1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TranMinhkhochuoi, 09/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    KHAI HÓA KHAI THÁC là hai bản sắc của chế độ thuộc địa Pháp tại Việt Nam, đặc biệt tại Nam Kỳ & Đông Dương là xứ trực trị. Tuy khai hóa và khai thác là hai ý niệm mà tác động có khác nhau, nhưng mục tiêu của thực dân Pháp chỉ là một, khai hóa văn minh để khai thác KINH TẾ.

    Vào giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công kỹ nghệ ở Pháp đã bắt đầu phát triển cần tìm thuộc địa để khai thác nguyên liệu và xuất cảng hàng hóa. Năm 1820, Pháp chỉ có 65 máy hơi nước, năm 1870, Pháp có 27 000. Năm 1830, số vốn trong các cơ sở kỹ nghệ THƯƠNG MẠI là 30 tỷ quan, hai mươi năm sau tăng lên 45 tỷ. Trước tình thế mới, hoàng đế nước Pháp không còn nắm quyền bá chủ như khi xưa mà từ đây phải bị chi phối bởi hai thế lực mới là giới tài phiệt và giới quân phiệt muốn bành trướng lãnh thỗ để làm giàu và làm lãnh chúa.

    Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và hợp thức hóa chế độ thuộc địa tại phân nửa đất Nam Kỳ & Đông Dương theo Hòa Uớc Nhâm Tuất (5-6-1862), Pháp đã đặt ngay những nền tảng của hai chánh sách khai hóa và khai thác. Hòa ước Giáp Tuất (15-3-1874) xác nhận chủ quyền của Pháp trên 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Nam Kỳ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

    KHAI HÓA và KHAI THÁC là hai chủ trương chi phối toàn thể chánh sách thực dân của Pháp tại Nam Kỳ & Đông Dương. Riêng việc KHAI THÁC dẫn đến BÓC LỘT là tiền đề cho cuộc CT ĐÔNG DƯƠNG LẦN I

    Chúng tôi sẽ nhận định trước tiên hai sắc thái quan trọng của chánh sách khai hóa về phương diện vật chất và văn hóa trước khi đề cập đến chánh sách khai thác KINH TẾ dưới hình thức sưu cao thuế nặng và các đồn điền cao su. Dĩ nhiên, trong khuôn khổ của một bài viết, chúng tôi xét qua một cách tổng quan.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    PHẦN 1. KHAI HÓA
    Khai hóa bắt nguồn từ ý niệm về sự ưu việt nhân chũng, tính thượng phong của dân chủ Tây phương và chủ nghĩa năng động của khoa học kỹ nghệ. Nói khác đi, mục tiêu của khai hóa là đem ánh sáng văn minh Tây Phương rọi sáng các nền văn minh bị xem là thấp kém.

    Từ xưa, các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylone, Ấn Độ, Trung Hoa đã xuất hiện trước các nền văn minh Hi Lạp - La Mã khi mà hầu hết Âu châu còn bị bao phủ bởi những rừng rậm, dân cư còn thưa thớt và đa số còn sống trong tình trạng bộ tộc. Nhưng bắt đầu từ thế kỷ XV, khi những nền văn minh cổ xưa nầy bắt đầu suy yếu thì cuộc cách mạng kỹ nghệ và tư tưởng ở Tây Phương đã trỗi dậy làm thay đổi thế lực giữa các nước.

    Tuy lịch sử tiến hóa của nhân loại là lịch sử của các nền văn minh, nhưng phải chờ đến năm 1756 THỜI PHỤC HƯNG & THỜI KHAI SÁNG các triết gia nước Pháp mới khai sáng ý niệm về văn minh để đối nghịch với ý niệm man di, lạc hậu (barbarie). Theo các nhà tư tưởng nầy, một xã hội văn minh khác biệt với một xã hội sơ khai (société primitive) ở chỗ xã hội văn minh có những định chế (institutions), phát triển các đô thị và người dân có một trình độ giáo dục tương đối cao. (Huntington, p. 37). Cuộc ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP NĂM 1789 sau đó đề cao rõ hơn quan niệm nầy với những lý tưởng như tự do, bình đẳng và bác ái.

  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Với chiêu bài khai hóa, đưa những lý tưởng cao đẹp nầy rọi sáng các quốc gia lạc hậu, Pháp đã bành trướng chế độ thực dân ở Phi Châu và Đông Dương.

