1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TranMinhkhochuoi, 09/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tin mới nhất:

    10.01.2015
    Camuchia trục xuất 1000 người Việt
    Campuchia đã trục xuất 1.246 người nước ngoài từ 29 nước kể từ khi thực hiện một cuộc điều tra dân số trên toàn quốc bắt đầu hồi tháng 8 năm ngoái.

    Bộ Nội vụ Campuchia cho biết phần lớn những người bị trục xuất là công dân Việt Nam, 1001 người, kế đến là người Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Một giới chức của Bộ Nội vụ Campuchia, Thiếu tướng Uk Heisela, cho biết hơn 700 người Việt ở Phnom Penh đã bị bắt và bị trục xuất về nước. Ông cũng nói thêm rằng hầu hết những người Việt cư trú bất hợp pháp khác tập trung ở tỉnh Svay Rieng.

    Được biết công dân Việt Nam là những người thường bị trục xuất nhất, nhưng Campuchia nói rằng tất cả những người nước ngoài nào không có giấy tờ cần phải có đều sẽ bị trục xuất, bất kể đã sống bao lâu trong nước.

    Nguồn: Cambodia Daily, Thanh Niên
    http://nguyentandung.org/campuchia-truc-xuat-hon-1000-nguoi-viet.html
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trong thời gian ba mươi bốn năm sau chiến tranh chống Pháp, chính phủ miền Bắc VN lại phải trải qua ba cuộc chiến tranh khác: chống VNCH và My~ (1955- 1975), chống Khơ- me Đỏ ở Kam-pu-chia (1975-1989), và chống Trung Quốc (tháng Hai 1979).

    Điều trớ trêu là trong hai trận chiến sau này, Đảng ( +sản) Việt Nam phải đương đầu với chính hai cựu đồng minh đã cùng sát cánh chiến đấu trong suốt thời gian chống Pháp và chống Mỹ, nhất là Khơ-me Đỏ lại do chính Đảng CSVN giúp thành lập và huấn luyện. Sau chiến thắng 1975, các lãnh tụ miền Bắc lại không giữ lời hứa với các chiến hữu ở miền Nam về việc duy trì một tình trạng chuyển tiếp ít nhất là mười năm trước khi thực hiện thống nhất 2 miền, và giải tán luôn cả ba hình thức của cùng một thực thể chính trị là:
    Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình (LMDTDCHB), và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (CPCMLT).

    ĐỐI VỚI KAM-PU-CHIA: Các Cột môc LS đáng Chú ý:

    Nếu dân tộc Việt Nam đã có gần hai ngàn năm lịch sử chống đô hộ và xâm lăng của Trung Quốc thì dân tộc Khmer xứ Kam- pu-chia (tên nguyên thủy là Chen La, tức Chân Lạp) cũng có một lịch sử thù nghịch với Việt Nam ít nhất là từ thế kỷ XI, nhưng đáng kể là từ đầu thế kỷ XVII khi các chúa Nguyễn bắt đầu mở mang bờ cõi về phía Nam, chiếm một phần đất của xứ này. Tuy nhiên, so sánh những quan hệ Việt-Trung và Việt-Khmer, ta thấy có hai điểm khác biệt đáng lưu ý:

    • Trong quan hệ Việt-Trung, trừ trường hợp duy nhất Lý Thường Kiệt sang đánh Trung Quốc năm 1075, chiếm châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông) và châu Ung (Quảng Tây)46, tất cả những cuộc xung đột khác đều là chiến tranh xâm lược từ phương Bắc. Trong quan hệ Việt-Khmer, chiến tranh xâm lược diễn ra cả hai chiều, phía Khmer thường có sự hợp lực của Chiêm Thành (Champa)47 và XIÊM-LA (SIAM, TÊN CŨ CỦA THÁI LAN).


