1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The Fall of Berlin 1945-Antony Beevor

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vacbay03, 20/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Sư đoàn 301 của đại tá Antonov bắt đầu tấn công vào lúc bình minh ngày 29, không lâu sau khi cặp vợ chồng mới kết hôn trong hầm Fuhrer đi nghỉ. Hai trung đoàn bộ binh tấn công trụ sở chính Gestapo ở Prinz-Albrechtstrasse, một tòa nhà đã bị hư hại nặng trong các cuộc không kích ngày 3 tháng 2. Theo chiến thuật tiêu chuẩn, pháo hạng nặng 203mm được đưa lên phía trước để khai hoả ở cự ly gần. Hai tiểu đoàn xông vào và treo một lá cờ đỏ nhưng các bản tường thuật phía Liên Xô không để lộ ra một sự thật rằng sau cuộc giao tranh ác liệt với thương vong nặng nề, họ buộc phải rút lui vào tối hôm đó bởi một đợt phản công mạnh mẽ của Waffen SS. Người Nga không biết có còn tù nhân nào của Gestapo còn sống bên trong toà nhà hay không. Trong thực tế, có bảy người còn sống, những người đã được để lại một cách đặc biệt từ cuộc tàn sát khủng khiếp vào đêm 23 tháng 4.

    Sư đoàn Nordland, bây giờ đặt dưới sự chỉ huy của Mohnke từ văn phòng đế chế, đã được `động viên từ cấp trên’ với các bức điện khích lệ nhiều hơn nữa về sự tiến triển của quân đội của Wenck và các cuộc đàm phán với các nước đồng minh. Lực lượng tiếp viện duy nhất mà Krukenberg nhận được là 100 nhân viên cảnh sát lớn tuổi. Binh lính của ông quá kiệt sức để quan tâm đến các bức điện từ văn phòng đế chế. Họ quá mệt mỏi để nói chuyện. Khuôn mặt của họ trông vô hồn. Chẳng có người lính nào chịu thức dậy trừ khi bị lắc mạnh. Săn xe tăng, một trong số họ sau này đã viết, 'đã trở thành một cuộc đột kích xuống địa ngục.’

    `Đội diệt tăng’ người Pháp đóng một vai trò đặc biệt hiệu quả trong việc phòng thủ. Họ diệt khoảng một nửa trong số 1O8 xe tăng bị bắn hạ trong toàn bộ khu vực phòng thủ. Henri Fenet, chỉ huy tiểu đoàn của họ, đã mô tả một cậu bé mười bảy tuổi đến từ Saint Nazaire, được gọi là Roger, đã chiến đấu đơn độc với khẩu panzerfausts `như một người lính đơn độc với một khẩu súng trường.’

    Unterscharffuhrer Eugene Vanlot, một thợ sửa ống nước hai mươi tuổi biệt danh `Gegene" diệt nhiều nhất với tám xe tăng. Anh ta đã bắn hạ hai T-34 tại Neukölln và sau đó là sáu chiếc khác trong chưa đầy hai mươi bốn giờ. Vào chiều ngày 29 tháng 4, Krukenberg gọi anh ta đến toa xe điện ngầm ở nhà ga U-Bahn, và ở đó, ‘dưới ánh sáng của ngọn đèn nến cháy gần hết kêu xèo xèo’, ông trao tặng anh ta một trong hai chiếc huân chương Chữ Thập Sắt cuối cùng. Một người khác được nhận huân chương là thiếu tá Herzig, chỉ huy Tiểu đoàn Panzer hạng nặng 503 SS. Mohnke trao tặng huân chương cho ông gần như cùng một lúc. Bản thân Fenet và học viên sĩ quan Apollot cũng nhận được phần thưởng cho việc mỗi người đã phá hủy năm xe tăng. Một Obersturmfuhrer người Scandinavi từ sư đoàn Nordland mang đến ba chai rượu vang Pháp cướp được để chúc mừng những người anh hùng.

    Fenet, đã bị thương ở chân, giải thích rằng họ chiến đấu bởi vì họ chỉ có một quan điểm trong đầu: 'Những người Cộng sản phải bị ngăn chặn’. Không có thời gian `cho việc lý luận’. Protopopov, một sĩ quan bạch vệ đã từng chiến đấu trong cuộc nội chiến Nga và đã đi cùng với những đồng đội Pháp của ông đến Berlin, cũng tin rằng hành động quan trọng hơn lý luận. Sau đó, một vài tình nguyện viên SS người nước ngoài còn sống sót đã cố gắng hợp lý hoá cuộc chiến tuyệt vọng của họ là cần thiết để đưa ra một một tấm gương chống Bolshevik cho tương lai. Ngay cả việc hy sinh các cậu bé là đúng đắn trong những trường hợp này.

