1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Có clip rồi con này là IFV đúng hơn.
  2. Alualua

    Alualua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2015
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    268
    Đòi theo dõi tàu Nga, bẹp xừ nó nóc!

    HMS Talent bị đụng phải băng khi theo dõi tàu Nga trong cuộc tập trận biển Bắc, bị vỡ nóc tháp.

    Như thế này mà chơi trò đội băng thì khó nhọc lắm!

    [​IMG]



    http://sputniknews.com/europe/20150405/1020492988.html
    kutkyt, souri, iloveubaby2 người khác thích bài này.
  3. imagic

    imagic Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    965
    Do độ nghiêng máy bay nên bạn cảm giác như thế thôi. Bạn thử so sách khoảng cách 2 động cơ với kích thước để hình dung nhé :-"
    --- Gộp bài viết: 05/04/2015, Bài cũ từ: 05/04/2015 ---
    Tầm bắn đánh chặn kinh nhỉ: 400km

    http://soha.vn/quan-su/nga-thu-than...am-ban-400-km-cho-s-400-20150405145143134.htm

    Phó Tư lệnh Binh chủng Phòng không vũ trụ (VKO) Nga, Thiếu tướng Kirill Makarov ngày 4/4 cho biết VKO đã phóng thử thành công tên lửa phòng không có điều khiển nhằm một mục tiêu giả định trên không ở tầm xa khoảng 400 km.
    kutkyt thích bài này.
  4. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Ơ, tập bằng con gì thì chạy thật bằng con đó chứ. :-p
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Nga để động cơ xa nhau để lỡ 1 động cơ dính đạn thì không ảnh hưởng động cơ còn lại bác àh :D
    beta222Khucthuydu2 thích bài này.
  6. imagic

    imagic Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    965
    Ò ò, chắc do khi nãy tôi ngó 2 cái hình bạn nói nên nói thế, mới coi lại hình F-15, Typhoon, quả thật họ để sát....
    Thôi, để ai rành lên tiếng vậy :D

