1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TranMinhkhochuoi, 09/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46


    ^
    Theo Nhà văn Sơn Nam giải thích thì:

    Chánh sách của vua Minh Mạng đối với người Miên (luôn cả người Lào, người Mường...) là "nhứt thị đồng nhơn" (xem tất cả cùng là người), nghe qua thì như là dân chủ, nhưng thực chất là muốn bắt buộc các sắc dân phải theo luân lý, theo cách tổ chức thôn xóm, cúng tế của Việt Nam và Tàu, lại buộc họ phải lấy họ, như họ Sơn, Thạch, Kim, Kiên...(Lịch sử khẩn hoang miền Nam
    , tr. 85).

    Còn GS. Văn Tạo gọi đây là một "âm mưu đồng hóa" (xem chi tiết trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử: Chuyên đề về nhà Nguyễn, số 271, 1993, tr. 2-5).

    Trong Monographie de la province de Tra Vinh [Sài Gòn, 1905], một tác giả người Pháp cũng đã viết rằng: Người Việt và người Khmer sống thuận hòa với nhau trong một thời gian dài. Nhưng từ đời Minh Mạng (1820), triều Nguyễn ép người Khmer bỏ phong tục, tập quán của mình để theo luật An Nam, và đó là nguyên nhân chính của hàng loạt cuộc nổi dậy đẫm máu, làm rối loạn cả vùng. (Nguyễn Phan Quang dẫn lại, tr. 152).

    ^
    Việt Nam thế kỷ 19, tr. 152 và 156.
    ^
    Nguyễn Phan Quang dẫn lại, tr. 152.
    ^
    Sơn Nam cho biết trong đám loạn quân đầu thú, có cả người Việt và người Tàu. Phải chăng là những người trước kia theo Lê Văn Khôi nay trốn tránh? (Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tr.90)
  2. TrungPhung

    TrungPhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    2
    quan hệ Việt - Cam rất thân thiết :D
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46

    • Cac Cuộc nổi dậy thời Nguyễn do tộc người Khmer ở Nam Bộ:
    • Cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên (1841)
    • Cuộc nổi dậy ở Thất Sơn (1841)
    • Những cuộc nổi dậy ở Hà Tiên (1840)
    • Nguyên nhân xa và gần Cac Cuộc nổi dậy thời Nguyễn do tộc người Khmer ở Nam Bộ :

    • Từ lâu, các vua chúa Việt Nam luôn lo lắng về các vùng có tộc người Khmer định cư tập trung và lâu đời ở Nam Bộ. Bởi đây là vùng đất mới đối với người Việt, cho nên khi chúa Nguyễn Phúc Ánh còn ở đất Gia Định, đã cho phép người Khmer ở địa phương lập đồn điền, và mỗi năm chỉ phải nạp lúa thuế mà thôi. Đến khi nối ngôi vua, năm 1835, vua Minh Mạng cũng đã cho tộc người này hưởng chế độ tự trị rộng rãi, với quan phủ và các quan lại khác coi việc nội an đều là người Khmer. Tuy nhiên, trong sâu xa các nhà cầm quyền vẫn muốn người Khmer trên đất Nam Bộ qui thuận theo mình, vì lẽ đó, lệnh trên ban ra có khi thiếu nhất quán và không phù hợp, mà chính sách "nhứt thị đồng nhơn" là một ví dụ.

      Hậu quả là, nhân cơ hội quan quân nhà Nguyễn ở Chân Lạp đang vấp phải sự chống đối mãnh mẽ của người bản xứ (vì đã đem nước họ sáp nhập vào Đại Nam), mà tộc người Khmer ở Nam Bộ cũng đã lần lượt đứng lên (trong số đó có cuộc nổi dậy của Lâm Sâm), gây nhiều tang thương mất mát.

