1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 01/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Điều đầu tiên mà Zaccone nghe thấy chính là tiếng gào thét mà Welch đã nghe. Đâu đó phía sau anh là tiếng gào điên dại: "Tôi mất chân rồi! Tôi mất chân rồi! Mẹ ơi, chân của con!"

    Zaccone ko biết gì hết ngoại trừ việc mình còn sống. Do cũng nghĩ rằng quân Bắc Việt sẽ xông lên vị trí của mình, nên anh lấy lựu đạn ra đặt ở chỗ dể lấy, và kiểm tra xem khẩu M16 đã nạp đạn hay chưa rồi chuẩn bị đón chờ đợt tiến công. Sau đó thì cậu bạn cùng công sự nói nhỏ là anh ta đang có rắc rối. Có 1 tử thi ko quần áo bị mắc vào các cành lá đang treo ở trên cái cây trên đầu anh này. Họ cùng nhau kéo cái xác xuống nhưng ko được. Vì ko muốn gây ra quá nhiều tiếng động do sợ làm lộ vị trí trước lính Bắc Việt đang nấp xung quanh nên rốt cục họ quyết định cứ để xác chết ở đó chờ trời sáng. Và cậu lính dù kia phải qua đêm với đôi chân xác chết cứ đung đưa 2 bên đầu.

    Sau khi quay lại vị trí của mình, Zaccone vẫn tiếp tục nghe thấy tiếng kêu khóc của thương binh. Anh tự hỏi ko biết liệu còn bao nhiêu người còn sống ngoài nhóm nhỏ của mình? Anh nghĩ cậu bạn thân Steve Welch đã chết. Họ đã mất nhau. Welch là chàng trai tuyệt vời. Zaccone chỉ biết hy vọng là bạn mình ko phải chết trong đau đớn.

    Cách đó ko quá 30m, trung sĩ Welch cũng đang buồn rầu vì mất Ray Zaccone. Zaccone làm anh nhớ tới cậu em trai, cũng tên là Ray, nên Welch rất thân thiết với hắn. Giờ thì hình như Zaccone đã mất và Welch thề sẽ ko bao giờ thân thiết với 1 thằng lính nào khác nữa.

    Lúc này Welch đã sẵn sàng đón nhận cái chết. Không còn nghi ngờ gì nữa, quân Bắc Việt từ đêm tối sẽ xông ra giết hết những lính tiểu đoàn còn sống sót giống như họ đã từng làm với đại đội Alpha hồi tháng 6. Nhưng trong tâm khảm Welch vẫn chưa yên lòng với kết cục sắp xảy ra với mình. Anh lo nhất là cha mẹ mình liệu sẽ phản ứng ra sao khi biết con mình tử trận. Hy vọng rằng 2 người sẽ biết anh chết anh dũng trong chiến đấu vì Welch đã dự định đổi mạng với thật nhiều quân địch.

    Sau đó 1 lát có tiếng bộ đội Bắc Việt đang vận động trong rừng cây ở chân con dốc bên dưới đại đội Charlie. Ko muốn bắn vì sợ lộ vị trí, Zaccone cùng những người khác ném lựu đạn xuống chỗ có tiếng động. Sau các tiếng nổ, Zaccone nghe thấy tiếng kêu la của 1 lính địch. Rồi 1 giọng Việt Nam hô lên câu gì đó, có lẽ là nhắc nhở phải giữ im lặng. Vẫn nghe thấy tiếng kêu la. Zaccone ném trái lựu đạn nữa. Tiếng kêu im bặt.

    Trung sĩ Welch cũng nghe thấy tiếng quân Bắc Việt di chuyển quanh đó. Anh lấy lựu đạn ném xuống dốc. Có tiếng 1 lính Bắc Việt thét lên: "Chiêu hồi - Hàng đi!". Welch cùng những người khác ném thêm nhiều quả lựu đạn nữa. Cuối cùng thì những tiếng động chấm dứt.

    Trong số 16 sĩ quan của các đại đội đã tiến lên cao điểm 875, lúc này đã có 8 tử trận và 8 bị thương, hầu hết là thương nặng. Trung úy Joseph Sheridan của đại đội Alpha là 1 trong số mấy người bị thương nhẹ. Vị trí chỉ huy trung đội của anh ko bị ảnh hưởng nặng khi bom nổ. Anh nắm quyền chỉ huy đại đội Alpha từ vị trí của mình cách chỗ Remington bên kia sống núi.