    Ngay phía tây trận đánh xung quanh Wilhelmstrasse, tập đoàn quân cận vệ 8 của Chuikov tấn công về phía bắc qua kênh đào Landwehr vào Tiergarten. Một số binh sĩ đã bơi qua con kênh, những người khác sử dụng những chiếc bè làm bằng tay dưới sự yểm trợ của pháo binh và màn khói. Một nhóm sử dụng lối vào hệ thống thoát nước để lẻn ra đằng sau hàng phòng thủ.

    Tại cầu Potsdamer một mưu mẹo thông minh đã được áp dụng. Giẻ tẩm dầu và hộp khói được gắn vào bên ngoài một chiếc xe tăng T-34. Khi xe tăng tiếp cận cầu, chúng được đốt cháy. Các khẩu súng chống tăng và một chiếc tăng Tiger chôn dưới đất ngừng bắn vì họ nghĩ họ đã bắn trúng. Nhưng sau đó họ đã nhận thấy những gì xảy ra, chiếc tăng xông qua cầu, bắn ở cự ly gần. Những chiếc T-34 khác lao tới tiếp theo sau.

    Một thủ thuật khác đã được sử dụng vào đầu giờ chiều. Ba thường dân Đức đi lên với một lá cờ trắng từ một khu phức hợp các đường hầm và hầm chống không kích dưới lòng đất có 3 tầng. Khi được hỏi liệu thường dân sẽ được cho phép đi ra, một sĩ quan chính trị, thiếu tá cận vệ Kukharev đi cùng với một người lính thông dịch và mười xạ thủ tiểu liên đi về phía trước để đàm phán với họ. Ba thường dân dẫn thiếu tá Kukharev đến lối vào đường hầm. Ba sĩ quan Đức Xuất hiện. Họ đề nghị bịt mắt ông.

    Họ nói rằng nên thảo luận mọi thứ ở bên trong hầm. Kukharev kiên quyết muốn đàm phán ở bên ngoài. Cuối cùng họ thoả thuận rằng 1.500 thường dân trú ẩn bên trong sẽ được phép ra ngoài. Sau khi dân thường rời khỏi, viên đại uý Đức tuyên bố rằng các lực lượng còn lại của Wehrmacht phải thực hiện mệnh lệnh của Hitler chống cự đến cùng. Họ quay lại trở vào đường hầm. `Nhưng đồng chí Kukharev không đơn giản như vậy," báo cáo cho biết tiếp. `Viên sĩ quan chính trị dám nghĩ dám làm này đã rút ra một khẩu súng lục nhỏ giấu trong tay áo của ông và giết chết viên đại uý và hai sĩ quan khác.' Các xạ thủ tiểu liên của trung đoàn cận vệ sau đó đã tấn công xuống hầm trú ẩn và lính Đức giơ tay đầu hàng. Nhiều người trong số họ là sinh viên sĩ quan trẻ tuổi.

    Cánh phải của tập đoàn quân cận vệ 8 của Chuikov trên kênh Landwehr gần như đối diện với sở chỉ huy của tướng Weidling ở Bendlerblock, nhưng các tư lệnh sư đoàn Liên Xô không biết về tầm quan trọng của nó. Weidling, biết kết cục đã đến gần, cho triệu tập các chỉ huy sư đoàn của ông. Ông nói với họ rằng việc liên lạc vô tuyến cuối cùng với Tướng Reymann ở Potsdam đã diễn ra vào ngày hôm trước. Một bộ phận của tập đoàn quân 12 của tướng Wenck đã đột kích vào Ferch, ngay phía nam của Potsdam, nhưng không ai biết liệu một con đường thoát vẫn còn được mở. Ông triệu tập họ đến để thảo luận về việc đột kích về phía tây thẳng xuống Heerstrasse. Giờ H là 10 giờ đêm hôm sau.