      Nhìn lại vấn đề này, nhà văn Sơn Nam đã chỉ ra mấy nguyên nhân chủ yếu như sau:

      Sau khi Vua Minh Mạng mất, để lại gánh nặng ở phía biên giới Việt-Miên. Loạn lạc đã phát khởi ngay từ khi cuộc chinh phạt của tướng Trương Minh Giảng đang diễn ra tại phía Biển Hồ, tuy rằng về hình thức là dẹp xong nhưng mầm mống còn đó. Người Miên cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam dường như sẵn sàng hưởng ứng, chống đối quan lại địa phương khi ở Cao Miên phong trào lên cao. Quân Xiêm lại khéo phao tin tuyên truyền. Người Cao Miên lúc bấy giờ ở Nam Kỳ lại bực dọc với chính sách "nhứt thị đồng nhơn" của vua Minh Mạng, bắt buộc họ phải lấy tên, lấy họ như người Việt để đồng hóa. Lại còn chủ trương cải cách tổ chức nông thôn cổ truyền của sóc Miên khiến họ mất quyền tự trị.[3].
      Còn Nguyễn Phan Quang, thì nhấn mạnh đến tệ tham lam của quan lại và địa chủ, giáo sư viết:

      Do bất bình với chính sách "đồn điền" của triều Nguyễn, vì nó đã tạo ra cơ hội cho quan lại cùng địa chủ đổ xô đến Lạc Hóa, Ba Xuyên...chiếm đoạt ruộng đất. Bên cạnh đó, việc thay đổi phong tục tập quán địa phương và âm mưu gây chia rẽ giữa các thành phần dân tộc cũng đã góp phần làm nên nhiều cuộc nổi dậy.[4]
      Cuộc nổi dậy của Lâm Sâm là một cuộc khởi binh chống lại nhà Nguyễn thời vua Thiệu Trị xảy ra ở phủ Lạc Hóa (Việt Nam) do Lâm Sâm (hay Sa Sâm, không rõ năm sinh năm mất)[1] làm thủ lĩnh, khởi phát từ tháng 3 nhuận (âm lịch) năm Tân Sửu (1841) đến tháng 10 (âm lịch) cùng năm thì bị đánh tan [2].
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Truyền thuyết: Prayat kompup te ong (Coi chừng làm đỗ trà Ông)

    Trãi qua các cuộc nổi dậy bất thành này; nỗi lên 1 Truyền thuyết về sự trã thù (như MEM Tấm Cám)
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-d...-ung-dung-phan-2.531073/page-11#post-23425371

    trong tộc Ng KHMẺR ở Nam Bộ :
    Truyền thuyết: Prayat kompup te ong (Coi chừng làm đỗ trà Ông)

    http://vietrealm.com/index.php?topic=2378.0

    http://nguoidongbang.blogspot.com.au/2014/07/yuon-va-nguoi-viet-ieu-gi-trong-mot-ten.html

    https://rmvvision.wordpress.com/2009/10/02/the-true-history-of-khmer-krom/

    http://unpo.org/article/307


    Lần cập nhật cuối: 18/02/2015
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Theo sử gia Phạm Văn Sơn thì:

    Sau chiến thắng năm Giáp Ngọ (1834), uy danh của chính quyền Việt Nam được nổi hơn bao giờ hết, các nước chư hầu càng thêm kính phục. Quốc vương Xiêm La phải cử một sứ bộ qua Huế xin giảng hòa...
    Mọi việc đáng lẽ tốt đẹp và êm ả, thì trái lại đám quan lại [3] Việt Nam sang Trấn Tây thành (Nam Vang) đã có nhiều hành động lạm quyền, lạm thế và những nhiễu dân.
    Chẳng bao lâu, họ bắt cả Ngọc Vân công chúa về Gia Định, đem Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên đày ra Bắc Việt. Miệt thị hoàng gia, loại trừ cấp lãnh đạo bản địa, trong lúc kẻ thù (Xiêm La) đang rình cạnh nách. Việc này quá tàn bạo, thất nhân tâm, lại lỗi lầm về phương tiện chiến lược và đã đưa đến một hậu quả vô cùng tai hại: Dân Chân Lạp không chịu được sự sĩ nhục liền vùng vậy chống lại chính sách Việt hóa Chân Lạp mà bấy lâu họ đã căm giận. Em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn phất cờ khởi nghĩa, người Xiêm tất nhiên chỉ chờ cơ hội này để lợi dụng tình thế. Quan quân của ta phải đánh dẹp liên miên...
    [4]
    Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu kể chi tiết:

    Vào năm Minh Mạng thứ 16 (1836), nhà vua đã nghe chuẩn tấu của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là thành Trấn Tây.

