1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hethong1

    hethong1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    110
    Nó kéo đi đâu nhỉ????
    Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu đến Biển Đông

    Sáng qua một giàn khoan nước sâu hiện đại của Trung Quốc lên đường tới Biển Đông tác nghiệp. Hiện chưa rõ vị trí hoạt động của giàn khoan này.
    Theo Xinhua, giàn khoan Hưng Vượng thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) rời cảng tại thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, lên đường đến Biển Đông. Tuy nhiên, hãng tin không nói rõ địa điểm tác nghiệp cụ thể của giàn khoan này.

    Giàn khoan Hưng Vượng do công ty CIMC Raffles liên doanh giữa Trung Quốc và Singapore lắp đặt, và được chuyển giao cho CNOOC vào tháng 11/2014.

    [​IMG]
    Hưng Vượng, một trong nhiều giàn khoan nước sâu mà Trung Quốc trang bị trong thời gian gần đây. Ảnh: Sina

    Giàn khoan này được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật hàng đầu của Singapore và Hàn Quốc, với khả năng tác nghiệp tại mức nước sâu nhất lên đến 1.500 mét và độ sâu của giếng khoan thăm dò đạt 7.600 mét.

    Tải trọng của Hưng Vượng là 5.000 tấn, có đủ không gian cho 130 người hoạt động trên giàn khoan. Ngoài ra, hệ thống định vị động lực đặc biệt của giàn khoan này có thể đảm bảo hoạt động bình thường trong điều kiện gió bão cấp 12 tại Biển Đông.

    Theo Sina, để chuẩn bị cho chuyến tác nghiệp lần này tại Biển Đông, CIMC Raffles trước đó đã tiến hành điều chỉnh kỹ thuật để đảm bảo giàn khoan có thể trực tiếp khoan giếng sau khi đến nơi.

    Tháng 1, truyền thông Trung Quốc đưa tin giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 di chuyển trên Biển Đông để tới Myanmar tác nghiệp trong vòng hai tuần. Đây chính là giàn khoan mà Trung Quốc kéo vào đặt gần Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014, gây phản ứng dữ dội từ nhiều bên.

    Theo công ước về luật biển, tàu thuyền và phương tiện nước ngoài có quyền tự do đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển, nếu hoạt động đi lại đó không gây cản trở đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.

    Đức Long - Vũ Hoàng
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-dua-gian-khoan-nuoc-sau-den-bien-dong-3208001.html
  2. metal98

    metal98 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2014
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    133
    năm ngoái chưa cực khoái, đến hẹn lại quyết lên đỉnh lần nữa chăng :D
  3. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    không biết nó có kéo xuống không nhỉ :3
  4. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Nó lại kéo xuống Ấn độ dương để khoan giúp myama thôi, nếu lần này nó bố láo nữa thì ta luôn sẵn sàng, hải quân duyệt đội hình không chỉ để ngắm
  5. danny96

    danny96 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    208
    Hi
    Có 10 người , 9 người nói đúng, 1 người nói điều ấy sai, thì rất nên trân trọng điều sai đó vì nó có thể sẽ đúng ở tương lai,Vậy bao nhiêu người nói Trung gây chiến ở Trường sa trong năm 2016.không tin điều đó nhưng chúng ta cố gắng chạy thật nhanh mỗi ngày để tránh điều đó xảy ra.

    Học giả Mỹ: Trung Quốc có thể sẽ gây chiến ở Trường Sa

    03/05/15 07:00

    (GDVN) - Việc loại bỏ căn cứ quân sự (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa sẽ là một giải pháp hòa bình với bất kỳ ai (muốn) kết thúc cuộc chạy đua với ...


    [​IMG]

    David Archibald, một thành viên thỉnh giảng tại Viện Chính trị quốc tế tại Washington DC ngày 30/4 bình luận trên tờ American Thinker, Trung Quốc sẽ bắt đầu khơi mào một cuộc chiến tranh trong năm 2017, trong đó điểm nóng tiềm năng Bắc Kinh có thể gây chiến là quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trên Biển Đông.

    Gây chiến ở Trường Sa để ngăn bạo loạn trong nước do những vấn đề nội tại

    Lý do đầu tiên khiến David Archibald tin rằng Trung Quốc có thể khơi mào chiến tranh năm 2017 là bởi tính hợp pháp của bộ máy cầm quyền hiện nay bị đe dọa vì yếu tố kinh tế không có gì cải thiện. Tình huống này buộc Trung Nam Hải phải tìm kiếm động lực mới để tập hợp người dân. Điều này có thể giải thích tại sao Bắc Kinh bất ngời xây dựng các đảo nhân tạo, cơ sở quân sự (bất hợp pháp) ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) từ tháng 10/2014.

    Nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 7 ngàn tỉ USD trong năm 2007 lên 28 ngàn tỉ USD năm 2014. Tỉ lệ tăng trưởng cao của nền kinh tế Trung Quốc trong 7 năm qua chỉ đơn giản dự vào hoạt động xây dựng được tài trợ từ nguồn vốn đi vay. Kích thước thực sự của nền kinh tế Trung Quốc nhỏ hơn nhiều.

    Chính phủ Trung Quốc có khả năng đã nhìn thấy nền kinh tế bị tiêm nhiễm và nhận thức rõ, các khoản vay không còn có thể duy trì ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy hoạt động xây dựng (bất hợp pháp ở Trường Sa) đã được đẩy mạnh để có thể tạo ra các lựa chọn bắt đầu cho một cuộc chiến tranh. Đây là vấn đề sống còn của Trung Nam Hải, họ đang đặt cược vào canh bạc này, nếu nó không thành công có thể dẫn đến bạo loạn xã hội.

    Mặt khác người Trung Quốc thường tự hào nước họ mới là trung tâm thiên hạ. Họ thực sự phẫn nộ với thực tế rằng Hoa Kỳ mới được coi là số 1 trong số tất cả các quốc gia trên hành tinh này. Họ phải đánh bại trật tự hiện tại trong một trận chiến. Đây là lý do tại sao Trung Quốc gia tăng gây hấn. Họ cần một cuộc chiến cho tâm lý của chính họ.

    Trung Quốc đã tái cấu trúc lực lượng vũ trang của mình cho một cuộc chiến tranh sắc nét và chớp nhoáng. Trong số các quốc gia trên hành tinh này, Trung Quốc là nước có thể chuẩn bị tốt nhất cho chiến tranh. Họ có lương thực dự trữ trong kho đủ dùng cho 1 năm và thậm chí còn dự trữ cả "thịt lợn chiến lược". Bắc Kinh vừa mới lấp đầy kho dự trữ dầu mỏ chiến lược khoảng 700 triệu thùng.

    Lựa chọn chiến tranh của Trung Quốc không liên quan gì đến việc đảm bảo nguồn cung hoặc an ninh các tuyến đường thương mại. Một số nhà phân tích phương Tây đã tự gắn những ý niệm này khiến Trung Quốc dễ hợp lý hóa những gì họ đang làm.

    Tham vọng "chia lại châu Á", Việt Nam sẽ mất nhiều nhất nếu để Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò

    [​IMG]
    Trung Quốc ngày càng leo thang bành trướng trên Biển Đông kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.
    Đường 9 đoạn Trung Quốc vạch ra nhằm "chia lại châu Á" mà quần đảo Trường Sa có vai trò quan trọng. Bắc Kinh yêu sách "chủ quyền" với hầu như toàn bộ Biển Đông, một khi họ áp đặt luật chơi như các tàu và máy bay thương mại nước ngoài phải xin giấy phép Bắc Kinh mới được qua Biển Đông. Tàu chiến, máy bay quân sự không phải của Trung Quốc thì không được bén mảng. Tuyên bố (vô lý) của Trung Quốc kéo dài đến đường vĩ độ số 4 gần với xích đạo.

    Quốc gia bị ảnh hưởng tồi tệ nhất của sự bành trướng này chính là Việt Nam. Nếu Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò, vùng biển Việt Nam "chỉ còn 80 km tính từ bờ", David Archibald giả định. Nhật Bản cũng nhận ra rằng tàu của mình từ châu Âu và Trung Đông sẽ phải đi xa hơn về phía Đông, vòng qua Indonesia, Philippines về nước. Trong khi Singapore sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về thương mại.

    Một vấn đề khác đối với Trung Quốc là hành vi xâm lược của họ và việc Bắc Kinh không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự đã khiến các nước láng giềng lo ngại và phải chủ động tái vũ trang, hình thành các hình thức liên minh. Trung Nam Hải có khả năng cho rằng tốt hơn hết là tấn công phủ đầu trước khi các nước láng giềng có thể vũ trang cho mình mạnh mẽ hơn trước. Về điều kiện quốc tế, Trung Nam Hải xem Obama là Tổng thống yêu kém của Mỹ và Bắc Kinh có thể khởi động tấn công trước khi diễn ra thay đổi quyền lực tại Nhà Trắng.

    Tự kỷ nước lớn là thuật ngữ được nhà chiến lược Edward Luttwak đưa ra để miêu tả thực tế rằng Trung Quốc dường như "không biết gì" về những tác động của hành động Bắc Kinh gây ra với các nước láng giềng. Họ luôn tự coi mình là trung tâm thiên hạ và nhận thức vấn đề hoàn toàn thông qua lăng kính của lợi ích cá nhân. Hệ quả của vấn dề này là Trung Quốc không thể nhận thức được khả năng những gì sẽ diễn ra không theo cách họ muốn.

