1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân chi sơ tính bất bổn thiện

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi ngoncoxanh12, 03/11/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoncoxanh12

    ngoncoxanh12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mọi người thường nói: Nhân chi sơ tính bổn thiện. Tôi thì không đồng ý với quan điểm này. Bạn hãy thử nhìn vào một đứa trẻ nhỏ, quan sát hành vi của chúng. Trẻ con khi mới đến thế giới này chỉ có bản năng và nhu cầu – hai điều này không nằm trong thuộc tính thiện, vốn là điều phải trải nghiệm, tích lũy và không ngừng răn mình.

    Tại sao tôi dám nói vậy? Tôi quan sát con, cháu và những đứa trẻ quanh mình và thấy trẻ con chỉ phụ thuộc, đòi hỏi và ích kỷ. Bọn trẻ coi mình là trung tâm thế giới, ông bà, bố mẹ, cô chú đều vây quanh đứa trẻ, thỏa mãn mọi điều nó cần hay vòi vĩnh. Chắc hẳn ai có con cũng từng chứng kiến cảnh đứa con mình khóc ré lên vòi vĩnh một món đồ chơi, đòi ăn, không chia sẻ đồ chơi với bạn hoặc phá hỏng một món đồ chơi đẹp hơn của đứa bạn vì ganh ghét. Tôi tin rằng chỉ khi đứa trẻ bắt đầu có suy nghĩ, chúng mới bắt đầu biết yêu mẹ còn khi mới chào đời, chúng đòi mẹ chỉ vì đói.

    Nhiều người không nhận ra rằng mình đang gieo tính xấu cho con, họ tin rằng đó là vì họ quá yêu con. Nếu bạn để cho tính xấu đó phát triển hồn nhiên trong con, khi lớn lên nó sẽ rất khó sửa chữa. Thực tế đã có thấy nhiều kẻ sát nhân vị thành niên giết bạn chỉ vì đứa bạn đó không cho nó quay cóp bài. Chỉ đơn giản vì chúng không quen bị từ chối, ở nhà ai cũng đáp ứng chúng.

    Nếu bố mẹ không biết dạy con sự biết ơn, lòng lễ phép, biết tôn trọng nhu cầu của người khác nữa chứ không phải muốn cái gì cũng khóc óe lên... thì lớn lên đứa trẻ đó vẫn điên cuồng tìm cách tự thỏa mãn nhu cầu của mình, ích kỷ và thậm chí tàn bạo với những người có thể bắt nạt được. Chẳng ai ngoài kia ngoài bố mẹ, ông bà chúng ta có nhu cầu chiều chuộng chúng ta cả. Điều đáng tiếc là hồi nhỏ chúng ta là trung tâm thế giới quá dễ dàng, nhưng khi lớn lên, người ta phải chiến đấu, phải học, phải biết cách hành xử để là một người nổi bật. Do việc này rất mệt và chán nên thường chúng ta sẽ lờ đi. Làm người tử tế cũng vậy, cũng rất mệt và chán, làm người không xấu-không tốt là lựa chọn an toàn hoặc làm mấy việc xấu nho nhỏ cũng chẳng chết ai.

    Đó là lý do ở những nước văn minh người ta thường cho đứa trẻ lớn lên cùng một chú chó hoặc mèo để chúng biết yêu thương, bảo vệ một sinh linh nhỏ hơn mình. Khi bạn dạy một đứa nhỏ biết cách yêu thương một giống loài nhỏ hơn, lớn lên chắc chắn chúng sẽ không tàn bạo với con người. Bạn không thể khơi khơi nói với con rằng con phải yêu thương mọi người và mong nó trở thành người tốt.

    Tóm lại, nói suông không thể ngấm lâu. Điều tối quan trọng đối với việc hình thành nhân cách chính là môi trường.
    Gia đình Angelina Jolie luôn đưa các con đi cùng những dịp làm từ thiện, cho chúng nhìn và cảm nhận sự khổ đau từ người khác để khơi dậy nhu cầu yêu thương, chia sẻ của các con. Nhiều gia đình người nổi tiếng hay tỷ phú vẫn cho con đi làm thuê để trả tiền học phí để dạy chúng biết quý trọng sức lao động như chuyện cậu con trai của đôi vợ chồng Victoria – Beckham phải đi phụ việc ở một cửa hàng là một điển hình mà nhiều bậc làm cha mẹ có thể nhìn vào.
  2. HKAGZ

    HKAGZ Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Bài viết:
    1.582
    Đã được thích:
    170
    Đỏ 1: Vì chúng chỉ là trẻ con, và ko phải đứa trẻ nào cũng như thế
    Xanh1: Nhớ hồi mình chừng 2t, mẹ đẻ em, mình phải ở nhà bà ngoại, cứ chiều tối là nhớ mẹ ko chịu nổi. Còn mới sinh ra thì ko biết, nhưng môt đứa trẻ mới chào đời, khi khóc, được mẹ bế, nó nín khóc nhanh hơn là người khác bế. Sự giao cảm giữa mẹ và con có thể đã hình thành ngay từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ, mình tin điều đó.