    Năm Minh Mạng 19 (1839) Nặc Ong Yêm (Ang Im, em của Ang Chan IIAng Duong) đem 9000 dân khmer cùng 70 chiếc thuyền từ Battambang (vùng Thái Lan chiếm đóng) về Trấn Tây (vùng Việt Nam cai quản), định xin triều đình nhà Nguyễn cho được làm vua kế vị Ang Chan II, đã mất mà không có con trai nối ngôi. Trương Minh Giảng muốn giết đi, nhưng Minh Mạng chỉ cho phép bắt Ang Im về Gia Định xét hỏi rồi đưa ra Huế giam.

    CHIẾN TRANH VIỆT- XIÊM (1841-1845)
    Trước khi giao chiến
    Đến năm Minh Mạng thứ 21 (1841), Trà Long (Chakrey Long), Nhân Vu (Yumreach Hu) và La Kiên đến Huế mừng thọ, thì Minh Mạng lại kể tội và đày ra Hà Nội. Rồi tham tán Trấn Tây là Dưỡng Văn Phong khép cho Ngọc Biện, em gái Ngọc Vân, tội mưu phản trốn sang Xiêm phải xử tử. Trương Minh Giảng đưa Ngọc Vân, Ngọc Thu và Ngọc Nguyên, các con gái Ang Chan II về Gia Định an trí. Nên người Cao Miên thất vọng oán ghét quân Nam.

    Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama IIIĐại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam). Cuộc chiến được chia làm 2 phần chính diễn ra chủ yếu vào các năm 1842 và 1845.

    Phần đầu cuộc chiến xảy ra năm Nhâm Dần (1842) bao gồm nhiều trận lớn nhỏ, phần lớn đã xảy ra ở Kiên GiangAn Giang thuộc miền Nam Việt Nam. Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện thì đây là cuộc chiến tranh giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy.[2]

    Năm 1845, nhân dân Khmer không chịu nổi sự đô hộ tàn bạo của Thái Lan nên lại cầu cứu Việt Nam. Vua Thiệu Trị sai Nguyễn Tri Phương sang Chân Lạp chiếm được Nam Vang. Tướng Thái Lan là Chất Tri (Chakkri) phải xin hoà.

    Điểm khác biệt giữa thời xưa và triều đình nhà Nguyễn (thời Thiệu Trị) có học được bài học Trương Minh Giảng:

    Năm sau (1846), Vua Chân Lạp sai sứ sang xin triều cống nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị phong cho Nặc Ông Đôn làm Cao Miên Quốc vương và HẠ LỆNH CHO NGUYỄN TRI PHƯƠNG RÚT QUÂN VỀ NƯỚC, KHÔNG CẦN Ở LẠI BẢO HỘ CHÂN LẠP NHƯ TRƯƠNG MINH GIẢNG MƯỜI NĂM VỀ TRƯỚC. CÓ LẼ BÀI HỌC TRƯƠNG MINH GIẢNG CÒN QUÁ MỚI NÊN VUA NHÀ NGUYỄN MỚI KHÔNG QUÊN.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Kết quả& Hâu Quả Cuộc Chiến Việt- Xiêm (1841-1845)

    Việt-Xiêm ký hòa ước và cùng rút quân, Cao Miên phải thần phục cả hai. Nam Kỳ chính thức được Xiêm La và Cao Miên công nhận thuộc Đại Nam (Việt Nam).

    [​IMG]

    Chi tiết theo WiKIpedia: Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem đồ phẩm vật sang triều cống, nhìn nhận sự bảo hộ song phương của Xiêm và Việt Nam.

