1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạ Long - Quảng Ninh: Có thể bạn chưa biết

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi HuongSoai, 09/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trungthuc2000

    trungthuc2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ninh
    = Quảng Yên ( Hồng quảng ) + Hải Ninh ( Móng cái )
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Sao không thấy Pà kon nói đến Quảng Yên và Móng cái nhỉ
    Có ai ở Móng cái Và Quảng Yên đến nhận đồng Hương nào
    khong co gi quy hon doc lap tu do
  2. bi_tet

    bi_tet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Các bác có hiểu biết rất nhiều về Hạ Long của chúng ta vậy có thể giúp tớ một chuyện nhỏ thôi :TP Hạ Long khoảng hơn 20 phường xã,gần đây nhất là xã Hùng Thắng,đường vào đó khá đẹp.Tớ muốn hỏi phường Bãi Cháy cua mình có diện tích bao nhiêu km2.Giúp tớ nhé.
    Ha Long-Romanticsea
  3. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    Đây là bản đồ hành chính của tỉnh Quảng Ninh
    [​IMG]
  4. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN QUẢNG NINH
    Vị trí địa lý

    Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam.
    Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
    Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26'''' đến 108o31'''' kinh độ đông và từ 20o40'''' đến 21o40'''' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
    Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.
    Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 (phần đã xác định). Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2; vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km2.
  5. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN QUẢNG NINH
    Địa hình

    Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có thể thấy các vùng địa hình sau đây:
    Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
    Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
    Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
    Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
    Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
  6. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN QUẢNG NINH
    Khí hậu

    Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới - gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió là gió đông bắc.
    Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/ cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 210C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Từ đó lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 đến 400 mm.
    So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc mạnh hơn. Đây là nơi "đầu sóng ngọn gió". Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1 đến 30C.
    Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà nhiệt độ có khi xuống dưới 00C. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm (các tháng 6, 7, 8) và có cường độ khá mạnh, nhất là ở vùng đảo và ven biển.
    Tuy nhiên do diện tích lớn lại nhiều vùng địa hình nên khí hậu giữa các vùng lại khác nhau. Huyện địa đầu Móng Cái lạnh hơn lại mưa nhiều: nhiệt độ trung bình năm là 22oC, lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm. Huyện Yên Hưng ở tận cùng phía nam, nhiệt độ trung bình năm là 240C, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt, mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưa hàng năm thấp. Cũng là miền núi nhưng Bình Liêu lại có mưa lớn (2.400 mm), mùa đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo lại không phải là nơi mưa nhiều nhất, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/ năm, nhưng lại là nơi rất nhiều sương mù về mùa đông.
  7. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH QUẢNG NINH
    Tỉnh Quảng Ninh bao gồm 14 huyện, thị:
    1. Thành phố Hạ Long: Diện tích 208,7 km2; dân số tính đến năm 2001 là 185.228 người.
    Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố trước đây là thị xã Hòn Gai. Phía đông Hạ Long giáp thị xã Cẩm Phả, tây giáp huyện Yên Hưng, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km.
    2. Thị xã Cẩm Phả: Diện tích 335,8 km2; dân số tính đến năm 2001 là 153.955 người.
    Thị xã Cẩm Phả nằm ở phía đông thành phố Hạ Long. Phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía đông giáp huyện Tiên Yên và huyện đảo Vân Đồn, phía nam giáp vịnh Bái Tử Long.
    3. Thị xã Uông Bí: Diện tích 240,4 km2; dân số tính đến năm 2001 là 93.302 người.
    Thị xã Uông Bí nằm ở miền tây của tỉnh Quảng Ninh, trên quốc lộ 18A. Phía đông giáp huyện Yên Hưng, phía đông bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía tây giáp huyện Đông Triều, phía bắc giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang), phía nam giáp huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Địa hình Uông Bí hai phần ba là đồi núi.
    4. Huyện Bình Liêu: Diện tích 471,4 km2; dân số tính đến năm 2001 là 26.195 người.
    Bình Liêu là một huyện miền núi, nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh và cách thành phố Hạ Long khoảng 130 km. Phía bắc giáp huyện Phòng Thành và Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc) với đường biên giới dài 48 km và huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn); phía nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà; phía đông giáp huyện Hải Hà.
    5. Thị xã Móng Cái: Diện tích 515 km2; dân số tính đến năm 2001 là 71.647 người.
    Thị xã Móng Cái vừa được thành lập tháng 7 năm 1998, nguyên là huyện Hải Ninh, là mảnh đất địa đầu vùng Đông Bắc của Việt Nam, cách thành phố Hạ Long 185 km. Phía bắc thị xã Móng Cái là biên giới giáp với Trung Quốc dài 70 km. 71% diện tích đất liền là đồi núi.
    6. Huyện Đầm Hà: Diện tích 289,9 km2; dân số tính đến năm 2001 là 30.408 người.
    Phía đông bắc giáp huyện Hải Hà, phía tây giáp huyện Tiên Yên, phía nam giáp huyện Vân Đồn, phía bắc giáp các huyện Bình Liêu.
  8. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    7. Huyện Hải Hà: Diện tích 494,6 km2; dân số tính đến năm 2001 là48.783 người.
    Hải Hà là một huyện nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh. Phía đông giáp thị xã Móng Cái, phía tây giáp các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, phía nam giáp biển Đông, phía bắc giáp Trung Quốc.
    8. Huyện Tiên Yên: Diện tích 617,1 km2; dân số tính đến năm 2001 là 42.217 người.
    Tiên Yên là huyện nằm ở trung tâm của miền đông bắc tỉnh Quảng Ninh. Phía nam giáp với huyện Ba Chẽ, thị xã Cẩm Phả và vịnh Bái Tử Long; phía đông giáp huyện Đầm Hà.
    9. Huyện Ba Chẽ: Diện tích 576 km2; dân số tính đến năm 2001 là 17.021 người.
    Ba Chẽ là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, cách Hạ Long 65 km. Phía bắc giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn); phía nam giáp huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả; phía đông giáp huyện Tiên Yên; phía tây giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang).
    10. Huyện Vân Đồn: Diện tích 551,3 km2; dân số tính đến năm 2001 là 39.210 người.
    Vân Đồn là một huyện đảo, huyện lỵ cách thành phố Hạ Long khoảng 50km. Vân Đồn gồm hai khu đảo chính là Kế Bào và Vân Hải, với hàng trăm đảo đá nhấp nhô ven bờ vịnh Bái Tử Long xinh đẹp. Mặc dù huyện Vân Đồn mới được thành lập nhưng lịch sử vùng đất này đã có từ rất lâu đời. Thương cảng Vân Đồn có từ thời Lý. Biển Vân Đồn đã từng ghi dấu ấn chiến công chống giặc ngoại xâm của Trần Khánh Dư (võ tướng đời Nhà Trần).
    11. Huyện Hoành Bồ: Diện tích 823,6 km2; dân số tính đến năm 2001 là 35.566 người.
    Hoành Bồ là huyện nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp huyện Yên Hưng và thị xã Uông Bí, phía bắc giáp huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) và huyện Ba Chẽ, phía đông giáp thị xã Cẩm Phả, phía đông nam giáp thành phố Hạ Long. Huyện có một phần giáp biển nhìn ra vịnh Hạ Long.
    12. Huyện Đông Triều: Diện tích 397,2 km2; dân số tính đến năm 2001 là 148.956 người.
    Đông Triều cách Hà Nội khoảng 90 km, cách Hạ Long 80 km là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía nam và phía tây giáp Hải Phòng, Hải Dương, phía đông giáp thị xã Uông Bí.
    13. Huyện Cô Tô: Diện tích 46,2 km2; dân số tính đến năm 2001 là 4.750 người.
    Huyện Cô Tô là một huyện đảo, bao gồm hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có ba đảo lớn nhất là Cô Tô, Thanh Lân và đảo Trần. Nhiều đảo đất, cây cối rậm rì như: đảo Cá Chép, Chuột Con, Bát Hương, Hòn Ngựa... Cô Tô cách thành phố Hạ Long khoảng 150 km và cách đất liền khoảng 80 km. Huyện đảo Cô Tô có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng. Huyện có trên 200 km đường biên giới trên biển.
  9. khach_vang_lai

