1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Lại Chuyện Tấm Cam:
    Dưới tiêu đề :
    Tất cả chúng ta đều đang bị đầu độc
    http://www.triethocduongpho.com/2014/11/27/tat-ca-chung-ta-deu-dang-bi-dau-doc/
    2 Tác giả Phi Tuyết và HHH đều có những luận điểm tiêu cực riêng về XHVN
    đả có 1 sôs comment về MEM Tấm Cám thú viị này. Cá Bạn hãy cùng chia sẻ.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    I. Xuất xứ:

    Có hay KO 1 fiên bản truyện cổ tích như Tấm Cám ở Fương Tây hay ở Đức?


    Truyện Tấm Cám nằm trong một kiểu truyện thuộc loại phổ biến nhất trên thế giới.

    Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương tây có tên là cô Tro Bếp (Cendrillon ở Pháp, Cinderella ở Anh, Cenerentola ở Ý, Cenusotca ở Rumani, Cernuska hay Doluska ở Nga...), vì vậy kiểu truyện này có tên là kiểu truyện cô Tro Bếp. Kiểu truyện cô Tro bếp trên thế giới đã được nghiên cứu nhiều, các vấn đề về nguồn gốc và sự di chuyển của cốt truyện được chú ý tới nhiều hơn cả.

    1.1. Gốc tích, quê quán:

    ^Tấm không phải là tên thật của nhân vật nữ chính trong truyện. Kỳ thực, tên phổ thông nhất của cô ta là "Tro Bếp" (Cinderella theo tiếng Anh; Cendrillon theo tiếng Pháp) , dịch sang tiếng Việt là "Lọ Lem". Cái tên này được dùng chung tất cả các nước châu Âu. Tùy nước mà tên gọi có khác nhau đôi chút:

    ^Pháp: Cendrillon

    Ý: Cenerentola

    Rumani: Cenusotca

    Nga: Cernuska hay Doluska… Tất cả cái tên đều có nghĩa chung là "Tro Bếp".
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Còn ở các nước NGOÀI PHẠM VI CHÂU ÂU, cái tên này thay đổi nhiều hơn, không còn phụ thuộc vào ý nghĩa từ "Tro Bếp" nữa :

    ^TQ: Diệp Hạn

    Choang: Ta Gia - Ta Luân

    VN: Tấm- Cám

    Chăm: Neang Cantoc - Neang SongAngcat/ Mu Gajaung - Mu Haloek

    Campuchia: Neang Kantoc - Neang Chong Angkaat

    Thái: Ý Ưởi

    Myanma: Bé

    Tày: Tua Gia - Tua Nhi

    Xre: Gơ Liu

    Hre: Ú

    Hmong: Gàu Nà

    ^Các tên khác:Kajong - Halek/Ko Giong – Hu Lếch.

    1.2. Các phiên bản:

    ^__^Thật sự là khó có thể thống kê hết đã từng có bao nhiêu phiên bản Tro Bếp trên toàn thế giới, ta chỉ có thể biết rằng mức độ phổ biến của câu chuyện này cực kỳ rộng lớn, từ đất Nga xa xôi đến VN mưa rào, xuyên qua Trung Đông sa mạc, tràn xuống cả Châu Phi nóng nực. Không đâu là không có "Tro Bếp", hầu như không dân tộc nào là không có ít nhất một phiên bản như thế cho mình. Chỉ riêng Việt Nam thôi người ta đã tìm ra ít nhất 35 phiên bản.

    Theo một cuốn sách cũ mà tôi quên mất tựa đề, truyện "Tro Bếp" có tổng cộng ít nhất 200 phiên bản trên toàn thế giới ( 200 hay 2000 tui ko còn nhớ rõ, phải chi tôi tìm lại được cuốn ấy, chỉ còn nhớ tác giả hình như là Đinh Gia Khánh.). Đó là chưa tính đến những truyện được phóng tác từ motip này, ví dụ như bộ phim LỌ LEM lừng danh của Want Disney hay câu chuyện Tro Bếp của Andersen viết lại.

    ^_1.3. TRO BẾP TỒN TẠI TỪ BAO GIỜ:

    ^_^Không bao giờ có thể biết. Nhưng nếu xét trên bình diện chung của truyện cổ, vốn là những truyện xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, khi những thể loại như sử thi, thần thoại, anh hùng ca đã chìm vào dĩ vãng thì ta tạm chấp nhận Tro Bếp là một idol xuất hiện vào thế kỷ thứ 10.

