1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The Fall of Berlin 1945-Antony Beevor

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vacbay03, 20/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Bác có ebook cuốn Achtung thì cho em xin, tiếng Anh cũng được. Nếu thấy không quá khó nhai em sẽ dịch dần rồi post lên. :)
    Em đang tăm một cuốn nói về Albert Kesselring, ông này cũng truyền kì lắm. Phục vụ từ Wehrmacht tới Heer, mà chỗ nào cũng ngoại hạng.
    caonam_vOz thích bài này.
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Standgericht, tòa án quân sự, là phương pháp tự nhiên được Tổng hành dinh Fuhrer ủng hộ. Nó đã được phác thảo về mặt nguyên tắc. Chỉ sau khi Hồng quân tiến đến Oder vào đầu tháng hai, Hitler đã sao chép mệnh lệnh `Không lùi một bước" của Stalin năm 1942, với việc hình thành các toán chặn hậu. Nó bao gồm, như khoản 5 đã hướng dẫn, `Tòa án quân sự nên sử dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất có thể dựa trên nguyên tắc rằng những kẻ sợ cái chết danh dự trong trận chiến xứng đáng nhận lãnh cái chết ti tiện của những kẻ hèn nhát.' Điều này sau đó đã được xây dựng theo mệnh lệnh của Fuhrer ngày 09 tháng 3 ra lệnh thiết lập Standgericht Fliegende, tòa án quân sự di động. Nó gồm ba sĩ quan cao cấp, với hai nhân viên thư ký và đánh máy các tài liệu văn phòng, và quan trọng nhất, `Unteroffizier’ và ‘8 Mann als Exekutionskommando’ – 8 binh sĩ của đội hành quyết. Nguyên tắc chỉ đạo các hành động rất đơn giản: `Sự thương xót không được áp dụng’. Toà án bắt đầu làm việc vào ngày hôm sau, sẵn sàng xét xử tất cả các thành viên của Wehrmacht và Waffen SS.

    Cuộc chiến tranh chớp nhoáng của Hitler chống lại binh lính của ông ta cũng được mở rộng sang Không quân và Hải quân Đức trong một mệnh lệnh có chữ ký của Tướng Burgdorf. Ông hướng dẫn họ để đảm bảo rằng lãnh tụ trong mọi trường hợp đã được `neo vững chắc trong tư tưởng của đế chế chúng ta". Martin Bormann, không muốn Đảng Quốc xã chịu thua kém, cũng đã ban hành một mệnh lệnh với các Gauleiters (chỉ huy Quốc Xã) để ngăn chặn `sự hèn nhát và chiến bại' với án tử hình của toà án quân sự.

    Bốn ngày sau mệnh lệnh của Fuhrer thiết lập toà án quân sự lưu động (Standgericht Fliegende), Hitler ban hành thêm một mệnh lệnh, có thể do Bormann soạn thảo, về tư tưởng Quốc Xã trong quân đội. `Ưu tiên hàng đầu trong các nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo quân đội là kích động và làm cho binh sĩ cuồng tín về mặt chính trị và ông ta hoàn toàn chịu trách nhiệm với tôi về các hành vi Quốc Xã của họ.'

    Đối với Himmler, người đã rao giảng về sự tàn nhẫn dành cho những kẻ dao động, mệnh lệnh là quá căng thẳng. Không thông báo với Guderian, ông đến viện điều dưỡng của Hohenlychen, khoảng bốn mươi km về phía tây của Hassleben để nghỉ ngơi do bệnh cúm và được chăm sóc bởi bác sĩ riêng của mình. Guderian, khi nghe nói về tình hình hỗn loạn tại trụ sở chính của Himmler, đã lái xe đến Hassleben. Thậm chí Lammerding, tham mưu trưởng SS của Himmler, đã khẩn cầu ông làm điều gì đó. Biết rằng Thống chế SS đang ở Hohenlychen, Guderian đã đi đến đó thăm ông ta, dự đoán được chiến thuật nào sẽ được sử dụng. Ông nói rằng Himmler rõ ràng đã làm việc quá sức với tất cả các trách nhiệm trên các cương vị- Thống chế SS, tư lệnh Cảnh sát Đức, bộ trưởng nội vụ, chỉ huy trưởng quân dự bị và chỉ huy trưởng cụm tập đoàn quân Vistula. Guderian cho rằng ông nên từ chức tư lệnh cụm tập đoàn quân Vistula.

    Bởi vì rõ ràng rằng Himmler muốn vậy , nhưng không dám tự mình nói với Hitler, Guderian thấy được cơ hội của ông ta. `Vậy thì, ông sẽ cho phép tôi nói thay ông chứ?", ông nói. Himmler không thể từ chối. Đêm đó Guderian nói với Hitler và đề nghị Thượng tướng Gotthardt Heinrici thay thế. Heinrici là chỉ huy của tập đoàn quân Panzer 1, sau đó tham gia vào các trận đánh chống lại Konev ở khu vực đối diện Ratibor. Hitler, bất đắc dĩ phải thừa nhận rằng Himmler đã là một sự lựa chọn tai hại, đồng ý rất miễn cưỡng.

    Heinrici đến Hassleben để nhận bàn giao. Himmler, khi nghe ông ta đến, đã quay trở lại để bàn giao với thông báo vắn tắt về tình hình một cách đầy phô trương và tự biện hộ. Heinrici phải nghe bài phát biểu vô tận này cho đến khi chuông điện thoại reo. Himmler nghe điện thoại. Đó là Tướng Busse, người chỉ huy của Tập đoàn quân 9. Một sai lầm khủng khiếp đã diễn ra tại Kustrin. Hành lang dẫn tới pháo đài đã bị mất. Himmler kịp thời đưa điện thoại cho Heinrici. `Anh là người chỉ huy trưởng mới của cụm tập đoàn quân,' ông ta nói. `Anh hãy ra các mệnh lệnh có liên quan.' Và Thống chế SS rời khỏi căn phòng với sự vội vàng khiếm nhã.

    Cuộc chiến đấu tại các đầu cầu Oder hai bên Kizstrin rất khốc liệt và tàn bạo. Nếu quân đội Liên Xô chiếm một ngôi làng và tìm thấy bất kỳ đồng phục SA Đức Quốc xã hoặc hình chữ thập ngoặc trong một căn nhà nào, họ thường giết chết tất cả mọi người bên trong. Và các cư dân của một ngôi làng đã bị Hồng Quân chiếm và sau đó được giải phóng bởi một cuộc phản công của quân Đức `không có gì để nói về quân đội Nga’.

    Ngày càng nhiều binh sĩ Đức và lính nghĩa vụ trẻ cho thấy rằng họ không muốn chết một cách vô ích. Một người Thụy Điển từ Kustrin đến Berlin bằng xe hơi báo cáo cho tùy viên quân sự của Thụy Điển, Tướng Juhlin-Dannfel, rằng ông đã đi qua `hai mươi trạm kiểm soát của quân cảnh có nhiệm vụ bắt lính đào ngũ từ mặt trận'. Một người Thụy Điển khác đi qua khu vực báo cáo rằng có rất ít quân đội Đức và `binh lính trông thờ ơ do kiệt sức’.

    Các điều kiện rất tồi tệ. Oderbruch là một vùng đất bán canh tác ngập nước, với một số đê điều. Đào chiến hào để tránh pháo binh và các cuộc không kích là một công việc chán ngán, vì hầu hết các nơi bạn đào xuống chưa được một mét đều gặp nước. Tháng hai không lạnh như thường lệ, nhưng điều đó chẳng làm giảm được tình trạng ngập nước ở đáy chiến hào. Ngoài việc thiếu binh lính có kinh nghiệm, vấn đề chính của quân đội Đức là tình trạng thiếu đạn dược và nhiên liệu cho xe của họ. Ví dụ, tại sư đoàn Januar SS 30, trụ sở chính tại Kubelwagen chỉ có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Và pháo chỉ bắn khi được phép. Số lượng hàng ngày là hai trái đạn pháo cho mỗi khẩu.

    Hồng quân đào các ụ hoả lực theo hình dạng xúc xích hơi tròn, các hố cá nhân cũng được đào giống như vậy. Các tay súng bắn tỉa của họ chiếm lĩnh vị trí trong các bụi cây hoặc trên xà nhà của một ngôi nhà đổ nát. Sử dụng các phương pháp ngụy trang thành thạo, họ sẽ ở một chỗ từ sáu đến tám giờ mà không cần di chuyển. Mục tiêu hàng đầu của họ là sĩ quan và sau đó là lính mang thực phẩm. Lính Đức không thể di chuyển trong ánh sáng ban ngày. Và bằng cách hạn chế những sự di chuyển, các nhóm trinh sát của Liên Xô có thể thâm nhập vào tuyến phòng thủ mỏng yếu của Đức và bắt một người lính không may, một ‘cái lưỡi’, về phục vụ cho công tác tình báo thu thập thông tin. Các sĩ quan tiền sát pháo binh cũng giấu mình đi như những tay bắn tỉa, trong thực tế họ thích nghĩ về bản thân như những tay súng bắn tỉa theo một cách khác biệt, nhưng với loại súng lớn hơn.

    Một trong những khả năng ấn tượng nhất của Hồng quân, rất hữu ích tại các đầu cầu Oder, là xây dựng những cây cầu ngầm dưới mặt nước từ 25 tới 30 cm. Các phi công Đức, bay bằng Focke-Wulfs và Stukas, rất khó phát hiện những chỗ cạn nhân tạo được dựng trên cột này.

    Trong khi Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền, vẫn rao giảng về chiến thắng cuối cùng, Goebbels với cương vị chỉ huy Quốc Xã, và Uỷ viên Phòng vệ Đế chế phụ trách phòng thủ Berlin lại ra lệnh xây dựng các chướng ngại vật trong và xung quanh thành phố. Hàng chục ngàn dân thường bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là phụ nữ, đã bị huy động vắt kiệt những năng lượng ít ỏi còn sót lại để đào hào chống tăng.

