1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Been There-Done That

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi netwalker, 10/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Vậy các bác cũng đã tới những nơi còn nguy hiểm hơn tôi. Afghanistan nói tiếng rất giống Farsi (tiếng của Iran). Bọn Iran bảo là nếu nghe kỹ thì họ có thể hiểu được. Tôi chưa tới Esfahan bao giờ, cũng nghe nói là đẹp lắm. Nơi này có nhà máy làm giàu Uranium. Còn nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thì Nga đang xây dựng là ở Busher. Shiraz, Esfahan hay Massad là những nơi mà người Aryan đã đến định cư và là nguồn gốc của người Iran. Aryan được cho là nguồn gốc chung của người Iran, Đức và Ấn Độ (tất nhiên bây giờ họ không còn nhìn giống nhau ). Giống dân Aryan được cho là rất thông minh. Theo tôi biết là Hitler cho mình là Aryan và có những ý tưởng đề cao chủng tộc Aryan. Tôi nghe đồng nghiệp Iran nói rất nhiều về đề tài Aryan, không biết họ có đang đề cao mình hay không nhưng nếu nhìn vào thực tế hôm nay Iran không phải là quốc gia mạnh và người Iran không có gì thông minh vượt bực hay có những thành tựu vượt bực. Iran nghèo so với tiềm năng dầu khí mà họ đang có.
  2. TONIenGUY

    TONIenGUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Bài phóng sự của bác hay lắm, em ước gì được been there kiểu như bác
    Còn khoản này em nghĩ là do ảnh hưởng của cấm vận thôi bác ạ. Bây giờ ko cấm vận mà Iran đã làm ra đủ thứ chuyện kinh thiên động địa rồi..., nếu ko cấm vận chắc chắn Iran còn phát triển mạnh hơn nữa
  3. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Bác TONIenGUY nói thế cũng đúng được 1 phần. Mỹ đơn phương cấm vận Iran chứ không giống Iraq đã từng bị Liên hợp quốc cấm vận. Do chỉ có Mỹ cấm vận nên ngoại trừ các thiết bị có kỹ thuật của Mỹ, mọi thứ khác, mọi nước khác có quyền buôn bán làm ăn ở Iran. Thưc tế thì nhiều thứ hàng hóa có nguồn gốc kỹ thuật của Mỹ, bằng cách này cách khác cũng xuất hiện ở Iran (vì Iran không có cấm hàng hoá hay kỹ thuật của Mỹ). Ngay cả các công ty như Weatherford, Halliburton, Schlumberger,.. là công ty Mỹ nhưng vẫn hoạt động ở Iran bằng những cái tên khác và công nghệ khác có nguồn gốc châu Âu. Mặc dù cấm vận có ảnh hưởng đến sự phát triển của Iran nhưng tôi nghĩ không phải là nguyên nhân chính một khi Iran có nguồn thu to đến như vậy.
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Database của TTVN vừa bị phẫu thuật mổ xẻ chia cắt tùm lum em ạ. Các chủ đề củ bây giờ nằm ở trang
    http://5nam.ttvnol.com
    Em vào đây, rồi vào box Mỹ, rồi vào thư mục nhấn chắc ra.
    @ kimdong:
    Bác đi mấy chỗ như vậy lại còn vào cả nhà đá ở mấy nước như thế, chuyện ly kì hấp dẫn vậy sao không kể cho anh em nghe.
    Tôi không dám đến mấy nước Trung Đông vào tầm này, kể cả về Việt Nam rồi đến sứ quan Iran xin visa, đi từ Việt nam vì mất công mấy chú Homeland Security bên Mỹ lại đến thăm hỏi , nghe lén điện thoại, xem mình đi Iran làm cái gì, mình có phải dân hồi giáo quá khích không, đã qua trại huấn luyện jihad nào chưa Đi Aghan, với Iraq ngoại trừ đi làm nhà thầu cho quân đội Mỹ còn không thì khỏi đi du lịch luôn. Cuba lại khác mặc dù vẫn đang bị cấm vận nhưng thật ra bọn nó cũng mắt nhắm mắt mở ấy mà. Fidel mà tèo chắc lệnh cấm vận cũng bị dỡ bỏ. Fidel mà sống thêm được dăm chục năm nữa thì bọn Mỹ nó cũng tự động dỡ bỏ mà thôi ( phán đoán 2 cents)
    @ tranvuhoang2005:
    Brazil với Aghentina thì loạn rồi. Thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau gang tấc. Sự phân biệt, khoảng cách giàu nghèo quá lớn dẫn đến bất ổn. Tỉ phủ đô la cũng có mà nghèo mạt hạng không có miếng cơm ăn cũng có. Ở đây chuyện gì cũng có thể xảy ra.
    Đáng lẽ tôi cũng định đi Brazil và Peru vào cuối tháng này nhưng vì năm nay bị allergy nặng, cho nên đi gặp bác sỹ định trích ngừa yellow fever với mấy cái linh tinh thì bác sỹ khuyên không nên đi, nhất là đến Machu Picchu là vùng high altitude dễ lên cơn xuyễn không thở nổi là tèo. Cho nên đành phải bay sang San Francisco, đi dọc Cali với hoankiem xem có đỡ bị dị ứng hay không rồi mới tính tiếp.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 22/05/2006
  5. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tớ vừa đặt vé máy bay và tour đi thăm Shiraz vào ngày mai. Vé Tehran-Shiraz-Tehran la 650,000 Rials (vào khoảng 1.3 triệu đồng VN) còn tour 1 ngày ở Shiraz bao gồm xe và hướng dẫn viên riêng là 75USD. Nếu tự đi tour bằng taxi thì có thể tốn khoảng phân nửa chừng ấy.
    Shiraz từng là thủ đô của Iran, là nơi sản sinh loại rượu vang Shiraz nổi tiếng mặc dù từ năm 1979 (cách mạng hồi giáo) ở đây không còn sản xuầt nữa vì luật hồi giáo. Dân Shiraz đã biết làm rượu từ 7000 trước. Bạn vẫn có thể mua rượu vang Shiraz từ các hãng sản xuất rượu của Pháp, Úc và có lẽ nhiều nơi khác nửa. Người ta cho rằng cái tên Shiraz xuất sứ từ nơi này.
    Shiraz mang nhiều dấu tích của một thời hùng mạnh, niềm tự hào của dân Iran. Persepolis "thành phố của dân Ba Tư" theo cách dịch của Hy Lạp, là một kinh thành lớn với cung vua xây bằng đá có giá trị kiến trúc và lịch sử thật tuyệt vời. Ngày nay cung điện chỉ còn là một di tích đổ nát nhưng người ta vẫn có thể nhìn ra sức bề thế của nó vào 2500 năm trước. Alexander the Great (but not so great) của Macedonia đã đến và ra lịnh phá hủy Perspolis trong một cơn say. Đối với Alexander, Persepolis là thành phố đáng ghét nhất.
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 23/05/2006
  6. kimdong

    kimdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Bác oilman sống ở một đất nước Hồi Giáo như Iran thấy thú vị không? Và cảm nhận của bác về xã hội Iran thế nào?
    Tôi rong ruổi khá nhiều trên những xứ sở theo đạo Islam, tiếp xúc với rất nhiều con cái của Allah và phải nói rằng tôi có nhiều cảm tình với những con người nồng hậu đó.
    Tuy nhiên, chỉ một thoáng qua đời nhau và thực sự sống cùng nhau có thể là những chuyện hoàn toàn khác. Tôi tự hỏi nếu mình cũng sống dài ngày ở Iran như bác thì sao? Tôi sẽ có cảm nhận gì?
    Hồi còn ở Peshawar-một thành phố biên cương rất giang hồ nằm gần biên giới Afghanistan, trong nhà trọ tôi ở có một người Iran tên là Imran trạc 36-37 tuổi người Tehran và đã từng quảy balô sang Việt Nam 2 lần. Suốt ngày anh ta ở lì trong phòng hay quanh quẩn nơi phòng sinh hoạt chung để tán gẫu với cái thế giới Tây-Ta balô đến từ khắp nơi như tôi. Dường như, anh ta không phải đi du lịch. Dường như, anh ta đi để chạy chốn khỏi bầu không khí ngột ngạt nơi quê nhà, cho dù chỉ trong ít ngày ngắn ngủi. Anh ta tỏ vẻ chán nản khi nói về nội tình đất nước mình, đôi mắt u uẩn lúc nào cũng phủ một màn sương mờ đục thường thấy nơi một người cam chịu và buông xuôi. Nhìn anh tôi thấy thật buồn và tự hỏi liệu những thanh niên cùng thế hệ với anh cũng đầy bế tắc như thế?
    Lần khác, khi "trọ" trong xà lim ở Kabul, tôi lại tình cờ gặp một người đàn ông Iran tên Sharokh Qorbani Bram đã tồn tại trên cõi sống này 40 năm mà một nửa thời gian đó bị những cơn bão đời quất cho tơi tả. Khi gặp tôi, người đàn ông từng sống ở Thụy Sĩ và nói thông thạo tiếng Anh, Đức, Ý, Urdu (ngôn ngữ chính thức của Pakistan), Pashto và Dari vừa nếm mùi tù ngục ở Pakistan trong 18 tháng ròng và chuẩn bị trải nghiệm thêm Afghan version mà chưa biết đến bao giờ mới bình yên cuộc sống, chẳng biết khi nào mới ngăn nắp tương lai...
    Lần giở những trang đời úa vàng cùng những người bạn bất chợt ấy, tôi tự nhủ một ngày nào đó sẽ ghé thăm đất nước họ, tự mình cảm nhận cuộc sống của những người Batư như họ vẫn sống...
    Bác Netwalker: chắc chắn một ngày nào đó tôi sẽ chia sẻ với anh em những cảm nhận lạ thường của mình trong một chuyến đi điên rồ không bao giờ có thể quên. Tuy nhiên, tôi phải nhắc mình cẩn trọng vì nếu hồ đồ, có thể tôi sẽ vô tình chia sẻ một góc nhìn méo mó về một đất nước, một dân tộc, một nền văn hóa...và vô tình đắc tội với Allah-u-Akbar thì nguy to (!)
  7. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Shiraz - 500BC Persepolis
    Phải công nhận Persepolis thật hoành tráng cho dù ngày nay nó chỉ còn là di tích đổ nát. Một phần do Alenxer đại đế đốt cháy (xà và mái nhà bằng vật liệu dể cháy đã đổ sập, kéo theo các cột đá) và phần còn lại là do động đất và thời gian.
    Toàn cảnh
    [​IMG]
    và tái tạo bởi http://www.persepolis3d.com:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cổng
    Cổng này có tên là The gate of all Nations, 28 quốc gia vào thời đó thuộc Persian Empire, hàng năm mang cống vật đến cho vua Ba Tư qua cánh cổng này, ông ta gọi mình là vua của các vị vua (King of kings). Chiều cao của cổng khoảng 20 m. Tất cả các cổng không phải nằm ngoài trời như cổng chào mà là một phần của cung điện, chịu đỡ mái nhà như nhửng cột đá khác.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bậc thang