    Trung sĩ trung đội phó Peter Krawtzow là người có cấp bậc cao nhất còn sống trong đại đội Charlie. Anh lập tức bắt tay vào việc tái tổ chức những gì còn lại của đại đội. Krawtzow đi khắp khu vực của mình trong chu vi phòng thủ, xem những ai thuộc đại đội Charlie còn sống sót. Số tên trong danh sách anh thu thập được chẳng còn lại bao nhiêu.

    Phải mất 1 lúc các giác quan của trung úy O'Leary mới trở lại bình thường. Đến khi đó, mức độ tổn thất do bom nổ gây ra mới trở nên rõ ràng hơn. Tất cả những gì anh nhìn thấy là hàng đống tử thi và những mảnh xác người. Vài lính dù có thể bước được thì loạng choạng, lảo đảo đi trong vô thức như thể xác chết hồi sinh (zombie) vậy. O'Leary ko thể nghe thấy tiếng la hét của thương binh, vì đã bị điếc đặc do bị sức nổ của quả bom làm thủng màng nhĩ.

    Dần già, O'Leary mới xâu chuỗi lại được những gì đã xảy ra. Ngay khi biết đại úy Kaufman đã chết, O'Leary nhận ra mình là sĩ quan nắm chức vụ cao nhất còn sót lại. Dù đang bị thương, O'Leary vẫn lập tức lên nắm quyền lãnh đạo. Sau khi giao lại quyền chỉ huy đại đội Dog cho sĩ quan khác còn lại của nó, là trung úy Bryan McDonough. O'Leary lên đảm nhận việc chỉ huy toàn bộ các đơn vị. Những ưu tiên đầu tiên của anh là đảm bảo việc phòng thủ chu vi an toàn, chăm sóc thương binh, và nối lại liên lạc với sở chỉ huy. O'Leary giao quyền cho 1 số hạ sĩ quan rồi bảo họ đi kiểm tra chu vi phòng thủ. Khi quay về báo cáo, họ phải hét thẳng vào tai O'Leary thì anh mới có thể nghe thấy. Để bảo vệ phần còn lại của tiểu đoàn 2, O'Lear gọi pháo bắn chế áp vào sườn cao điểm phía trên họ và dọc theo sống núi. Đạn 105 ly nhanh chóng dập xuống rừng cây xung quanh tiểu đoàn.

    Rủi thay, 1 khẩu pháo rót đạn quá gần. Nhiều quả đạn của nó đã phạt cụt các ngọn cây trên đầu trung sĩ Welch rồi mới nổ. Trung sĩ Krawtzow liên tục hét "Check fire!" vào cái điện đài, nhưng chẳng thấy ai nghe lời cảnh báo.

    Rồi thì 1 quả đạn pháo đã rót trúng số quân phía trước của đại đội Dog. Ít nhất đã có thêm 1 lính dù chết và 4 người khác bị thương vì quân ta bắn quân mình. O'Leary phải gọi điện năn nỉ: "Đêm nay bọn tôi được yểm trợ thế là đủ rồi. Rót đạn xa chúng tôi ra. Nếu cần bắn gần thì tôi sẽ gọi."

    Cuối cùng thì người trong trung tâm chỉ huy hỏa lực cũng nhận được tin báo. Đạn pháo bắn đầu nổ xa hơn trên đỉnh cao điểm, rót xuống đầu quân Bắc Việt chứ ko phải lính Mỹ nữa.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đáng ngạc nhiên là quân Bắc Việt lại ko cố gắng đánh mạnh hơn để tràn ngập chu vi phòng thủ của tiểu đoàn. Tất cả những 'thiên binh' còn sống đều chờ đợi quân địch sẽ đến trong đêm. Nhưng ko thấy đối phương đến. Đây là 1 bí ẩn khó giải thích được. Có lẽ quân địch ko biết mức độ thương vong và tiểu đoàn đang yếu đến thế nào. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, lính Bắc Việt đang cố thủ trên cao điểm 875, dù có có công sự tốt cũng đã bị thiệt hại nặng do sự oanh kích hầu như ko ngừng của phi pháo. Thêm nữa, chiến thuật quen thuộc được quân Bắc Việt thường hay sử dụng là khóa chặt 1 đơn vị, lấy họ làm mồi để thu hút thêm quân Mỹ đến.