    Sự bất bình về nạn quan liêu, thiếu năng lực, lãng phí thời gian cho các biện pháp phòng thủ vô ích của Đức quốc xã bắt đầu lan truyền, bất chấp sự trừng phạt dành cho kẻ chủ bại. `Trong toàn bộ cuộc chiến tranh', một sĩ quan tham mưu đã viết một cách cay độc 'Tôi chưa bao giờ thấy một cái hào chống tăng nào, của chúng ta hoặc của đối phương, có thể ngăn cản được một cuộc tấn công bằng xe tăng.' Quân đội phản đối xây dựng những rào cản vô nghĩa như vậy theo lệnh Đảng Quốc xã, bởi vì nó cản trở các tuyến giao thông quân sự về phía cao điểm Seelow và gây ra sự hỗn loạn ùn tắc với các dòng người tị nạn bây giờ mới vào thành phố từ những làng mạc phía tây của Oder.
    hk111333, thanhVNW, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  3. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Trong khi đó, những người nông dân ở Brandenburger đã phải ở lại vì họ có thể bị gọi vào lực lượng Volkssturm, thấy ngày càng khó khăn khi làm nông. Chủ trang trại là lãnh đạo địa phương của Đức Quốc xã, Ortsbauernfiihrer, đã ra lệnh trưng dụng xe và ngựa của họ để vận chuyển binh lính bị thương và đạn dược. Ngay cả xe đạp cũng bị trưng dụng để trang bị cho cái gọi là sư đoàn săn xe tăng. Nhưng mức độ mất mát trang thiết bị đáng kể nhất của Wehrmacht trong thời kỳ rút lui đầy thảm hoạ từ sông Vistula là tình trạng phải chiếm dụng vũ khí từ Volkssturm.

    Tiểu đoàn Volkssturm 16/69 tập trung tại Wriezen, ở rìa Oderbruch, gần tiền tuyến. Nó có không quá 113 người, trong đó có ba mươi hai người phụ trách phòng thủ ở phía sau và mười bốn người bị bệnh hoặc bị thương. Phần còn lại bảo vệ hàng rào chống xe tăng và các cây cầu. Họ có ba loại súng máy khác nhau, trong đó có vài khẩu của Nga, một khẩu súng phun lửa thiếu các bộ phận thiết yếu, ba khẩu súng ngắn Tây Ban Nha và 228 súng trường từ sáu quốc gia khác nhau. Người ta phải giả định rằng báo cáo về tình trạng vũ khí này là chính xác kể từ khi chính quyền huyện ở Potsdam ban hành một cảnh báo rằng, báo cáo sai về vấn đề này sẽ được coi là `tương đương với tội ác chiến tranh'. Nhưng trong nhiều trường hợp thậm chí vũ khí vô dụng như vậy cũng không được chuyển giao vì chỉ huy Đức quốc xã (Gauleiters) đã nói với lực lượng Volkssturm chỉ từ bỏ những vũ khí đã được Wehrmacht cho mượn lúc đầu.

    Các nhà lãnh đạo Đảng Quốc xã đã nghe từ các báo cáo của Gestapo rằng dân chúng ngày càng thể hiện sự khinh miệt với cái cách mà họ ra lệnh cho những người khác phải chết nhưng bản thân lại không làm gì. Những người tị nạn đặc biệt dường như 'rất cay đắng về sự hành xử của những nhân vật có tiếng tăm’. Để ngăn ngừa điều này, một cách thức tuyên truyền mị dân được tiến hành. Chỉ huy Quốc xã vùng Brandenburg kêu gọi Đảng viên tham gia tình nguyện chiến đấu nhiều hơn với khẩu hiệu, `Không khí trong lành ở mặt trận còn hơn một căn phòng ấm áp!'. Tiến sĩ Ley, người đứng đầu Tổ chức đảng Quốc xã, xuất hiện tại trụ sở Fuhrer với kế hoạch để nâng cao tinh thần của Freikorps Adolf Hitler với '40.000 tình nguyện viên cuồng tín'. Ông yêu cầu Guderian cho quân đội chuyển giao hơn 80,000 súng tiểu liên ngay lập tức. Guderian hứa với ông ta vũ khí sẽ sẵn sàng khi họ tuyển quân, vì biết rõ rằng đây thuần tuý chỉ là sự khoe khoang rỗng tuếch. Thậm chí Hitler cũng chẳng có ấn tượng gì.

    Trong vài tháng qua, Goebbels đã bị báo động về việc Hitler không xuất hiện trước công chúng. Cuối cùng ông đã thuyết phục ông ta đồng ý đến thăm chiến tuyến Oder, chủ yếu là để quay phim tuyên truyền. Chuyến viếng thăm của Hitler, vào ngày 13 tháng Ba, đã được giữ rất bí mật. Lính tuần tra SS xem xét tất cả các tuyến đường trước đó, sau đó đứng vào hàng ngay trước khi đoàn xe của Hitler đến. Trong thực tế Hitler đã không gặp một người lính nào. Chỉ huy các đơn vị được triệu tập không có lý do tới một trang viên cũ gần Wriezen, trước đây là của Blucher. Họ đã rất kinh ngạc khi thấy vẻ suy sụp của Fuhrer. Một sĩ quan đã viết về khuôn mặt ‘trắng bệt như phấn 'và 'đôi mắt lấp lánh của ông ta, làm tôi nhớ đến đôi mắt của một con rắn.' Tướng Busse, đội mũ trận và đeo kính, đã thuyết trình về tình hình quân đội của mình ở mặt trận. Khi Hitler nói về sự cần thiết phải giữ tuyến phòng thủ Oder, ông đã nói rõ ràng, một sĩ quan khác ghi lại, 'rằng những gì chúng ta có là những vũ khí cuối cùng và thiết bị có sẵn’.

    Cuộc nói chuyện đã làm Hitler kiệt sức. Trên cuộc hành trình trở lại Berlin, ông không nói một lời. Theo lời người lái xe của ông ta, ông ngồi đó 'chìm đắm trong suy nghĩ của mình’. Đó là cuộc hành trình cuối cùng của ông. Ông ta không còn bao giờ rời khỏi Văn phòng Đế chế một lần nữa lúc còn sống.


    Mục tiêu Berlin


    Vào ngày 8 tháng Ba, ngay khi chiến dịch quân sự ở Pomerania lên đến đỉnh điểm, Stalin bất ngờ triệu tập Zhukov trở lại Moscow. Đây là điều rất lạ khi lôi một chỉ huy Phương diện quân ra khỏi trụ sở chính của mình vào lúc này. Zhukov lái xe thẳng từ sân bay trung tâm đến ngôi nhà ở nông thôn của Stalin, nơi lãnh tụ Liên Xô dùng để nghỉ ngơi khi kiệt sức và căng thẳng.

    Sau khi Zhukov báo cáo về chiến dịch quân sự ở Pomerania và các trận đánh tại các đầu cầu Oder, Stalin dẫn ông ra ngoài đi dạo xung quanh. Ông ta kể về thời thơ ấu của mình. Khi họ quay về nhà để uống trà, Zhukov hỏi Stalin có nghe thông tin gì về về con trai của ông, Yakov Djugashvili, người bị quân Đức bắt làm tù binh từ năm 1941. Stalin đã từ bỏ con trai mình sau đó vì cho rằng anh ta đã tự cho phép mình bị bắt, nhưng bây giờ thái độ của ông dường như đã thay đổi. Ông không trả lời câu hỏi Zhukov ngay lúc đó. 'Yakov sẽ không bao giờ được ra khỏi tù khi còn sống', cuối cùng ông nói. `bọn giết người sẽ xử bắn nó. Theo những thông tin mà chúng ta điều tra được, bọn chúng đang cách ly nó và cố thuyết phục nó phản bội Tổ quốc.' Ông im lặng một lúc lâu. 'Không,' ông nói chắc chắn. 'Yakov chấp nhận hy sinh trong bất kỳ tình huống nào chứ không phản bội Tổ quốc."

    Khi Stalin đề cập đến 'những thông tin mà chúng ta điều tra được’, tất nhiên đó là thông tin do Abakumov cung cấp. Những tin tức mới nhất của Yakov đến từ Tướng Stepanovic, một chỉ huy của lực lượng hiến binh Nam Tư. Stepanovic được quân đội của Zhukov trả tự do vào cuối tháng Giêng, nhưng sau đó bị SMERSH bắt lại để thẩm vấn. Stepanovic trước đó đã ở tại Straflager XC ở Lubeck với Thượng uý Djugashvili. Theo Stepanovic, Yakov đã cư xử ‘độc lập và kiêu hãnh'. Anh đã từ chối đứng dậy nếu một sĩ quan Đức bước vào phòng của anh và quay lưng lại khi họ nói chuyện với anh. Quân Đức đã giam anh trong một xà lim kỷ luật. Mặc dù có một cuộc phỏng vấn in trên báo chí Đức, Yakov Djugashvili khẳng định rằng anh chưa bao giờ trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bất cứ ai. Sau một cuộc đào thoát khỏi trại giam, anh đã bị đưa đến một địa điểm không rõ. Cho đến ngày nay, cái chết của anh là không rõ ràng, mặc dù câu chuyện phổ biến nhất là anh đã lao mình vào hàng rào trại giam để buộc các lính gác nổ súng. Stalin có thể thay đổi thái độ đối với con trai của mình, nhưng ông vẫn không tha thứ cho hàng trăm ngàn tù binh Xô viết khác, những người trong nhiều trường hợp đã phải chịu đựng một số phận còn tồi tệ hơn Yakov.

    Stalin thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện. Ông nói rằng ông đã 'rất hài lòng" với kết quả của hội nghị Yalta. Roosevelt đã tỏ ra rất thân thiện. Thư ký của Stalin, Poskrebyshev, sau đó đi vào đưa giấy tờ cho Stalin ký. Đây là một tín hiệu cho Zhukov ra đi, nhưng đó cũng là lúc Stalin giải thích lý do về việc triệu tập Zhukov khẩn cấp đến Moscow. 'Hãy đến Stavka (Tổng hành dinh Hồng quân),' ông nói với Zhukov, 'và nghiên cứu các công tác chuẩn bị cho chiến dịch Berlin với Antonov. Chúng ta sẽ họp ở đây vào ngày mai lúc 13.00'.
    Antonov và Zhukov, rõ ràng cảm nhận được rằng có lý do để gấp rút, đã làm việc suốt đêm. Sáng hôm sau, Stalin thay đổi cả thời gian và địa điểm. Ông đi đến Moscow, mặc dù tình trạng sức khoẻ yếu, do đó một cuộc họp đầy đủ được diễn ra tại Stavka với Malenkov, Molotov và các thành viên khác của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Antonov đã trình bày kế hoạch của mình. Khi ông trình bày xong, Stalin đã phê duyệt và nói ông ra các mệnh lệnh về kế hoạch chi tiết.
    hk111333, caonam_vOz, danngoc1 người khác thích bài này.
  4. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Zhukov nhìn nhận trong hồi ký của mình rằng 'khi chúng tôi lập kế hoạch về chiến dịch Berlin, chúng tôi đã tính đến hành động của các nước đồng minh'. Ông thậm chí còn thừa nhận mối lo ngại rằng 'người Anh vẫn ấp ủ giấc mơ chiếm lấy Berlin trước Hồng quân’. Tuy nhiên những gì ông không đề cập đến, là vào ngày 07 tháng 3, một ngày trước khi Stalin triệu tập ông khẩn trương đến Moscow, quân đội Mỹ đã chiếm giữ cây cầu ở Remagen. Stalin đã ngay lập tức nhìn thấy đằng sau hành động của các Đồng minh phương Tây, là ý định tràn đến tuyến phòng thủ sông Rhine một cách nhanh chóng.