    Fuhrerdtmmerung

    Cuộc tấn công vào Reichstag được lên kế hoạch vào lúc bình minh ngày 30 tháng tư. Các chỉ huy Liên Xô nỗ lực hết sức để chiếm nó đúng lúc để chào mừng cuộc diễu hành nhân ngày quốc tế lao động tại Moscow. Tuy nhiên, áp lực đối với kết quả trận đánh lại đến từ những người ban hành một loạt các mệnh lệnh mà họ giả thiết rằng không có gì được thay đổi, không phải đến từ Stalin. Có một điều đáng chú ý rằng kể từ khi thành phố hoàn toàn bị bao vây, ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập nào của Mỹ, Stalin trở nên thoải mái và không hề can thiệp vào các quyết định. Reichstag, tuy nhiên, vẫn là biểu tượng được lựa chọn trong việc chiến thắng ‘con thú phát xít", và như vậy tự nhiên nó trở thành tâm điểm trong công tác tuyên truyền của Liên Xô.

    Một phóng viên mặt trận được triệu tập đến sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 150 chỉ vài giờ trước đó, được yêu cầu bàn giao lại súng lục của ông. Ông làm theo lệnh, sợ hãi nghĩ rằng ông sẽ bị đưa về nước vì đã phạm một tội nào đó. Nhưng viên đại uý người đã nhận khẩu súng từ tay ông làm ông thở phào nhẹ nhõm khi ông ta quay trở lại phòng với một khẩu súng mới. `Đã có lệnh’, ông ta nói,` rằng tất cả mọi người tiến vào Reichstag phải được trang bị súng tiểu liên.'

    Giữa những tiếng súng lác đác, các phóng viên được đưa đến một con đường ngoằn ngoèo dẫn đến`ngôi nhà của Himmler’ - Bộ Nội vụ. Trận đánh vẫn còn tiếp tục diễn ra trên các tầng trên, khi tiếng nổ của lựu đạn và tiếng tạch tạch của súng tiểu liên vẫn nghe rõ. Dưới tầng hầm, tuy nhiên, những người đầu bếp tiểu đoàn, hầu như cũng ồn ào không kém, đang chuẩn bị bữa ăn sáng cho các nhóm tấn công. Trên tầng một, đại uý Neustroev, một chỉ huy tiểu đoàn chỉ huy cuộc tấn công vào Reichstag, cố gắng xác định hướng tấn công. Ông cứ nhìn xuống bản đồ và sau đó lại nhìn lên toà nhà màu xám phía trước. Trung đoàn trưởng, sốt ruột vì sự chậm trễ, đã xuất hiện. `Có một tòa nhà màu xám trên đường tiến,' Neustroev giải thích. Chỉ huy trung đoàn chộp lấy bản đồ từ tay ông ta và nghiên cứu lại vị trí một lần nữa. ‘Neustroev `! ông trả lời bực tức. `Đó là Reichstag!'. Viên tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi không thể tưởng tượng được mục tiêu cuối cùng của họ lại gần như vậy.
    hk111333, huytop, Fearless1 người khác thích bài này.
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Một phóng viên nhìn chăm chú ra ngoài một cửa sổ. Bên ngoài Königsplatz bị `bao phủ bởi ánh chớp, lửa, đạn pháo và những làn đạn vạch đường chằng chịt’. Reichstag chỉ còn khoảng hơn 400 mét ở phía trước. `Nếu không có chiến tranh," ông viết, "khoảng cách này có thể vượt qua được chỉ trong một vài phút, bây giờ nó dường như là không thể vượt qua được, với các hố đạn pháo, tà vẹt đường sắt, dây kẽm gai và chiến hào.'

    Lính phòng thủ Đức đã đào một mạng lưới chiến hào phòng thủ xung quanh Reichstag. Khó khăn nhất, là một chướng ngại vật bằng nước chạy dọc ngay giữa Königsplatz. Đây là một đường hầm bị sập từ những vụ đánh bom và bị ngập đầy nước chảy vào từ sông Spree. Nó được tìm thấy như là một phần công việc thăm dò cho dự án lớn Volkshalle của Albert Speer, trung tâm của thủ đô Đức quốc xã mới. Trong bối cảnh hoang tàn này, ‘phong cảnh Hieronymus Bosch', những kẻ pha trò một cách ác ý đã dựng lên trên đá những cái đầu của cột tượng đàn bà đã bị bom của Đồng Minh thổi bay ra ngoài mặt tiền Reichstag.