    Tháng 2 âm lịch năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị phong cho Ang Duong làm Cao Miên quốc vương (ý trao cho làm chủ toàn cõi Cao Miên gồm cả Nam Vang lẫn Oudong) và phong cho Ang Mey làm Cao Miên quận chúa (ý trao cho làm chủ vùng Trấn Tây (Nam Vang) nhà Nguyễn kiểm soát). Thiệu Trị lệnh cho quân nhà Nguyễn ở Trấn Tây (vùng Nam Vang đến biên giới với Nam Kỳ của Đại Nam) rút về An Giang.[27]

    Quân đội Xiêm La do Chất Tri chỉ huy cũng rút về Battambang (vùng đất Thái Lan chiếm đóng của Campuchia trong suốt thế kỷ 19), Campuchia được độc lập trong vùng lãnh thổ nguyên là đất Trấn Tây giai đoạn (1836-1840), bao gồm cả Nam Vang và Oudong.

    Biên giới Nam Kỳ Lục tỉnh-Cao Miên, tuy chưa theo phong cách phương Tây hoạch định bằng văn bản hiệp định, nhưng về cơ bản trở về với đường ranh giới vào khoảng đầu năm 1841, khi Trương Minh Giảng rút quân Trấn Tây về An Giang, và trước khi quân Xiêm-Lạp xâm phạm Hà Tiên, An Giang đầu cuộc chiến.

    Biên giới này tồn tại cho đến sau khi Pháp xâm chiếm và ổn định xong Nam Kỳ (1862-1867), chiếm đóng và bảo hộ Cao Miên (vùng bảo hộ từ năm 1863-1867) thì được thay thế bởi ranh giới hành chính (nội bộ trong Liên bang Đông Dương) giữa Cao Miên và Nam Kỳ thuộc Pháp được hoạch định bởi hiệp định giữa Pháp và triều đình Cao Miên.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Thời Liên Bang Đông Dương (1886-1954) hay Đông Dương thuộc Pháp
    Pháp Thuộc (1884 đến 1945)(tiếng Pháp: Indochine française) hoặc Đông Pháp:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Liên_bang_Đông_Dương
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Pháp_thuộc


    Lần cập nhật cuối: 11/03/2015
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    xãy ra sau Chiến tranh Pháp-Đại Nam(1858-1884):

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Pháp-Đại_Nam

    Xem Toàn bộ các Video sau đây:

    YouTube: http://bit.ly/11PGb33

    Facebook:http://on.fb.me/1vFY6qX

    Twitter: https://twitter.com/DaiAChauTuDo

    Googe+: http://bit.ly/1yNd1g7

    Đài Á Châu Tự Do RFA:

    http://bit.ly/1uS5BJn

    Lần cập nhật cuối: 18/03/2015
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    VAI TRÒ CỦA PHÁP trong MỐI QH TAY 3 VN-CAM-XIÊM & SỰ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ BẢO HỘ PHÁP Ở CAMBODIA
    Bài của R. STANLEY THOMSON (The Establishment of the French Protectorate over Cambodia)
    - (R. Stanley Thomson)

    Russell Sage College (translater: Ngo Bac)

    CHÚ THÍCH:

    1. Bài viết này thảo luận về sự thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp trên Campuchia.
    Một bài kế tiếp sẽ dành riêng về phản ứng của Xiêm và các cuộc thương thảo giữa Pháp và Xiêm được kết thúc bằng thỏa ước Pháp-Xiêm chấp nhận sự bảo hộ của Pháp.

    Bài viết này đã được nghiên cứu với sự tài trợ của Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hôi.

    2. Trong các văn khố của Bộ Ngoại Giao Pháp tại Paris, từ An Nam, bao gồm cả sáu tỉnh Nam Kỳ, được gọi chung là Cochinchina.
    Người viết giới hạn từ Cochinchina để chỉ sáu tỉnh miền nam, như Biên Hòa, Mỹ Tho v.v… mà thôi.