    TỚI NĂM 1697, VIỆT NAM TRỞ NÊN MỘT LÂN QUỐC TRỰC TIẾP CỦA CAMPUCHIA, LÚC ĐÓ CÒN CÓ TÊN CHÂN LẠP, VÀ LỊCH SỬ NHỮNG TRANH CHẤP TRIỀN MIÊN GIỮA HAI QUỐC GIA NÀY BẤT ĐẦU.
    Thật ra, trong quan hệ yêu ghét giữa hai dân tộc, đại đa số người Việt ít ai để ý đến nguyên nhân và tầm mức sự thù hận của người Miên đối với người Việt. Điều đó dễ hiểu vì trong lịch sử hai dân tộc, chỉ có Campuchia là bị mất đất và bị đô hộ.

    Nước Campuchia, trong giai đoạn suy tàn của vương quốc Angkor, cứ luôn hết bị quân Xiêm rồi quân Việt xâm lăng.

    Trong cách đối xử với dân bản xứ, thâm tâm người Xiêm chắc cũng không khá gì hơn người Việt, nhưng người Miên lại thù hận người Việt nhiều hơn.

  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chân Lạp khác với Cambodia đó bạn
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Đúng ra Dân Chân Lạp hay (CHEN LA) là thuỷ tổ của Dân KHMER (Khơ me) ngày nay gốc dân CAMBODIA hiện Tại

    XEm :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chân_Lạp
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Có nhiều nguyên do như theo 1 fần đả kể trên

    Thứ nhất là vì người Việt đã chiếm đất đai của họ nhiều hơn, cả một vùng đồng bằng Cửu Long rộng lớn phì nhiêu.

    Mỗi khi nhắc đến người Việt, người Miên luôn liên tưởng đến mối hận mất đất và sự cai trị tàn ác của quan lại Việt nam thời Trương Minh Giãng xưa.

    Trong khi đó, nhắc đến người Miên, người Việt thường có thái độ tự cao. Thái độ tự cao, tự đại trãi dài Cao điễm thời Trương Minh Giãng xưa cho đến tận thời Pháp thuộc & cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại trong số đông Ng VN. Chính thái độ tự cao và khinh miệt này đã khiến người Việt có được một cái cớ, coi việc chinh phục và đô hộ là một nghĩa vụ khai hoá, và từ đó dễ dàng áp dụng những biện pháp dã man khi đô hộ.

    Thứ hai là lịch sử trong hơn một thế kỷ qua, đã gắn liền vận mệnh của Campuchia theo những thăng trầm của lịch sử Việt nam, và quan hệ càng nhiều, thì những mâu thuẫn càng nảy sinh.

    Nguyên nhân thứ ba, quan trọng nhất, là vì biên giới Việt Miên đã không giản dị là biên giới giữa hai dân tộc, mà còn là biên giới của hai nền VH, văn minh khác biệt ảnh hưởng Ấn độ và Trung hoa. Cùng theo Phật Giáo, người Việt theo Đại Thừa, người Miên Tiểu Thừa.

    Tiếng Việt cũng giống tiếng Tàu độc âm, tiếng Miên đa âm. Người Việt mặc quán, người Miên mặc xà rông. Người Việt thích màu đơn giản như trắng, nâu, đen người Miên thích màu sặc sỡ như đỏ, xanh, vàng. Người Việt làm nhà trên nền, người Miên ở nhà sàn. Người Việt ăn đũa, người Miên dùng muỗng hay tay. Người Miên xem trọng nghệ thuật múa, người Việt trước kia coi múa hát là xướng ca vô loài.

    Bị ảnh hưởng của văn minh Trung hoa, về hành chính Việt nam có một giai cấp quan lại và về xã hội có một lăng lớp sĩ phu làm khuôn mẫu đạo đức, giới Tăng lữ ít được trọng vọng.

    Trong khi đó, ảnh hưởng văn minh Ấn độ khiến cho tầng lớp tăng lữ, & Vương quyền ở Campuchia có một địa vị quan trọng (có ngôn ngữ giao tiếp riêng biệt).