    Mong muốn tiến đến Berlin của người Anh đã không che dấu được Stalin. Trong chuyến viếng thăm của Churchill đến Moscow vào tháng Mười năm 1944, Thống chế Sir Alan Brooke nói với Stalin rằng sau cuộc bao vây ở vùng Ruhr, 'trục chính trên hướng tiến công của quân Đồng Minh sẽ dẫn đến Berlin’. Churchill đã nhấn mạnh lại quan điểm. Họ hy vọng cắt rời khoảng 150,000 quân Đức ở Hà Lan, 'sau đó tiến vững chắc tới Berlin.’ Stalin đã không bình luận gì.

    Stalin có một lý do rất mạnh mẽ khi muốn Hồng Quân chiếm Berlin đầu tiên. Trong tháng 5 năm 1942, ba tháng trước khi bắt đầu trận đánh Stalingrad, ông đã triệu tập Beria và các các nhà vật lý nguyên tử hàng đầu tới Dacha (ngôi nhà ở nông thôn) của mình. Ông đã rất tức giận khi nghe báo cáo từ các điệp viên rằng Hoa Kỳ và Anh đang chế tạo một quả bom hạt nhân. Stalin đổ lỗi cho các nhà khoa học Liên Xô vì đã không nhận thức được những mối đe dọa nghiêm trọng, nhưng ông là người đã gạt bỏ thông tin tình báo đầu tiên về vấn đề này như một 'sự khiêu khích'. Thông tin này đến từ kẻ phản bội người Anh John Cairncross vào tháng 11 năm 1941. Việc gạt bỏ thông tin một cách giận dữ của Stalin là hành động lặp lại cách mà ông ta phản ứng khi được cảnh báo về cuộc xâm lược của Đức sáu tháng trước đó.

    Trong hơn ba năm kế tiếp, chương trình nghiên cứu hạt nhân của Liên Xô, có mật danh là chiến dịch Borodino, đã được tăng tốc đáng kể với những thông tin nghiên cứu chi tiết của dự án Manhattan do những người có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Klaus Fuchs cung cấp. Beria đích thân giám sát công việc và cuối cùng đã đặt đội ngũ các nhà khoa học của giáo sư Igor Kurchatov dưới sự kiểm soát hoàn toàn của NKVD.

    Điều cản trở chính của chương trình Liên Xô, tuy nhiên, là vấn đề thiếu uranium. Chưa có mỏ uranium nào được tìm thấy ở Liên Xô. Các nguồn dự trữ chính ở châu Âu nằm ở Saxony và Tiệp Khắc, dưới sự kiểm soát của Đức Quốc xã, nhưng trước khi Hồng quân tiến đến Berlin, chỉ có các thông tin sơ sài về các mỏ uranium ở đó. Theo chỉ thị của Beria, Ủy ban Thương mại của Liên Xô tại Mỹ đã yêu cầu Hội đồng quản trị công việc sản xuất thời chiến của Mỹ bán tám tấn uranium oxide. Sau khi tham khảo ý kiến với Thiếu tướng Groves, người đứng đầu Dự án Manhattan, chính phủ Mỹ cho phép cung cấp hoàn toàn, chủ yếu là hy vọng tìm hiểu những gì Liên Xô định làm.

    Mỏ urani đã được phát hiện tại Kazakhstan vào năm 1945, nhưng vẫn không đủ số lượng. Do đó hy vọng lớn nhất của Stalin và Beria trong việc thúc đẩy dự án phát triển nhanh chóng nằm ở việc chiếm lấy các nguồn cung cấp uranium của Đức trước quân Đồng minh phương Tây. Beria được biết từ các nhà khoa học Liên Xô làm việc ở đó rằng Viện Vật lý Kaiser Wilhelm tại Dahlem, vùng ngoại ô phía tây nam của Berlin, là trung tâm nghiên cứu nguyên tử của Đức. Công việc được thực hiện dưới một boongke được gọi là `Virus House', mật mã được đặt để ngăn ngừa việc tìm hiểu. Bên cạnh boongke này là Blitzturm, hoặc 'tháp thu lôi', là nơi đặt một máy gia tốc có khả năng tạo ra 1,5 triệu volt. Beria, tuy nhiên, không biết rằng hầu hết các nhà khoa học, thiết bị và vật liệu của Viện Kaiser Wilhelm, bao gồm bảy tấn uranium oxide, đã được sơ tán đến Haigerloch trong Rừng Đen. Nhưng sự sơ sót của một tay quan liêu người Đức đã dẫn đến việc một chuyến hàng nữa được gửi đến Dahlem thay vì Haigerloch. Việc tiến đến Dahlem vội vã không phải là hoàn toàn vô ích.

    Chưa hề có bất kỳ sự nghi ngờ nào trong tâm trí của các nhà lãnh đạo Đức Quốc xã rằng trận đánh Berlin sẽ là đỉnh cao của cuộc chiến. 'Chủ Nghĩa Quốc Xã ,' Goebbels luôn nhấn mạnh, 'hoặc sẽ giành chiến thắng tại Berlin hoặc chết tại Berlin.' Có lẽ không nhận thức rằng ông ta đang trích dẫn Karl Marx, ông đã từng tuyên bố rằng bất cứ ai sở hữu 'Berlin sẽ sở hữu nước Đức’. Stalin, mặt khác, chắc chắn biết phần trích dẫn còn lại của Marx: 'Và bất cứ ai kiểm soát nước Đức, sẽ kiểm soát châu Âu.’

    Các nhà lãnh đạo chiến tranh của Mỹ, tuy nhiên, rõ ràng là không quen thuộc với châm ngôn kiểu châu Âu như vậy. Có lẽ sự thiếu hiểu biết về chính trị của châu Âu đã kích động Brooke với nhận xét khắc nghiệt của mình sau một buổi vừa ăn sáng vừa làm việc với Eisenhower tại London ngày 06 tháng 3: 'không nghi ngờ rằng ông [Eisenhower] là một nhân cách hấp dẫn nhất và đồng thời [có] một bộ não rất, rất hạn chế từ một quan điểm chiến lược."

    Vấn đề cơ bản, mà Brooke không hoàn toàn nhận thấy, là người Mỹ ở giai đoạn đó chỉ đơn giản là không đặt châu Âu trong các vấn đề chiến lược. Họ có một mục tiêu đơn giản và hạn chế: Giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Đức một cách nhanh chóng, với càng ít thương vong càng tốt, và sau đó tập trung chống Nhật Bản. Eisenhower - như Tổng thống của mình, Tổng tham mưu trưởng, và các quan chức cấp cao – đã không nhìn xa và hoàn toàn hiểu sai tính cách của Stalin. Điều này làm các đồng nghiệp Anh bực tức và dẫn đến việc rạn nứt trong liên minh phương Tây. Một số sĩ quan Anh thậm chí còn gọi sự kính trọng của Eisenhower dành cho Stalin như là ‘have a Go, Joe’, (Làm một cú đi, Joe-ND), một câu chào mời của gái mại dâm London khi gạ gẫm lính Mỹ.

    Ngày 2 tháng 3, Eisenhower đánh điện cho Thiếu Tướng John R. Deane, sĩ quan liên lạc Mỹ ở Moscow, 'Với đà tiến triển mạnh mẽ của các chiến dịch tấn công của Liên Xô, có khả năng có sự thay đổi lớn nào trong kế hoạch của Liên Xô từ những gì đã được trình bày cho Tedder [vào ngày 15 tháng 1]?'. Sau đó ông hỏi liệu sẽ có 'việc tạm lắng các hoạt động quân sự từ giữa tháng Ba đến giữa tháng Năm’ hay không. Nhưng Deane không thể moi được bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào từ Tướng Antonov. Và khi cuối cùng họ tuyên bố ý định, họ đã cố tình đánh lừa Eisenhower để che giấu quyết tâm chiếm Berlin trước của họ.
    hk111333, caonam_vOzKhucthuydu2 thích bài này.
  5. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Trong sự khác biệt trong quan điểm về chiến lược, tính cách không tránh khỏi đóng một vai trò lớn. Eisenhower nghi ngờ rằng những yêu cầu của Montgomery được chỉ huy một cuộc đột kích riêng lẻ đẫm máu nhằm vào Berlin được thúc đẩy chỉ bởi tham vọng kiêu căng khó chịu (donna prima). Montgomery không che giấu niềm tin của mình rằng ông nên là tư lệnh chiến trường trong khi Eisenhower được đặt ở vị trí bù nhìn. Trên tất cả, sự khoác lác không dung thứ được của Montgomery sau trận chiến Ardennes rõ ràng đã củng cố những nhận xét xấu của Eisenhower về ông ta. 'Quan hệ của ông với Monty khá là không hòa hợp,' Thống chế Sir Alan Brooke đã viết trong nhật ký của mình sau cuộc họp trong lúc ăn sáng ngày 6 tháng Ba. 'Ông chỉ nhìn thấy mặt tồi tệ nhất của Monty. '

    Tuy nhiên, người Mỹ, với một số biện minh, cảm thấy rằng trong mọi trường hợp Montgomery sẽ là sự lựa chọn tồi tệ nhất để chỉ huy một cuộc đột kích nhanh. Ông nổi tiếng về sự mô phạm trong các chi tiết tham mưu đến mức ông đã mất thời gian nhiều hơn bất kỳ một tướng lãnh nào để phát động một cuộc tấn công.

    Tập đoàn quân Zest của Montgomery ở phía bắc tại Wesel phải đối mặt với đội hình tập trung lớn nhất của quân đội Đức. Vì thế, ông lên kế hoạch vượt qua sông Rhine bằng những cuộc đổ bộ quy mô lớn và các chiến dịch không vận. Nhưng việc thực hiện được chuẩn bị tỉ mỉ của ông lại bị ưu tiên bởi những sự cố xa hơn về phía nam. Phản ứng điên cuồng của Hitler đối với việc tăng viện nhanh chóng của Tập đòan quân 1 Hoa Kỳ tại đầu cầu sông Remagen là mệnh lệnh tung ra những cuộc phản công mạnh mẽ . Điều này làm giảm sự phòng thủ ở các khu vực khác của sông Rhine. Ngay sau đó, Tập đoàn quân 3 của Patton, vốn đã càn quét khu vực Palatinate với một sự trình diễn gợi nhớ tới chỉ huy kỵ binh địa phương Prince Rupert, đã vượt qua sông tại một số điểm phía nam của Koblenz.

