1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namtuoc1984

    namtuoc1984 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    447
    http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-hoan-hi-vi-gia-dau-giam-20150106083828981.htm
    Nền kinh tế đa dạng như Mỹ giá dầu càng giảm càng có lợi :-D
  2. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    • Vì EU thiệt hại 1 thì Nga thiệt hại 3, thằng Mỹ lợi 4. Thằng Nga thì tiền nó đầy chảy máu chả sao nhưng thằng EU nó bị tiểu đường chỉ cần đứt ngón tay thôi thì đồng EURO lên đường.......để xem EU và Nga thằng nào chịu rét tốt hơn.
    • Qua động thái của Đức, Italia, Pháp, Hà Lan.......cho thấy họ cần Nga ổn định để kiếm tiền vì họ có lợi thế tiếp cận thi trường Nga. Sau vụ này thì Đức, Pháp, Hà Lan, Italia chính thức nhảy vào giành thị thị trường Nga, Mỹ bị đánh bật ra khỏi Nga..............EU đâu ngu đến độ để Mỹ trục lợi trên lưng.
    • Chúng ta cùng bám sát xem Pháp, Italia bị giảm phát như thế nào trong tháng 1......để coi thử 2 nền kinh tế hàng đầu EU chịu đòn như thế nào.......nếu các nhà lãnh đạo tính toán sai họ sẽ trả giá rất đắt cho đợt bầu cử tới.
    • Hiện tại Đức bị tổn hại khá năng nhưng Đức vẫn tăng trưởng giống Nga........tuy nhiên để xem Đức gánh nổi đồng EURO ko ?
    • Việc duy trì đồng EURO là việc sống còn......sẽ có hàng loạt gói kích thích để cứu nền kinh tế trì trệ của EU
    hantt2000, gaume1, dangkhoaquan3 người khác thích bài này.
  3. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.955
    Đã được thích:
    5.683
    [​IMG] [Tiếp]
    Anh Cô tuổi trẻ tài cao nhưng so với tiền bối anh Дмитрий Фирташ (gọi là đồng chí Tát) thì anh chỉ là con muỗi.
    Đồng chí Tát "được" ký hợp đồng với GazProm chỉ trong 4 năm mua đến 20 tỉ mét khối "giá hữu nghị" (gấp 4 lần số công bố chính thức Nga bán cho Ukraina) với cái giá là 230$ so với giá đồng chí bán lại là 430$.

    Công ty đồng chí thì đóng trụ sở tuốt bên Síp (Ostchem Holding) và Hungary ((Eural Trans Gas), có nghĩa là Ukraina phải nhập khẩu khí đốt của Sip, Hungary chứ không phải Nga với giá thị trường chứ chả có ưu đãi con mẹ gì sất.
    Nhưng đồng chí không mua khí bằng tiền của đồng chí hay của nhân dân Ua mà đồng chí vay của ...Nga. Gazprombank trong 4 năm ấy ưu ái giải ngân cho đồng chí trực tiếp 11 tỉ đô la để thanh toán cho GazProm. Nghĩa là đồng chí Tát điếu phải bỏ con mẹ gì ra mà vẫn móc túi cả 2 nước những khoản tiền khổng lồ.

    Tất diên nhân dân Nga -Ukr thì điếu biết gì, mà biết làm điếu gì cho nhọc. Nhưng con mẹ rách việc Timoshenko dở hơi vừa lên làm thủ tướng Ukr đã đòi mua khí trực tiếp từ GazProm mà không thông qua trung gian nào cả. Hehe, láo thì không có quà, mụ bị tống giam ngay lập tức.

    Bọn ********* Ukr đồn rằng thời đồng chí Vích còn làm tổng, thì mọi quan hệ ngoại giao không trực tiếp đều thông qua đồng chí Tát mà không cần bấm máy gọi Sa Hoàng trăm công nghìn việc vì nhời đồng chí Tát cũng như nhời của Sa Hoàng. Dĩ nhiên không có tiền của đồng chí Tát thì đồng chí Vích làm điếu gì tranh cử tổng được.

