1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khai thác mật ong rừng dưới những bọng cây đại thụ

Chủ đề trong 'Thông tin thị trường - Mua bán rao vặt (Sài Gòn)' bởi imnumberfour, 27/02/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. imnumberfour

    imnumberfour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Bài viết:
    2.062
    Đã được thích:
    0
    Theo chân những người đàn ông Bhnong vào rừng thăm "bọng ong", không như hình dung của chúng tôi về cách lấy mật ong rừng từ những tổ ong tự nhiên treo lơ lửng trên những cành cây đại thụ trong rừng già như thường thấy ở các nơi khác.

    [​IMG]
    Bọng cây được khoét rộng thêm để ong rừng làm tổ

    Ở đây, từ kinh nghiệm của người xưa để lại, bà con trong thôn rất cẩn thận trong việc chọn loại cây, rồi tạo ra những bọng ong bằng cách khoét sâu vào trong thân cây từ 25 đến 30 cm; độ dài, rộng, cao, thấp thường từ 25cm đến 40 cm tùy kích thước của cây.

    Sau đó, họ chọn những cục đá suối vừa cửa bọng lắp vào làm nắp, chỉ chừa một lỗ nhỏ đủ cho ong vào ra làm tổ. Theo kinh nghiệm, người dân thường chọn những cây đại thụ có thân to bằng một vòng ôm trở lên để đặt bọng ong, vị trí mỗi bọng cách gốc chừng 30cm trở lên. Việc chọn đá suối làm nắp đậy là một kinh nghiệm quan trọng trên cơ sở hiểu rõ đặc tính của loài ong ruồi - loại ong cho mật có chất lượng tốt nhất.

    Nhờ vào các dấu hiệu riêng trên những hòn đá, đến mùa, đàn ong sẽ tự tìm về tổ như tìm về chính ngôi nhà mình. Anh Hồ Văn Thước (thôn 6, xã Phước Lộc) cho biết: Mỗi hộ gia đình trong thôn thường có từ 20 đến 30 bọng ong. Trong đó, riêng hộ gia đình ông Hồ Văn Yên có đến gần 80 bọng. Cả thôn hiện có đến hơn 500 bọng ong. Trung bình mỗi bọng cho từ 2 đến 7 lít mật ong rừng nguyên chất trong một mùa. Bọng ong được coi như tài sản riêng của từng hộ gia đình trong ngôi nhà chung là khu rừng già này. Tuy ở trong rừng nhưng bọng ong của ai người đó thu hoạch chứ không lấy trộm lẫn nhau.

    Như một quy luật tất yếu, cứ năm nào hoa rừng nhiều thì năm đó mật ong sẽ được mùa và chất lượng mật cũng tốt hơn. Vì lẽ đó nên người dân ở thôn 6, Phước Lộc luôn trân trọng từng bông hoa và gần như không bao giờ tác động đến cây rừng. Bởi với họ, bảo vệ rừng là bảo vệ chất lượng cho các bọng mật, bảo vệ nguồ_n sống cho cả bản làng...

    Ở huyện miền núi Phước Sơn, mọi người khi có nhu cầu thường tìm cho được mật ong Phước Lộc. Vì theo họ, đây là loại mật có chất lượng cao, thơm nồ_ng và ngọt đậm. Điều đó đã tạo nên thương hiệu riêng nơi miền sơn cước này.

    [​IMG]
    Ong đang làm mật trong bọng cây được khoét rộng thêm của người đi rừng

    "Trong khi những nơi khác, mật ong chỉ dao động từ 200 đến 300.000 đồ_ng/1 lít. Nhưng đối với mật ong thôn 6, nếu đem xuống đến trung tâm xã bán với giá đến 500 đến 600.000 đồ_ng/1 lít. Ước tính sản lượng mật ong trong thôn thu hoạch được hàng năm lên đến hơn 1.000 lít. Chỉ tính riêng mùa mật năm 2013, cả thôn thu hoạch được hơn 900 lít, nhưng chỉ bán được khoảng 300 lít. Vì giao thông đi lại khó khăn nên đầu ra cho những giọt mật ong nguyên chất quý giá này còn rất hạn chế. Lượng mật tiêu thụ được cũng chủ yếu là bán cho cán bộ xã dùng cho việc biếu tặng. Và khi lượng mật ong dư ra nhiều như vậy thì việc người dân dùng mật ong thay đường là câu chuyện có thật ở đây", ông Lưu Huyền Thoại cho biết.

    Được thiên nhiên ưu đãi, với bản chất thật thà, ham lao động, biết phát huy nghề truyền thống độc đáo của nghề ong bọng là những tiền đề thuận lợi để bà con thôn 6, xã Phước Lộc vươn lên làm giàu. Nhưng giao thông cách trở nên xây dựng thương hiệu cũng như tìm đầu ra cho những giọt mật ong quý hiếm này đang được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

    Tác giả: B.Bình-T.Phạm

Chia sẻ trang này