    Bản Diệp Hạn của Trung Quốc cũng ghi nhận sự xuất hiện sớm nhất của nó là thế kỷ thứ 9, vậy là suy luận của chúng ta tạm xem là trùng khớp.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Sự thật phía sau những truyện cổ tích kinh điển
    Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, huyền diệu và đầy cảm hứng. Trẻ em luôn nhớ về những thông điệp của câu chuyện cổ trong tiềm thức khi chúng lớn lên trong khi buộc phải đối mặt với thực tế bất công, mâu thuẫn của đời thực.

    Tuy nhiên, có một số câu chuyện cổ được xây dựng trên niềm tin tâm linh, quan niệm văn hóa, cũng có nhiều câu chuyện bắt nguồn từ thực tế. Có những huyền thoại mà phía sau đó là cả một sự thực bi thảm, đau buồn. Nguồn gốc kinh hoàng của nó - thường liên quan tới cưỡng hiếp, tra tấn, loạn luân, ăn thịt người...

    Đầu những năm 1800, anh em Jacob và Wilhelm Grimm (Đức); đã sưu tầm các câu chuyện từ các trải nghiệm cuộc sống ở miền trung châu Âu. Bộ sưu tập chuyện đầu tiên của họ dựa trên các sự kiện thực và tàn bạo nhưng họ đã phải cố làm nhẹ đi thực tế để bán được sách.

    http://www.grimmstories.com/language.php?grimm=021&l=vi&r=en

    Vì thế, họ chú tâm vào những câu chuyện cổ ra đời trước đó, nhất là chuyện của Charles Perrault (Pháp) Đầu thế kỷ 17. Tác giả người Pháp này được coi là cha đẻ của chuyện cổ tích với việc tạo ra các câu chuyện hấp dẫn và giàu trí tưởng tượng.

    Ví dụ như quả bí ngô và bà tiên trong Cinderella (Tro bếp/Lọ Lem). Bản gốc Cinderella dựa trên một câu chuyện có thật chứa đựng cả yếu tốc bạo lực như các chị em cắt chân mình để đi vừa chiếc giày hoàng tử tìm thấy. Những câu chuyện của Perrault dù rất thấp dẫn, nhưng chủ yếu dành cho người lớn, vì văn học trẻ em không tồn tại thời điểm đó.

    Còn những chuyện cổ sau này dành cho trẻ em phần lớn nhằm chuyển tải thông điệp đạo đức, kẻ ác bị trừng phạt, người tốt hạnh phúc mãi mãi. Nó tạo ra sự hy vọng để con người có thể làm điều gì đó tích cực, thay đổi bản thân và thế giới.

    Quay trở lại với truyên Tấm Cám, bạn đọc Mai Hoa, thạc sĩ Văn học, Khoa Văn Đại học Paris 7 (Pháp), trên Vietnamnet cho biết, khi cô kể chuyện Tấm Cám cho một người bạn Pháp nghe: "đến đoạn kết thúc, cô bạn Pháp có hỏi tôi là khi còn bé nghe chuyện này tôi có ngủ được không? Quả thật, tôi thấy kết cục như thế cũng ghê. Tôi thiết nghĩ, khi người lớn kể chuyện này cho các bé thì phần lớn mọi người đều đã chỉnh sửa để câu chuyện đỡ ghê sợ".

    Nhiều truyện cổ tích trên thế giới như Cô bé lọ lem (Pháp), Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc), Cô Tro Bếp (Hy Lạp)… đều kết thúc khi nhân vật hiền lành (nhưng bị áp bức) trở thành vợ Vua (hoặc Hoàng tử). Chỉ khác là cuộc chiến giữa thiện và ác của Tấm Cám (VN) còn kéo dài hơn khi Tấm trở về quê vào ngày giỗ cha mình.

    Có thể nói, so với các câu truyện cổ tích tương tự của một số dân tộc trên thế giới, kết cục của truyện Tấm Cám VN có phần tàn khốc hơn.

    Dân gian muốn cái ác phải được trừng trị, diệt trừ tận gốc. Kết cục mà dân gian xây dựng như thế mới thỏa ước nguyện của dân gian. Đó là cách để dân gian tự giải thoát tinh thần qua câu truyện.

    Vấn đề là ngày nay, chúng ta dùng những chuẩn mực đạo đức của hiện tại để soi xét hành vi của cô Tấm trong truyện.
    Nôm na mà nói là chúng ta mang cô Tấm ngày xưa, cô Tấm trong truyện cổ tích đặt vào bối cảnh xã hội hiện tại để soi xét.