    Đồng chí Tát giàu tới nỗi khi đồng chí bị tóm ở Áo vào 3-2014, đồng chí có thể chi ngay 150 triệu đô tiền tại ngoại chờ điều tra
    [​IMG]

    RIP đồng chí, khi bị tóm, chắc chắn khoản vay của đồng chí từ Nga sẽ bị bùng, dù sao cũng là tiền của không-a
    i sất. Ban đầu còn không hiểu vì sao công ty Ukr cũng bị Tây cấm vận, hóa ra cũng dây mơ rễ má.
  4. namtuoc1984

    namtuoc1984 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    447
    http://www.dw.de/hollande-russia-sanctions-should-be-lifted-now-if-progress/a-18170733
    Tôrng thống Pháp đã phải nói thêm câu này rồi , trừ khi tình hình Ukraine có tiến triển còn ko thì chục năm nữa hoho :-D
    goodbyept, jun_lee, Lefan_22 người khác thích bài này.
  5. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Chơi trò "hai mặt", Mỹ mất đà trong cuộc chiến kinh tế chống Nga

    Nếu ai đó tin rằng Mỹ và phương Tây phát động chiến tranh kinh tế toàn diện chống Nga vì quan điểm của Moskva trong vấn đề Ukraine thì quả thực họ đã nhầm.
    Trên thực tế, cuộc chiến đã được lên kế hoạch trước đó cả năm trời, với cuộc gặp bí mật giữa giới chức cấp cao Mỹ - Saudi Arabia ở Riyadh. Nó tuyệt mật đến độ ngay cả Thái tử Bandar, Giám đốc cơ quan tình báo, đồng thời là người đứng đầu Hội đồng An ninh Saudi Arabia cũng không được dự.

    Tại đó, đại diện Nhà Trắng đã đề xuất chính quyền Riyadh có biện pháp làm cho giá dầu giảm mạnh, xuống còn 50 USD/thùng. Mục đích được cho là để tước bỏ ảnh hưởng của Iran, buộc Tehran phải có nhượng bộ quan trọng về chương trình hạt nhân và đó cũng là điều Saudi Arabia mong muốn. Lúc đó, yếu tố “chống Nga” chưa được Washington bộc lộ.

    [​IMG]

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) gặp thái tử Saud al-Faisal hôm 3/11/2013 tại Riyadh. Ảnh: Reuters

    Saudi Arabia phản ứng một cách khá dè dặt, vì giá dầu rớt mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến các chương trình xã hội của vương quốc này. Mỹ lập tức phải sử dụng đến các ngón nghề kiểu “tống tiền”, do nắm trong tay được nhiều bằng chứng chống lại các thành viên trong hoàng tộc Al Saud. Không những vậy, Mỹ còn "mớm" thông tin tình báo nói về sự xuất hiện của hàng nghìn người ủng hộ chiến Hezbollah ở tỉnh miền Đông Saudia Arabia, nơi có đông người Hồi giáo gốc Shiite sinh sống. Mỹ không quên nhấn mạnh rằng cuộc đấu tranh chống lại chính quyền Wahhabi ở Riyadh có thể bùng nổ bất kì lúc nào. Bước đi mới của Washington đã tỏ ra hiệu quả, chỉ còn thời gian là chưa được quyết định.

    Mỹ phải chờ cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra để áp đặt kế hoạch làm dầu rớt giá, cùng với đó là các lệnh cấm vận nhằm vào Nga. Trước diễn biến mới, Saudi Arabia nghi ngờ Mỹ có thể đang chơi trò “hai mặt” với Iran, trong khi vẫn sử dụng vũ khí dầu lửa chống Nga và cả Venezuela. Điều nghi ngờ dần thành sự thực: Washington đã tìm cách tiến đến một thỏa thuận hạt nhân với Tehran kèm theo đó là nới lỏng các biện pháp cấm vận kinh tế. Đến phút này, các thành viên trong hoàng tộc Al Saud mới nhận ra rằng, họ chỉ là “con rối” trong trò chơi của kẻ khác.

    Giá dầu bắt đầu giảm từ tháng 6, nhưng đúng lúc này lại nổi lên một nhân tố mới – đó là sự hình thành của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gây bất ổn an ninh khu vực. Cả Mỹ và Saudi Arabia buộc phải có hành động khẩn cấp nhằm không để cả vùng Trung Đông sụp đổ. Đến tháng 8, khi vấn nạn IS tạm ổn, Mỹ một lần nữa gây sức ép lên đồng minh và đó là nguyên do đẩy giá dầu giảm mạnh, do Riyadh bán “vàng đen” dưới mức giá thị trường. Cùng lúc, Washington lớn tiếng tuyên bố sẵn sàng làm “lụt” các thị trường bằng dầu đá phiến.