    1.1. Tiền đề của chánh sách khai hóa: Nam Kỳ & Đông Dương lạc hậu
    Khi Pháp vừa đặt chân đến Nam Kỳ, dưới mắt họ, Nam Kỳ là một xứ lạc hậu cần được khai hóa văn minh. Sau đây là vài nhận xét điển hình của một số tác giả vào thời điểm đó.

    1.1.2- Henri Aurillac, một bác sĩ giải phẩu trong hải quân Pháp, đã mô tả cảnh vật và người Nam Kỳ như người Mọi, người Miên trong quyển hồi ký Cochinchine, Annamites, Moïs, Cambodgiens (xuất bản bởi Éd1teur Challamel Aîné, năm 1870) như sau:

    « Người Nam Kỳ là giống dân da vàng, đặc biệt có da màu đồng, lưỡng quyền nhô lên, mắt hí, mủi tẹt và môi dầy. Cả hai giới nam và nữ có cách ăn mặc không khác nhau lắm, đó là búi tóc và quần áo dơ bẩn che phủ một thân hình cũng nhớp nhúa, nhưng họ lại thích phủ trên lớp quấn áo dơ bẩn ấy những tấm lụa bóng láng mà họ rất tự hào…Thói quen ăn trầu khiến màu răng và nước trầu trông họ còn gớm ghiếc hơn và thói quen nầy tạo cho họ lắm bịnh về miệng và răng…

    Dáng vóc nhỏ bé, càng nhỏ bé hơn với người phụ nữ, một người đã 20 tuổi mà trông như một thiếu niên 15. Sự kiện nầy được giải thích phải chăng bọn trẻ con Nam Kỳ hoàn toàn ăn không ngồi rồi, không cử động, không nhảy múa. Thú vui duy nhất của chúng là cờ bạc.
    Người Nam Kỳ, tuy thông minh, nhưng lười biếng và ngạo mạn…
    Nói chung, họ vui tính và vâng lời. Tuy bình thường họ không sùng đạo, không tha thiết với chuyện chính trị, nhưng khi bị khích động, họ bừng dậy và phấn đấu một cách mãnh liệt…


    Tuy họ sinh sống bằng nghề nông, nhưng họ bị khai thác bởi người Tàu trước khi chúng ta đến hợp lực khai thác. Tuy người già trên 50 tuổi rất ít, nhưng tôi vẫn thấy có người sống lâu hơn. Người phụ nữ thường chết sớm hơn đàn ông vì họ phải chịu những cực khổ của sinh đẻ và phụ với chồng những công việc đồng áng và những công việc nặng nhọc giống như của người đàn ông…

    Thức ăn của họ chỉ là gạo, nước uống là nước sông, kinh rạch và rượu, đó là lý do khiến cơ thể họ không phát triển và hay ốm đau. Khi chúng ta du nhập bánh mì, họ vẫn ăn ngấu nghiến, nhưng họ vẫn trở về với thức ăn cổ truyền của họ là cơm và nước mắm. Họ lại là giống dân thích ăn đường và chất ngọt…

    Nếu người Nam Kỳ ăn uống không đầy đủ, chỗ ở của họ còn thô sơ hơn. Người nghèo có thể ngủ bất cứ ở đâu, trên chiếc chiếu hay trên mãnh ván ở giữa trời, do đó họ mặc cùng một thứ quần áo ngày đêm, và cũng vì vậy mà họ dơ bẩn, bị nhiều bịnh về da…

    Hút thuốc lá liên miên là thói quen của người Nam Kỳ, cả đàn ông, đàn bà và trẻ con. Say rượu là chuyện thường tình. Nhiều người hút á phiện do người Tàu mang đến…

    Tuy họ không thích đàn, nhưng họ thích hát và diễn kịch. Nhạc khí của người Việt rất ít, chỉ là chiếc trống hòa theo tiếng hát làm chát chúa tai nếu không kể thêm cây đàn violon Tàu 2 dây và cái ống sáo. Những nhạc sĩ của chúng ta đã đến trình diễn cho họ xem 10 năm rồi mà họ vẫn không bắt chước được một câu hát. Tôi nghĩ có lẽ vì họ thiếu cơ hội để khai thác năng khiếu nên chúng ta phải giúp họ phát triển đời sống và nghệ thuật…

    Tôi sẽ thiếu sót khi chấm dứt nếu không kể đến những lối trừng phạt của người Nam Kỳ như roi, gậy, treo cổ, chém đầu thực là khủng khiếp. Tôi không thể nào miêu tả hết các cực hình nầy nhưng có điều là họ thích được treo cổ hơn bởi lẽ họ tin rằng khi chết mà cái đầu lìa khỏi cái xác thì linh hồn họ sẽ sống trong địa ngục…» (Aurillac. Chapitre Annamite, p. 35-54)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Sau đây là 1 số chùm ảnh ở Đông Dương trước 1880;

