng của bạn là bám vào chi tiết học thuộc, triển nghe thật là lành nghề nhưng miss the point nói chung khá thường xuyên. Một vấn đề thường gặp trong việc tư duy chính xác và trí tưởng tượng liên kết.

    -------------------
    Cần phải tranh luận thật mạch lạc đoạn này, ko xoắc vặn. Phải đánh giá cao bạn tuy cay cú và bám vặt chi tiết nhưng vẫn trao đổi vấn đề đại thể, đó là thái độ tốt trong tranh luận, không hoàn toàn dùng thủ đoạn bám chi tiết để phủ định vấn đề toàn cục. Vấn đề là bạn học thuộc lòng tốt tên đạn, nhưng bạn hiểu sai nhiều vấn đề, có những cái khá cơ bản.

    Cái sai cơ bản nhất là ở chỗ đạn HEAT bắn công sự sẽ có tác dụng như tăng thiết giáp. Thực tế không phải, tui đã giải thích, HEAT hay sabot xuyên qua kim loại mới tạo spall nóng chảy văng ra gây cháy và sát thương là chính, có khi bắn vào tường gạch hay bê tông thì nó tạo ra gió bụi, không tạo ra mảnh sát thương. Sóng xung kích tạo vào tường cũng yếu vì 2 lý do, thứ nhất thuốc nổ của HEAT ít hơn HE hay HESH, thứ 2 nó định hướng ra xung quanh chứ hướng phía trước đã ép tạo thành luồn xuyên kim loại rồi. Nó chỉ dùng để chống tăng mà thôi. Một số ứng dụng gọi là ĐA NĂNG của nó là do luồn nổ tỏa ra xung quanh theo trụ thì tận dụng tạo mảnh luông, tức là HEAT bắn trúng tăng sẽ có luồng xuyên vào tăng và nổ mảnh ra quanh xe tăng để sát thương BB xung quanh, nhưng tịnh ko thể nào văng mảnh vào trong công sự đc.
    Nhầm lẫn chỗ này nên bạn mới nhầm yếu tố HEAT ĐA NĂNG có công dụng gì đó với việc bắn công sự và BB sau vật cản.

    Từ nhầm lẫn này dẫn đến bạn hoàn toàn bơ lác về điểm tranh luận về MPAT và HEOR. Tuy tui trình bày bài trước có phần lộn xộn, nhưng bạn đã đơ toàn diện và ko thể nắm và suy luận được 1 logic khá đơn giản mà thay vào đó bạn phát huy cái học thuộc lòng đọc tên đạn.

    Như tui đã trình bày ko dưới 3 lần, MPAT là một loại đạn HEAT, và nó ĐA NĂNG ở chỗ vỏ bao quanh thuốc nổ có tạo mảnh. Họ tên đầy đủ là M830A1, và bạn do phát huy tính học thuộc lòng của mình nên nghĩ rằng tui viết 2 loại đó khác nhau, rõ là sai vì tui đã nêu rõ trên chỉ đưa hình ko thứ tự, nhưng đó là chuyện nhỏ. Cái điểm chính nhất cần phải tranh luận là M1 ko có đạn HE dùng cho mục đích bắn bb và công sự, công trình. Và bạn bảo nó có đạn HEOR. Điểm chính yếu là đây, HEOR chính là MPAT bọc mũi thép. Bằng mắt thường cũng thấy được hình dạng giống nhau như đúc.

    ĐỊnh lý của nó l:.
    1 - HEAT bắn công sự ko tốt, thuốc nổ cũng ít.
    2 - MPAT là HEAT, nên bắn công sự cũng dở òm như vậy.
    3 - HEOR kính cỡ hình dạng hết MPAT, vậy nên cũng mang tí xíu thuốc nổ.
    Vậy mà cậu học thuộc lòng thế nào? HEOR công phá mạnh hơn cả đạn cối 160mm. Really??? Cậu có dùng đầu óc suy luận tí nào ko vậy?
    Nhiều quảng cáo HEOR kinh khủng nghe là thấy không tin nổi.