    Cuộc chơi thay đổi

    Nga đã phải gánh chịu những hệ quả nhất định. Đó là đà lao dốc của đồng ruble theo đà giảm của giá dầu. Nhưng đã xuất hiện những yếu tố có thể đảo ngược cuộc chơi do Mỹ áp đặt. Anh, nước lâu nay vẫn đồng hành cùng Mỹ trong các vấn đề quốc tế, đã nói rằng nguồn dầu mỏ Biển Bắc đã không có nổi mức lợi nhuận 2 USD/thùng do dầu lao dốc. Tập đoàn BP đã phát đi cảnh báo đang ở ngưỡng xem xét “dừng khai thác dầu”. Na Uy - nước có nguồn lợi dầu mỏ lớn ở Biển Bắc - cũng vậy. Các đồng minh châu Âu khác thì mất hết mong muốn “trả giá” cho những tham vọng của Washington.

    Nhân tố quan trọng nhất là Saudi Arabia cũng cho thấy dấu hiệu bất ổn trong nội bộ. Các cuộc tấn công khủng bố nổ ra ở khắp tỉnh miền Đông, trong khi xung đột giáo phái giữa người Shiite - Sunni ngày một căng thẳng. Giới lãnh đạo cấp địa phương tỏ rõ sự bực tức trước hành động của triều đại Al Saud, do họ bị mất nguồn thu từ dầu. Việc cắt giảm mạnh chi tiêu an sinh xã hội cũng đã gây ra làn sóng chống đối từ chính những dân thường. Cùng lúc, phiến quân IS lớn tiếng tuyên bố mở rộng các hoạt động khủng bố nhằm vào Saudi Arabia.

    [​IMG]

    Mỹ chưa thể thắng trong cuộc chiến giá dầu chống Nga. Ảnh: Reuters

    Nhưng “giọt nước cuối cùng làm tràn ly” chính là việc: Riyadh nắm được kế hoạch bí mật của Mỹ dự định sẽ hoàn tất thỏa thuận hạt nhân với Iran vào tầm tháng 2, tháng 3 năm 2015, đi cùng với đó là việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận. Nếu thành sự thật, Saudi Arabia sẽ mất hết niềm tin vào Mỹ như là một đối tác chủ chốt ở Trung Đông. Đã đến lúc Saudi Arabia cần phải đáp trả hành động của Washington.

    Hôm 19/12 vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ & Tài nguyên khoáng sản nước này, ông Ali al-Naimi đã tuyên bố hợp tác nội khối trong OPEC sẽ được củng cố lại, cùng với đó là viễn cảnh thị trường vàng đen sẽ “hồi sinh” trở lại. Ít ngày sau, chính ông này cũng nói rằng, cuộc chiến giá dầu sẽ nghiêng về phía các nước sản xuất hiệu quả.

    Mỹ cùng lúc đã thua trên mặt trận khác. Những trụ cột của nền kinh tế của Nga không sụp đổ, cùng với đó là tín hiệu tích cực về ổn định hóa kinh tế, sự tăng giá trở lại của đồng ruble. Rõ ràng, người Nga đã phải trả giá cho việc nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt. Thế nhưng, chính trong thời điểm khốn khó này, không một chính trị gia Nga nào ảo tưởng về bản chất hành động của Mỹ cùng các đồng minh châu Âu, Saudi Arabia.

    Nga cần phải xây dựng mô hình kinh tế không phụ thuộc vào phương Tây. Còn với Ryiadh, hoàng tộc hoàng tộc Al Saud nên rút ra một điều: Không cần “trả giá” thay một nước khác trong cuộc chiến chống Nga.
    Last edited by a moderator: 06/01/2015
    tuyentd2, Mortar60ly, hantt20003 người khác thích bài này.
  6. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    Đồng euro tiếp tục sụt giảm
    [​IMG]
    Với mức sụt giảm này, đồng euro đang ở ngưỡng thấp nhất kể từ năm 2005 – khi đó, 1 euro tương đương 1,18 USD.
    Hôm nay (5/1), ngày đầu tiên làm việc trở lại tại châu Âu sau 2 tuần nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới, đồng euro tiếp tục sụt giảm mạnh, xuống dưới mức 1,2 USD, mức thấp nhất kể từ 9 năm qua. Tại sao lại có sự sụt giảm liên tục của đồng euro và tác động sẽ như thế nào.

    Ngay lúc 8h sáng, đồng tiền chung châu Âu chỉ còn đạt 1,195 USD, dưới ngưỡng 1,2 USD của cuối tuần trước. Với mức sụt giảm này, đồng euro đang ở ngưỡng thấp nhất kể từ năm 2005 – khi đó, 1 euro chỉ đạt được hơn 1,18 USD.

