1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai xứng đáng được tôn vinh?????

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi -, 04/10/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luclove

    luclove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Có lần anh Tấn Phong nói với tôi về nhạc cổ điển. Anh nói rằng, có một nỗ lực lớn không thể tưởng tượng được của vô số nhà phê bình nhạc cổ điển. nhằm tôn vinh các nhạc sĩ như Modest Mussorgsky, Arnold Schonberg, Igor Stravinsky, ….

    Nhưng khi sang Pháp, anh gặp một hiện tượng.

    Đó là khắp Paris nhan nhản những chương trình nhạc cổ điển.

    Mà họ chỉ đánh lại nhạc Mozart, Beethoven… sau đó đến Bach, Tchaikovxky, v.v.

    Đi đâu có chơi nhạc cổ điển ở Paris cũng chỉ những cái tên như vậy.

    Xong anh kết luận: nghệ thuật rất khó là ở chỗ đó.

    Dù có cố gắng đến đâu thì những tên tuổi khổng lồ nhất trong nghệ thuật cũng không thuộc về những Artist theo trường phái: hiện đại, cách tân…

    Mà chỉ thuộc về những nhân vật "kinh điển" (Classic) hay "khuôn vàng thước ngọc" của nhạc cổ điển. Như đã nhắc đến ở trên.


    *****



    Quay lại với âm nhạc thế kỷ 20.


    [​IMG]

    Ban nhạc The Beatles


    [​IMG]
    Ban nhạc Rolling Stones




    [​IMG]

    Artist Bob Dylan


    [​IMG]

    Ban nhạc Led Zeppelin




    [​IMG]
    Ban nhạc Pink Floyd





    [​IMG]

    Ban nhạc Radiohead



    Có lẽ khá hơn so với nhạc cổ điển khi mà số lượng Artist hiện đại tính trở nên rất nhiều về số lượng và không tồi về chất lượng. Từ The Velvet Underground cho đến những thế hệ về sau như Can, Neu, Kraftwerk, The Modern Lover… rồi những Punk Rocker như *** Pistols, The Ramones, Buzz****s,… sang thập kỷ 1980s như Sonic Youth, The Pixies,…rổi thập kỷ 1990s như Neutral Milk Hotel, Nirvana, My Bloody Valentine, The Flaming Lips, …đặc biệt là Radiohead, rồi những Artists 2000s như Arcade Fire…

    Tuy vậy.

    Có lẽ một trong tương lai xa (thế kỷ 21-22 trở đi), khi mà âm nhạc xuất phát từ trong thế kỷ 20 chỉ còn là quá khứ…

    Thì nhân loại vẫn tôn vinh những nhân vật khổng lồ Classic Rock từ thập kỷ 60-70s như The Beatles, Rolling Stones, Bob Dylan, Led Zeppelin, Pink Floyd…

    Có chăng, một nhà hiện đại tính (Alternative Rock) mà chúng ta vẫn thường nhắc đến: Radiohead.
  2. luclove

    luclove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Có thể, có chăng, một thiên tài khác:

    ELVIS COSTELLO:
    [​IMG]
  3. luclove

    luclove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Ba khả năng rất có thể, đó là:



    The Who:
    [​IMG]






    David Bowie:
    [​IMG]






    R.E.M. :
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 11/10/2014, Bài cũ từ: 11/10/2014 ---
    *****

    Những tên tuổi khác có thể xứng đáng là:

    C.C.R.
    U2
    Peter Gabriel
    Grateful Dead
    The Velvet Underground
    The Band
    Van Morrison
    Bruce Springteen
    The Police
    Can
    Neil Young
    The Pixies
    Faust
    Nick **** and the Bad Seeds
    The Beach Boys
    Stevie Wonder
    Sly and Family Stone
    Funkadelic
    Ray Charles
    The Smiths
    Talking Heads
    Oasis
    John Lennon
    Public Enemy
    The Stooges
    Jimi Hendrix
    Tom Waits
    Outkast
    Jay-Z
    Notorius B.I.G.
    Kanie West
    Arcade Fire


    Ghi chú: Những tên tuổi khổng lồ nhất trong lịch sử phải có từ 3 album 9.5 điểm trở lên.