    Sau khi tập đoàn quân 21 của Montgomery cũng vượt qua sông Rhine vào buổi sáng ngày 24 tháng 3, Eisenhower, Churchill và Brooke gặp nhau trên bờ sông trong tâm trạng phấn khích. Montgomery tin rằng Eisenhower sẽ cho phép ông tấn công về hướng Đông Bắc, phía bờ biển Baltic ở Lubeck và thậm chí Berlin. Ông đã sớm tỉnh ngộ.

    Tướng Hodges đã xây dựng đầu cầu Remagen và Patton, trong một thời gian khá ngắn, đã thiết lập đầu cầu chính của mình ở phía nam của Mainz. Eisenhower ra lệnh cho họ hợp quân tấn công về phía đông trước khi Tập đoàn quân 1 của Hodges ngoặt sang trái bao vây Ruhr từ phía nam. Sau đó ông, với việc mất tinh thần hoàn toàn của Montgomery, tách tập đoàn quân 9 của Simpson từ cụm tập đoàn quân 21 của ông ta, và ra lệnh cho Montgomery tiến công đến Hamburg và Đan Mạch, không phải Berlin.

    Tập đoàn quân 9 Mỹ được bố trí ở mạn bắc của chiến dịch Ruhr để bao vây Cụm Tập đoàn quân của Thống chế Model đang bảo vệ khu vực công nghiệp cuối cùng của Đức. Cú đánh lớn nhất vào niềm hy vọng của người Anh trong việc đột kích về hướng Đông Bắc nhằm vào Berlin là quyết định của Eisenhower ngày 30 tháng 3 tập trung các nỗ lực vào miền Trung và miền Nam nước Đức.

    Cụm tập đoàn quân 12 của Bradley, được tăng cường thêm tập đoàn quân 9, băng qua trung tâm nước Đức ngay sau khi nó chiếm Ruhr để tiến đến Leipzig và Dresden. Ở phía Nam, Cụm tập đoàn quân số 6 của Tướng Devers tiến đến Bayern và phía Bắc Áo. Sau đó, đối với sự tức giận của Tổng tham mưu Trưởng Anh, người đã không được tư vấn về tầm quan trọng của sự thay đổi quan trọng trong kế hoạch tổng thể, Eisenhower thông báo chi tiết kế hoạch của mình cho Stalin vào cuối tháng 3 mà không nói cho họ, hay người Phó Tư lệnh người Anh của mình, Thống chế tham mưu trưởng Không quân Tedder biết. Vấn đề này, được gọi là SCAF-252, đã trở thành một vấn đề gay gắt giữa hai đồng minh.

    Eisenhower đẩy mạnh cuộc tấn công của mình ở phía nam một phần vì ông tin rằng Hitler sẽ rút quân đội của mình về Bavaria và Tây Bắc Áo để thiết lập tuyến phòng thủ cuối cùng tại Alpenfestung, hoặc Pháo đài Alpine. Ông thừa nhận sau này trong hồi ký của mình rằng Berlin là 'biểu tượng chính trị và tâm lý quan trọng còn lại của quyền lực Đức', nhưng ông tin rằng 'đó là điều không hợp lý và cũng không phải là mục tiêu mong muốn nhất của các lực lượng đồng minh phương Tây’. Ông biện minh cho quyết định này với lý do Hồng quân ở sông Oder gần (Berlin) hơn nhiều và các nỗ lực hậu cần sẽ có nghĩa là ngăn chặn các tập đoàn quân ở trung tâm và miền Nam của mình, và mục tiêu của ông trong việc gặp gỡ với Hồng quân là để chia cắt nước Đức ra làm hai.

    Trên bờ sông Rhine chỉ sáu ngày trước, Churchill đã hy vọng rằng 'quân đội của chúng ta sẽ tấn công mà không gặp sự kháng cự hoặc kháng cự yếu ớt và sẽ tiến đến Elbe, hoặc thậm chí Berlin, trước con Gấu (Nga)'. Ông bây giờ hoàn toàn xuống tinh thần. Dường như Eisenhower và Marshall đã quá quan tâm đến việc xoa dịu Stalin. Chính quyền Xô Viết rõ ràng đã tức giận về việc máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ một số máy bay của họ trong không chiến. Phản ứng của họ tương phản mạnh mẽ với những nhận xét của Stalin với Tedder vào tháng Giêng rằng những tai nạn như vậy thường xảy ra trong chiến tranh. Vụ việc đã xảy ra vào ngày 18 tháng ba ở khu vực giữa Berlin và Kustrin. Phi công chiến đấu không quân Mỹ nghĩ rằng họ đã giao chiến với tám máy bay Đức và tuyên bố phá hủy hai Force-Wulf. Không quân Liên Xô, mặt khác, khẳng định rằng tám chiếc máy bay đó là của Liên Xô và sáu máy bay đã bị bắn rơi, với hai phi công chết và một bị thương nặng. Những sai lầm đã được đổ lỗi cho 'những hành động tội phạm của các cá nhân trong lực lượng không quân Mỹ.’
    hk111333, caonam_vOzKhucthuydu2 thích bài này.
  6. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Trớ trêu thay, người gây ra sự khiêu khích lớn nhất với Liên Xô vào thời điểm này lại là người Mỹ, Allen Dulles của OSS (Office of Strategic Services-Văn Phòng Dịch Vụ Chiến Lược-Tình báo Mỹ-ND) tại Berne. Dulles đã được Obergruppenfuhrer SS Karl Wolff tiếp cận để bàn về một hiệp ước đình chiến ở phía bắc Italy. Yêu cầu của các nhà lãnh đạo Liên Xô trong việc tham gia vào các cuộc đàm phán đã bị từ chối do e ngại Wolff có thể phá vỡ đàm phán. Đây là một sai lầm.

    Churchill thừa nhận rằng Liên Xô đã bị báo động theo cách có thể hiểu được. Stalin rõ ràng lo sợ về một nền hòa bình riêng rẽ trên mặt trận phía Tây. Cơn ác mộng định kỳ của ông ta là một quân đội Wehrmacht hồi sinh được hỗ trợ bởi người Mỹ, thậm chí kể cả điều này là một nỗi sợ hãi vô lý. Đại đa số các đơn vị thiện chiến nhất của Đức hoặc đã bị nghiền nát, bị bắt hoặc bị bao vây, và ngay cả khi người Mỹ có cung cấp tất cả các loại vũ khí trên thế giới, quân Đức trong năm 1945 đã không còn là cỗ máy chiến tranh của năm 1941.

    Stalin cũng nghi ngờ rằng việc một số lượng rất lớn quân đội Wehrmacht đầu hàng người Mỹ và người Anh ở phía tây Đức đã cho thấy đó không chỉ là nỗi sợ hãi của họ khi phải trở thành tù binh của Hồng quân. Ông nghĩ rằng nó là một phần của một nỗ lực cố ý bỏ ngỏ mặt trận phía Tây cho phép người Mỹ và Anh chiếm Berlin trước. Trong thực tế, lý do của việc đầu hàng hàng loạt tại thời điểm đó là do Hitler từ chối cho phép bất kỳ một sự rút lui nào. Nếu ông ta rút quân đội của mình về để bảo vệ sông Rhine sau sự sụp đổ Ardennes, quân Đồng minh sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ rất khó khăn. Nhưng ông đã không làm vậy, và điều này cho phép họ sập bẫy rất nhiều sư đoàn Đức phía tây của sông Rhine. Tương tự như vậy, tuyến phòng thủ cố định của Thống chế Model ở Ruhr tất nhiên bị tiêu diệt. 'Chúng tôi nhờ vào Hitler rất nhiều," Eisenhower nhận xét sau đó.

    Trong mọi trường hợp, Churchill cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng cho đến khi ý định về thời hậu chiến của Stalin đối với trung tâm châu Âu rõ ràng hơn, phương Tây sẽ phải dùng tất cả những quân bài tốt có sẵn để mặc cả với ông ta. Báo cáo gần đây về những gì đã xảy ra ở Ba Lan, với bắt giữ hàng loạt các nhân vật nổi bật, những người có thể không ủng hộ chế độ Sô Viết, cho thấy một cách mạnh mẽ rằng Stalin không có ý định cho phép một chính phủ độc lập để phát triển. Molotov cũng đã trở nên rất hung hăng. Ông ta đã từ chối cho phép bất kỳ đại diện phương Tây nào vào Ba Lan. Trong thực tế, cách diễn giải tổng quát của ông ta về thỏa thuận tại Hội nghị Yalta rất khác so với những gì mà cả người Anh và người Mỹ hiểu về 'từ ngữ và tinh thần' phù hợp của họ.

    Sự tự tin trước đây của Churchill dựa trên việc Stalin không can thiệp vào Hy Lạp giờ đây đã bắt đầu tan rã. Ông nghi ngờ rằng cả ông và Roosevelt đã là nạn nhân của một vụ lừa đảo lớn. Churchill vẫn dường như không nhận ra rằng Stalin luôn đích thân đánh giá người khác. Ông ta đã hành động theo nguyên tắc mà Churchill, sau tất cả các ý kiến của mình tại Hội nghị Yalta về việc phải đối mặt với Hạ Viện (House of Commons) về chủ đề Ba Lan, chỉ đơn giản là cần một chút hào nhoáng dân chủ giả tạo để làm im lặng bất kỳ nhà phê bình nào cho đến khi mọi thứ đã được giải quyết và không thể thay đổi. Stalin dường như tức giận với những khiếu nại được nhắc lại của Churchill về hành vi của Liên Xô tại Ba Lan.

    Chính quyền Xô Viết đã nhận thức rõ về những bất đồng về quân sự và chính trị chủ yếu giữa các nước đồng minh phương Tây, ngay cả khi họ không biết tất cả các chi tiết ngay lập tức. Sự rạn nứt thậm chí còn lớn hơn sau khi Eisenhower gửi thông tin SCAF-252 cho Stalin. Eisenhower, bị cắn rứt bởi các phản ứng giận dữ của người Anh, sau đó đã viết rằng Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp, sau chuyến thăm của Tedder đến Moscow vào tháng Giêng, đã cho phép ông nói chuyện trực tiếp với Moscow 'về các vấn đề thuần tuý quân sự'. 'Trong chiến dịch sau đó', ông viết, 'giải thích của tôi về việc uỷ quyền này bị ông Churchill chất vấn một cách gay gắt. Khó khăn phát sinh từ sự thật rất đời thường rằng chính trị và các hoạt động quân sự không bao giờ bị tách rời hoàn toàn.' Trong mọi trường hợp, quan điểm của Eisenhower cho rằng Berlin chính nó đã 'không còn là một mục tiêu đặc biệt quan trọng' đã chứng minh một sự ngây thơ đáng ngạc nhiên.