    Tại sao lại có sự sụt giảm liên tục của đồng euro như vậy?

    Có 2 nguyên nhân lý giải sự sụt giảm này. Thứ nhất, là do tuyên bố của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Mario Draghi về các biện pháp mà ngân hàng này có thể áp dụng để tránh tình trạng thiểu phát mà biện pháp hay thực hiện nhất gọi tắt là QE (tức là Nới lỏng định lượng). Nói một cách đơn giản là bơm tiền vào thị trường để kích thích kinh tế và một khi đồng euro bị bơm vào lưu thông nhiều giá trị của nó sẽ bị pha loãng, tức là giảm giá trị so với các đồng tiền mạnh khác, đáng quan tâm nhất là so với USD và đồng yên của Nhật.

    Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể mua thêm trái phiếu chính phủ của các nước đang khủng hoảng như Hy Lạp, Tây Ban Nha, mà các trái phiếu này bị xếp trong diện rủi ro. Rõ ràng, khi mang đồng euro đi mua cái rủi ro, đương nhiên giá trị của đồng tiền chung châu Âu sẽ giảm xuống.

    Thứ hai, nguy cơ khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Hy Lạp đe dọa sức mạnh, thậm chí sự sống còn của đồng euro và càng khiến đồng tiền này trở nên kém hấp dẫn. Châu Âu đang nín thở chờ đến ngày bầu cử 25/1 tại Hy lạp để xem lực lượng nào lên cầm quyền, bởi phe tả tại Hy lạp tuyên bố nếu chiến thắng, sẽ rút khỏi EU và thay đổi các chính sách kinh tế căn bản, xóa bỏ những khắc khổ mà EU yêu cầu nước này phải thực hiện. Khi đó, giấc mơ nhất thể hóa sẽ có nguy cơ tan vỡ.

    Nhìn một cách tổng quan, dĩ nhiên, sự yếu kém thực sự của kinh tế khu vực châu Âu so với những tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Mỹ là một hiện thực và khiến đồng euro mất giá so với USD. Hai nền kinh tế đầu tàu của khu vực sử dụng đồng tiền chung euro là Đức và Pháp đang gặp khó khăn, trong khi các nền kinh tế khác rơi vào ì trệ và thậm chí có nguy cơ khủng hoảng. Nhưng các biện pháp tài chính (như biện pháp Nới lỏng định lượng) cũng góp phần làm đồng euro giảm giá; lâu dài hay tạm thời thì còn phải chờ hiệu quả của các biện pháp này ra sao. Thêm nữa, khủng hoảng về lòng tin mới là một nguyên nhân và một thực tế đáng lo ngại.

    Bởi chưa rõ thực hư nền kinh tế châu Âu yếu kém đến đâu, nhưng riêng lòng tin bị hao mòn nghiêm trọng đối với sức mạnh của đồng euro và nhất thể hóa đã ngay lập tức đẩy giá trị đồng tiền chung ngày càng giảm mạnh.

    Tác động

    Trong khi những chính sách tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô này chưa có tác động rõ nét đến các hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống, thì tác động suy giảm về lòng tin lại nhìn thấy rõ. Lòng tin một khi đã suy giảm mà không có những biện pháp củng cố mạnh mẽ thì càng xuống dốc.

    Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu mong muốn các nhà lãnh đạo khu vực ủng hộ các biện pháp tiền tệ mạnh tay để vực dậy kinh tế khu vực, lại là những nghi ngại ngày càng nhiều. Rất có thể với sự quản lý chặt và quyết tâm cải cách, châu Âu sẽ thành công với các biện pháp tài chính này, và khi đó, sự sụt giảm của đồng euro sẽ chỉ là tạm thời.

    Nhưng điều dư luận lo ngại là khoảng cách mất cân đối giữa 28 quốc gia thành viên sẽ càng bị nới rộng ra khi mà các biện pháp khắc khổ không phát huy hiệu quả đồng đều. Khi ấy, đồng euro sẽ sụt giảm thực sự và kéo dài, và tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, của đời sống xã hội là điều khó tránh khỏi.

    Trong khi mọi ánh mắt đều hướng về khả năng làm đầu tàu của nền kinh tế đang vững vàng nhất khu vực mà Đức, từ phía Đức yêu cầu phải có những cải cải cấu trúc một cách nghiêm túc song hành với các biện pháp tài chính tiền tệ.