    Khi bữa ăn sáng kết thúc, tất cả mọi người bắt đầu kiểm tra `vũ khí và đạn dự trữ của họ’. Sau đó lúc 6:00 sáng, đại đội đầu tiên tấn công. Họ rất `vất vả khi đi được năm mươi mét khi hoả lực dữ dội từ kẻ thù buộc họ phải nằm xuống.’ Hai tiểu đoàn rút gọn khác xông lên ngay sau đó, nhiều người đã bị giết. Hoả lực dữ dội cũng được bắn từ Nhà hát Opera Kroll, ở phía tây của Königsplatz, cũng như từ chính Reichstag. Với việc các lực lượng tấn công bị mắc kẹt giữa làn đạn chéo cánh sẻ, một sư đoàn khác đã nhanh chóng được triển khai để xử lý nhà hát Opera Kroll, nhưng trước hết nó phải quét sạch các tòa nhà phía sau trên bờ kè. Thêm nhiều pháo tự hành và xe tăng nữa được đưa qua cầu Moltke trong suốt buổi sáng để hỗ trợ bộ binh ở Königsplatz. Khói và bụi từ những vụ bắn phá quá dày đến nỗi những người lính không thấy được bầu trời.

    Được hỏa lực pháo binh và xe tăng yểm trợ, các tiểu đoàn của sư đoàn bộ binh 150 đã tiến đến đường hầm chứa đầy nước ngay sau 11.00 sáng. Nhưng khi một đợt tấn công mạnh khác được thực hiện hai giờ sau đó, hoả lực dữ dội bắn vào họ từ phía sau. Các khẩu súng phòng không Đức ở phía trên hầm ngầm sở thú, cách đó hai cây số khai hoả vào họ. Họ buộc phải tìm nơi ẩn nấp và đợi đến khi đêm xuống. Trong buổi chiều, sư đoàn 171 tiếp tục càn quét các tòa nhà khu ngoại giao ở phía bắc của Kunigsplatz và có nhiều pháo tự hành và xe tăng hơn nữa được đưa đến. Khoảng chín mươi khẩu pháo, bao gồm pháo 152mm và 203mm, cũng như dàn phóng tên lửa Katyusha, bắn liên tục vào Reichstag. Rất đáng nói đến sự vững chắc của việc xây dựng (Reichstag) vào năm mươi năm trước, trong thời kỳ đế chế Đức thứ hai, bằng vào việc nó đã chịu đựng được những cú giã như vậy.

    Một tòa nhà nổi tiếng khác bị bắn phá nặng nề sáng hôm đó là Bộ không quân của Goring ở Wilhelmstrasse. Cấu trúc bê tông cốt thép của nó đã giúp nó đứng vững. Vì sự vững chắc và khoảng cách gần với Văn phòng đế chế Đức, nó đã trở thành một điểm tập hợp những thành viên Đảng Quốc xã mặc quân phục giả vờ rằng họ đang tham gia vào trận đánh lớn. Các loại quân phục khác nhau đập vào mắt. Cùng với không quân Đức và Waffen SS, có một sĩ quan Volkssturm già trong bộ đồng phục Wilhelmine của ông từ thời chiến tranh thế giới thứ nhất người đã xuất hiện như `vừa bước ra khỏi viện bảo tàng người sáp’.

    Trụ sở quận của chính phủ được đồn trú mạnh với tất cả những binh sĩ đã rút lui vào đó - tất cả, có khoảng hàng ngàn binh sĩ bao gồm cả một số lượng lớn lính SS nước ngoài. Nhưng con đường thoát sang phía Tây đã bị cắt đứt hoàn toàn. Bộ đội tập đoàn quân cận vệ 8 ở phía nam của Tiergarten và tập đoàn quân xung kích 3 ở phía bắc đã phải dừng lại chỉ bởi hỏa lực của tháp pháo phòng không của sở thú. Phía bên kia, chỉ còn một quân đoàn tăng còn lại của các đơn vị xe tăng của Konev tiến đến từ phía nam và tập đoàn quân xe tăng cận vệ của Zhukov tiến đến từ phía bắc chiếm phần lớn Charlottenburg. Tuy nhiên, xa hơn nữa về phía tây, các phân đội thanh niên Hitler vẫn còn chiếm giữ một số phần của Heerstrasse Pichelsdorf và cây cầu bắc qua Havel. Họ cũng phòng thủ cây cầu dẫn đến Spandau, chỉ hơn hai cây số về phía bắc.