    Chia sẻ quan điểm của mình, nhiều độc giả đã gửi ý kiến phản hồi đến Báo Giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong đó, độc giả Lê Quang Khánh cho rằng: hãy cùng tranh luận, phân tích với học trò của mình, lắng nghe nhiều hơn áp đặt, và hãy truyền thụ một cách khoa học, tự tin không cần ngần ngài trước cái xấu của một người tốt, mà hãy phân tích nó cho người học thấy tốt chỗ nào, xấu chỗ nào, phải hành xử như thế nào trong trường hợp đó là phù hợp.
    & Câu hỏi đặt ra là: SGK lớp 10 nên có chức năng viết thêm một phiên bản nữa cho truyện Tấm Cám K0?
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Vậy Tại sao các nhà folklore không lên tiếng? trong Cuộc tranh luận về truyện Tấm Cám gần đây ở trên các phương tiện thông tin +báo mạng)
    Theo TG Nguyễn Việt Hùng báo vanhoanghean.com.vn:

    http://vanhoanghean.com.vn/index.ph...óa-vùng-trũng-tiếng-anh-và-bình-dân-học-vụ-20
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    & theo Tác giả: PGS Chu Xuân Diên:
    http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Vanhocdangian/tabid/99/newstab/62/Default.aspx
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Từ TRUYỆN CỔ TÍCH, MEM VH đến TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀn THOẠI (MYTHOLOGY).

    Nay chúng ta thêm vào kho tàng trên 2 thuật ngữ TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀn THOẠI (MYTHOLOGY)&
    Nếu chúng ta chịu khó để ý 1 chút thì trong các từ gốc Hi La trên
    đều có cùng tiếp vĩ ngữ -Logy hay là Logos trong tiếng Hy lạp có nghĩa là những lập luận chặt ch
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Từ MOTIF/TYPE TRUYỆN CỔ TÍCH, MEM VH đến ARCHETYPE/CỔ MẪU TRUYỀN THUYẾT - HUYỀn THOẠI (MYTHOLOGY) & Cổ NGỮ.

    TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT VÀ THẦN THOẠI KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

    Bạn hãy đọc 3 định nghĩa sau đây bạn sẽ hiểu rõ:

    Truyện cổ tích là truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ.
    Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.
    - truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc như:
    + Nhân vật bất hạnh( mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí,...)
    +Nhân vật thông minh, ngốc nghếc;
    +Nhân vật có tài năng kì lạ, dũng sĩ;
    +Nhân vật là động vật( con vật biết nói, hoạt động như người).

    TRUYỀN THUYẾT là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác truyện dân gian truyền miệng về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu,thần kì, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa THỜI GIAN lịch sử và THỜI GIAN thần thoại, hoặc diễn ra ở THỜI GIAN lịch sử.

    - TRUYỀN THUYẾT là loại truyện dân gian kể về một số sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. TRUYỀN THUYẾT thể hiện thái độ và đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
    Thần thoại là truyện sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, dân gian, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng các vị thần hoặc các nhân vật anh hùng đã được thần thánh hoá, phản ánh những quan niệm ngây thơ của con người thời xa xưa về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn[1], mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.

    Giống nhau vì đều là văn bản tự sự do dân gian truyền miệng và có yếu tố hư cấu, kỳ diệu, huyền tưởng
    Khác nhau: TRUYỀN THUYẾT dựa trên chuyện có thật sau đó người kể thêm mắm dặm muối vào cho nó ào.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Về Khái niệm MOTIF & TYPE trong TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT & HUYỀn THOẠI:

    NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐƯA RA KHÁI NIỆM TYPEMOTIF là nhà folklore học Nga nổi tiếng ở thế kỷ XIX: A.N. Vexelopxki(1).
    Theo ông, MOTIF là yếu tố cố định (hay yếu tố bất biến) trong truyện cổ tích thần kỳ. Nó không xuất hiện trong một truyện cổ tích mà có khả năng di chuyển hoặc được bảo lưu trong một số truyện cổ tích khác nhau, thậm chí, trong rất nhiều truyện cổ tích. Chẳng hạn, MOTIF "đôi giày" trong truyện Lọ Lem ở châu Âu và trong truyện Tấm Cám ở Việt Nam. Sự lặp lại của một MOTIF trong kho tàng truyện kể các dân tộc khác nhau có thể là kết quả của giao lưu VĂN HÓA song cũng có thể bằng con đường tự sinh thành (nội sinh) do những điều kiện xã hội lịch sử tương đồng. A.N. Vexelopxki cho rằng những truyện cổ tích thần kỳ có cùng một số MOTIF giống nhau sẽ thuộc về một type. Truyện cổ tích thần kỳ có nhiều type. Người ta có thể đặt tên cho mỗi type bằng cách gọi ra MOTIF đặc trưng. Theo ông, MOTIF là yếu tố nhỏ nhất cấu tạo nên type, nghĩa là MOTIF ở trong type và type bao trùm lên MOTIF . Tuy nhiên, Vexelopxki không quan niệm cứng nhắc về nguyên tắc cấu trúc nêu trên. Ông phát hiện ra rằng, giữa type và MOTIF có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau. Trong trường hợp cốt truyện chỉ bao gồm một MOTIF thì MOTIF này đã chuyển hóa thành type; ngược lại, một cốt truyện đang thuộc về một type, có thể di chuyển vào một cốt truyện phức tạp hơn và chỉ là thành phần của cốt truyện phức tạp này. Nó đã trở thành MOTIF chứ không phải là type nữa.