    Chuyên gia thuộc Ngân hàng Trung ương Đức Stefan Schneider còn nhắm thẳng vào hai nước Pháp và Italia, cho rằng hai nước này phải lập tức triển khai những cải cách mang lại hiệu quả thực sự.

    Cải cách luật lao động, cải cách căn bản thị trường lao động cũng như các chính sách thuế và chi tiêu công… cũng là những biện pháp khẩn cấp được khuyến nghị thực hiện để vực dậy đồng euro. Nói tóm lại, châu Âu đang phải ép mình thực hiện một chiến lược cải cách toàn diện và quyết liệt.

    • Chỉ cần 2 thằng Pháp, Italia giảm phát mạnh trong tháng 1 : đồng EURO sẽ khó giữ thăng bằng. Ko phải tự nhiên Pháp, Italia đòi dỡ ngay cấm vận.......
    Last edited by a moderator: 06/01/2015
    lopbopp, hantt2000, hieunch2 người khác thích bài này.
  7. cobequanxido

    cobequanxido Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    6
    chính xác là giới phân tích ai cũng biết Mỹ đã lên kế hoạch hạ bệ đối thủ rất lâu
    hantt2000 thích bài này.
  8. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    Hay thật kế hoạch hạ bệ kiểu vì mà năm 2003 Mẽo đánh Iraq làm giá dầu tăng vọt làm kinh tế Nga phát triển vượt bậc mãi đến gần đây giá dầu mới giảm
    cobequanxido, Lefan_2MIHATOYAMA thích bài này.
  9. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    [​IMG]
    Người anh hùng của chúng ta đây này: ( Có ai bào chữa không :-D:-D:-D:-D:-D)

    Theo Văn phòng Tổng Công tố viên của các lực lượng ly khai LC "
    Phạm tội ác đặc biệt nghiêm trọng : Giam giữ trái pháp luật nhiều dân thường. Sử dụng công cụ tra tấn, giết người, bắt cóc thường dân đòi tiền chuộc, cướp tài sản.Trong tháng sáu và tháng 10 năm 2014 của Tiểu đoàn đã bắt giữ trái phép và tra tấn 13 cư dân địa phương.
    http://lug-info.com/news/one/sotrud...mena-i-zaderzhali-ego-opasnykh-podelnikov-801
    --- Gộp bài viết: 06/01/2015, Bài cũ từ: 06/01/2015 ---
    Với đầu đề trên, "Báo Độc lập" (Nga) mới đây cho biết Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) hoàn toàn ủng hộ quyền tự chủ, chứ không phải ủng hộ chủ trương đòi tách vùng và ly khai (khỏi nhà nước Ukraine) của hai vùng đất Donetsk và Lugansk. :-D:-D:-D:-D:-D
    Tờ báo Nga kết luận, dường như những người nổi dậy ở Ukraine không bao giờ chú ý tới một thực tế rằng trong tất cả các bài phát biểu của mình, ở bất cứ cuộc họp báo nào, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không bao giờ sử dụng những cụm từ như "Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk" hay "Nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk"... Tất cả những điều này chứng tỏ rằng Nga coi những gì đang xảy ra ở Donbass hoàn toàn là công việc nội bộ, là những xung đột nội bộ trong lòng nhà nước Ukraine. :-D:-D:-D
    Lefan_2 thích bài này.
  10. MIHATOYAMA

    MIHATOYAMA Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    1.084
    Tại sao Marie Le Pen ủng hộ Putin? Vì cái đảng Phát xít mới ở Pháp này nhận tiền tài trợ của thánh Pu vĩ đại

    http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1006114

    Matteo Salvini là ai? Là kẻ đã ra lời kêu gọi đến lưỡng viện Quốc Hội Ý nên cho ngưng lại chương trình cứu trợ người vượt biển có tên là ‘Mare Nostrum’ vì chương trình này hao tốn đến 414,362 đô la mỗi ngày cho ngân sách chinh phủ Ý và cũng là đồng minh quan trọng của Marie Le Pen trên nghị trường EU. "Đồng chí" Matteo Salvini cũng từng chụp ảnh nude trên bìa tạp chí đây này. Hủ hóa quá đi mất:-D
    [​IMG]
    Tại sao Putin luôn mồm chửi "phát xít" Maidan mà lại đi ủng hộ cho bọn phát xít, cực hữu tại Pháp, Ý nhỉ? Và tại sao các đảng cực hữu, phát xít lại thích Putin, "chiến sĩ kiên cường đấu tranh chống phát xít Ukraine"?
    goodbyept, Lefan_2, jun_lee1 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này