    Luttwak cho rằng người Trung Quốc luôn đánh giá cao tư duy chiến lược của mình. Nhưng theo ông, Trung Quốc vốn dĩ không có cái gọi là chiến lược tác chiến, hầu hết những (cái gọi là) chiến lược được vạch ra đều liên quan đến sự lừa dối.

    Vai trò của ông Tập Cận Bình

    Cuộc chiến (tiềm tàng) này đã được chuẩn bị từ những năm 1980. Những hành vi hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ngày nay theo David Archibald là do có sự chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, người đã "rất ấn tượng" với cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam do Đặng Tiểu Bình phát động năm 1979 để củng cố quyền lực trong Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Tập Cận Bình đã tích lũy được nhiều quyền lực hơn bất kỳ lãnh đạo tiền nhiệm nào kể từ Đặng Tiểu Bình. Ông đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng các đối thủ chính trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường có 10 năm cầm quyền trước khi về hưu. Và chỉ 2 năm từ khi lên nắm quyền, những người ủng hộ Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng phục hồi chức danh Chủ tịch đảng như thời Mao Trạch Đông mà sau này Đặng Tiểu Bình đã dẹp bỏ, để Tập Cận Bình có thể tiếp tục nắm quyền ở cương vị mới.

    Ông Bình đã có một ký ức khó chịu về tuổi trẻ. Năm 15 tuổi ông bị điều xuống nông thôn lao động trong khi cha mình bị thanh trừng. Nơi ở của ông là một cái hang, chị gái Tập Cận Bình đã phải tự vẫn vì sự áp bức của đám Hồng vệ binh.

    Vì vậy David Archibal tin rằng gây chiến ở Biển Đông sẽ là cuộc chiến tranh vô nghĩa nhất, ngu ngốc và tàn phá trong lịch sử, nhưng nó lại là những gì đang đến. Việc loại bỏ căn cứ quân sự (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa sẽ là một giải pháp hòa bình với bất kỳ ai (muốn) kết thúc cuộc chạy đua với Trung Quốc.
    thanhluan710yetkieu thích bài này.
  6. Salyut

    Salyut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    183
    Thế nó kéo xuống biển Đông nữa thì làm sao? Năm ngoái quan ngại rồi, chắc năm nay cùng lắm là cực kì quan ngại nhỉ. Chuyện này rồi cũng như bài ca dây kinh nghiệm thôi!!
  7. thamgia4f

    thamgia4f Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Trung âm mưa lớn...!
  8. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Lần này nếu nó củ chuối thì ta có kinh nghiệm hơn rồi, sẵn sàng tịch thu bán sắt vụn luôn nếu nó bố láo
    --- Gộp bài viết: 03/05/2015, Bài cũ từ: 03/05/2015 ---
    Toàn học giả với chuyên gia mỹ thì chẳng phát biểu vậy, bể Đông càng loạn mỹ càng vui vừa tăng ảnh hưởng, bán đc nhiều vũ khí lại kiềm chế được china, asean, nhật và nga, hey
  9. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Tôi đồng ý! Lũ học giả tây lông là bồi bút của bọn tư bản, bọn Do Thái, bọn con buôn vũ khí! Tôi cực lực phản đối những bài viết chia rẽ tình đồng chí, tình anh em 4 tốt, 16 chữ vàng kiểu như thế này:

    Việt Nam 'mua tên lửa đối phó Trung Quốc'
    • 30 tháng 4 2015
    Chia sẻ
    http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660..._viet_submarine_navy_640x360_afp_nocre***.jpg
    Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga trong hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đôla ký năm 2009

    Việt Nam đang trang bị cho đội tàu ngầm loại tên lửa có khả năng bắn tới các thành phố ven biển của Trung Quốc, hãng thông tấn Reuters cho biết.

    Động thái trên nhiều khả năng sẽ bị Trung Quốc cho là hành động khiêu khích, Reuters nhận định.

    Dữ liệu được bổ sung gần đây trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam đang mua phiên bản dùng để tấn công đất liền của loại tên lửa Klub, do Nga chế tạo.

    Nghiên cứu gia về vũ khí của SIPRI, Siemon Wezeman, nói thông tin này được cập nhật dựa trên hồ sơ đăng ký mà Việt Nam gửi lên Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái về vũ khí thông thường.

    Các tùy viên quân sự và giới chuyên gia trong khu vực xem việc trang bị loại tên lửa nói trên thể hiện quyết tâm của Việt Nam nhằm đối phó với sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc.

    Đây cũng được xem là một phần trong xu hướng tái vũ trang chung của các nước châu Á nhằm đáp lại căng thẳng chủ quyền đang lên cao trong khu vực.

    Loại tên lửa này cũng được cho là gửi đi một thông điệp mạnh mẽ hơn loại tên lửa đối hạm mà Việt Nam dự kiến sẽ mua.