    Lính SS Pháp ở Wilhelmstrasse bị đói trong buổi sáng trời mưa và lạnh lẽo đó đến nỗi khi ai đó đem vào một người lính đối phương đang sợ hãi, họ ngay lập tức chộp lấy cái túi vải nhỏ đựng khẩu phần của anh ta. Tù binh của họ luôn nói với họ rằng anh ta không phải người Nga mà là người Ucraina và sẽ có một cuộc tấn công lớn vào ngày hôm sau. Bởi vì tiểu đoàn 'Charlemagne' chỉ còn chưa đầy ba mươi người lính, và họ đã phải sử dụng một số lượng rộng rãi các khẩu Panzerfaust từ văn phòng đế chế. Vài chiếc tăng Tiger cuối cùng của tiểu đoàn 'Hermann von Salza' SS trong khi đó, phải rút về Tiergarten để đối phó với những đơn vị tăng hỗ trợ tập đoàn quân cận vệ 8 và tập đoàn quân xung kích 3

    Trong hầm ngầm Fuhrer, buổi sáng ngày Hitler chết `cũng giống như mọi buổi sáng khác, với các nhân viên ra vào’. Tuy nhiên, bầu không khí là căng thẳng và xúc động. Hitler lo ngại chất độc không hiệu quả nên đã cương quyết yêu cầu vào ngày hôm trước, một trong những viên thuốc độc xyanua của Tiến sĩ Stumpfegger phải được đem ra thử nghiệm. Blondi, con chó chăn cừu Đức được Hitler yêu thích rõ ràng là ứng cử viên cho cuộc thử nghiệm. Niềm đam mê chó giống của ông bắt đầu từ năm 1921, khi ông được cho một con lúc đang trong tình trạng túng quẫn. Nơi ông sống không đủ chỗ để nuôi nó và ông phải gửi con chó ở nơi khác, nhưng con vật đã trốn về với ông. Sự việc này đường như đã tác động đáng kể đến nỗi ám ảnh của Hitler về lòng trung thành vô điều kiện. Nhưng sự tận tuỵ tuyệt đối của Blondi không đủ để cứu nó cũng như 4 đứa con của nó bị đưa đến khu vườn văn phòng đế chế để giết chết. Những đứa trẻ của Goebbels đã chơi đùa với những con chó con chỉ một thời gian ngắn trước đó.
    hk111333Fearless thích bài này.
  3. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Ngoài sự phản bội của Himmler, mối bận tâm lớn khác của Hitler là nỗi sợ bị người Nga bắt sống. Đã có những tin tức nói về việc Mussolini bị du kích hành quyết và treo lộn ngược ông ta và người tình của mình, Clara Petacci ở Milan như thế nào. Một bản sao của bản tin vô tuyến được chuẩn bị với `kiểu chữ của Quốc trưởng’ đặc biệt quá khổ để giúp Hitler khỏi phải đeo kính. Có lẽ Hitler đã gạch dưới bằng bút chì các từ `treo lộn ngược’. Hitler trong bất kỳ trường hợp nào đã xác định rằng thân thể của ông phải bị thiêu để khỏi bị đem ra triển lãm ở Moscow. Nhưng những gì sẽ được ghi vào lịch sử cũng làm ông quan ngại sâu sắc. Cô dâu của ông vốn tự nguyện cùng ông tự sát, nhưng nếu cô ta không muốn, ông rõ ràng cũng không muốn để cô ta sống sót để bị kẻ thù thẩm vấn. Cái chết là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng.

    Trong đêm, thống chế Keitel đã xác nhận rằng không thể mong đợi vào việc cứu trợ. Và buổi sáng hôm đó Brigadefuhrer Mohnke, sau khi khu nhà chính phủ bị pháo kích dữ dội, đã cảnh báo rằng họ chỉ còn hai ngày hoặc ít hơn. Tướng Weidling, đến muộn trong buổi sáng, đã ước tính sức kháng cự sẽ sụp đổ đêm đó do thiếu đạn dược. Ông lại yêu cầu cho phép đột phá thoát ra khỏi Berlin. Hitler không trả lời ngay.

    Vào khoảng thời gian Weidling họp với Hitler, Eva Hitler đưa Traudl Junge về phòng cô. Cô tặng cô ta chiếc áo choàng lông cáo mà cô ấy hiển nhiên là không bao giờ mặc nữa. Traudl Junge tự hỏi Hitler và vợ của ông nói những gì khi họ ở một mình với nhau. Họ không có chủ đề để trò chuyện, không giống như hầu hết các cặp vợ chồng mới kết hôn. Cô cũng tự hỏi cô sẽ thoát ra khỏi trung tâm Berlin trong chiếc áo choàng lông cáo như thế nào.
    (Món quà Hitler tặng Eva đã được cải thiện về chấ lượng trong những năm gần đây. Vào năm 1937, món quà Giáng sinh ông tặng cô là `một cuốn sách về khu mộ Ai Cập'.)