    khach_vang_lai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    VĂN HOÁ ẨM THỰC
    1-Rượu ngán Hạ Long: Rượu có mùi thơm rất riêng của biển. Quý khách có thể tự tay điều chế. Một ly rượu ngán chuẩn phải có mầu hồng, vị mằn mặn, hơi chát, có mùi rất thơm thì mới đúng là rượu ngán Hạ Long. Uống rượu ngán và thưởng thức các món ăn hải sản rất hợp.
    2- Rượu nếp ngâm Hoành Bồ: Rượu được chế tạo từ gạo nếp đặc sản của địa phương. Gạp nếp không giã, được nấu chín đưa vào ủ . Khi đã lên men và đến độ ngấm thì người ta cho vào ngâm với thứ men lá lấy từ trong rừng Hoành Bồ, sau một thời gian chuyển thành rượu, rượu được chắt ra đựng vào lọ, hũ để uống dần, mỗi bữa một vài chén. Khi có khách thì mang cả hũ ra đãi khách. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ có vị chua, ngòn ngọt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải khát rất tốt, nhất là vào mùa hè.
    3- Nem chua và canh hà Quảng Yên: Nem chua Quảng Yên có thể sánh cùng nem chạo Thanh Hoá xong mỗi nơi lại có hương vị riêng. Còn canh hà Quảng Yên thì không đâu có, đặc biệt là giống hà cồn sống ở vùng sông Chanh. Ðây là dòng sông của biển, có sự giao hoà giữa nước ngọt từ vùng đồng bằng ra hoà với nước mặn của biển Hạ Long. Hà sông Chanh đem nấu canh chua ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè nóng bức.
    4- Cà sáy TiênYên: Cà sáy là vịt lai ngan. Giống vịt lai ngan được dân địa phương thuần chủng và nuôi tại đây từ lâu đời. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy và chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê. Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hi, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà. Thịt cà sáy không phi thịt vịt cũng chẳng phi thịt ngan nhưng hương vị lại có cả vị và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến thì lại ngon lên gấp bội.

    5- Tôm hấp: Biển Quảng Ninh có nhiều loại tôm: tôm he, tôm hùm, tôm do, tôm sắt ... nhưng quí nhất vẫn là tôm he, tôm hùm. tôm hùm có vỏ cứng, đôi càng to khoẻ trông rất dữ tợn, bởi vậy có tên là tôm hùm (chúa tể của các loài tôm). Vỏ tôm hùm thường làm vật trang trí trong các khách sạn, nhà hàng, trong các gia định ngư dân vùng biển Hạ Long. Còn tôm he có vỏ mềm hơn thường được dùng làm đặc sản trong các bữa tiệc. Có hai cách chế biến tôm he đó là tôm hấp và tôm tẩm bột rán, nhưng tôm hấp được ưa chuộng bởi vẫn giữ được hưng vị đậm đà của biển. tôm he khi còn sống có màu xanh, cái mác trên đầu tôm rất sắc và nhọn. khi đem ché biến người ta phi bắt tôm rất cẩn thận, x nước sạch rồi hấp sao cho càng tôm không bị rụng. tôm hấp chín chuyển sang màu hồng. tôm hấp ăn với hành trần, rau thơm, chấm với muối tiêu hoặc nước mắm Ðại Yên, Cái Rồng, có nêm ớt. Trên bàn tiệc có đĩa tôm hấp màu hồng, bên cạnh có đĩa hành trần củ trắng tinh, dọc hành và rau thơm màu xanh lại có bát nước mắm với ớt màu đỏ tạo nên một bức tranh tĩnh vật trông thật đẹp mắt và hấp dẫn. khi ăn tôm hấp, người ta phi bóc vỏ đầu tôm trước. Ðầu tôm có lớp gạch màu vàng sánh ăn rất ngậy. Nếu ai không ăn được chất béo thì không nên ăn gạch tôm bởi sau đó không muốn ăn các thứ khác. Nhưng nếu không sợ chất béo thì ăn gạch tôm sẽ rất ngon đó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. tôm hấp khi bóc hết vỏ, thịt tôm trắng hồng, từng thớ chắc nịch, nhìn thấy đã muốn ăn. tôm hấp ăn cùng gia vị hành trần, rau thơm, chấm với muối tiêu hoặc mắm ớt là món ăn vừa ngon vừa bổ. Nếu được chế biến hoặc, sắp đặt khéo léo trên bàn tiệc, món tôm hấp trở thành món ăn có giá trị dinh dưỡng và giá trị thẩm mỹ cao. Bởi vậy tôm hấp được liệt hạng là đệ nhất đặc sản biển Hạ Long.
    6- Sái sùng rang mồi sào: ở vùng biển Quảng Ninh có loại hi sản đặc biệt, được gọi là sái sùng ( hay sá sùng), tiếng Hán Việt gọi là sá trùng (con sâu cát), dân địa phương gọi là con mồi. Xứ sở của sá sùng là vùng bờ biển huyển đo Vân hi, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn. Sái sùng sống trong các bãi cát có nước triều lên xuống.
    Khi nước triều xuống, người dân địa phương ra đào. người đào sái sùng đòi hỏi có kinh nghiệm, có kỹ thuật, động tác điệu nghệ như người nghệ sỹ múa trên cát. Sái sùng đào được đem xào với tỏi tưi ăn rất ngon, một món ăn dân dã đặc sắc mà người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào. sái sùng kh" đem rang, khi chín có mầu vàng, mùi rất thơm, một hưng thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sái sùng rang chấm với tưng ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt.
    7- ốc xào tương ớt: Biển Hạ Long có nhiều loại ốc: ốc đĩa, ốc tù và, ốc tai tượng. Mỗi loại ốc có cách chế biến riêng, có vị ngon riêng. Nhưng món ốc xào tương ớt vẫn hấp dẫn hơn cả được các giới đều ưa chuộng, từ người già đến phụ nữ trẻ em cho đến những tay sành điệu ăn nhậu. ốc đĩa nhỏ con mình dẹp nên gọi là ốc đĩa. ốc đĩa được rửa sạch cho vào nồi không cho nước, nêm tưng ớt rồi đem đun sôi. Gọi là xào nhưng không cho mỡ, chỉ rắc thêm lá chanh thái nhỏ. ốc xào bốc hơi nghi ngút, mùi thơm nồng đượm, ốc mầu hồng điểm chấm đỏ, chấm vàng trắng thật đẹp mắt. ốc đĩa xào ăn giòn, ngậy, cay cay, điểm thêm hưng vị của dấp cá, lá thơm, càng thêm hấp dẫn. ốc đĩa thường dùng để ăn chơi, uống với bia rất hợp.