    Do các nhà nhiếp ảnh:
    Émile Gsell (1838-1879); Aurélien Pestel (1855-1897) & Pun Lun (繽 綸) chụp:
    [​IMG]
    Hình 19: Pun Lun (Tân Luân) - 1880 Chân dung người Saigon (một phụ nữ buôn bán người Việt đội hàng trên đầu và có lẽ một thương nhân người Hoa đang cầm dù) – Ảnh loại CDV
    [​IMG]
    Hình 23: Pun Ky (Tân Kỳ) – Một công chúa người Cam Bốt – khoảng năm 1880 – hình CDV trên giấy albuminé


    [​IMG]
    Hình 24: Các đứa bé dùng giỏ để mang hàng ở chợ – carte postale in lại từ ảnh của Aurélien Pestel.
    [​IMG]
    Hình 25: Những bà bán trái cây ở gần chợ Cũ Saigon

    [​IMG]
    Công nhân trong nhà máy xay lúa, Chợ Lớn

  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Sau đây là ~ thước Phim về Cam:

    (Campuchia Thời kỳ 1800-1900:


    (Campuchia trước ~ năm 1930)



    ~ màn võ Thuật Cam (võ Thái)- Vũ Công & các tiết mục múa cổ truyền Trước đền ANGKOR

  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    1.1.3-Trong một quyển hồi ký khác của nhà thiên nhiên học (naturaliste), Albert Morice (1848-1877) viết năm 1872 với tựa là Voyage en Cochinchine đã mô tả dân Nam Kỳ với một giọng điệu còn miệt thị hơn, xem dân Nam Kỳ như một sắc dân lạc hậu, rừng rú. Chúng tôi xin trích dẫn vài đoạn:

    «… Những thú vui nho nhỏ của một nhà thiên nhiên học như tôi không làm cản trở tôi nghiên cứu một đề tài khác quan trọng hơn mặc dù ghê tởm hơn (répugnant), đó là nghiên cứu về người Nam Kỳ (nguyên văn là : Annamites, chúng tôi hiểu là qua hồi ký, có đôi chỗ tác giả muốn tổng quát hóa là người Việt Nam qua những quan sát trên người Nam Kỳ).

    Cái cảm giác đầu tiên của một người ngoại quốc khi nhìn thấy dân tộc nầy là một sự ghê tởm tột độ. Cái gương mặt phẳng phiu, chẳng có chút nào phản ứng, cái mủi lẹp và cặp môi vảnh lên, đỏ choét và đen xì vì ăn trầu, chẳng giống gì hết cái quan niệm thẩm mỹ của chúng ta.

    Đó là một giống dân thấp bé, chúng ta cao sức vóc hơn họ rất nhiều, hoặc vì bẩm sinh của họ, hoặc vì họ thiếu vệ sinh. Về bản tánh, có thể so sánh với bọn nô lệ, dốt nát, lười biếng, sợ sệt…Một cách tổng quát, dân tộc nầy vô cảm với nghệ thuật, âm nhạc của họ thì buồn chán không hợp chút nào với chúng ta và chắc chắn họ chẳng hiểu gì âm nhạc của chúng ta, họ không biết khoa điêu khắc, thơ phú thì nghèo nàn và không biết nhảy múa. Kiến thức văn chương chỉ gom tụ lại vài chữ nho, còn khoa học thì tốt hơn đừng nói đến. Cách ăn uống của họ không vệ sinh, họ uống nước dơ bẩn ở hồ ao, cùng lắm là lọc với chút phèn, thức ăn thì chỉ có cá ít nhiều tươi, nước mắm, dưa leo và một vài trái cây lặt vặt…Quần áo của họ thì chỉ rời cơ thể họ khi rách nát, họ mặc không đủ ấm nên những buổi sáng tháng 12, tháng giêng họ run lập cập, do đó trẻ con chết nhiều vì sưng phổi và sưng ruột. Nhà cửa của họ thì hoặc là các chòi lá, hoặc cất theo lối nhà sàn trên bùn đất, nhưng nói chung bẩn thỉu…Cách đi của họ rất lạ kỳ, đàn ông lẫn đàn bà đều đi chàng hãng và cách họ ngồi chồm hổm trông thật mệt nhọc đối với chúng ta…