    Tuy nhiên sự trớ trêu là quyết định của Eisenhower bỏ qua Berlin gần như chắc chắn là một quyết định đúng, mặc dù với những lý do hoàn toàn sai lầm. Đối với Stalin, việc Hồng quân chiếm Berlin không phải để mặc cả về vị trí, địa vị trong trò chơi thời hậu chiến. Ông xem tầm quan trọng của nó còn xa hơn vậy nữa. Nếu bất kỳ đơn vị nào của lực lượng đồng minh phương Tây vượt qua sông Elbe và tiến đến Berlin, họ sẽ gần như chắc chắn bị cảnh cáo bởi các lực lượng không quân Liên Xô, và pháo binh, nếu trong tầm bắn. Stalin sẽ không hối tiếc trong việc lên án các đồng minh phương Tây và buộc họ tội phiêu lưu. Trong khi Eisenhower nghiêm trọng đánh giá thấp tầm quan trọng của Berlin, Churchill, mặt khác, lại đánh giá thấp quyết tâm của Stalin để chiếm lấy thành phố với bất cứ giá nào và sự vi phạm trắng trợn đạo đức đích thực, sẵn sàng đương đầu với bất kỳ nỗ lực nào của phương Tây nhằm cướp đi phần thưởng của Hồng quân ngay trước mũi của nó.

    Vào cuối tháng ba, trong khi các sĩ quan tham mưu Anh và Mỹ bất đồng về kế hoạch của Eisenhower, Stavka tại Moscow đã chỉnh sửa lần cuối 'chiến dịch Berlin’. Zhukov rời trụ sở của mình vào sáng 21 tháng 3 để bay trở lại Moscow, nhưng thời tiết xấu buộc ông hạ cánh ở Minsk ngay sau buổi trưa. Ông đã nói chuyện với Ponomarenko, thư ký của Đảng Cộng sản Belorussia vào buổi chiều, và khi thời tiết vẫn chưa được cải thiện, ông đi tàu đến Moscow.

    Bầu không khí trong điện Kremlin là vô cùng căng thẳng. Stalin tin rằng người Đức sẽ làm mọi thứ có thể để thương lượng với các nước đồng minh phương Tây nhằm ngăn chặn Hồng quân ở phía đông. Các cuộc đàm phán của Mỹ tại Berne với Tướng Wolff về một khả năng ngừng bắn ở miền Bắc nước Ý dường như xác nhận nỗi lo sợ tồi tệ nhất của ông. Tuy nhiên, sự nghi ngờ mạnh mẽ của lãnh đạo Liên Xô đã không tính đến sự cuồng tín của Hitler. Hoàn cảnh xung quanh ông ta có thể dẫn đến việc đàm phán hoà bình, nhưng bản thân Hitler biết rằng đầu hàng dưới mọi hình thức, kể cả đầu hàng đồng minh phương Tây, chỉ đem lại cho ông ta không lối thoát, sự nhục nhã và giá treo cổ. Sẽ không có vấn đề thương lượng nếu không có một số hành động đảo chính táo bạo chống lại Hitler.
    hk111333, caonam_vOzKhucthuydu2 thích bài này.
  7. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Zhukov, người chịu trách nhiệm chiếm Berlin, cũng chia sẻ nỗi lo sợ của Stalin rằng quân Đức sẽ bỏ ngỏ mặt trận của họ cho người Anh và người Mỹ. Ngày 27 tháng Ba, hai ngày trước khi ông đến Moscow, phóng viên Reuters tại Cụm tập đoàn quân 21 đã viết rằng Quân đội Mỹ và Anh tiến đến trung tâm của nước Đức đã không gặp phải kháng cự. Các báo cáo của Reuters đã rung chuông báo động Moscow.

    'Mặt trận Đức ở phía tây đã hoàn toàn sụp đổ,' là điều đầu tiên Stalin nói với Zhukov khi cuối cùng ông ta đến được Moscow. 'Có vẻ như binh lính của Hitler không muốn thực hiện bất kỳ biện pháp nào để ngăn chặn đồng minh tiến công. Đồng thời họ tăng cường lực lượng trên các hướng chính chống lại chúng ta.' Stalin chỉ vào bản đồ, sau đó gõ tàn thuốc từ ống tẩu của mình. 'Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một trận chiến nghiêm trọng’.

    Zhukov đưa ra sơ đồ thông tin tình báo của Phương diện quân của ông và Stalin nghiên cứu nó. 'Khi nào thì quân đội của chúng ta có thể bắt đầu tiến công trên hướng Berlin?' ông hỏi. 'Phương diện quân Byelorussia 1 sẽ có thể tiến công trong hai tuần nữa,' Zhukov trả lời. `Hiển nhiên là Phương diện quân Ukraina 1 cũng sẽ sẵn sàng tiến công cùng thời điểm. Và theo thông tin của chúng tôi, Phương diện quân Byelorussia sẽ thanh toán hết quân địch ở Danzig và Gdynia vào giữa tháng tư. 'Được,' Stalin trả lời. 'Chúng ta sẽ phải bắt đầu mà không cần chờ đợi Phương diện quân của Rokossovsky.' Ông đi đến bàn làm việc và đọc lướt qua một số giấy tờ, sau đó chuyển cho Zhukov một lá thư. 'Đây, đọc cái này,' Stalin nói. Theo Zhukov, lá thư của 'một người nước ngoài có thiện chí' cảnh báo lãnh đạo Xô viết về cuộc đàm phán bí mật giữa các đồng minh phương Tây và Đức Quốc Xã. Tuy nhiên, nó cho thấy rằng người Mỹ và Anh đã từ chối đề nghị của Đức về một nền hòa bình riêng rẽ, nhưng các khả năng của người Đức bỏ ngỏ các tuyến đường đến Berlin là 'không thể loại trừ.’
    `Vậy thì, anh có thể nói gì nào?" Stalin nói. Không đợi câu trả lời, ông nói tiếp, 'tôi nghĩ rằng Roosevelt sẽ không vi phạm các thỏa thuận Yalta, nhưng đối với Churchill ... con người này có khả năng làm bất cứ điều gì."

    Lúc 8 giờ tối ngày 31 tháng Ba, đại sứ Mỹ Averell Harriman, và người đồng cấp Anh, Sir Archibald, thư Ký Kerr, đi đến Điện Kremlin, có Tướng Deane đi kèm. Họ gặp Stalin, Tướng Antonov và Molotov. 'Stalin đã được cung cấp một văn bản tiếng Anh và tiếng Nga với thông tin về SCAF-252 [của Eisenhower],' Deane báo cáo khuya hôm đó. `Sau khi Stalin đã đọc thông tin của Eisenhower, chúng tôi chỉ vào bản đồ mô tả những chiến dịch quân sự trong thông tin của Eisenhower. Stalin ngay lập tức phản ứng và nói rằng kế hoạch này dường như là hoàn hảo, nhưng ông tất nhiên không thể tự mình cam kết chắc chắn cho đến khi ông tham khảo ý kiến cấp dưới của mình. Ông nói rằng ông sẽ cho chúng tôi một câu trả lời vào ngày mai. Dường như ông có ấn tượng tốt đẹp với hướng tấn công ở trung tâm Đức và cũng có thể về cuộc tấn công thứ hai ở phía nam. Chúng tôi nhấn mạnh việc cần có quan điểm của Stalin gấp để kế hoạch có thể được phối hợp đúng cách. . . Stalin ấn tượng mạnh với số lượng tù binh bị bắt trong tháng Ba và nói điều này chắc chắn sẽ giúp kết thúc chiến tranh rất sớm." Stalin sau đó nói về tất cả các mặt trận ngoại trừ mặt trận sông Oder cực kỳ quan trọng. Ông ước tính rằng `chỉ có khoảng một phần ba quân Đức muốn chiến đấu.’ Ông một lần nữa trở lại với thông tin của Eisenhower. Ông nói rằng kế hoạch `cho nỗ lực chính của Eisenhower là tốt vì nó thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất là cắt rời nước Đức ra làm hai . .` Ông cảm thấy rằng ‘chiến tuyến cuối cùng của Đức sẽ có lẽ là trong vùng núi phía Tây Tiệp Khắc và Bayern.' Lãnh tụ Liên Xô rõ ràng đã mãnh liệt khuyến khích các ý tưởng của một quốc gia Đức nhỏ bé ở phía nam.

    Sáng hôm sau, ngày 1 Tháng Tư, Stalin triệu tập Nguyên soái Zhukov và Konev tại thư viện lớn của ông trong điện Kremlin, với dãy bàn hội nghị dài và những bức chân dung của Suvorov và Kutuzov trên tường. Tướng Antonov, Tổng tham mưu trưởng và Tướng Shtemenko, Cục trưởng Cục tác chiến cũng có mặt.

    `Các anh có nhận thức được diễn tiến của tình hình hiện nay không?’ Stalin hỏi hai Nguyên soái. Zhukov và Konev trả lời một cách thận trọng rằng họ có biết, như những thông tin mà họ đã nhận được.

    `Đọc cho họ nghe bức điện tín" Stalin nói với Tướng Shtemenko. Bức điện này, có lẽ là từ một trong những sĩ quan liên lạc của Hồng quân tại Trụ sở SHAEF, thông báo rằng Montgomery sẽ tiến đến Berlin và rằng Tập đoàn quân 3 của Patton cũng sẽ chuyển hướng từ hướng tấn công nhắm vào Leipzig và Dresden để tấn công Berlin từ phía nam. Stavka cũng đã nghe nói về các kế hoạch dự phòng để nhảy dù các sư đoàn xuống Berlin trong trường hợp chế độ Quốc xã sụp đổ bất ngờ. Tất cả điều này rõ ràng là một âm mưu của Đồng minh để chiếm Berlin trước dưới chiêu bài hỗ trợ Hồng quân. Tất nhiên người ta có thể không loại trừ khả năng rằng Stalin dùng bức điện tín giả để tạo áp lực lên cả hai Zhukov và Konev.

    `Vậy, bây giờ," Stalin nói, nhìn hai Nguyên soái của mình. `Ai sẽ là người chiếm Berlin: chúng ta hay là đồng minh?’
    `Chúng ta phải chiếm Berlin, 'Konev trả lời ngay lập tức, và chúng ta `sẽ chiếm nó trước quân Đồng minh. '
    `Vậy đó là tính cách của đồng chí " Stalin trả lời với một nụ cười nhẹ. `Và làm thế nào đồng chí có thể tổ chức lực lượng? Lực lượng chính của đồng chí đang ở trên sườn phía nam [sau chiến dịch Silesian] và đồng chí sẽ phải nỗ lực lớn để tập hợp lại.’