    Quan trọng hơn nữa, dù đã liên tiếp đấu tranh giành độc lập, người Việt cũng bị ảnh hường văn Hoá & Văn minh TQ trong khuynh hướng bành trướng, coi các dân tộc nhỏ yếu láng giềng như bán khai, lạc hậu.

    Điều quan trọng là Trong khi người Xiêm đô hộ dân Miên, Mặc dầu khá đồng văn; họ không bắt dân Miên phải thay đổi lối sống thì

    Trái lại người Việt (rất bất đồng văn) thời TMG lại bắt dân Miên phải thay đổi lối sống & không bao giờ coi người Miên như bình đẳng
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Các tục lệ & Phong tục ( Lễ Tết; tục lệ Tang ma- Cưới hỏi đều Khác)

    Ngoài ra trong Kiến trúc & NGHỆ THUẬT tạo hình được chú trọng (Xem các Ngôi đền AngKor thì rỏ) trong khi rất hiếm tác phẫm thi ca/Vân học (tác phẫm fổ biến nhất có lẻ là Riêm kê (RAMAYANA), PRAVÊSÂNDO) & gần thời cận đại: TUM TIÊU

    Trái lại người Việt lại trọng thi ca/Vân học & mưu sỉ (tính toán)
    [Trong các cuộc thi Hương thi Hội, đều có các câu đối ứng sách lược xem qua các bài Hịch; từ Trạng _TQ-Trạng Lợn vv...cho dến NBC]

    Tham Khảo:
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=26802.5;wap2
    Lịch sử khẩn hoang Miền Nam - Sơn Nam 2/8

    Lại còn 1 Nguyên nhân khá quan trọng là trãi dài LS của mọi chế độ VN: Từ thời Trương Minh Giãng xưa đến tận thời trước & sau Pháp thuộc (VNCH) cho đến tận ngày nay, các nhà cầm quyền VN đều âm mưu xen sâu vào nội tình Chính trị xứ CAM.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    * Bàn về MỐI QH TAY 3: VIỆT- CAM - (XIÊM /THÁI LAN)

    Trong MỐI QH TAY 3 này & trong các vụ Xung đột Xiêm/Thái-VN;

    Cam được xem là trái độn về mưu đồ CT giủa VN-Xiêm/Thái trên vùng Lãnh thổ này mà nổi bật nhất là của VN xen sâu vào nội bộ CAM trãi qua các thời kỳ.


    Dưới đây là bản tóm tắt những vụ can thiệp hay xung đột giữa Việt Nam và Chân Lạp trong HƠN MỘT TRĂM NĂM (1623-1833>)& Vai trò Xiêm/Thái đối với Chân Lạp trong các vụ Xung đột giủa Chân Lạp-VN; mà kết quả là Việt Nam mở rộng thêm bờ cõi với sáu tỉnh miền Nam.

    Theo Lịch dại:

    1623: vua Chân Lạp là Chettiah II, sau khi thoát khỏi ách đô hộ của Thái Lan, sang cầu thân với Việt Nam, được chúa Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng) gả công chúa Ngọc Vân. Từ đó di dân người Việt kéo nhau rất đông vào định cư ở Preykor (Sài-gòn ngày nay). Trước đó người Việt đã tới ở Biên Hòa và Bà-rịa từ lâu, nhưng kể từ nay việc định cư của họ mới được chính thức hoá.

    1658: Sau khi Chettiah I mất, con cháu giết lẫn nhau để tranh quyền. Chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) giúp cho Ang Chan (Nặc Ông Chân) lên ngôi vua. Khi vua chết năm 1664, con trai là Ang Non (Nặc Ông Nộn) lên kế vị.