    Người Annam chỉ có hai thứ tuổi : hoặc là trẻ con, hoặc là người già, tuổi trẻ của họ kéo rất dài nhưng tuổi già của họ thật ngắn. Người già làm dáng với chiếc áo dài và khăn đóng, đi đứng ra vẻ bệ vệ với cây dù và chiếc quạt, miệng luôn ngậm điếu thuốc xệ ở môi dưới và họ chỉ nhả ra khi họ khạc xuống đất hay thay thuốc xỉa. Họ tiếp tục uống rượu nhiều hơn khi trẻ…

    Nếu người đàn ông Nam Kỳ không mấy đẹp, còn người đàn bà Nam Kỳ thì sao ? Trừ một thiểu số vợ của các nhà tai mắt thì duyên dáng với nước da trắng trẻo, còn đa số phụ nữ Nam Kỳ xấu xí, da mặt sần sùi, môi vảnh lên và đỏ vì nước trầu. Người phụ nữ Việt Nam có tướng đi rất xấu, hai tay đánh đàng xa và thân mình quay trái quay phải luôn. Tính họ lông bông, rất thich cờ bạc và đôi khi ăn cắp…

    Một số người Annam được chánh phủ ta tuyển vào quân đội được gọi là lính tập (nguyên văn : linhtaps). Họ mặc quân phục như lính của ta, và do sĩ quan ta điều khiển. Thật là khôi hài khi trông thấy mấy anh lính tập nhỏ bé nầy vừa hãnh diện vừa khó khăn trong bộ quân phục, nhất là đôi giày là một thứ cực hình cho họ và họ tháo bỏ đôi giày ngay khi có thể được. Họ có nhiều tự ái nên không muốn cho người Tây Phương rầy họ, nhưng nói chung họ là những người lính ngoan ngoản, nhưng điều khó khăn nhất là bắt họ phải cắt bộ tóc um tùm của họ.

    Một loại lính Việt thứ hai là mả tà (Matas) là lính phục vụ cho các quan hành chánh của chúng ta. Họ mặc quần coton trắng, đi chân không, áo xanh có viền vàng, nịt một sợi dây nịt to bản trong đó họ đựng thuốc hút và trầu, đầu đội một cái nón nhỏ che búi tóc. Họ được trang bị súng mousquetons, đứng gác trước các công sở, và một số tín cẩn được cho làm cai, đội, và thơ lại (les tholaï). Những hạ sĩ quan nầy nịnh chủ đến độ cởi giày cho chủ…» (Morice. Chapitre 3,4)

    Với những nhận định về trình độ lạc hậu, rừng rú của người Nam Kỳ/Việt Nam qua những mô tả như trên, thực dân Pháp đã áp dụng chánh sách khai& Phân hóa trên dải đất mà họ hoàn toàn làm chủ từ năm 1859 đến 1945. Chúng tôi thiết nghĩ, mặc dù là một thứ chiêu bài, và với tinh thần trịch thượng lẫn chủ tâm trục lợi, thực dân Pháp cũng thành khẩn trong việc «giáo hóa» dân Việt Nam mà họ xem là thiếu văn minh như Jules Ferry đã tuyên bố năm 1885 là nhiệm vụ của các dân tộc ưu việt là giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu : « le devoir des races supérieures est d’aider les races inférieures à sortir de leur barbarie » (Devillers, tr. 476)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    * :drmSau đây là Các Thước Fim về Sinh hoạt dân Cam vào ~ năm 1920's


    * :drmViệt Nam triều đình Huế 1896-45 + 1 số cảnh khai thác & Bóc lột công nhân thời Pháp thuộc
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    :drmViệt Nam / thời 1800-1900



    :drmHà Nội - Việt Nam 1800-1900:

  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Bối cảnh các thiết chế chính trị Cam & VN thời Pháp Thuộc :

    Chân Dung Các Vua Nhà Nguyễn (1802 - 1945):



    Chân Dung Các Nhà Vua KAM (1853--->) VUA Norodom I, VUA Sisowath, VUA Sisowath Monivong, VUA Norodom Sihanouk, VUA Norodom Suramarit, VUA Norodom Sihanouk trở lại & VUA Norodom Sihamoni:

    --- Gộp bài viết: 27/05/2015, Bài cũ từ: 27/05/2015 ---
    Riêng Tiểu sử Các vì vua Vương Quốc Cambodia cận kim có thể tham khảo theo link sau đây:

    http://www.ahvinhnghiem.org/VuaCambodia.html

Chia sẻ trang này