1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận biết và phòng bệnh thoái hóa khớp

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tranvohuunhan1, 05/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvohuunhan1

    tranvohuunhan1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    2
    Các bệnh lý của bệnh lý của bệnh xương khớp là rất rộng nhất là các bệnh như đau khớp gối và thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp háng nói riêng là rất nguy hiểm vì thời gian đầu bệnh diễn ra âm thầm và khi người bệnh nhận ra bệnh thì đa số là khá nặng gây nhiều khó khăn cho việc chữa bệnh xương khớp nói chung và điều trị bệnh đau khớp gối nói riêng


    Có thể bạn chưa biết: Trong 50% dân số được phát hiện tình trạng thoái hóa xương – khớp trên phim chụp X-Quang, chỉ khoảng một nửa có triệu chứng lâm sàng. Nghĩa là rất nhiều người bị thoái hóa khớp nhưng lại không hề hay biết. Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh về khớp thường gặp nhất và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tàn phế kéo dài ở những người trưởng thành tại Mỹ. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu tường tận nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị.


    Thoái hóa khớp: nguy hiểm vì tiến triển âm thầm


    Thoái hóa khớp không được phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu thường bị người bệnh chủ quan bỏ qua với suy nghĩ “chỉ người già mới mắc bệnh khớp”. Thực tế, có hơn 30% người trên 35 tuổi bị thoái hóa khớp. Và do không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển ngày một nặng hơn. Thoái hóa khớp nguy hiểm vì không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí gây tàn phế ngay cả khi người bệnh chỉ mới bước qua tuổi trung niên. Bạn cần học cách nhận biết triệu chứng thoái hóa khớp và khắc phục ngay khi bệnh mới chớm. Dưới đây là các triệu chứng ở các vị trí thường gặp:

    Thoái hóa cột sống thắt lưng: Triệu chứng khởi phát là đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng, có khi đau đột ngột do mang vác, khiêng xách nặng hay do sai tư thế. Các cơn đau có thể liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát và thường đau tại chỗ, không lan xa, đau tăng khi thay đổi tư thế, khi vận động nhiều, khi thay đổi thời tiết… Khi nằm nghỉ, các cơn đau sẽ giảm nhẹ.

    Thoái hóa cột sống cổ: Dấu hiệu lâm sàng của bệnh này là đau vùng cổ gáy cấp hoặc mãn tính, đau tăng khi mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, khi thay đổi thời tiết… Đi kèm với đau cổ là nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt thường đau vào buổi sáng. Có khi, bệnh nhân còn cảm thấy tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép hoặc nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng… do ảnh hưởng của động mạch đốt sống cổ.

    Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng rõ và dễ thấy nhất vẫn là những cơn đau, đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, lên xuống bậc thang, ngồi xổm, gấp gối, thay đổi thời tiết… Khi di chuyển, người bệnh có thể nghe tiếng “lạo xạo” trong khớp gối. Thỉnh thoảng, khớp gối có thể bị cứng hoặc sưng to.


    Bổ sung dinh dưỡng khớp ngay khi phát hiện bệnh


    Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu “cảnh báo” nào như trên, bạn cần áp dụng liệu pháp phục hồi xương khớp ngay lập tức. Chuyên gia xương khớp đầu ngành tại Mỹ cho biết thoái hóa khớp nếu phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm và an toàn bằng liệu pháp dinh dưỡng. Thực chất thoái hóa khớp do các thói quen có hại cho khớp, chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất cho khớp và quá trình lão hóa khiến sụn, dịch khớp và các dây chằng bị tổn thương. Liệu pháp bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp được các chuyên gia hàng đầu thế giới khuyên dùng vì phương pháp này chữa lành tổn thương khớp theo cơ chế tự chữa trị và hồi phục của cơ thể, giúp giảm đau theo cơ chế tự nhiên, không gây tác dụng phụ.

    Bổ sung dinh dưỡng khớp đồng nghĩa với việc cung cấp cho khớp nguồn dịch khớp bị hao hụt, làm lành tổn thương sụn khớp, tăng lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp, các cơ liên kết và dây chằng. Nguồn dinh dưỡng này là sự kết hợp 3 thành phần chính được tìm thấy trong sụn khớp khỏe mạnh, cụ thể là:

    Glucosamine: có tác dụng bảo vệ và tái tạo tế bào sụn khớp, tăng nuôi dưỡng sụn khớp. Glucosamine đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong những năm qua, đây là thành phần chính trong hầu hết đơn thuốc sử dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Glucosamine đã được cơ quan dược phẩm châu Âu (EMEA) đưa vào danh mục thuốc giúp cải thiện cấu trúc trong bệnh khớp.

    Collagen Type II: cung cấp hai thành tố chính là chondroitin và hyaluronic acid, giúp tăng cường dịch nhầy bôi trơn ổ khớp và tăng nuôi dưỡng sụn, tăng khả năng đàn hồi của sụn và hạn chế quá trình phá hủy sụn do lão hóa hoặc lối sống thiếu khoa học.

    MSM: một hoạt chất có công dụng giúp khớp thoái hóa vận động dễ dàng hơn và giảm đau.

    Các dưỡng chất trên đều là thành phần cơ bản của sụn khớp. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm hàng ngày chứa rất ít 3 dưỡng chất đặc trưng này. Bên cạnh đó, cơ thể con người cũng suy giảm chức năng sản xuất dịch khớp và sụn khớp do quá trình lão hóa. Vì thế, lời khuyên của các chuyên gia là nên bổ sung nguồn dưỡng chất “3 trong 1” kể trên thông qua các sản phẩm dinh dưỡng khớp theo đường uống. Đối tượng cần bổ sung là người cao tuổi, người bị thoái hóa khớp, dân công sở ở độ tuổi trung niên và người khỏe mạnh nhưng có ý thức cao về sức khỏe, muốn phòng ngừa bệnh khớp ngay khi còn trẻ.
  2. kennymanh

    kennymanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    6

Chia sẻ trang này