    Những Artists như vậy rất cần các chuyên gia và tạp chí phê bình "khai quật". Bởi có rất nhiều tác phẩm đỉnh cao của họ vẫn còn nằm trong bóng tối.


    Xin lấy hai ví dụ:
    http://www.listology.com/amirkhosro/list/rock-greatest-albums
    http://www.ign.com/articles/2007/03/30/top-25-classic-rock-albums?page=8

    Vì tôi chưa nghe hết các Artist quan trọng nhất nữa.
    --- Gộp bài viết: 11/10/2014 ---
    Âm nhạc thế giới thế kỷ 20 có lẽ mênh mông hơn bao giờ hết! Xứng đáng để chúng ta nghe và khám phá.



    Còn thế kỷ 21 ư! Không hiểu sao tôi không có niềm tin nhiều lắm.
    --- Gộp bài viết: 11/10/2014 ---
    ****
    Xin nói thêm về Neil Young. Nghệ sĩ thầm lặng của Rock'n'Roll này đã cống hiến một số lượng album khổng lồ không kém gì nếu muốn nói là hơn cả số lượng albums của ban Rolling Stones. Tôi rất tin tưởng ở Artist này.
  4. luclove

    luclove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Phải nói thật rằng từ khoảng 10-12 năm trở lại đây tôi chịu ảnh hường nhiều và ngay cả bây giờ những ảnh hưởng đó vẫn còn tồn tại, đó là những list của Pitchfork Media.

    Song giờ đây những ảnh hưởng đó bắt đầu giảm đi trông thấy và tôi bắt đầu thấy tạp chí The Rolling Stone và những tạp chí, chuyên gia cùng phía với họ có lý.

    *****

    Dù tôi vẫn đánh giá cao nỗ lực của Pitchfork, Metacritic, Piero Scaruffi, Afterhours cùng Amirkhosro, Lukeprog (3 nhân vật from Listology website) và các tạp chí, chuyên gia phê bình cùng phía với họ trong nỗ lực "Freelancer" khai quật các tên tuổi vô danh...Và tôn vinh các tên tuổi này...

    thì Tạp chí lừng danh The Rolling Stone và những tạp chí tương tự vẫn có lý một cách thuyết phục khi tôn vinh những thiên tài Classic Rock.

    Tôi bắt đầu nghe lại list "500 Greatest Albums of All Time Rolling Stone" và các list như của IGN, Paste, Digital Dream Door, Mojo... một cách nghiêm túc chưa từng có. Mặc dù tôi thờ ơ với các list này trước đây.

    Nói một cách khách quan thì The Rolling Stone không rành lắm về âm nhạc đương đại khi mà trong list của họ thiếu vắng những tên tuổi như Neutral Milk Hotel và The Flaming Lips.

    Nhưng thời kỳ Classic Rock, thời kỳ hoàng kim của âm nhạc thế giới thì họ với các tạp chí tương tự là "nhất".


    Nói một cách ngắn gọn nhất, chúng ta phải tìm được ưu điểm và nhược điểm của các tạp chí, chuyên gia để tìm nghe nhạc cho mình. Vậy nhé!
  5. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Và cả chàng Prince của thập kỷ 1980s nữa.





    Mải mê với nhạc Rock mà quên mất một số lượng đông đảo thiên tài của Jazz, Blues, Country….