    8- Chả mực bánh cuốn: Trên khắp dọc bờ biển Việt Nam, nơi nào cũng có mực. Mực Nha Trang nổi tiếng là to, mực Hạ Long nổi tiếng là ngon bởi môi trường sống của nó. Biển Quảng Ninh có nhiều loại mực: mực rang, mực ống, mực sim.
    Mực ống thường phi khô đem nướng ăn. còn mực sim, mực nang thì xào. Ðặc biệt mực nang còn dùng làm chả mực rất ngon. Cách chế biến chả mực đòi hỏi sự khéo tay và kinh nghiệm. Từ phần chọn mực đến phần ''giải phẫu'' bỏ phần ruột và bọng mực, lớp da bên ngoài cho đến việc nêm gia vị, cách giã, cách rán. Chả mực khi rán xong có mầu vàng ruộm, mùi thơm nức, vị đậm đà ăn với bánh cuốn hoặc xôi rất ngon. ở thành phố Hạ Long có dãy phố chuyên làm chả mực, bánh cuốn ở rạp Bạch Ðằng đã trở nên quen thuộc. Nhiều người gọi là phố " Chả mực bánh cuốn "
    __
    đẹp trai ***g lộng như sân vận động Hòn Gai
    đẹp trai phơi phới như chợ trới Hoành Bồ

    __

  10. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    (VietNamNet) - Tối 5/6, tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu sẽ khai trương Công viên nhạc nước đầu tiên của Việt Nam: trình diễn nhạc nước, chiếu đèn laser nghệ thuật và chiếu phim trên màn hình nước.
    Công viên nhạc nước được chụp trước ngày khai trương.
    Công viên do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, các chuyên gia Trung Quốc, Hong Kong lắp đặt và thi công với tổng số tiền đầu tư là 150 tỷ đồng. Công viên này có diện tích 15ha được lắp đặt các thiết bị kỹ thuật hiện đại với công nghệ cao được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Hongkong. Sức chứa của công viên lên tới 12 nghìn chỗ ngồi.
    Các tiêu chuẩn kỹ thuật thấp nhất mà phía nhà thầu và chủ đầu tư đưa ra với công viên nhạc nước này phải tương đương khu vui chơi giải trí Sentosa của Singapore. Theo kế hoạch, Lễ khai trương được Đài truyền hình Việt Nam truyền trực tiếp từ trên máy bay trực thăng. Một dịch vụ du lịch mới: du lịch bằng máy bay trực thăng cũng được khai trương tại Tuần Châu cùng ngày 5/6.
    Được biết đây là công viên nhạc nước lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Chia sẻ trang này