    Mới sáng sớm tinh mơ ngày 20 tháng 11, nhiều hoạt động nhộn nhịp diễn ra trên căn cứ pháo binh 16 chứng kiến. Đến 7g thì đại úy Leonard, 3 trung đội trưởng cùng với 96 binh sĩ đại đội Bravo đã sẵn sàng lên đường. Mỗi 'thiên binh' mang theo tối thiểu là 600 viên đạn M16, từ 5 đến 10 quả lựu đạn mảnh, 2 lựu đạn khói, 1 viên đạn cối 60 mm và nhiều bi đông dự phòng. Xạ thủ M60 thì mang đến 2000 viên đạn quấn khắp mình. Lính súng phóng lựu mang ít nhất 50 trái đạn vừa đạn trái phá (HE) lẫn đạn nổ mảnh sát thương (shotgun) cho khẩu M79. Lính cứu thương thì khuân theo đồ y tế dự phòng nhiều nhất có thể. Trung đội hỏa lực của trung sĩ Riley mang theo 2 khẩu cối 60 ly cùng 70 viên đạn.

    Đến 7g45, đại úy Leonard tung mấy toán tuần thám ra khỏi căn cứ để kiểm tra xem có quân Bắc Việt ẩn nấp ngoài đó ko. Trong khi đó trung tá Johnson từ căn cứ 12 đến để chỉ dẫn tường tận cho Leonard trước khi lên đường đến cao điểm 875.

    Johnson nói với Leonard "Qua những gì đã xảy ra ta có thể khẳng định cao điểm 875 có hàng trăm quân địch cố thủ. Sĩ quan tình báo còn nghĩ rằng số địch đợi cậu ngoài đó có khi còn nhiều hơn thế nữa. Tôi sẽ duy trì hỏa lực pháo binh bắn chặn xung quanh cậu khi cậu di chuyển, nhưng vẫn phải đề phòng bị phục kích."

    “Muldoon sẽ sớm đến đây và tôi sẽ cho anh ta lên đường đi theo cậu nhanh nhất có thể. Connolly cũng sẽ đến ngay khi có trực thăng chuyên chở. Nếu cậu bị đánh, thì quân cứu viện sẽ đến mau thôi."

    Johnson sau đó về lại căn cứ 12 đợi các đại đội khác đến.

    Căn cứ theo những điều biết được Leonard quyết định đánh 1 vòng rộng và tiến lên cao điểm 875 từ hướng tây bắc. Có lẽ bộ đội Bắc Việt đang đợi quân giải tỏa sẽ đi thẳng từ căn cứ đến. Việc Leonard đi vòng có thể giúp tránh khỏi ổ phục kích.

    đại đội Bravo sẽ di chuyển theo đội hình hình thoi. Leonard bố trí trung đội 3 của trung úy Lindseth đi đầu. Trung đội 1 của trung úy Larry Moore đi cánh phải còn trung đội 2 dưới quyền trung úy Proffitt đi bên trái. Trung đội hỏa lực của trung sĩ Riley sẽ đi đoạn hậu. Ban chỉ huy của Leonard đi giữa đội hình.

    Lúc 9g37, trung sĩ Leo Hill dẫn đại đội Bravo rời căn cứ 16. Vẫn được coi là lính xích hầu giỏi nhất đại đội, Hill lấy Specialist 4 Diaz đi bên trái và binh nhất Quillen đi bên phải của mình. Di chuyển theo đội hình mũi tên, Hill ở cách phần còn lại của trung đội chừng 100m. Khi họp trung đội, Lindseth đã nói với Hill rằng, tổ xích hầu có thể bị hy sinh; nếu như họ bị dính đạn thì ko mong gì được cứu. Việc tiến lên cao điểm quan trọng hơn sự an toàn của tổ xích hầu. Hill cùng mấy cậu kia chẳng ai vui vẻ khi nghe vậy, nhưng họ cũng đâu thể làm gì hơn.