    Louis Armstrong:

    [​IMG]






    Charlie Parker:
    [​IMG]






    Thelonious Monk:
    [​IMG]






    Miles Davis:
    [​IMG]







    Duke Ellington:
    [​IMG]







    Charles Mingus:
    [​IMG]








    John Coltrane:
    [​IMG]






    Ornette Coleman:
    [​IMG]






    Billie Holyday:

    [​IMG]









    Robert Johnson:
    [​IMG]








    B.B.King:
    [​IMG]






    Johnny Cash:
    [​IMG]










    Một số tên tuổi khác đáng lưu ý:

    Bessie Smith

    The Allman Brothers Band

    Muddy Waters

    John Lee Hooker

    Stevie Ray Vaughan

    Eric Clapton

    Count Basie

    Art Tatum

    Sun Ra

    Lester Young

    Herbie Han****

    Bill Evans

    Howlin' Wolf

    Jeff Beck

    Billy Cobham

    Art Ensemble of Chicago

    Albert Ayler

    Cecil Taylor

    Art Blakey

    Carla Bley
    Lần cập nhật cuối: 25/10/2014
  6. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Còn một số thiên tài nhạc Jazz nữa:



    John Coltrane:
    [​IMG]




    Nat King Cole:
    [​IMG]






    Glenn Miller:
    [​IMG]





    Và một số Artists Jazz, Soul & Blues đáng chú ý khác:

    Chuck Berry
    Etta James
    Mississipi John Hurt
    Stan Getz
    Joao Gilberto
    Bill Haley
    Scott Joplin
    Judy Garland
    Chet Baker
    Louis Jordan
    Benny Golson
    --- Gộp bài viết: 27/10/2014, Bài cũ từ: 27/10/2014 ---
    Bổ sung một Rock Artist còn thiếu:

    The Kinks



    Sau đây là các Artists theo phong cách Rock 'n'Roll:
    Elvis Presley
    Buddy Holy
    Little Richard
    Jerry Lee Lewis
    Fats Domino
    Chuck Berry
    Muddy Water
    Jerry Lee Lewis
    Pat Boone
    Bo Diddley
    The Beach Boys
    The Beatles
    The Kinks
    Lần cập nhật cuối: 27/10/2014
  7. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Lưu ý các bạn: chủ đề này chỉ giới thiệu những người khổng lồ nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. Chữ "nhất" ở đây có hàm ý chỉ những nhạc sĩ có từ 3 tác phẩm 9.5 điểm trở nên. Hoặc những tên tuổi mà tôi cho là có tiềm năng như vậy nhưng chưa được phát hiện.

    Vì thế những tên tuổi chỉ có 1 hoặc 2 tác phẩm 9.5 điểm như The Stone Roses thì sẽ không được nhắc đến.

    Ở trên đây tôi đã nhắc đến một vài tên tuổi không nên nhắc đến. Xin được rút lại. Đó là Fats Domino và Pat Boone.

    --- Gộp bài viết: 29/10/2014, Bài cũ từ: 29/10/2014 ---






    Artist of Soul/Funk/R&B:



    Ray Charles:
    [​IMG]





    Michael Jackson:
    [​IMG]





    Sly and Family Stone:
    [​IMG]




    Aretha Franklin:
    [​IMG]





    Stevie Wonder:
    [​IMG]






    Và một số Artist khác có thể kể đến:
    Sam Cooke
    Marvin Gaye
    Al Green
    Parliament
    Prince
    Funkadelic
    Little Richard
    Herbie Han****
    Otis Redding

    Etta James
    James Brown



    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 29/10/2014
  8. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Về nhạc điện tử - Electronica thì theo tôi chỉ có hai đại diện quan trọng nhất Radiohead và Kraftwerk. Còn những đại diện mà có Artist mà tiềm năng đạt từ 1-2 albums 9.5 thì không thiếu. Daft Punk, Massive Attack, Bjork, Portishead hay Aphex Twin, New Order, Depeche Mode, .v.v.