    Khi đế quốc An Nam, theo hiệp ước ngày 5 tháng Sáu năm 1862, nhường cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ (Cochinchina) (2), Pháp đã có 1 vài láng giềng mới tại vùng Viễn Đông.
    Từ năm 1862 trở đi, nó luôn luôn bận bịu bởi các quan hệ chính trị và kinh tế của mình với các láng giềng này.

    Nước Pháp đã được dẫn dắt một cách kiên quyết bởi ý chí muốn bảo vệ sự chinh phục của mình bằng sự bÀnH trướng ngày càng xa hơn nữa.
    Kết quả đầu tiên của chính sách của Pháp là sự thiết lập một chế độ bảo hộ trên Campuchia trong năm 1863.
    Hậu quả kế tiếp là sự sáp nhập ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ trong năm 1867.

    Bước tiến thứ ba theo tình thế trong sự tiến triển của nó tại Viễn Đông là một sự sắp xếp với Xiêm (Siam) trong năm 1867 theo đó nước sau này đã thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên Campuchia để đổi lấy các sự nhượng bộ về đất đai.

    Một bước tiến xa hơn được ghi nhận trong năm 1874 bởi sự thiết lập một chế độ bảo hộ của Pháp trên An Nam [tức Trung Kỳ].

    Liệu các bước tiến khác nhau này có phải là kết quả của các sự cứu xét chính trị hay kinh tế hay không? Câu hỏi này không thể được trả lời một cách đơn giản cách này hay cách khác bởi không thể tách rời các động lực.
    Hiển nhiên là chính sách của Pháp đối với Campuchia sẽ được thúc đẩy bởi các sự cân nhắc kinh tế nếu sự thịnh vượng của thuộc địa Nam Kỳ của nó sẽ bị lâm nguy bởi một sự chuyển hướng số xuất cảng của Campuchia từ các hải cảng của Nam kỳ sang các hải cảng của Xiêm.

    Nếu nước Anh, nước có ảnh hưởng ưa thắng tại Xiêm trong thập niên sáu mươi, sẽ mở rộng ảnh hưởng của nó xuyên qua Vịnh Thái Lan sang Campuchia, nước Pháp có lý do để xem tình hình của Campuchia như là có liên hệ trực tiếp đến sự an ninh trong vị thế của nó tại Nam Kỳ.
    Bất kỳ sự chuyển động nào mà nó có thể thực hiện để bảo toàn nền an ninh hay sự duy tri của nó tại Nam Kỳ, chính vì thế, sẽ được quyết đóan theo các sự cứu xét chính trị.

    Nước Pháp hãy còn trong thời đệ nhị cộng hòa dưới quyền ông Hoàng-Tổng Thống của nó khi bước tiến đầu tiên được thực hiện để thiết lập các quan hệ thương mại với Đông Dương.
    Xiêm đã sẵn bày tỏ một sự chuẩn bị để thảo luận một hiệp ước thương mại hồi cuối năm 1851.

    Chính phủ Pháp, theo đó, đã ủy quyền cho Đô Đốc Lapierre, người chỉ huy căn cứ hải quân tại Đảo Reunion và Đông Dương, để đối xử với chính phủ Xiêm trên căn bản tối huệ quốc, được hướng dẫn bởi các hiệp ước thương mại đã sẵn được thương thuyết với Nam Kỳ và Muscat.
    Tuy thế, Lapierre đã không bao giờ hoàn tất sứ mệnh của mình, bởi chiến tranh với nước Nga đã xen vào trước khi ông ta có thể thăm viếng Vọng Các. Không có gì khác đuộc thực hiện.
    Pháp đã chờ đợi cho đến năm 1855.
    Trong tháng Mười Một của năm đó, M. de Montigny, người đã quen thuộc từ lâu với vùng Viễn Đông trong tư cách lãnh sự Pháp tại Thượng Hải, được ủy nhiệm sang thăm viếng Vọng Các và thương thảo một hiệp ước.

    Phái bộ của ông ta cũng bao gồm các cuộc thăm viếng Campuchia và An Nam.
    Phái bỏ Montigny đánh dấu sự tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa Pháp và Campuchia.

    (Còn Tiếp)

Chia sẻ trang này