    `Đồng chí không cần phải lo lắng, đồng chí Stalin,' Konev nói. `Phương diện quân sẽ
    thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết." Mong muốn của Konev để đánh bại Zhukov tại Berlin là không thể nhầm lẫn và Stalin, người thích tạo ra sự cạnh tranh giữa các cấp dưới của mình, rõ ràng là hài lòng.

    Antonov trình bày kế hoạch tổng thể, sau đó Zhukov và Konev trình bày kế hoạch của họ. Stalin chỉ có một sửa đổi. Ông không đồng ý với đường ranh giới do Stavka vạch ra giữa hai phương diện quân. Ông nghiêng người về phía trước dùng bút chì vạch ra đường ranh giới phía tây Lübben, sáu mươi cây số phía đông nam của Berlin. `Trong trường hợp," ông nói, quay sang Konev, `có kháng cự mạnh trên các hướng tiếp cận phía đông Berlin, mà chắc chắn sẽ xảy ra... Phương diện quân Ukraina 1 nên sẵn sàng tấn công với các tập đoàn quân xe tăng ở phía nam." Stalin đã phê duyệt bản kế hoạch và ra lệnh cho chiến dịch sẵn sàng `trong thời gian ngắn nhất có thể và trong mọi trường hợp không muộn hơn ngày 16 tháng tư.’

    ‘Stavka’, như lịch sử chính thống của Nga đã viết, `làm việc rất vội vã, sợ rằng quân Đồng minh sẽ nhanh chân hơn quân đội Xô Viết trong việc chiếm Berlin. Họ đã có nhiều công việc phối hợp. Chiến dịch Berlin liên quan đến 2,5 triệu binh lính, 41,600 pháo và súng cối, 6.250 xe tăng và pháo tự hành và 7,500 máy bay. Không nghi ngờ gì Stalin đã rất hài lòng với thực tế rằng, ông đang tập trung một lực lượng cơ giới mạnh mẽ để đánh chiếm thủ đô của đế chế Đức hùng hậu hơn lực lượng mà Hitler đã triển khai để xâm lăng toàn bộ Liên Bang Xô Viết.
    --- Gộp bài viết: 26/06/2015, Bài cũ từ: 26/06/2015 ---
    Sau hội nghị ngày 1 tháng Tư, Stalin đã trả lời thông tin của Eisenhower, thông tin đó đã cung cấp chi tiết chính xác về các hoạt động quân sự sắp tới của Mỹ và Anh. Nhà lãnh đạo Liên Xô đã thông báo cho chỉ huy tối cao Mỹ rằng kế hoạch của ông ta `hoàn toàn trùng hợp" với kế hoạch của Hồng quân. Stalin sau đó đảm bảo với đồng minh tin cậy của ông rằng `Berlin đã mất tầm quan trọng chiến lược trước đây của nó’ và rằng Tư lệnh Liên Xô sẽ chỉ gửi các lực lượng hạng hai để chiếm nó. Đòn đánh chính của Hồng quân sẽ là về phía nam, để gặp quân đội các nước đồng minh phương Tây. Việc tiến công của các lực lượng chính sẽ bắt đầu trong khoảng nửa thứ hai của tháng 5. `Tuy nhiên, kế hoạch này có thể có những thay đổi nhất định, tùy theo hoàn cảnh." Đó là ngày Cá tháng Tư vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại.
    hk111333, caonam_vOzKhucthuydu2 thích bài này.
  8. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Nhóm cận thần và Bộ Tổng Tham Mưu

    Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc tấn công vào Pomerania của Liên Xô, Tướng Von Tippelskirch tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi cho các tuỳ viên quân sự nước ngoài tại Mellensee. Họ đi dự chủ yếu là bởi vì nó là một cơ hội tốt để nghe được một điều gì đó khác hơn so với thông báo chính thức về các sự kiện, mà hầu như không ai tin. Thủ đô đã bị ám ảnh với những tin đồn. Một số tin rằng Hitler đã chết vì ung thư và chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Nhiều lời thì thầm, hơn là biện minh rằng những người Cộng sản Đức đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động của họ khi Hồng quân tiến đến. Cũng có nói về một cuộc nổi loạn trong lực lượng Volkssturm.

    Những viên sĩ quan Đức có mặt tối hôm đó thảo luận về thảm họa Pomerania. Họ đổ lỗi cho việc thiếu dự trữ. Theo lời tùy viên quân sự của Thụy Điển, Tướng Juhlin-Dannfel, cuộc trò chuyện kết thúc sau khi các sĩ quan Đức nói họ hy vọng các cuộc đàm phán nghiêm túc sẽ bắt đầu với người Anh nhiều như thế nào. `Người Anh phải chịu một phần trách nhiệm cho số phận của châu Âu", ông được nghe. `Và đó là nhiệm vụ của họ để ngăn chặn nền văn hóa Đức bị tiêu diệt bởi một cơn bão táp đỏ." Có vẻ các sĩ quan Đức vẫn tin rằng nếu nước Anh đã không kiên trì chịu đựng mệt mỏi trong năm 1940 và quân Đức đã tập trung toàn bộ sức mạnh vào Liên Xô năm 1941, kết quả dứt khoát sẽ là khác biệt. `Một số những người hiện diện,' Juhlin-Dannfel kết luận, `trở nên rất ủ rũ và không khí có vẻ khá buồn."

    Những ảo tưởng của giai cấp sĩ quan Đức, mặc dù khác với những người thuộc giới thân cận của Hitler, là rất hời hợt. Sự hối tiếc thực sự của họ về cuộc xâm lược Liên Xô là nó đã không thành công. Đối với sự xấu hổ của quân đội Đức, chỉ có một số ít sĩ quan cảm thấy bị sỉ nhục thực sự do các hoạt động của lực lượng SS Einsatzgruppen và các lực lượng bán quân sự khác. Trong chín tháng qua, thái độ chống Đức Quốc xã đã phát triển trong giới quân đội một phần là do sự đàn áp tàn bạo những người tham gia vụ âm mưu tháng bảy, nhưng chủ yếu là do kết quả của sự vô ơn trắng trợn và thành kiến chống lại quân đội của Hitler. Sự chán ghét hoàn toàn của ông ta đối với các sĩ quan tham mưu, và những nỗ lực của ông ta trút hết trách nhiệm về việc can thiệp đầy thảm họa của bản thân lên vai các tư lệnh chiến trường đã gây phẫn nộ sâu sắc. Ngoài ra, việc ưu tiên vũ khí, nhân lực, và thăng tiến cho lực lượng Waffen SS đã khuấy động mạnh mẽ cảm xúc oán giận đối với lực lượng cận vệ của Đế chế Đức.

    Một sĩ quan Hải quân Đức cao cấp nói với Juhlin-Dannfel về một hội nghị gần đây nơi các sĩ quan quân đội cấp cao đã thảo luận về khả năng của một cuộc tấn công cuối cùng trên mặt trận phía Đông để buộc Hồng quân triệt thoái trở lại biên giới năm 1939. `Nếu các nỗ lực này thành công", các sĩ quan hải quân cho biết, `thì nó sẽ đem lại cơ hội tốt để đàm phán. Để làm được điều này, Hitler phải được loại bỏ. Himmler sẽ thay thế và là người bảo lãnh giữ gìn trật tự." Ý tưởng này không chỉ cho thấy sự thiếu tưởng tượng một cách kỳ lạ. Nó cũng cho thấy rằng các sĩ quan Wehrmacht ở Berlin dường như không có sự hiểu biết về tình hình tại mặt trận. Chiến dịch Vistula-Oder đã đập nát khả năng quân đội Đức có thể khởi động một cuộc tấn công kéo dài. Câu hỏi duy nhất vẫn là bao nhiêu ngày nữa Hồng quân sẽ tiến tới Berlin từ chiến tuyến dọc theo sông Oder, chiến tuyến đó - bây giờ họ nghe với nỗi kinh hoàng - có thể trở thành biên giới tương lai của Ba Lan.

    Các sự kiện đã gây ra các cuộc xung đột giữa Hitler và Guderian có liên quan đến thành phố pháo đài khá ác liệt của Kustrin, giữa hai đầu cầu chính của Liên Xô trên sông Oder. Kustrin được gọi là cửa ngõ vào Berlin. Nó nằm trên ngã ba sông Oder và Warthe, tám mươi km về phía đông của Berlin và chắn ngang Reichstrasse 1, con đường chính từ thủ đô đến Konigsberg.

    Kustrin là tâm điểm của các hoạt động cho cả hai bên. Zhukov muốn hợp nhất hai đầu cầu – Tập đoàn quân xung kích 5 của Berzarin ở đầu cầu phía bắc và Tập đoàn quân Cận vệ 8 của Chuikov ở đầu cầu phía nam- để chuẩn bị một khu vực tập trung quân lớn cho cuộc tấn công Berlin sắp tới. Hitler, trong khi đó, vẫn kiên quyết cho một cuộc phản công với năm sư đoàn đến từ Frankfurt an der Oder, để bao vây Tập đoàn quân của Chuikov từ phía nam. Guderian cố gắng để ngăn cản kế hoạch của Hitler, biết rằng họ không có sự hỗ trợ của không quân và pháo binh cũng như không có các đơn vị xe tăng cần thiết cho một cuộc phản công như vậy. Thất bại đã xảy ra vào tháng ba, ngày mà Heinrici bị Himmler lên lớp tại trụ sở chính của Cụm tập đoàn quân Vistula, đã diễn ra khi các sư đoàn được tái triển khai để tấn công. Sư đoàn Panzergrenadier (Bộ binh cơ giới?) 25 rút khỏi hành lang Kustrin trước khi đơn vị thay thế nó được sẵn sàng. Tập đoàn quân xung kích 5 của Berzarin và Tập đoàn quân Cận vệ 8 của Chuikov đã phản ứng một cách nhanh chóng và tước mất cơ hội của họ. Kustrin bây giờ đã bị cô lập.

    Guderian, tuy nhiên, vẫn còn hy vọng rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ cứu vãn được quân đội Wehrmacht không bị hủy diệt toàn bộ. Vào ngày 21 tháng 3, một ngày trước khi hành lang Kustrin thất thủ, ông đã tiếp cận Himmler trong khu vườn Văn phòng Đế chế (Reich Chancellery), nơi ông đã được `đi dạo với Hitler trong đống đổ nát.’ Hitler để hai người nói chuyện. Guderian nói thẳng ra rằng chiến tranh không còn có thể chiến thắng. `Vấn đề duy nhất là làm thế nào để chấm dứt cuộc tàn sát vô nghĩa và các vụ không kích một cách nhanh chóng nhất. Ngoài Ribbentrop, ông là người duy nhất vẫn còn các địa chỉ liên lạc ở các nước trung lập. Kể từ khi bộ trưởng ngoại giao miễn cưỡng đề xuất với Hitler rằng các cuộc đàm phán nên được bắt đầu, tôi phải yêu cầu ông sử dụng các đầu mối liên lạc và đi với tôi đến gặp Hitler thúc giục ông ta thu xếp một hiệp ước đình chiến.'