    Nếu bạn cho rằng có Artist nào phù hợp với tiêu chí của chủ đề này (tức có 3 albums trở lên đạt 9.5 điểm) thì tôi cũng không phản đối. Có thể bạn là crazy fan của thể loại này cũng như tôi là fan cuồng của Rock. Sau đây là vài đường link giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Elec:

    IGN Top 25 Electronic Albums
    http://www.ign.com/articles/2007/05/18/top-25-electronic-albums

    Rate Your Music Top 300 Electronic Artists:
    http://rateyourmusic.com/list/noname219/top_300_electronic_artists/3/

    Rate Your Music Top 1000 albums by users:
    http://rateyourmusic.com/customchar...=both&origin_countries=&limit=none&countries=


    Hoặc các albums xuất hiện trong các list của Pitchfork cũng như các tạp chí khác.

    *****

    Về nhạc Rap/hiphop:

    Tôi cho rằng đây là vùng mỏ đáng để đào sâu, bởi rất nhiều Artist tiềm năng (chẳng hạn Jay-Z, 2Pac, Public Enemy hay Kanye West, Notorious B.I.G.) tuy vậy tôi không nhiệt thành với thể loại này bằng với Rock và Jazz cùng Soul/Funk/R&B. Tuy vậy, tên tuổi phù hợp với chủ đề này thì có lẽ là hiếm.

    Về Folk, Country thì tôi chỉ nghe những đại diện tiêu biểu mà lọt vào các list. như Neil Young và Bob Dylan hoặc Sufjan Stevens.


    Về Raggae, New Age, World Music thì không nổi bật bằng các thể loại trên. Tôi cũng có nghe Bob Marley và Natural Snow Building. Miễn là "lọt" vào các list là có cơ hội để tôi nghe. hihi.

    Về Avantgarde Music, Minimalist Music, Drone Music, tôi có nghe. Như Captain Beefheart chẳng hạn (là Avantgarde Rock). Rồi Brian Eno, Can, Bjork, Faust, Sonic Youth, John Zorn, Steve Roach (album "Music For 18 Musicians"). Về Avantgarde Music thì Piero Scaruffi là chuyên gia hàng đầu, ông có hẳn một phần quan trọng trong web của mình nói về thể loại này.

    Về Ambient Music thì quả là một thách thức! Tôi sẽ nghe. Chắc chắn.

    (Còn tiếp).
    Lần cập nhật cuối: 29/10/2014
  9. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Opp!

    Trong phần nhạc Rock còn thiếu mất 2 tên tuổi quan trọng:


    Crosby, Still & Nash
    The Kinks




    (Còn tiếp).
  10. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Những nhạc sĩ kinh điển của nhạc cổ điển

    (viết trong khi nghe Giao hưởng số 4 của Johannes Brahms, Requiem của Mozart, Requiem của Jozeph Verdi)



    Trước khi giới thiệu những kiệt tác bất hủ của nhạc cổ điển cần phải nói đến chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về nhạc cổ điển Nguyễn Tấn Phong (tên đầy đủ của nhà thơ Tấn Phong).

    Nếu nói chuyện với Tấn Phong về nhạc cổ điển thì có thể nói dông dài cả ngày với anh cũng không hết chuyện.

    Một người yêu nhạc cổ điển lâu năm đã nói rằng: “Về nhạc cổ điển ở Hà Nội chỉ duy nhất có hai người mà tôi sợ nhất”. Một trong hai người đó chính là Tấn Phong.

    Tấn Phong có lần nói với tôi rằng: “Cậu là thằng tham lam”. Ý anh muốn nói tôi không từ một thể loại nào từ Cổ điển đến Jazz, Rock, Blues…Hình như anh còn ám chỉ tôi đọc nhiều thể loại nữa, rồi Visual Art (là từ để chỉ nghệ thuật thị giác bao gồm cả hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, và nghệ thuật đương đại như nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn…).

    Tuy vậy, tôi vẫn nghe nhiều Rock và ít hơn dần dần là Jazz, Electronic, Soul/Funk/R&B, Blues… và nghe ít nhất là nhạc cổ điển (Classical Music).