    1674: Ang Non bị người anh em là Ang Chei (Nặc Ông Đài) đưa quân Thái Lan về cướp ngôi, phải sang Việt Nam cầu cứu. Chúa Hiền cho quân sang vây thành Nam Vang, Ang Chei phải chạy vào trong rừng rồi chết. Con trai là Ang Sor (Nặc Ông Thu) đầu hàng. Vì Ang Sor thuộc dòng chính nên chúa Hiền phong cho làm chánh quốc vương, đóng đô ở Nam Vang, còn Ang Non làm đệ nhị quốc vương đóng đô ở Sài-gòn. Cả hai vua đều phải triều cống chúa Nguyễn.

    1679: Hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch (Yang Yan Di) và Trần Thượng Xuyên (Chen Sang Chuan), không chịu làm quan nhà Thanh, đem 3,000 quân và 50 chiếc thuyền từ Quảng Đông và Quảng Tây sang theo chúa Hiền xin định cư ở Việt Nam. Chúa Hiền cho họ Dương vào khai khẩn vùng Mỹ Tho và họ Trần vào Biên Hòa, lập thành những trung tâm buôn bán phồn thịnh. Năm 1688, chúa Hiền mới mất được một năm thì Dương Ngạn Địch bị phó tướng là Hoàng Tiến ám sát để giúp cho Ang Non độc lập. Chúa Nguyễn Phúc Trăn (chúa Nghĩa) đem quân vào giết chết cả hai và đưa con của Ang Non là Ang Em (Nặc Ông Yêm) lên làm vua ở Nam Vang thay cho Ang Sor khi đó đã mất. Phần đất phía Đông Chân Lạp được sát nhập vào Việt Nam. Hai người con của Ang Sor là Ang Thom (Nặc Ông Thâm) và Ang Ton (Nặc Ông Đôn) bỏ chạy sang Thái Lan.

    Mở đầu Các cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1718)Chiến tranh Việt–Xiêm (1771-1772)Chiến tranh Việt-Xiêm (1784-1785)Chiến tranh Việt–Xiêm (1833-1834) • Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845)

    Trãi qua các giãi đoạn LS này dân Cam lai Bắt đầu NẾM QUA ~ BÀI HỌC & SỰ KIỆN cay đắng, chua chát với VN cho đến ngày nay:



    1714: Ang Thom đem 15,000 quân từ Thái Lan về đánh Ang Em ở Nam Vang. Tướng nhà Nguyễn từ Gia Định và Biên Hòa kéo quân sang đánh dẹp. Ang Thom cùng tàn quân phải chạy về Thái Lan. Ang Em trở lại làm vua.

    1736: Ang Em mất, con là Sotha II (Nặc Ông Tha) lên ngôi. Ang Thom và Ang Ton lại đem quân Thái Lan về chiếm lấy Nam Vang nhưng khi tiến đến Hà Tiên thì bị Mạc Thiên Tứ đánh tan, lại phải rút về Thái Lan. 1759: Con cháu của Ang Thom và Ang Ton tiếp tục từ Thái Lan về đánh phá Chân Lạp.

    1759: Sau khi Sotha II chết, con của Ang Ton là Outey II (Nặc Ông Nguyên), nhờ trung gian của Mạc Thiên Tứ, được chúa Nguyễn Phúc Khoát chấp thuận cho về làm vua Chân Lạp.

    PS:(1708: Mạc Thiên Tứ hay Mạc Cửu, người gốc Quảng Đông bỏ nhà Thanh chạy sang Chân Lạp từ nhiều năm trước, khai khẩn một vùng đất mới đặt tên là Hà Tiên, nay xin theo chúa Nguyễn và sáp nhập Hà Tiên với Việt Nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu chức Tổng Binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ được phong chức Đô Đốc, tiếp tục cai trị và khai hóa Hà Tiên.)

    Outey nộp hai tỉnh Gò Công và Tân An để tạ ơn. Năm 1759, Outey II mất, Ang Non II lên thay lại phải cống hiến cho chúa Nguyễn hai tỉnh Vĩnh Long và Châu Đốc. Việc mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn về phía Nam đến đây là chấm dứt.

    Những năm sau đó, Thái Lan thỉnh thoảng lại sang đánh Chân Lạp và thừa dịp muốn lấy lại những miền đất mà Chân Lạp đã chia cho Việt Nam.