    `Đại tướng của tôi ,' Himmler trả lời. `Hãy còn quá sớm để làm việc đó.' Guderian kiên trì giữ ý kiến của mình, nhưng Guderian suy nghĩ, hoặc là Himmler vẫn sợ Hitler, hoặc ông ta đang chơi các quân bài của mình một cách cẩn trọng. Một trong những người bạn tâm giao của ông trong lực lượng SS, Gruppenfuhrer von Alvensleben, thăm dò Đại tá Eismann tại Cụm tập đoàn quân Vistula, và nói riêng với ông ta rằng Himmler muốn tiếp cận các nước đồng minh phương Tây thông qua Bá tước Folke Bernadotte của Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển . Eismann trả lời điều trước tiên ông ta nghĩ đến là nó đã quá trễ cho bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào để xem xét các điều khoản, và điều thứ hai là Himmler coi ông ta như ` người đàn ông ít phù hợp nhất trong cả nước Đức cho các cuộc đàm phán như vậy .

    Trong buổi tối ngày 21 tháng ba, ngay sau khi Guderian tiếp cận Himmler, Hitler nói với Tổng tham mưu Trưởng quân đội rằng ông ta nên nghỉ ốm vì trái tim của ông có vấn đề. Guderian trả lời rằng với Tướng Wenck vẫn đang phục hồi từ tai nạn xe hơi, và Tướng Krebs bị thương trong cuộc không kích dữ dội ở Zossen sáu ngày trước đây, ông không thể từ bỏ vị trí. Guderian kể rằng trong khi họ đang nói, một phụ tá đi vào nói với Hitler rằng Speer muốn gặp ông. (Antony chắc hẳn đã nhầm lẫn thời gian, vì Speer đã không ở Berlin tại thời điểm này.) Hitler đã nổi giận và cự tuyệt. `Luôn luôn có một người nào đó yêu cầu gặp riêng tôi", ông phàn nàn với Guderian, ` đó là vì anh ta có một điều gì đó khó chịu để nói với tôi. Tôi không thể chịu được các tay vú em trong công việc này nữa. Biên bản ghi nhớ của anh ta bắt đầu với dòng chữ "Chiến tranh đã mất!." Và đó là những gì anh ta muốn nói với tôi bây giờ. Tôi luôn luôn chỉ cần quăng biên bản ghi nhớ vào tủ an toàn của mình và không đọc nó.' Theo phụ tá của ông, Nicolaus Von Below, điều này là không đúng sự thật. Hitler đã đọc chúng. Nhưng như phản ứng của Hitler đối với việc cây cầu ở Remagen bị mất đã cho thấy, ông ta chỉ có một kiểu phản ứng với thảm họa. Đó là đổ lỗi cho những người khác. Vào ngày đó, 08 tháng 3, Jodl đã đích thân đến hội nghị nói với Hitler về thất bại trong việc phá huỷ cầu. `Hitler rất im lặng sau đó", một sĩ quan tham mưu có mặt đã nói, `nhưng ngày hôm sau ông giận điên lên." Ông đã ra lệnh xử bắn năm sĩ quan, một quyết định làm kinh hoàng Wehrmacht.
    hk111333, caonam_vOzhuytop thích bài này.
  9. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Ngay cả lực lượng Waffen SS cũng sớm phát hiện ra rằng không có sự miễn trừ đối với cơn giận của Quốc Trưởng. Hitler nghe được từ một trong hai người, Bormann hoặc Fegelein, cả hai đang mong muốn làm suy yếu quyền lực của Himmler, rằng các sư đoàn Waffen SS ở Hungary được rút lui mà không có lệnh. Như một hình phạt nhục nhã, Hitler quyết định tước bỏ danh hiệu của các sư đoàn này, bao gồm cả lính cận vệ cá nhân của ông ta, sư đoàn Leibstandarte Adolf Hitler, vốn được đánh giá cao với dải băng có danh hiệu sư đoàn trên tay áo của họ. Himmler bị buộc phải đích thân thi hành mệnh lệnh. `Nhiệm vụ của ông ta ở Hungary,' Guderian ghi nhận với đôi chút hối tiếc, 'đã không chiếm được nhiều tình cảm từ lực lượng Waffen SS của ông ta.'

    Các cuộc tấn công từ Frankfurt an der Oder mà Hitler vẫn từ chối huỷ bỏ đã diễn ra vào ngày 27 tháng Ba. Tướng Busse, chỉ huy của Tập đoàn quân 9 là người chỉ huy bất đắc dĩ cuộc tiến công. Chiến dịch đã thất bại với một giá đắt, mặc dù ban đầu nó đã làm Tập đoàn quân Cận vệ bất ngờ. Xe tăng và các đơn vị bộ binh Đức đã bị tàn sát bởi Pháo binh và không quân Liên Xô.

    Ngày hôm sau, trong chín mươi phút lái xe từ Zossen vào Berlin để họp hội nghị về tình hình, Guderian đã nói rõ ràng ý định của ông với người trợ lý, Tướng Freytag von Loringhoven. `Hôm nay tôi sẽ thông báo thẳng với ông ta," ông nói từ khoang sau của chiếc xe Mercedes tham mưu khổng lồ.

    Bầu không khí trong căn hầm Văn phòng Đế chế (Reich Chancellery) là căng thẳng thậm chí trước khi Tướng Burgdorf thông báo Hitler đến với câu nói như thường lệ của mình - `Meine Herren, der Fiihrer kommt!' Đây là tín hiệu để tất cả mọi người chú ý và chào theo kiểu Quốc xã. Keitel và Jodl đã có mặt, cũng như Tướng Busse, người mà Hitler đã triệu tập cùng với Guderian để giải thích về sự thất bại ở Kustrin.

    Trong khi Jodl hiển thị sự `lạnh lùng thiếu cảm xúc’ như thường lệ, Guderian rõ ràng đang ở trong tâm trạng giận dữ. Tâm trạng của Hitler rõ ràng không được cải thiện khi được nghe nói rằng xe tăng của Tướng Patton đã tiến đến ngoại ô Frankfurt am Main. Tướng Busse được yêu cầu trình bày báo cáo của mình. Khi Busse nói, Hitler đã cho thấy sự thiếu kiên nhẫn. Ông đột nhiên hỏi lý do tại sao cuộc tấn công thất bại. Và trước khi Busse hay bất cứ ai có cơ hội để trả lời, ông bắt đầu một tràng chửi rủa khác lên án sự kém cỏi bất tài của các sĩ quan và sĩ quan tham mưu. Trong trường hợp này, ông đổ lỗi cho Busse đã không sử dụng pháo binh của mình.

    Guderian bước lên nói với Hitler rằng Tướng Busse đã sử dụng tất cả đạn pháo mà ông ta có. `Vậy thì anh nên cung cấp cho ông ta nhiều hơn nữa!" Hitler hét lại anh. Freytag von Loringhoven quan sát khuôn mặt chuyển sang màu đỏ của Guderian với sự thịnh nộ khi ông bảo vệ Busse. Tổng tham mưu trưởng chuyển chủ đề sang việc Hitler từ chối rút các sư đoàn từ Courland về để bảo vệ thủ đô Berlin. Cuộc tranh cãi leo thang nhanh chóng với một cường độ khủng khiếp. `khuôn mặt Hitler càng lúc càng trở nên tái ngắt" Freytag von Loringhoven lưu ý, `trong khi đó Guderian càng lúc càng trở nên đỏ hơn.'

    Các nhân chứng cho vụ tranh chấp này đã được cảnh báo sâu sắc. Freytag von Loringhoven chuồn ra khỏi phòng hội nghị và gọi điện khẩn cấp cho Tướng Krebs tại Zossen. Ông giải thích tình hình và đề nghị ông ta làm gián đoạn cuộc họp với một số lý do. Krebs đồng ý và Freytag von Loringhoven trở lại phòng nói với Guderian rằng Krebs cần nói chuyện với ông rất gấp. Krebs đã nói chuyện với Guderian trong mười phút, trong thời gian đó Tổng tham mưu trưởng đã bình tĩnh lại. Khi ông trở lại phòng họp, Jodl đang báo cáo về tình hình ở phía Tây. Hitler nhấn mạnh rằng tất cả mọi người nên rời khỏi phòng trừ Thống chế Keitel và Tướng Guderian. Ông nói với Guderian rằng ông ta phải đi khỏi Berlin để hồi phục sức khỏe. `Trong sáu tuần tới tình hình sẽ rất quan trọng. Sau đó, tôi sẽ cần ông rất gấp." Keitel hỏi ông nơi nào ông sẽ đi nghỉ. Guderian, nghi ngờ động cơ của ông ta, trả lời rằng ông chưa có kế hoạch.

    Các sĩ quan tham mưu tại Zossen và tại trụ sở chính của Cụm tập đoàn quân Vistula bị sốc bởi các sự kiện trong ngày. Việc Hitler miễn nhiệm Guderian đã ném họ vào một vực sâu thẳm của bóng tối. Họ đã đang chịu đựng như những gì Đại tá de Maiziere mô tả là 'một hỗn hợp của trạng thái suy nhược thần kinh và mê muội’ và một cảm giác `phải làm nhiệm vụ của bạn trong khi đồng thời thấy rằng nhiệm vụ này là hoàn toàn vô nghĩa.’ Sự thách thức các logic quân sự của Hitler nhấn chìm họ trong tuyệt vọng. Uy tín của nhà độc tài, họ cuối cùng nhận ra, dựa trên một `kriminelle Energie' (không hiểu là gì-ND) và sự coi thường hoàn toàn cái thiện và ác. Sự rối loạn nhân cách nghiêm trọng của mình, thậm chí nếu nó có thể không hoàn toàn được định nghĩa là bệnh tâm thần, chắc chắn đã làm ông ta loạn trí. Hitler đã hoàn toàn chứng tỏ bản thân với người dân Đức rằng ông tin rằng bất cứ ai chống đối ông thì đều chống lại dân tộc Đức, và rằng nếu ông ta chết, dân tộc Đức không thể tồn tại mà không có ông ta.

    Tướng Hans Krebs, người phó của Guderian, được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng. `Người đàn ông thấp, đeo kính, chân vòng kiềng này," một sĩ quan tham mưu đã viết , `có một nụ cười thường xuyên và không khí đồng quê xung quanh ông ta."