    Trong khi đó anh Tấn Phong thì “chủ trị” nhạc cổ điển. Thực đơn nghe nhạc của anh ý nếu được nghe cả ngày là: sáng – cổ điển, trưa – cổ điển, chiều – cổ điển, và tối – cổ điển nốt.

    Nhà phê bình thơ Nguyễn Chí Hoan là bạn rất thân của Tấn Phong có nhận xét trong một bài viết về Tấn Phong được in bởi NXB Văn Học, là: anh là người uyên bác về nhạc cổ điển.

    Tôi thì ít gặp Tấn Phong. Nhưng ấn tượng về nhạc cổ điển tại không gian nghe nhạc tại nhà anh rất sâu đậm.

    Lần gần đây nhất ghé thăm nhà anh, anh đã “thết đãi” vị khách yêu nhạc như tôi bằng một bữa nhạc cổ điển tưng bừng trong đó trọng tâm là Giao hưởng số 7 Leningrad của Shostakovich dài phải đến 1,5 giờ đồng hồ, và giao hưởng Fantastique của Berlioz.

    Quả thật là tôi sẽ không thể nào quên được bữa “vừa nghe nhạc vừa đàm đạo” đó. Nhất là lúc nhạc đánh đến đoạn mà anh bảo là “Phát xít Đức tiến vào” (sau phần mở đầu của Chương 1, đến khoảng phút thứ 8, thứ 9).

    Đến đây tôi thầm ghen tị với anh Nguyễn Chí Hoan vì anh ý ở Hà Nội và điều kiện đến nhà Tấn Phong thì thường xuyên hơn tôi ở xa quá (tận Kim Sơn, Ninh Bình).

    *****

    Thôi, nói dông dài vậy bây giờ vào vấn đề chính nhé!

    Có lẽ tôi phải tự thưởng cho mình một cái gì đó (tôi vừa liền lấy ra một lon bia và một cái bánh) vì cho đến bây giờ một trong những điều đáng tự hào nhất trong khoảng thời gian mấy mươi năm cuộc đời mình đã trải qua đó là được quen biết một trong những người “hay” nhất của nước Việt trong lịch sử.

    Anh Tấn Phong đã thay đổi tôi hoàn toàn và từ chỗ là học trò của anh tôi đã theo bước anh trở thành một – tuy là trí thức nhỏ thôi – nhưng cũng là một trí thức, bên cạnh anh, một trí thức hàng đầu của dân tộc.

    Lần cuối cùng gặp anh, sau bao nhiêu lần hỏi mà anh đều kiếm lý do thoái thác không trả lời, là câu tôi hỏi: “Tác phẩm chính của Bach là những tác phẩm nào?”.

    Không ngờ tôi hỏi lần này lại được anh trả lời. Không chỉ Bach mà một loạt các tác phẩm kinh điển của các nhà soạn nhạc cổ điển hàng đầu thế giới làm tôi ghi đến kín cả một trang A4.

    *****

    Thì đây, những nhà soạn nhạc kinh điển của nhạc cổ điển kèm theo những tác phẩm chính của các vĩ nhân này.

    Nhưng trước khi giới thiệu, tôi cần phải nói trước là danh sách này chưa đầy đủ. Anh Tấn Phong tuy đã nói rất nhiều nhưng chưa hết. Thiếu những gì thì sau khi post xong tôi sẽ nói nhé!

    *****

    KINH ĐIỂN CỦA CỔ ĐIỂN (Classic of Classical Music)

    Tạm gọi lả những tác phẩm 9.5 điểm của nhạc cổ điển.

    Lưu ý bạn là ở đây còn thiếu các lĩnh vực Opera và Ballet cùng với Guitar cổ điển. Nhưng tôi vẫn tạm gọi như vậy chứ trên thực tế thì nhạc cổ điển rất rộng.