    Hill đi hướng về phía tây căn cứ 16. Thoạt đầu anh đi theo con đường mòn còn sử dụng được chạy qua 1 bãi cỏ có xen lẫn những bụi tre và bụi rậm. Đôi lúc, cỏ cao quá khiến anh ko thể nhìn thấy Diaz hay Quillen nhưng mỗi khi ra chỗ quang thì họ lại thấy nhau. Cứ đi được vài trăm mét thì Hill lại dừng. Sau khi kiểm tra la bàn anh mới quay lại ra dấu cho trung sĩ trung đội phó là trung sĩ nhất William L. Cates. Khi Cates vẫy tay báo yên thì Hill mới đi tiếp.

    Thi thoảng, trung úy Lindseth cũng lên chỗ Hill. Họ trao đổi với nhau vài phút sau đó Lindseth sẽ trở về trung đội gọi điện báo cáo tiến trình di chuyển cho Leonard.

    Hỏa lực pháo binh như đã hứa tạo ra 1 bức tường lửa bao quanh lực lượng nhỏ bé. Đạn pháo nổ ở cự ly cách đại đội Bravo vài trăm mét hiển nhiên sẽ làm cho số quân Bắc Việt định quấy rối lực lượng cứu viện phải chùn bước.

    đại đội Bravo tiếp tục tiến quân nhanh và thận trọng nhất có thể lên gần cao điểm 875. Đến 11g15 họ đã ở cách căn cứ 16 hơn 1km. Đến đây Hill mới quay về phía tây nam rồi tiến thẳng lên cao điểm.

    Trước lúc bình minh, ở trên điểm cao 875, nhiều quả đạn B-40 từ cây cối xung quanh bắn ra nổ tung chỗ phòng tuyến của đại đội Charlie. 15 phút sau đó, đại đội Dog báo cáo có động trong rừng cây ở sườn dốc bên trên. Họ gọi pháo dập xuống và tất cả lại yên ắng.

    6g38, trung úy O'Leary gọi điện về trung tâm hành quân xin thả xuống dụng cụ để phát quang 1 bãi đáp. Nhiệm vụ hàng đầu của anh bây giờ là đưa thương binh ra. Anh giao việc phát quang tạo bãi đáp cho 1 số lính còn lành lặn. Họ làm việc ở khoảng đất giữa chu vi phòng thủ tiểu đoàn và nơi đại đội Alpha bắt đầu làm bãi đáp bữa trước. Thế đất ở đây giúp cho bọn họ tránh được đạn bắn thẳng của bộ đội Bắc Việt. Tuy nhiên đạn súng cối thì vẫn có thể và chúng đã bắn tới thật. Ngoài ra bất kỳ chiếc trực thăng tiếp cận bãi đáp cũng nằm đưới tầm quan sát của quân Bắc Việt và phải hứng chịu hỏa lực của mọi cỡ súng.

    Sau đợt B-40 bắn vào khu vực của đại đội Charlie sáng hôm ấy thì chỉ còn có đạn bắn tỉa thỉnh thoảng còn quấy nhiễu lính dù. Trung sĩ Welch phán đoán tình hình đã đủ yên để mình có thể đi tìm xác Zaccone. Anh quay lại chỗ rặng cây và bắt đầu tìm kiếm.
  3. HaTam_VN