    Ông sắc sảo, thường xuyên châm biếm, hài hước và luôn luôn có trò đùa đúng lúc hoặc giai thoại cho bất cứ lúc nào. Krebs là một sĩ quan tham mưu và không phải là một tư lệnh chiến trường, là vị phó tư lệnh nguyên mẫu, chính xác những gì Hitler muốn. Krebs đã là tùy viên quân sự tại Moscow vào năm 1941 ngay trước khi cuộc xâm lược của Đức vào Liên Xô. Và là một sĩ quan của Wehrmacht, ông rất thích sự khác biệt bất thường của việc bị vỗ vào lưng của Stalin. `Chúng ta luôn luôn vẫn là bạn, cho dù bất cứ điều gì sẽ xảy ra", lãnh tụ Liên Xô sau đó đã nói với ông ta, khi nói lời tạm biệt với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản trên sân ga Moscow đầu năm 1941. `Tôi tin vào điều đó," Krebs trả lời, nhanh chóng phục hồi từ sự ngạc nhiên của mình. Các Tư lệnh chiến trường, tuy nhiên, lại có ít sự tôn trọng đối với chủ nghĩa cơ hội của Krebs. Ông được biết đến như 'người đàn ông có thể đổi trắng thay đen".

    Vào ngày khởi hành của Guderian, Freytag von Loringhoven yêu cầu được đưa đến một sư đoàn tiền tuyến nhưng Krebs khẳng định rằng ông ta sẽ ở lại với ông. `Cuộc chiến tranh dù sao cũng đã kết thúc," ông nói. `Tôi muốn anh giúp tôi trong giai đoạn cuối cùng này.' Freytag von Loringhoven cảm thấy bắt buộc phải đồng ý. Ông nghĩ rằng Krebs không phải `Quốc Xã' và rằng ông đã từ chối tham gia Âm mưu Tháng Bảy chỉ vì ông tin rằng các nỗ lực sẽ thất bại. Nhưng những người khác đã nhận thấy Tướng Burgdorf, một người bạn cùng lớp học viện, đã thuyết phục Krebs tham gia ê kíp Bormann-Fegelein như thế nào. Có lẽ trong kế hoạch của Bormann, một Krebs trung thành sẽ đảm bảo sự tuân phục của quân đội. Bormann với cái cổ bò mộng và khuôn mặt không cảm xúc đang tập hợp những người ủng hộ cho ngày đang gần kề khi ông hy vọng sẽ lọt vào mắt xanh của ông chủ ông ta. Ông ta đã cùng với Fegelein, đồng sự yêu thích của mình ở trong phòng tắm hơi riêng, nơi họ chắc chắn khoe khoang với nhau về nhiều kế hoạch khác của họ, như vị trí Thống chế SS tương lai.
    hk111333, caonam_vOz, huytop1 người khác thích bài này.
  10. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Các sĩ quan tham mưu tại Zossen và Cụm tập đoàn quân Vistula quan sát giới triều thần của Đế chế thứ ba với sự mê hoặc kinh khiếp. Họ cũng theo dõi việc Hitler đối xử với kẻ tùy tùng của ông ta trong trường hợp nó biểu thị một sự thay đổi có lợi và do đó trong cuộc đấu tranh quyền lực. Hitler giải quyết sự mất uy tín của Göring như 'Herr Reichsmarschall' trong một nỗ lực để chống đỡ những gì ít ỏi của phẩm giá ông đã để lại. Mặc dù ông vẫn gọi Himmler bằng từ xưng hô quen thuộc 'du'
    (giống như 'you' trong tiếng Anh nhưng chỉ dùng để gọi những người thân cận như gia đình, bạn thân...-ND), Thống chế SS đã bị mất quyền lực kể từ thời điểm vinh quang của mình sau âm mưu tháng Bảy. Tại thời điểm đó, Himmler, chỉ huy của Waffen SS và Gestapo, đã xuất hiện như là đối trọng duy nhất cho quân đội. Goebbels, mặc dù tài năng tuyên truyền của mình rất cần thiết đối với sự nghiệp Đức Quốc xã trong thời kỳ lu mờ của nó, vẫn chưa được chấp nhận trở lại cùng một mức độ thân mật ông đã được hưởng trước khi ông ta yêu một nữ diễn viên Séc. Hitler, kinh hoàng khi thấy một thành viên hàng đầu của Đảng Quốc xã lại có thể cân nhắc việc ly hôn, đã đứng về phía Magda Goebbels. Bộ trưởng tuyên truyền Đế chế đã bị buộc phải duy trì các giá trị gia đình của chế độ.

    Đô đốc Dönitz được sủng ái hoàn toàn vì lòng trung thành của ông và vì Hitler thấy thế hệ mới của tàu ngầm như là loại vũ khí hứa hẹn nhất cho việc báo thù. Trong giới hải quân Đức, Dönitz được gọi là `Hitlerjunge Quex '- một thanh niên Đức Quốc xã tận tụy trong một bộ phim tuyên truyền nổi tiếng - bởi vì ông là người `phát ngôn của Fuhrer’. Nhưng Bormann dường như là ứng cử viên hàng đầu của `Kamarilla’ (nhóm cận thần). Hitler gọi người trợ lý không thể thiếu của ông ta và là giám đốc quản trị (hoặc có thể hiểu là Chánh văn phòng-ND) là `Martin thân mến’.

    Giới sĩ quan cũng quan sát sự cạnh tranh chết người của những người thừa kế, hiển nhiên là trong `Kamarilla’. Himmler và Bormann gọi nhau là `du', nhưng `sự tôn trọng lẫn nhau là rất ít ỏi‘. Họ cũng quan sát Fegelein, `với ngón tay bẩn thỉu dính vào tất cả mọi thứ của hắn, làm hết sức mình để làm suy yếu Himmler, một người mà hắn đã tìm kiếm và đạt được quan hệ bằng hữu. Himmler có vẻ như là không biết gì về những sự phản bội. Ông hào phóng cho phép cấp dưới của mình, không có nghi ngờ gì như người anh vợ của Fuhrer giả định, gọi ông là 'du'.

    Eva Braun đã trở về Berlin để ở lại bên cạnh Fuhrer yêu quý của cô cho đến phút cuối cùng. Quan điểm phổ biến cho rằng việc cô trở về từ Bavaria là mãi về sau này, hoàn toàn bất ngờ bị đánh đổ bởi nhật ký thứ Tư ngày 07 Tháng Ba của Bormann: `Vào buổi tối Eva Braun đến Berlin trên một đoàn tàu chuyển phát nhanh.' Nếu như Bormann biết trước sự di chuyển của cô thì có lẽ Hitler cũng vậy.

    Vào ngày 13 tháng Ba, cái ngày mà 2,500 cư dân Berlin đã chết trong các cuộc không kích và 120.000 người khác mất nhà cửa, Bormann ra lệnh `vì lý do an ninh' rằng các tù binh phải được di chuyển từ khu vực gần chiến tuyến vào sâu trong nội địa đế chế Đức. Nó không hoàn toàn rõ ràng liệu chỉ thị này có đẩy mạnh các chương trình hiện tại của SS sơ tán các trại tập trung, vốn bị đe dọa bởi các đơn vị tiến công hay không. Việc giết hại tù binh bị bệnh và các cuộc đi bộ đến chết của những người sống sót trong trại tập trung có lẽ là sự việc khủng khiếp nhất trong sự sụp đổ của Đế chế thứ ba.

    Những người quá yếu để đi bộ và những người được coi là nguy hiểm về mặt chính trị thường bị treo cổ hoặc bị bắn bởi SS hoặc Gestapo. Một số trường hợp, thậm chí lực lượng Volkssturm địa phương cũng được sử dụng làm các đội hành quyết. Tuy nhiên, những người đàn ông và phụ nữ bị kết án nghe đài phát thanh nước ngoài dường như là nhóm lớn nhất trong số những người được xác định là `nguy hiểm'. Gestapo và SS cũng phản ứng một cách tàn bạo với các báo cáo về tình trạng cướp bóc, đặc biệt là khi nó liên quan đến lao động nước ngoài. Công dân Đức thường không bị ảnh hưởng. Trong cơn trả thù và trả thù điên cuồng này, lao động cưỡng bức người Ý phải chịu đựng nhiều hơn hầu hết bất kỳ nhóm quốc gia nào khác. Những gì họ phải chịu đựng có thể là do Đức Quốc xã muốn trả thù một đồng minh cũ, nay đã chuyển sang bên đối phương.

    Ngay sau khi ra lệnh sơ tán các tù nhân, Bormann bay đến Salzburg vào ngày 15 tháng Ba. Trong ba ngày sau đó, ông ta đã đến thăm khu mỏ. Mục đích của việc này chắc hẳn là để lựa chọn địa điểm giấu các chiến lợi phẩm cướp được của Đức Quốc xã và của cải riêng tư của Hitler. Ông ta trở lại Berlin ngày 19 tháng 3, sau một chuyến hành trình suốt đêm trên tàu. Sau ngày hôm đó, Hitler đã ban hành mệnh lệnh, được biết đến như là "Nero" hoặc mệnh lệnh "tiêu thổ". Tất cả mọi thứ có thể được đối phương sử dụng phải bị phá hủy trong lúc rút lui. Về mặt thời gian, chỉ sau cuộc hành trình của Bormann để giấu chiến lợi phẩm của Đức Quốc xã, là một sự trùng hợp trớ trêu.

    Đó chính là biên bản ghi nhớ mới nhất của Albert Speer, cái đã đột nhiên kích hoạt sự kiên quyết của Hitler trong chính sách tiêu thổ đến cùng. Khi Speer cố gắng thuyết phục Hitler trong những giờ đầu của buổi sáng hôm đó rằng những cây cầu không nên bị phá huỷ một cách không cần thiết, bởi vì tiêu hủy có nghĩa là `loại bỏ tất cả khả năng hơn nữa để dân tộc Đức tồn tại’. Câu trả lời của Hitler tiết lộ tất cả sự khinh thường của ông ta đối với họ. `Thời gian này anh sẽ nhận được một văn bản trả lời về biên bản ghi nhớ của anh", Hitler nói với ông. `Nếu chúng ta thua cuộc chiến, người dân cũng sẽ bị tổn thất [và] không cần thiết để lo lắng về nhu cầu tồn tại cơ bản của họ. Ngược lại, nó là điều tốt nhất cho chúng ta để phá huỷ tất cả những điều này. Đối với các quốc gia bị chứng tỏ là yếu, và tương lai phụ thuộc hoàn toàn về những dân tộc mạnh mẽ ở phương Đông. Bất cứ điều gì còn lại sau trận chiến này, trong mọi trường hợp, chỉ là những kẻ không tương xứng, bởi vì những người tốt sẽ chết."
    hk111333, caonam_vOz, huytop1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này