    Bây giờ chúng ta suy nghĩ theo cách logic như sau: Nếu như các đạn đã có tốt đến vậy, tại sao phải mua đạn mới, tại sao phải chế ra đạn HEAT ĐA NĂNG, vì nó vốn chuyên để diệt tăng mà với mục tiêu khác thì cũng lấy nó ra bắn hay sao? Và ĐA NĂNG HÓA này mang ý nghĩa gì? Có phải là tận dụng một thiết kế đạn chung rồi đẻ cho các áp dụng khác nhau và mang ít loại cho đồng nhất ko? Hay ngược lại, nó là một sự chữa cháy vì chưa có thiết kế nào khác nên đánh dùng thiết kế cũ chế lại ra thứ tào lao xịt bụp? Cứ theo logic, có thể so sánh với LX, nó có đúng cái đạn HE-FRAG thôi mà cứ y nguyên mà phang cho các đời tăng, điển hình một việc có một loại đạn hiệu quả và cứ thế mà dùng, ko cần vẽ rắn thêm chân nữa đấy. Vậy thì tại sao lại chế ra HEAT ĐA NĂNG và đạn PHÁ CÔNG SỰ TỪ HEAT? Rồi để chống BB lại thêm đạn shotgun nữa? Trong khi APERS và HE có từ đời nòng xoắn đều biết dùng cả rồi chứ có phải chưa biết đâu? Nghe đáng nghi quá nhỉ? Nếu HEOR tốt thì thực sự ko cần mua DM11 làm gì, vì nó nổ to hơn cả cối 160 cơ mà. Và nếu nổ to thế thì tạo mảnh nhiều phải biết, tại sao MPAT lại bị lính chê thế. thử suy nghĩ xem, HE-FRAG là một quả HE to đùng có vỏ tạo mảnh và nhồi thêm cả bi, nó nổ băy cả công sự và tạo mảnh xa tít tắp. yếu quyết của nó là đạn to nổ khỏe. Một ổng thuốc nhỏ nhỏ thuôn thuôn như HEOR mà nổ to vậy thì cũng phải hiệu quả như HE-FRAG chứ còn gì nữa? WHY?

    Thông tin thêm nữa nhé, ATK sx đạn dùng vỏ mềm trong khi tăng Đức và châu âu đạn vỏ kim loại. Tuy cùng một mẹ nhưng pháo ko bắn đạn chung của nhau đc, thiết kế của Đức muốn chuyển sang bắn ở pháo Mẽo phải điều chỉnh lại rất nhiều. Thứ đó là lô đạn chống tăng quá nhiều của M1 muốn chuyển đổi mục đích nên đưa ra cái thiết kế dở dở để có cớ giải ngân mua thêm và customize đạn.

    Chắc bạn nghĩ rằng, dù chưa tốt nhưng cũng phải có tác dụng nào chứ? Ko hề bạn ạ. Khi cần nổ thật to mà nó cứ nổ nhỏ nhỏ thì ai dùng.

    ----------------
    Tiếp
    Chẹp không phải, DM11 này là làm mới lại hay sao ý, có lắp thêm ngòi điện tử, là cái mũi nhọn đầu đạn. Tớ đọc cái này từ 7-8 năm trước đã có tên nó rồi, hình ảnh của nó ko có cái mũi nhọn đấy. Cùng thời với nó có Thụy Điển là đạn HE M/95 và Pháp là OE F1, đc trang bị từ 1995.
    Hiện giờ tìm lại thì ko còn nữa, chắc nguồn cũ nó xóa, chỉ có nhắc lại đạn của Thụy điển là Slsgr m/95, nhưng lại bảo là làm cùng với bọn Do thái, nghe khó tin vì tăng làm từ Đức, pháo làm từ Đức mà lại mua đạn Do thái thì kỳ quá.

    Anw, điểm duy nhất xác nhận đc là Thụy điển có đạn HE chính tông từ 1995. Đạn Pháp thì hiện cũng giống Đức là lắp thêm ngòi điện tử, Obus explosif OEFL F1,chắc cũng lại làm mới gần đây.

    Điểm tranh luận với cậu ở đây là cậu nhận M1 không có HE nhưng toàn bộ NATO cũng chẳng thằng nào có HE. Cái đó thì sai rõ rệt. Không kể Char 2 dùng nòng xoắn nên có HE, Strv 102 là Leo 2 Thụy điển cũng có HE từ 95 confirm, Đức Pháp và bọn dùng Leo 2 ko có HE là vô lý.