    HaTam_VN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    118
    Mình chưa nhìn thấy bản mật ngữ của Mỹ xài trong chiến tranh VN như thế nào, nhưng của quân VN thì có, thí dụ như kiểu nói cái Antena của máy em thì sẽ là cái "An châu Thái nguyên"..., và dãy mật ngữ là nhóm 3 con số như 244 là "nghỉ"..., liên lạc trong mạng thông tin vô tuyến, còn phụ thuộc vào: số phiên liên lạc trong ngày, quy định giờ chẵn, lẻ..., các tần số quy định cho 1 máy (ít nhất 3 tần số trong dải băng tần hơn 100 tần số của họ máy PRC25), thời lượng hoạt động cho 1 cục pin khô.
    Trong chiến tranh, VN minh xài bản đồ quân sự Mỹ rất nhiều, chủ yếu thấy có 2 version là năm 1965 và 1971 (hiện nay đã được bạch hóa) đều do Công binh Mỹ thiết lập, và trong đó thường dùng hệ UTM, loại tỷ lệ 1/50K, đôi khi dùng loại 1/100K. Với loại 1/50K thì 1 ô vuông tọa độ mỗi cạnh sẽ là 1km, được chia làm 9 ô vuông nhỏ (mỗi cạnh 330m), thí dụ tọa độ 79-82, ô 7, sẽ là dãy số 79827. Với bên pháo binh, lại chi tiết hơn, bằng cách dùng lưới 25 ô (ô vuông 200m), tay sĩ quan tiền sát pháo sẽ gọi tọa độ cho căn cứ pháo bắn tọa độ này, như 798221.
    Trong câu chuyện trên, vào ban ngày khi chưa xảy ra mọi chuyên, còn có thể quan sát bằng mắt, còn địa hình, địa vật và vật chuẩn để căn chỉnh pháo, nhưng sau trận chiến, trời tối, địa hình, vật chuẩn thay đổi, lại chạy rối loạn tới lui, rất khó xác định vị trí là ô nào trong tọa độ, vẫn lên sóng kêu pháo bắn đại, pháo nện trúng đâu cũng khó chỉnh lắm.
    Có lẽ tay sĩ quan Mỹ này siêu, làm được tất?
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cho e hỏi one section of tanks (tiểu đội?) bên Mỹ là có khoảng mấy xe tăng...theo e biết bên ta 3 chiếc đã thành 1 trung đội rồi mà...thanks
    --- Gộp bài viết: 25/09/2014 ---
    Cái này đúng...nhưng đấy là chuyện thực tế chiến trường...còn trong các sách, từ hồi ký cho đến tiểu thuyết, các sử gia nhà văn chẳng mấy khi bê nguyên mật ngữ ra viết đâu... mà họ sẽ nói kiểu bạch văn cho ai đọc cũng có thể hiểu đó ạ...hoặc nói kiểu đơn giản như "chim con gọi đại bàng, có mấy con cua địch, cho xin vài quả dưa..."nếu 'soi' như bác thì họ phải đi học 1 khóa mật ngữ rồi mới viết sách đc nhỉ...
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.932
    Đã được thích:
    1.547
    "... mỗi sư đoàn thiết giáp của Mỹ cũng có con số tương đương các tiểu đoàn bộ binh và pháo binh như các tiểu đoàn xe tank- ba tiểu đoàn trên một sư đoàn. Ngoài ra các sư đoàn thiết giáp Mỹ cũng thường dc bổ sung thêm bộ binh và pháo binh cho các nhiệm vụ đặc biệt.

    Đơn vị chiến đấu chính của Mỹ là đội quân (Combat Command- tương đương trung đoàn) . Mỗi đội CC này tương ứng với từng nhiệm vụ chiến thuật nhưng thông thường gồm một tiểu đoàn tank, một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, và một tiểu đoàn pháo mặt trận. Các đơn vị khác có thể bổ sung thêm từ sư đoàn hay quân đoàn . Ví dụ, suốt trận đánh ở Lorraine, đội CC A của sư đoàn thiết giáp số 4 được phiên chế ba tiểu đoàn pháo binh tùy ý sử dụng. Mỗi sư đoàn thường gồm ba đội quân này, ký hiệu CCA, CCB và CCR. Trong vài sư đoàn cả 3 tổ CC này tham gia chiến đấu cùng lúc. Sư đoàn thiết giáp số 4 ,phụ trách phần lớn cuộc đấu tank ở Lorraine, vận hành cấu trúc riêng với tổ CCR dự trữ . Các tiểu đoàn kiệt sức sẽ dc thay thế luân phiên với tổ CCR này nhằm tránh tình trạng tiêu hao quá mức
    "