    Tướng Weidling trong khi đó quay trở lại Bendlerblock. Chuyến đi xuyên qua dưới các cuộc pháo kích, chạy thật nhanh và cúi người hết mức từ đống đổ nát sang đống đổ nát khác, đã làm một người đàn ông ở tuổi ngũ tuần như ông kiệt sức. Lúc 1 giờ chiều, không hơn một giờ sau khi ông trở về, một Sturmfuhrer SS được hộ tống bởi một phân đội nhỏ đến từ Văn phòng Đế chế (Reich Chancellery). Anh ta đưa một lá thư. Phong bì lớn có hình con đại bàng và chữ thập ngoặc và 'Der Fuhrer' in dập nổi chữ hoa nhũ vàng. Hitler thông báo với Weidling rằng hoàn toàn tuyệt đối không có một câu hỏi nào về việc đầu hàng. Một cuộc phá vây chỉ được phép nếu có sự tham gia của các đơn vị chiến đấu khác. `Nếu họ bị lạc, vậy cuộc chiến sẽ được tiếp tục với các nhóm nhỏ trong rừng"- những khu rừng rậm đến nỗi Quốc trưởng từ chối `đi dạo trong đó’. Weidling rất phấn khởi. Một chiếc xe trinh sát của sư đoàn Nordland được cử đi đến các vị trí đóng quân để thông báo với các chỉ huy chuẩn bị. Họ sẽ đột phá về phía tây qua Charlot-tenburg vào lúc 10 giờ đêm đó.

    Trước khi ăn trưa, Hitler triệu tập người trợ lý riêng của mình, Sturmbannfuhrer Otto Giinsche, hướng dẫn ông ta cẩn thận về việc xử lý xác chết của vợ chồng ông. (Cuộc điều tra rất kỹ lưỡng của SMERSH trong những ngày đầu tháng năm kết luận rằng tài xế của Hitler, Erich Kempka, đã nhận được mệnh lệnh vào ngày 29 tháng Tư, một ngày trước đó, đưa đến những can xăng từ nhà để xe văn phòng đế chế.)

    Hitler sau đó đã ăn trưa với chuyên gia dinh dưỡng của mình, Constanze Manzialy, và hai thư ký của ông, Traudl Junge và Gerda Christian. Eva Hitler, có lẽ không cảm thấy ngon miệng, đã không tham dự bữa trưa cùng họ. Mặc dù Hitler có vẻ khá bình tĩnh, họ đã nói chuyện rất ít.

    Sau khi ăn trưa, ông về phòng ngủ của vợ. Một lát sau, cả hai xuất hiện trong hành lang phòng chờ, nơi Gunsche đã tập hợp những người thân cận. Goebbels, Bormann, Tướng Krebs, Tướng Burgdorf và hai thư ký nói lời tạm biệt cuối cùng. Magda Goebbels, rõ là trong tình trạng bất ổn, vẫn ở trong phòng, căn phòng mà bà ta tiếp nhận từ Tiến sĩ Morell. Hitler mặc trang phục bình thường của mình với `quần đen và một chiếc áo khoác quân đội màu xám xanh', với áo sơ mi trắng và cà vạt, làm ông ta không giống với các nhà lãnh đạo Đảng Quốc xã khác. Eva Hitler mặc một chiếc váy tối màu với `hoa hồng cài trên áo‘. Hitler bắt tay những cộng sự thân thiết nhất của mình một cách lạnh nhạt, sau đó rời khỏi.

    Hầm trú ẩn phía dưới sau đó đã được dọn dẹp, nhưng thay vì sự im lặng tang tóc, tiếng ồn ào của tiệc tùng lại đến từ căng tin văn phòng đế chế phía trên. Rochus Misch, điện thoại viên SS, được lệnh gọi để ngừng ngay sự khinh suất này, nhưng không ai trả lời. Lính bảo vệ khác đã được đưa đến để ngăn chặn buổi tiệc. Gunsche và hai sĩ quan SS khác đứng ở hành lang với chỉ thị bảo vệ sự riêng tư cuối cùng của Fuhrer, nhưng một lần nữa nó bị phá hỏng. Lần này là do Madga Goebbels khẩn nài xin gặp ông ta. Bà đẩy Gunsche qua một bên khi cánh cửa được mở ra, nhưng Hitler đuổi bà ta đi. Bà trở về phòng mình và thổn thức.