    Lý thuyết của Vexelopxki đã trở thành phổ biến ở châu Âu từ cuối thế kỷ XIX. Nhiều công trình nghiên cứu về type và MOTIF đã thành công như công trình của A. Aarne và C. Thompson. Ở Việt Nam có công trình của Nguyễn Tấn Đắc(2) và một số công trình khác đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu truyện cổ tích như Nguyễn Bích Hà(3), Nguyễn Thị Huế(4), Tăng Kim Ngân(5), Nguyễn Thị Hiền(6), v.v…

    Lý thuyết của Vexelopxki đã nhận được sự phê phán từ V.Ia. Propp. Trước khi đưa ra lý thuyết mới của mình, V.Ia. Popp đã nhận xét rằng, MOTIF không phải là yếu tố nhỏ nhất. Nó vẫn có thể được phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn "MOTIF không phải là đơn nhất và không thể phân chia được"(7). Vì thế, chúng tôi cho rằng, khái niệm MOTIF có phần mơ hồ, khó xác định. Một MOTIF bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Điều đó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của nhà nghiên cứu.

    Chúng tôi, khi tìm hiểu MOTIF "đôi giày" trong truyện Tấm Cám, cũng băn khoăn khi xác định giới hạn của nó. MOTIF "đôi giày" có thể là hình ảnh đôi giày, có thể là một cấu trúc bao gồm các hành động đánh rơi giày, thử giày, nhận ra người đẹp. Vậy, quá trình Tấm nhận được đôi giày từ trong cái lọ đựng xương cá bống mà trước đây cô đã chôn dưới chân giường có nằm trong MOTIF này không? Một câu hỏi tiếp theo tất yếu được đặt ra. Truyện Tấm Cám được cấu tạo bởi bao nhiêu MOTIF và là những MOTIF nào? Câu trả lời sẽ không dễ dàng và càng không dễ dàng thuyết phục người nghe vì MOTIF phải là yếu tố được lặp đi lặp lại trong những truyện cổ tích khác nhau. Trong truyện Tấm Cám, chỉ có vài yếu tố đạt tiêu chuẩn này và vì vậy, chỉ có vài MOTIF mà thôi. Đó là các MOTIF "đôi giày", "dội nước sôi giết địch thủ" (riêng MOTIF này có ở truyện cổ tích một vài nước Đông Nam Á). Sự biến hóa trong Tấm Cám không thể gọi là MOTIF được vì quá chung chung, đa số truyện cổ tích thần kỳ đều có biến hóa. Ngay cả chi tiết trầu têm cánh phượng (đầu mối để tìm ra người đẹp) cũng khó có thể cho là MOTIF vì không lặp lại ở các truyện khác. Riêng "người đội lốt" được coi là một MOTIF phổ biến thì khái niệm MOTIF cũng đã được hiểu rộng ra rồi. Cô Tấm từ trong quả thị bước ra cũng giống như người đẹp từ trong tranh bước ra, từ trong vỏ con cóc, con ếch, sọ dừa… bước ra. Gọi là "người đội lốt" là chỉ đặc điểm của một kiểu nhân vật đúng hơn là chỉ một MOTIF . Như vậy, khái niệm MOTIF , trong những trường hợp cụ thể như thế này, vẫn còn gây tranh luận.

    Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, ngay cả sau Propp, khái niệm MOTIF vẫn được các nhà folklore học sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu truyện cổ tích và một số thể loại truyện kể dân gian khác. Họ đã đạt được một số thành tựu quan trọng đóng góp cho khoa học chuyên ngành. Như vậy, tư tưởng về MOTIF của Vexelopxki vẫn còn sức sống lâu bền và có giá trị như một công cụ nghiên cứu mặc dù nó có những hạn chế nhất định.

Chia sẻ trang này