    Mình tin vào cái gọi là "bản chất". Đơn giản kiểu như khi người ta ko có năng khiếu về Toán học thì dù có chăm đến mấy cũng chỉ ở mức độ nào đó mà thôi.
    Có những thích sống gây hấn với người khác người khác, trong khi có những người thì ngược lại .... Điều đó cũng thuộc về bản chất
    Và may mắn là bản chất con người thì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, giáo dục và xã hội. Với hầu hết các trường hợp thì giáo dục tác động đến tính cách của con người, hoặc ít, hoặc nhiều. Còn những trường hợp ngoại lệ thì ???ko biết
  3. charliepham

    charliepham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nhân chi sơ, tính bổn thiện là triết lý phật giáo dùng để giáo dục và định hướng cho con người sống tốt, nếu có lầm lỗi thì vẫn có thể quay đầu. Chứ thật ra, mỗi đứa trẻ khi mới sinh ra bản tính thế nào đều đã thể hiện rõ qua tiếng khóc, tiếng cười, cách ăn, cách bú và quấy bố mẹ rồi!
  4. namptht

    namptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa thế nào là thiện, thế nào là ác? Thế nào là đúng thế nào là sai?

    Việc ác có phải chỉ là ích kỷ, đốt nhà, giết người, hãm hiếp, cướp bóc, chơi bẩn, trả thù, lừa đảo...

    Việc thiện có phải chỉ là công đức, bố thí giúp đỡ người khác, đóng góp cho sự phát triển của xã hội...

    Vậy những việc còn lại thì là ác hay là thiện?

    -----

    Việc đúng có phải xã hội bảo thế, quy định, luật pháp, nội quy hoặc những ông đức cao vọng trọng bảo thế, hay bố mẹ, các sếp bảo thế??

    Việc sai là những việc khác với những việc trên?

    Thiện ác, đúng sai phải chăng không phải ở bên ngoài mà nó đã có mầm mống sẵn ở trong mỗi người?

    Mục đích thực sự của cuộc sống có phải là chỉ sống một phía Thiện và Đúng và cố tránh Ác và Sai?

    Khái niệm Đúng và Thiện có lẽ là khái niệm tương đối, do cộng đồng kinh nghiệm nên rằng nếu tư duy, hành xử theo hướng như thế thì với sự hiểu biết từ trước đến nay của toàn xã hội thì nó sẽ là an toàn, tạo ra những kết quả được số đông chấp nhận.

    Trong một không gian hẹp này thì là 1 việc là Thiện, còn trong một không gian khác lại trở nên không thiện. Thực ra phần lớn các quan niệm và khái niệm này chỉ dành cho những tầng lớp quảng đại quần chúng, còn tầng lớp cai trị, lãnh đạo bên trên thì họ có những khái niệm và đạo đức hoàn toàn khác.

    Lời Phật dạy tránh sát sinh, nhưng chúng ta làm sao tránh được việc giết 1 con muỗi?
  5. HKAGZ

    HKAGZ Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Bài viết:
    1.582
    Đã được thích:
    170
    Đỏ: Có những khái niệm mang ý nghĩa tương đối và đúng là do công đồng kinh nghiệm, được số đông chấp nhận

    Tuy nhiên, số đông thì ko phải lúc nào cũng đúng.

    Xã hội bảo thế, pháp luật bảo thế, các ông chức quyền bảo thế uh? Những điều ấy chỉ ràng buộc được lớp người nào đó, có những người họ đứng ngoài tất cả và có quan điểm riêng, ko bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một giáo điều nào. Và các nhà làm chính trị thì ko phải lúc nào cũng tốt đẹp, đôi khi họ nhân danh những lý do tốt đẹp, cao quý để lôi kéo số đông thực hiện theo ý muốn của họ. Và đám đông thì thường là một lũ a dua, ko chính kiến, tập hợp lại vì chung 1 mục đích nào đó mà đôi khi được nâng lên thành "lý tưởng" , để họ nhầm tưởng rằng những gì họ đang đi theo là phục vụ cho lý tưởng. Chính trị là lợi ích nhóm.

    Xanh: Có lẽ là đúng.
    Tuy nhiên, ko phải tự nhiên mà người ta thường phân biệt hai bên Đúng, Sai, Thiện, Ác. Bởi không chỉ bình thường là phân biệt, mà nó thực sự mang tính cảm nhận. Điều đó có thể giải thích kiểu như, trong cảm nhận của mọi người dứt khoát giết người là ác, chắc chắn thế. Rất tự nhiên. Ko thể nói là thiện được. Vì cảm nhận tự nhiên của con người dứt khoát là như thế, không ảnh hưởng bởi bất kỳ một quy tắc, điều luật hay gì gì hết. Còn giết người vì bất cứ lý do gì để bào chữa thì cũng đều là ngụy biện.

    Hồng: Điều đó còn tùy vào mỗi người, mỗi người có một lối sống riêng của họ

    Con muỗi không biết gì hết, nó hầu như ko biết cảm nhận sướng khổ, vui mừng, hạnh phúc hay đau đớn nên cái chết đối với nó có lẽ chỉ như là 1 giấc ngủ

Chia sẻ trang này