    Google thì thấy wiki ghi cái này mà k0 thấy nguồn trích dẫn:
    Lần cập nhật cuối: 05/04/2015
  7. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Thiết kế của máy bay nga (SU 27 -35) có đặc trưng 2 điểm:
    1. Hai động cơ cách xa nhau và không nằm song song, góc giữa hai động cơ là 5 degree nằm đối xứng với trục chính.
    2. Hai cánh đuôi vuông góc với mặt phẳng cánh chính.
    Thiết kế máy bay về sau của mỹ (F18) có đặc điểm hơi chút khác biệt
    1. Hai động cơ ôm sát thân, gần và song song với nhau
    2. Hai cánh đuôi hình thành góc chữ V.
    Đây là hai cấu hình riêng biệt với mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của không quân hai nước.
    Cấu hình máy bay Nga - lợi điểm:
    a. Dòng chảy qua thân và giữa hai động cơ thoáng,có nhiều gờ phân tán để định tuyến dòng chảy transonic, thỏa mãn nhiều điều kiện của luật Whitcomb area rule, cho phép máy bay tối ưu nhất trong khoảng tốc độ từ 0.8 đến 1.2 M. Đồng thời cho phép các dòng khí không bị va chạm, rối loạn trên bề mặt thân khi bay với tốc độc từ 1.2M đến hơn 2M
    b. Hai cánh đứng song song cho phép có lực lái bằng (Yaw ) lớn nhưng tổng hợp lực tạo ra moment quanh trục chính nhỏ, ít tạo ra lực xoay (lực Roll). Với cấu hình này cho phép máy bay bẻ góc ngang trên mặt phẳng nhanh nhưng không làm xoay tròn máy bay nhiều khi bẻ đuôi. Tuy nhiên khi bay các bài bay phức tạp như vừa đổi hướng vừa lộn vòng đòi hỏi nhiều thao tác của phi công hơn.
    c. Hai động cơ lập một góc 5 độ đối xứng quanh trục chính cho phép máy bay bay thẳng ổn định hơn trong trường hợp một trong 2 động cơ mất lực đẩy. Khoảng cách lớn giữa hai động cơ cho phép nó thoáng và mát hơn với khi hoạt động ở công suất lớn cũng như giảm thiểu được các hiệu ứng tạo xoáy dính dòng (Vortex) giữa hai động cơ khi các lớp không khí trượt lên nhau với vận tốc siêu thanh. Một lý do nữa cho cách thiết kế này là tao thêm không gian cho các bình chứa dầu trong thân (internal fuel) gần hơn với trọng tâm của máy bay (center of gravity) nơi mà không gian cho càng hạ cánh cũng đã chiểm một không gian - thể thích đáng kể. Ngoài ra, khu vực giữa hai động cơ cũng tăng thêm lực nâng của máy bay, hỗ trợ cho cánh tuy không hiệu quả bằng, đặc biệt khi góc tấn (AoA) của máy bay lớn. Thêm nữa khoảng cách lớn giữa hai động cơ cũng giảm thiểu ảnh hưởng đến động cơ còn lại khi mà một trong hai động cơ bắt lửa.
    d. Nhược điểm của cấu hình này điều khiển việc xoanh quanh trục dọc (Roll) khó hơn nhiều so với cấu hình máy bay Mỹ.
    Những yếu tố nêu trên là do yêu cầu ban đầu khi thiết kế T-10 - tiền thân của SU 27 là một máy bay có tốc độ cao, có khả năng cơ động nhanh trên bề mặt rộng lớn của Liên bang Xô Viết khi đó để đánh chặn máy bay ném bom hay trinh sát của đối phương (Yêu cầu cho máy bay đánh chặn - interceptor) đồng thời cũng có khả năng quần vòng chiến đấu chiếm ưu thế trên không (Yêu cầu cho máy bay tiêm kích). Su 27 khi đó đã phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu đó (những yêu cầu như đá vào mặt nhau vào điều kiện công nghệ của những năm 1970), tuy nhiên cũng phải nói là dự án cũng suýt phá sản và phải thiết kế lại gần như hoàn toàn vào năm 1983 để thỏa mãn TẤT CẢ yêu cầu của bà cô già khó tính là Bộ Hàng Không Liên Bang. Vì thế có thể nói là nền tảng thiết kế của SU 27 phải nói là khó và tốt hơn rất nhiều những máy bay cùng thời của phương Tây.
    Người Mỹ thì cách tiếp cận ngược lại, kinh tế thị trường đòi hỏi phải giảm thiểu chi phí sản xuất và phát triển nhưng tăng cao năng lực bán hàng, vì thế để thay thế cho một loại máy bay duy nhất làm nhiều nhiệm vụ, họ có 3 dòng tương ứng F15, F16 và F18. Không nói đến F14 vì F14 được nghiên cứu và phát triển từ thủa chiến tranh VN và đi vào phục vụ gần thời gian 1975.
    F15 có cấu hình gần giống SU 27 nhất nhưng chi là loại máy bay đánh chặn tầm xa và cường kích mặt đất, không thiên về không chiến cho đến thời kỳ có tên lửa và thiết bị Avionics tốt hơn. F16 là loại thiết kế gần nhất với chức năng tiêm kích và F18 là loại có tất cả các chức năng như SU27 nhưng ở tầm gần, tốc độ nhỏ hơn chỉ phục vụ cho hạm đội. Vì thế các phi đội của Israel đến ngày hôm nay khi tấn công tầm xa vẫn cần dùng hỗn hợp cả F15 và F16 cho các mục đích khác nhau.
    F18 so với Su27 không khác gì so xe máy honda Wave với Ducati chuyên nghiệp. F18 cực kỳ tốt cho tốc độ không chiến từ 600 - 900 km/h, dễ điều khiển nhưng tầm bay ngắn không thể đương đầu với SU được thiết kế chọc sâu với tốc độ 0.8 - 1.2M tầm xa hơn hẳn và trang bị vũ khí cũng như sức cơ động siêu việt hơn hẳn.
  8. thanhVNW

    thanhVNW Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    56
    Ngoài ra, việc để 2 động cơ xa nhau còn cho phép bố trí 1 cái dù giảm tốc ở đuôi máy bay :D
    convitbuoc thích bài này.
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    BMP T-15 Armata.

    Chỉ cần sự cố một vài con thì coi như đi tong cả đội hình Armata, hy vọng là vậy. Kur-Boo xấu vãi, có khi còn thua mẫu nhái của tàu khựa [-(
  10. NamTuocAudiA4

    NamTuocAudiA4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    1.222
    http://congly.com.vn/cong-nghe/san-...bao-hiem-thong-minh-vao-mua-he-nay-90882.html
    Nga chuẩn bị cho lên kệ Mũ bảo hiểm thông minh vào mùa hè này nhưng lại sử dụng GPS của Mỹ :-D
    beta222 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này