    Năm 1771, Thái Lan đem binh thuyền sang đánh Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ không giữ nổi, phải bỏ chạy. Vua Thái tiếp tục đánh lấy Chân Lạp. Chúa Nguyễn phải đem quân sang Nam Vang cứu viện. Thái Lan bị thua trận, xin điều đình trả lại Hà Tiên cho Mạc Thiên Tứ và rút hết quân ra khỏi Chân Lạp. Sau trận này, chúa Nguyễn Phúc Thuần phải đối phó với chúa Trịnh ở phía Bắc và quân Tây Sơn ở phía Nam, đến năm 1777 thì bị Tây Sơn giết chết ở Gia Định. Nguyễn Phúc Ánh, cháu của Nguyễn Phúc Thuần, chạy về Long Xuyên, khởi binh chống lại Tây Sơn, được sự giúp đỡ của Thái Lan và Pháp, đến năm 1802 thì diệt được nhà Tây Sơn, lập ra triều đình nhà Nguyễn. Trong khi có biến loạn ở Việt Nam, Chân Lạp phải chịu thần phục Thái Lan. Năm 1807, vua Chân Lạp là Ang Eng51 bỏ Thái Lan sang theo Việt Nam, cứ ba năm cống hiến một lần.

    Tài liệu tham khảo:

    51 Theo Chapuis, Ang Eng lên ngôi vua năm 1799 (Chapuis, 60). Theo Trần Trọng Kim, vua Chân Lạp lúc đó là Nặc Ông Chân(Việt Nam Sử Lược, II)

  8. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Quả là một tin buồn ko mong muốn. Cảm ơn Hoailong nhé!
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    TRong bối cảnh Địa chính trị, chiều dài LS chiến tranh kèm theo thôn tính & can thiệp hay xung đột giữa Việt Nam và Chân Lạp đả sản sinh ra 2 tầng lớp Dân trong XH 2 nước VN-CAM cho đến tận ngày hôm nay:

    * Dân CAM gốc Việt & Dân Việt gốc CAM.

    :-* Dân CAM gốc Việt:
    Xem:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Campuchia_gốc_Việt
    http://trunghochoangdao.blogspot.com.au/2014/11/mot-so-van-e-co-ban-ve-nguoi-viet-nam-o.html
    http://nhatbaovanhoa.com/a1457/campuchia-gan-1-trieu-nguoi-viet-khong-giay-to

    :-* & Dân Việt gốc CAM:
    Dân Việt gốc CAMpuchia (hay Người Khmer Hạ/ Dân Việt gốc khơ me/ Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K'rôm/ đàng Thổ)

    http://nguoidongbang.blogspot.com.au/2014/07/cong-ong-nguoi-khmer-tai-mien-nam.html

    https://khmerkromvietnam.wordpress....-lich-sử-nước-chan-lạp-va-dan-tộc-khmer-krom/
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Chiến tranh Việt–Xiêm /Thái Lan (1833-1834)& BÀI HỌC TRƯƠNG MINH GIẢNG:

    Năm 1834, nhân có sự cầu cứu của Lê Văn Khôi chống triều đình Minh Mệnh, Thái Lan đem đại quân thủy bộ tiến đánh Nam Việt Nam và Chân Lạp bằng năm ngả. Trong vòng bốn tháng, Việt Nam đánh bại quân Thái trên cả năm mặt trận, đưa Ang Eng trở lại làm vua Chân Lạp. Sau khi thắng trận, vua Minh Mệnh sai tướng quân là Trương Minh Giảng và tham tán là Lê Đại Cương đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp.