    Chúng ta cần làm rõ ở đây, M1 có 2 loại đạn chống tăng chính là HEAT và sabot, phát triển đến 4 loại đạn chống tăng nữa và đều dẹp, đưa vào trang bị 2 loại đạn HEAT mô đi phê và thuộc loại còi cọc đề bắn các mục tiêu ngoài xe tăng, có đạn shotgun để bắn bb, với tầm bắn xấp xỉ tầm súng máy và khá vô dụng với bb có ẩn nấp sau vật cản cứng chống được súng máy. Hy vọng duy nhất của nó là bắn được một đám bb túm tụm lại ở nơi trống. Nghe thảm quá. Cái đó có nghĩa là M1 ko có vũ khí chống bb hiệu quả từ 1990 đến gần đây. Và nếu ko có đạn bắn bb thì trước nay bắn bb bằng gì? Vậy lý do ít tham chiến có phải vì nó ko chiến đc, chứ ko phải ko thèm chiến.
    Ớ ko biết một điều căn bản là M1 của LTĐB Mẽo có HE mà Leo2 ko có He à? Thời điểm 2011 thì Mẽo cũng phải có HE chứ, dù muộn mất 20 năm. Chưa kể Canada nó dùng cả Leo C1, bắn L7 thì chả thiếu HE nhé. Mây cái này phổ biến lắm cứ tìm là thấy.
    Stryker đứt đâu đó hơn 200 con. Con số công bố thì thế nhưng chắc thực tế phải cao hơn, đứt thì cứ gọi là hư hỏng đem đi sửa chữa, rồi vứt luôn cũng nên.
    Ko, vì tớ ngại đi lục lại nguồn từ youtube nên nhường bạn bằng số liệu của bạn là mất 12 h đấy. Cái này số chính bạn đưa ra nhé. Nhưng phải lưu ý con số ko phải cố định mà còn biến động chứ ko chính xác tuyệt đối. Còn con số tui đưa ra thì đơn giản thôi. Nó mang được 500 gallon dầu hỏa, khi đứng yên nó vẫn phải chạy đầy tải xấp xỉ 60 gallon/h, cộng với 10 gallon khởi động máy nữa là được 8h.
    Ờ, chứ ở nguyên đó bị nó phản pháo thì sao? Bắn nó đc 1 phát biết đâu nó táng lại cho 10 phát. Người ta chuẩn bị vị trí ko chỉ chỗ đậu, mà còn các vị trí chạy núp bắn luân phiên nữa. Đậu đó mà khởi động mất 1 phút thì thôi rồi.
    Thực ra thì tớ cũng có nhận ra là ảnh nhiệt có thể đưa chung vào kính đêm ý, nên tớ mới PS lại là phải đưa hình con M1 nhỏ trong toàn cảnh to. Vì các bức hình kia đưa ra rất oai vệ nhưng zoom vào chứ ko cho người ta ngắm nó tương phản với trời đất thế nào. Thấy vấn đề ko?
    Ngoài ra có một điểm lưu ý nữa, là ảnh nhiệt là ảnh có qua xử lý số hóa, có tác động khuếch đại độ nét hình ảnh mục tiêu, chứ ko để nguyên ảnh thô nhòe nhòe vệt khói ra nữa. Cái này chắc cậu không biết hay giả vớ không biết đấy?
    Điểm thứ 3, khi làm rõ ảnh nhiệt thì trên xe lưu nhiệt rõ nó sẽ làm cho xe sáng hơn là khí xả, nhưng khi dùng kính nhiệt thô thì trong đêm nhìn luồn khí nóng bay lên ngùn ngụt trên nền trời thì nó có nhạt hơn xe cũng nhỉn rất rõ. Khí xả ra khỏi xe đã là 500 độ C rồi, cậu nghĩ thế nào mà bảo là không khói nên không tỏa nhiệt và không nhìn được bằng kính nhiệt hả?
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.277
    Đã được thích:
    26.586