    tham khảo :Loraine 1944
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sách của VNCH hay dịch Combat Command là Chiến đoàn thiết giáp đấy bác...theo e cách này hợp lý hơn...vì cấp chiến đoàn trong biên chế của họ gồm khoảng 2-3 tiểu đoàn và cũng tương đương với cấp trung đoàn.
  7. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Theo cơ cấu các lực lượng cơ giới của quân đội Mỹ thì 1 section = 2 tanks/armored vehicles và 2 sections = 1 platoon bác à.
    Như vậy thì 1 trung đội cơ giới Mỹ gồm 4 xe, hơn trung đội ta 1 xe
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.407
    Đã được thích:
    26.779
    Gọi đúng từ trong quân ngũ VNCH là "thiết đoàn".
  9. gakocanh

    gakocanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    162
    em xem phim thấy lính mỹ băng đạn quanh người.em nghĩ tầm 200 viên là cung.chứ 600 viên là 1 khối to uỵch.chưa kể băng đạn nữa.ông tác giả có chém ko bác
  10. HaTam_VN

    HaTam_VN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    118
    Để tính nhé:
    Lính bộ binh mang 600 viên M16, mỗi viên khoảng 5gr, tức 3kg đạn; 10 trái M67, mỗi trái quãng 700gr, vậy là 7kg móc cài mỏ vịt quanh thắt lưng to bản (xanh tuya) và cài mỏ vịt vào dây đeo TB choàng vai-lưng, 2 trái lựu đạn khói, móc vào dây TB trước ngực hay quai balo dù; thêm 1,4kg; mang thêm 1 trái đạn cối 60, cỡ 1,4kg; 3-4 bi đông (nhựa/inox Mỹ rất bền), mỗi cái chứa 1,3 lit, vậy 5kg nước, nhét vào túi đựng bi dông ở dây xanh tuya, hoặc nhét túi cóc balo, cộng là 18kg, chưa kể ba lo chứa thêm đồ quân trang và thực phẩm, cây súng M16 cở 3,5kg và vài ba băng đạn, hộp dầu chống muỗi vắt, túi bông băng cá nhân gài mũ sắt cộng mũ sắt quãng 2kg nữa, tóm lại là khoảng 20kg.
    Lính xạ thủ mang đến 2000 đạn M60: mỗi dây đạn 200 viên (lâu rồi không nhớ), dây đạn nhét trong thùng bảo quản sắt, gọi là thùng đạn đại liên (bây giờ vẫn còn nhiều nơi dùng, nó rất bền), vậy khoảng 10 thùng đạn?, nếu quấn quanh người cũng khá nặng; Đạn M60 là loại 7,62x51, nặng khoảng 7-8gr, vậy 2000 đạn là khoảng 16kg, nếu kể băng dây sắt (bắn xong tự rời hủy bỏ) cũng khoảng 20kg đấy, còn khẩu M60 không đạn là gần 12kg. tay xạ tủ này phải to con mới vác trên 30kg súng đạn!
    Ở lính mình, thường biên chế khẩu đội M60 là 2 người, một vác súng M60 và dây đạn quấn quanh người, và 1 gánh các thùng đạn còn lại, khi bắn thường phải để trong thùng đạn, nhằm tránh bụi bẩn mù mịt tại vị trí bắn do khí thuốc súng thoát ra, hoặc bụi bẩn do hành quân.
    Lính M79: 1 dây đạn M79 thường có 6 trái, kẹp phần đầu bằng nhựa trắng đục, buộc trong 1 dây vải màu xanh ô liu, 70 trái đạn khoảng 12 dây, quấn buộc quanh thắt lưng, quàng vai..., 1 trái M79 khoảng 200-250 gr, vậy 50 trái khoảng 12kg, khẩu M79 gần 2kg. Năm 1980 mình đã xài khẩu M79, khi đi hành quân luồn rừng với lúc nhiều đạn nhất là 4 dây, 24 trái.
    Lính cối 60: mỗi trái nặng 1,4kg, vậy 70 trái khoảng 100kg, cây cối 60 Mỹ khoảng 14kg (nòng và chân 10kg, đế hơn 3kg, kính ngắm 1kg). Với 70 trái cộng 96 trái gửi, thì 2 khẩu này bắn khá nhiều... Năm 1979, bên chiến trường KPC, quân ta còn dùng nhiều đạn cối 60 Mỹ, nhưng cứ bắn 10 trái, lép khoảng 3-4, có lẽ hết hạn dùng từ lâu...

Chia sẻ trang này