    Cả công trình có khá nhiều cầu thang dẫn lên các cung điện khác nhau. Bậc thang khá thấp, rất dễ đi và người ta cho rằng nó tạo bước đi khoan thai cho vua và khách viếng thăm Persepolis. Thường 4-6 bậc thang làm ra từ một khối đá lớn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chử viết cổ bằng ba ngôn ngữ Persian, Babylonian and Elamite trên cổng the gate of all Nations, vua Xerxes I viết:
    "Great God is Ahuramazda, who has created this Earth, who has created the heaven, who has created man, who has created good things for man, who has made Xerxes King, sole King of many, sole Commander of many. I am Xerxes, Great King, King of Kings, King of lands, King of many races, King of this earth reaching even far off, son of Dariush the King, the Achaemenian. King Xerxes says: By the grace of Ahuramazda I constructed this Gateway of All Nations. Many other beautiful things were constructed in Persia. I constructed them and my father constructed them. Everything we have constructed which looks beautiful we have constructed by the grace of Ahuramazda. King Xerxes says: May Ahuramazda protect me and my kingdom and whatever is constructed by me as well as what has been constructed by may father ".
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đầu xà
    Trên cùng của các cột đá cao khoảng 20 m là những bức tượng hai đầu, giữa hai đầu là một khoảng bằng phẳng để chịu đỡ các xà gổ của mái nhà.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cung điện của vua Darius
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vua của các vì vua
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vua Ba Tư chiến thắng quân La Mã, một tay nắm lấy cổ tay của vua La Mã, người còn lại quỳ gối
    [​IMG]
    Lăng vua trong vách núi, có 6 lăng như thế
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hệ thống nước
    Persepolis có hệ thống nước sinh hoạt và cống thoát nước, thành phố tân tiến nhất vào thời bấy giờ
    Giếng nước hình vuông, đào trên núi nằm trên cao so với hệ thống cung điện
    [​IMG]
    Cống thoát nước bằng đá xây dựng bên dưới toà nhà
    [​IMG]
    [​IMG]
    Linh tinh
    Nơi giết gia súc tế lễ
    [​IMG]
    Persepolis không xây dựng bằng sức nô lệ, những người tham gia xây dựng được trả công (ghi nhận trên những miếng đất sét nhỏ 8cmx4cmx2cm)
    [​IMG]
    Cây kèn được dùng để báo hiệu khi có khách viếng thăm
    [​IMG]
    Giống ở nhà mình
    [​IMG]
    Hmm, một trong số người viết vẽ bừa bãi lên gate of all Nations là Stanley (http://en.wikipedia.org/wiki/Henry_Morton_Stanley)
    [​IMG]
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 25/05/2006
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hay quá bác oilman,
    Hàng ngàn năm trước người Ba Tư đã xây dựng hoành tráng thế rồi, nhìn di tích còn xót lại cũng thấy là một nền văn minh phát triển vượt bực.
    Đúng là thời thế, con người cũng vậy có lúc lên voi xuống chó, quốc gia cũng vậy có lúc hưng vong, suy thịnh.
    Cám ơn bác oilman.
    Ngày mai tôi bắt đầu hành trình đi West Coast có gì sẽ viết lại hành trình vô đây chia xẻ với anh chị em.
  9. qualuiem81

    qualuiem81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Trở lại Việt Nam với chuyến đi Tây Bắc của qualuiem81:
    Check it out: http://blog.360.yahoo.com/blog-9REHPto9frKKzIC1Yr0DaPE-?cq=1
  10. June

    June Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    0
    Mang theo chiều cuối đông Hà Nội,
    Được June sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 28/05/2006

Chia sẻ trang này