    Theo Trần Trọng Kim, cuối năm 1834, Nặc Ông Chân (Ang Eng?) mất, không có con trai, quyền cai trị do Trà Long và La Kiên là người Chân Lạp nhưng được Việt Nam phong chức cho. Năm 1835, Trương Minh Giảng xin lập con gái của Nặc Ông Chân là Angmey lên làm quận chúa và đặt tên Việt Nam là Ngọc Vân Công chúa,52 lại đổi tên nước Chân Lạp là Trấn Tây Thành, chia ra làm 32 phủ và hai huyện, đặt các chức quan văn võ để cai trị dân tộc Khmer.

    Theo WIKIPEDIA:

    Năm Minh Mạng thứ 16 (1836), Trương Minh Giảng đã dâng biểu xin được vua Minh Mạng chia Cao Miên thành 33 phủ là: Nam Vang, Kỳ Tô (Thời Thâu), Tầm Đôn (Tầm Giun), Tuy Lạp (Xui Rạp), Ba Nam (Ba Cầu Nam), Ba Lại (Ba Lầy), Bình Tiêm (Bông Xiêm), Kha Bát (Lợi Ỷ Bát), Lư Viên, Hải Đông (Bông Xui), Hải Tây (Phủ Lật), Kim Trường, Thâu Trung (phủ Trung), Ca Âu (Ca Khu), Vọng Vân, Trung Hà, Trưng Lai (Trưng Lệ), Sơn Phủ, Sơn Bốc, Tầm Vu (Mạt Tầm Vu), Khai Biên, Kha Lâm (Ca Rừng), Ca Thê, Lạp Cẩm, Bài Lô, Việt Long, Tôn Quảng, Biên Hóa, Di Chấn Tài, Ý Dĩ (Phủ Phủ), Chân Thành (Châu Chiêm) (sau thuộc huyện Hà Dương An Giang), Mật Luật (sau thuộc huyện Tây Xuyên An Giang), Ô Môn (sau thuộc huyện Phong Phú An Giang), và 2 man là Cân Chế và Cân Dò, rồi cử quan cai trị. Phế bỏ tước hiệu quan chức bản địa của Cao Miên, áp dụng quan chế nhà Nguyễn: cử Lê Đại Cương (sau được thay bằng Dương Văn Phong) làm Tham tán đại thần, cắt đặt các chức hiệp tán, đề đốc, lãnh binh, lang trung, viên ngoại lang, giáo thụ huấn đạo,... Dùng người Cao Miên làm bia tập bắn cho quân sĩ Việt. Lòng dân Cao Miên không phục, nhưng Trương Minh Giảng vẫn tâu về triều là họ tín phục.[21]

    Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu đen).
    Phần gạch chéo là phần nhà Nguyễn thực sự kiểm soát
    Xem theo Bản đồ các trang Mạng sau đây:

    [​IMG]

    Nếu quan hệ Việt-Khmer chỉ giới hạn vào việc các vua chúa Việt Nam giúp cho Chân Lạp chống Thái Lan hay dẹp nội loạn với kết quả là được vua Chân Lạp cắt cho một phần đất và xin thần phục, thì NGƯỜI KHMER CŨNG KHÔNG ĐẾN NỖI CÓ LÒNG THÙ OÁN NẶNG NỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT.

    Chính việc chiếm đóng Chân Lạp trong bảy năm (1834-1841) với thái độ khinh rẻ và hành động bóc lột người Khmer của nhà cầm quyền Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng đã làm gia tăng mối thù hận của người Khmer đối với người Việt.

    Chiến tranh trên đất Campuchia kéo dài hơn 10 năm (từ cuối năm 1833 cho đến đầu năm 1847).
    Thắng lợi của cuộc chiến này đem lại cơ hội cho Đại Nam dưới thời vua Minh Mạng, được quyền bảo hộ phần lớn đất đai của Cao Miên như trước. Sau chiến thắng này, Minh Mạng quyết định nhập toàn bộ vùng đất Cao Miên nằm trong quyền bảo hộ của Đại Nam vào lãnh thổ Đại Nam và đổi tên là Trấn Tây thành, khi Ang Chan II mất, mà không có người nối dõi.
    Lần cập nhật cuối: 11/02/2015

Chia sẻ trang này