    Dù tên lửa đối hạm có thể được sử dụng để tấn công bất cứ chiến hạm hay tàu ngầm nào của Trung Quốc ở Biển Đông, các vũ khí tấn công đất liền có khả năng nhắm chính xác vào các mục tiêu trong cự ly 300km.

    Điều này sẽ khiến nhiều thành phố ven biển của Trung Quốc trở thành mục tiêu tiềm năng trong bất cứ xung đột nào.

    Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, được Reuters dẫn lời nói động thái mới nhất là một "sự chuyển hướng lớn", khiến bản thân ông cũng phải "ngạc nhiên".

    Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công đất liền cho tàu ngầm.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức trước yêu cầu xác nhận thông tin từ phía Reuters.

    Các quan chức quốc phòng Việt Nam từng nhiều lần miêu tả việc mua vũ khí, trong đó có tàu ngầm, là nhằm mục đích tự vệ.

    Hãng Almaz-Antey, công ty mẹ của nhà sản xuất tên lửa Novator, từ chối bình luận về bất cứ hợp đồng bán vũ khí nào với Việt Nam.

    Các mục tiêu tiềm năng
    Đó là một khẩu súng được lên đạn, nhưng họ có dám bắn hay không
    Tra Đáo Huỳnh, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh
    Thay vì liều lĩnh tấn công vào những thành phố như Thượng Hải, Việt Nam có nhiều khả năng sẽ tấn công vào các cảng hoặc sân bay gần hơn, như căn cứ hải quân trên Đảo Hải Nam của Trung Quốc, hoặc các mục tiêu trên những đảo mà Bắc Kinh vừa cải tạo gần đây, giáo sư Thayer nói.

    Dù cùng là hai nước cộng sản, Hà Nội từ lâu đã tỏ ra lo ngại trước Trung Quốc, nhất là sau khi nước này tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng Biển Đông.

    Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền hồi năm ngoái đã châm ngòi cho các cuộc bạo động chống Trung Quốc cũng như làm cho giới lãnh đạo ở Hà Nội giận dữ.

    Trước khi có được loại tên lửa mới nhất, khả năng tấn công đất liền của Hà Nội chỉ gói gọn trong các tên lửa Scud cũ kĩ và các vũ khí từ máy bay Su-30 của Nga.

    Hải quân Việt Nam gần đây đã nhận ba tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Chiếc thứ tư sắp được giao và chiếc thứ năm đang được thử nghiệm tại St Petersburg. Chiếc thứ sáu sẽ hoàn thành vào năm 2016.

    Các tàu ngầm nói trên được Việt Nam mua từ Nga trong hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đôla năm 2009.

    Hợp đồng này bao gồm cả 50 tên lửa đối hạm và tấn công đất liền loại Klub, trong đó 28 quả đã được giao cho Việt Nam, theo SIPRI.

    Số lượng tên lửa tấn công đất liền đã được giao cho phía Việt Nam vẫn chưa được công bố.

    http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624...submarine_kilo_class_640x360_afp_nocre***.jpg
    Nga không bán tên lửa Klub cho Trung Quốc
    Ông Vasily Kashin, một nhà quan sát từ Moscow, nói các tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Việt Nam hiện đại hơn phiên bản mà nước này bán cho Trung Quốc.

    Trong khi đó, Moscow cũng chưa bao giờ từng bán tên lửa tấn công đất liền Klub cho Bắc Kinh.

    Trung Quốc đã tự sản xuất loại tên lửa tương tự, YJ-18.

    Ông Tra Đáo Huỳnh, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói động thái mới nhất của Hà Nội là một phần trong xu hướng tái vũ trang của khu vực.

    Tuy nhiên ông cũng cho rằng Hà Nội thừa hiểu hậu quả phải hứng chịu nếu dùng loại vũ khí này nhằm vào Trung Quốc.

    "Khẩu súng đã được lên đạn, nhưng họ có dám bắn hay không"? ông nói.

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa có phản hồi trước yêu cầu bình luận của Reuters.

    Ông Trevor Hollingsbee, một cựu phân tích gia tình báo hải quân tại Bộ Quốc phòng Anh, nói Việt Nam đang là 'cơn đau đầu' lớn nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.

    "Mọi dấu hiệu cho thấy nước này đang học cách sử dụng tàu ngầm khá nhanh chóng ... Đây sẽ là vấn đề rất lớn cho Trung Quốc", ông nói.
    danny96 thích bài này.
  10. KC1908

    KC1908 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    5
    Hai bờ eo biển nước " bạn" vừa ngồi lại với nhau , nếu tình cảm các bạn ý cứ thắm thiết dần lên rồi một ngày xấu trời Châu về hợp phố thì chúng ta sẽ đối xử thế nào với cái Ba Bình , mong các đồng chí mở mang kiến thức

Chia sẻ trang này