    Không đồng ý với ý kiến này của cụ. Tớ cứ để 2 cụ tranh luận nhưng cụ nhắc lại vụ này lần nữa tớ mới nói. Chia đạn ra nhiều nơi, về nguyên tắc, là gia tăng xác suất đạn nổ trong xe. 2 nơi thì xác suất trúng 1 trong 2 sẽ cao hơn 1. Mà hễ nó chỉ cần nổ 1 quả trong xe thôi là xe đi đứt. Cho nên nói nổ ít nổ nhiều là vô ích. Anh nào bố trí cũng có cái lý của mình. Đạn nằm sau giáp trước là nằm nơi khó bị đánh gục nhất do bắn khó trúng và giáp dày. Khỏi bàn đạn dưới tháp pháo vì nó bị buộc nằm ở đó rồi. Anh kia đưa ra sau tháp pháo cũng là nơi khó bị bắn từ phía trước nếu chưa đánh gục tháp pháo. Mà tháp pháo bị hạ thì quan tâm chi tới con xe đó nữa. Mua xe khác và gọi các mẹ đẻ đứa khác lái. Bị đột nóc thì thôi, khỏi cần quan tâm dính vào đâu vì dính đâu thì kíp lái và xe cũng đi. Chết thì như nhau tất, đẹp xấu gì. Còn bị bắn từ hông thì nguy cơ cả 2 là như nhau. Xác suất bị chọc thủng buồng đạn của anh 2 nơi chứa đạn cao hơn.
    Đoạn này thì cụ xuất sắc. Xài đạn DU mà an toàn bức xạ cho pháo thủ thì chỉ là trò lừa. Không có cái an toàn khỉ mốc nào cả. Chúng nó phịa ra thế kẻo lính nó kiện cáo đòi hỏi này nó thôi. Đạn bắn phóng xạ dính đầy nòng, đầy buồng đạn. Lại còn nạp tay nữa thì thôi coi như phơi nhiễm. Còn LX không xài DU cũng chả phải nó muốn tốt cho lính đâu. Tớ dek tin mấy chú LX này lại quan tâm đến lính như thế khi mà phương tiện cơ giới của nó rất kém tiện nghi. Gia công thanh DU chả phải chuyện dễ làm. Nhất là phong cách LX khoái làm thủ công. Thứ đó mà làm thủ công thì bỏ mẹ. Làm chẳng bao lâu thì dân quân khí thay vì sinh người nó sinh gà vịt hết.
  6. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Liên Xô có sản xuất cả đạn APFSDS dùng lõi DU nhé chứ không phải không làm
    Mẫu APFSDS đầu tiên dùng thanh DU là 3BM-32 " Vant " đưa vào chiến đấu năm 1985 chỉ trễ 1 năm so với series M829 của Mỹ ( 9/1984 )
    Tiếp tục là 3BM-46 Svinets giới thiệu 1991 cũng dùng uranium nghèo
    Nghe đồn phiên bản tiếp theo dùng cho Armata là Griffin thì chưa biết thế nào ?
    Tham khảo : fofanov
    http://www.russianarmor.info/
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.277
    Đã được thích:
    26.586
    Chắc nó làm ra thấy không xong nên dẹp hết rồi. 1 cơ số chú bị phơi nhiễm khi sản xuất là cái chắc. Gặp tớ là Mỹ tớ làm giáp wonframe cho mấy thằng LX potay chơi :-D
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Tank K-2 của Hàn xẻng, chả biết là đã thử nghiệm xong chưa:

    [​IMG]

    Gắn thêm ẺRA bên hông:

    [​IMG]

    [​IMG]
  9. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Con này có cả APS nhưng thí nghiệm và đắp đồ thì hoành tráng đấy còn thực chiến cũng chưa biết như thế nào, như vụ 5 con K-9 đấu pháo thì 3 con tậm tịt thì lại vui :v
  10. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Em cũng ko rành lắm, con này nếu thao diễn thực mà ngon như thông số trên giấy thì có thể nói là ăn đứt hầu hết các tank hiện nay, nhưng mà mấy cái như APS, fully active IAS , NERA ... toàn phải chờ tới 2018 với phần nâng cấp PIP (cái này là Hàn nó dự định, chứ đến giờ con tank vẫn chưa thấy đem ra khoe chính thức ...).

Chia sẻ trang này