    Dường như không ai nghe thấy tiếng súng nổ khi Hitler bắn vào đầu mình. Sau 3:15 một chút, người hầu của ông Heinz Linge, có Gunsche, Goebbels, Bormann và người mới đến Axmann cùng đi, vào phòng khách của Hitler. Những người khác chăm chú nhìn qua vai họ trước khi cánh cửa bị đóng sầm lại ngay mặt họ. Gunsche và Linge tiến hành bọc thi thể của Hitler trong một tấm chăn quân đội Đức, đưa ra hành lang và sau đó lên cầu thang vào khu vườn văn phòng đế chế. Tại một vài thời điểm, Linge cố gắng tìm cách lấy cái đồng hồ của ông chủ của mình, mặc dù nó chẳng giúp ích được gì nhiều cho anh ta vì anh ta phải bỏ nó đi trước khi bị quân đội Liên Xô bắt làm tù binh. Thi thể Eva Hitler – đôi môi bị nhăn nhúm bởi chất độc - sau đó đã được đưa lên đặt bên cạnh Hitler, cách lối ra hầm ngầm không xa. Hai thi thể sau đó được tẩm xăng. Goebbels, Bormann, Krebs và Burgdorf đi theo để tỏ lòng tôn kính cuối cùng của họ. Họ giơ tay chào kiểu Quốc xã khi một miếng giấy hoặc giẻ được đốt và thả xuống thi thể. Một trong những lính gác SS, người đã tiệc tùng ở căng tin, quan sát từ một cánh cửa phụ.Anh ta vội vã bước xuống hầm. `Xếp đang được thiêu ", anh nói với Rochus Misch `anh có muốn đến xem không?"

    Cơ quan SMERSH của tập đoàn quân xung kích 3 đã nhận được chỉ thị vào ngày trước là tìm đường đến khu vực chính phủ. Họ nhanh chóng phát hiện ra rằng điểm đến cuối cùng của họ là văn phòng đế chế của Hitler. `Những thông tin mà bên tình báo có được là khan hiếm, mâu thuẫn và không đáng tin cậy," Yelena Rzhevskaya, thông dịch viên SMERSH đã viết. Một đại đội trinh sát đã được giao nhiệm vụ tìm bắt Hitler, nhưng họ vẫn không biết chắc chắn ông ta có ở Berlin không. SMERSH thẩm vấn một `cái lưỡi', nhưng anh ta chỉ là một thanh niên Hitler mười lăm tuổi với ‘đôi mắt đỏ ngầu và đôi môi nứt nẻ'. Anh ta đã bắn vào họ, Rzhevskaya lưu ý, `bây giờ anh ta ngồi đây nhìn xung quanh nhưng không hiểu bất cứ điều gì. Chỉ là một cậu bé." Họ may mắn hơn vào buổi tối ngày 29 Tháng Tư. Một y tá bị bắt khi cố gắng trốn qua phòng tuyến để về gặp mẹ. Cô ta đã vứt bỏ mũ đồng phục. Những ngày trước đó cô đã ở cùng những người bị thương trong hầm ngầm văn phòng đế chế. Cô đã nghe nói Hitler `ở trong hầm ngầm’.

    Rzhevskaya mô tả cách mà những chiếc jeep Mỹ đưa họ đi qua những hàng rào chắn vốn đã bị phá huỷ, hào chống xe tăng một phần được lấp đầy với những đống phế liệu đổ nát và thùng xăng rỗng bị bỏ lại khi các đơn vị xe tăng tiến công.
    hk111333Fearless thích bài này.
  4. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    `Bầu không khí đặc quánh khi chúng tôi tiếp cận trung tâm. Bất cứ ai đang ở trong Berlin trong những ngày này sẽ nhớ đến cái bầu không khí đầy khói cay xè, tối tăm vì khói và bụi bốc lên từ gạch, và cảm giác lạo xạo không ngớt trong miệng’. Họ sớm phải bỏ xe vì pháo kích và do các đường phố bị nghẽn bởi các đống đổ nát. Bản đồ thành phố mà họ có không giúp được gì nhiều. Các bảng tên đường phố đã bị phá hủy do pháo kích, nên họ đã yêu cầu người dân Đức chỉ đường. Dọc theo tuyến đường họ đi, họ bắt gặp những người lính thông tin bò qua các lỗ hổng trên tường để rải dây điện thoại, xe ngựa đưa cỏ cho ngựa lên và đưa thương binh về phía sau. Ở trên đầu họ, mảnh ra giường và bao gối được treo trên cửa sổ như một dấu hiệu đầu hàng.