    [​IMG]

    Johann Sebastian Bach – Concerto cho Violin cung La thứ; Concerto cho Violin cung Mi trưởng; tất cả Concerto Brandenburg (có 6 Concerto Brandenburg tất cả nếu tôi không nhầm).

    Ngoài ra còn một số lượng Fugue, Toccata, Oratorio nhưng nó hơi khó nhớ số thứ tự nên Tấn Phong bảo phải chờ dịp nào anh ngồi tra lại.













    [​IMG]

    Ludwig van Beethoven – Concerto for Violin; các Giao hưởng số 1,2,3,4,5,6,7,8,9; các Overture có tên lần lượt là Fidelio, Coriolan, Egmont.














    [​IMG]

    Wongang Amadeus Mozart – các Giao hưởng số 35, 38, 39, 40, 41; khúc Cầu Hồn (Requiem). Còn nữa nhưng tôi gặng hỏi mà anh Tấn Phong không chịu nói mà thoái thác là “để dịp khác” nên tôi đành chịu.













    [​IMG]

    Pyotr Ilyich Tchaikovsky – Giao hưởng số 1,2,3,4,5,6; Concerto for Piano.














    [​IMG]

    Johannes Brahms – Các giao hưởng số 1,2,3,4; Concerto for Violin.















    [​IMG]

    Felix Mendelssohn – Giao hưởng số 3 Scottish, Giao hưởng số 4 Italian, Concerto Mi thứ.

















    [​IMG]

    Frederic Chopin – 2 Concerto Mi thứ và Pha thứ; 24 Etude (24 Etudes); Tất cả các bản Waltz; Tất cả Nocturne.



















    [​IMG]

    Dmitri Shostakovich – Các giao hưởng số 5,7,10,11,15. Lưu ý các bạn, Đây là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong thế kỷ 20, ông mất năm 1975 và giao hưởng số 15 sáng tác năm 1972 cùng thời đại với âm nhạc Rock, Jazz.v.v.







    [​IMG]

    Gioacchino Rossini –Các Overture. Tôi cũng chưa biết cụ thể là Overture của Opera nào vì Rossini có đến 39 Opera. Hay là cả 39 Overture nhỉ. Nhưng có một điểm tôi biết là Tấn Phong cũng nghe Opera nhưng mà nghe nhiều khí nhạc (đặc biệt là viết cho dàn nhạc như Concerto và Giao hưởng) hơn. Về Concerto và Giao hưởng thì Tấn Phong là “trùm” và sánh ngang với các chuyên gia hàng đầu thế giới.

    Một số nhà soạn nhạc cổ điển lừng danh khác:

    Schubert – Giao hưởng bỏ dở số 8.

    Berlioz - Symphonie Fantastique.

    Stravinsky – Chim lửa (Firebird), Lễ thụ phong mùa xuân (Rite Of Spring).

    Prokofiev – Giao hưởng số 7, The Love for Three Oranges (Tình yêu và 3 quả cam).

    Rachmaninoff – Concerto số 2 for Piano.

    Rimsky Korsakov – Scheherazade

    Schumann – Giao hưởng số 1,3

    Listz - Les preludes

    Dvorak – Giao hưởng số 9 – From The New World

    Smetana – Vtlava

    Bizet – Carmen

    Murssorgsky – Pictures at an Exhibition

    *****

    Những nhạc sĩ còn thiếu:

    Haydn

    Handel

    Vivaldi

    Richard Wagner

    Debussy

    Bela Bartok

    Schoenberg

    Richard Strauss

    Guztav Mahler




    Những tác phẩm và những nhà soạn nhạc còn thiếu mời bạn 1 năm ghé một lần chủ đề này. Nếu tôi hỏi được anh Tấn Phong thì tôi sẽ post lên.
    Lần cập nhật cuối: 30/10/2014

Chia sẻ trang này