    Trong cơn pháo kích nặng nề, họ đi đường ngầm dưới lòng đất từ hầm trú ẩn này sang hầm trú ẩn khác. `Khi nào cơn ác mộng này sẽ kết thúc?". Những người phụ nữ Đức hỏi cô. Trên đường, cô đi ngang qua `một phụ nữ lớn tuổi, đầu trần tay đeo băng trắng, đi cùng với một cậu bé và cô bé băng qua đường.’ Cả hai đứa bé, với mái tóc chải gọn gàng, cũng đeo băng tay trắng. Khi cô đi ngang qua họ, người phụ nữ nói lớn bất kể cô có hiểu hay không, "Chúng là trẻ mồ côi. Nhà của chúng tôi đã bị bom phá huỷ. Tôi phải đưa chúng đi chỗ khác. Chúng là trẻ mồ côi."

    Sáu đứa trẻ của Goebbels không phải đối mặt với nguy cơ trở thành trẻ mồ côi. Cha mẹ chúng có ý định đưa chúng theo với họ, hay chính xác hơn, đưa chúng đi trước. Những đứa trẻ của Goebbels dường như khá thích thú với sự mới lạ của cuộc sống trong hầm. Cậu bé Helmuth, thường đếm mọi tiếng nổ làm rung chuyển nơi đó như thể nó là một trò chơi tuyệt vời. `Bác Adolf ' nuông chiều chúng bằng bánh mì và bánh ngọt, tất cả được phục vụ trên một cái bàn uống trà với vải bàn được hồ bột có chữ viết ***g vào nhau. Chúng thậm chí được phép sử dụng phòng tắm riêng, cái duy nhất trong hầm. Nhưng cha mẹ chúng đã quyết định tương lai cho chúng. Tối ngày 27 tháng 4, Magda Goebbels chặn bác sĩ SS mới đến Helmuth Kunz lại ở hành lang hầm ngầm. `Bà ta nói rằng cần phải nói chuyện với tôi về một vấn đề gì đó quan trọng', Kunz nói với người thẩm vấn ông ngay sau sự kiện này. `Bà ta ngay lập tức nói thêm rằng tình hình là rất có khả năng bà ta và tôi sẽ phải giết những đứa con của bà ta. Tôi đã đồng ý."

    Những đứa trẻ đã không được thông báo về những gì đã xảy ra vào buổi chiều ngày 30 tháng tư đó, nhưng chúng chắc hẳn phải hình dung ra sau đó với tình trạng cuống cuồng của mẹ chúng, rằng một điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra. Trong lúc tang gia bối rối như vậy, không ai nghĩ đến việc cho chúng ăn trưa cho đến khi Traudl Junge chợt nhớ đến chúng.

    Trong khi các thi thể vẫn còn đang cháy âm ỉ trong khu vườn đổ nát ở tầng trên, tâm trạng của hầu hết những người ở trong hầm đã tốt hơn. Nhiều người bắt đầu uống nhiều rượu. Tâm trí của Bormann, tuy nhiên vẫn còn bị ám ảnh với việc kế vị và chính phủ Quốc xã kế tiếp. Ông đã gửi một bức điện đến Đô đốc Dönitz tại sở chỉ huy của ông ta trên bờ biển Baltic gần Kiel. Bức điện này chỉ đơn giản là thông báo việc bổ nhiệm Dönitz làm người kế vị Fuhrer thay vì Thống chế Göring. `Văn bản bổ nhiệm đang trên đường tới. Ông sẽ ngay lập tức thực hiện tất cả các biện pháp như tình hình
    đòi hỏi." Ông ta tránh nói với Dönitz rằng Fuhrer đã chết, có lẽ vì ông ta không có chỗ dựa quyền lực thực sự nếu không có Hitler. Tồi tệ nhất là, Himmler đã ở sở chỉ huy của Dönitz, và Dönitz đã không bắt giữ ông ta vì tội phản quốc. Nếu Bormann có cơ hội gia nhập chính phủ Quốc xã mới và đối phó với Himmler, vậy ông cần phải ra khỏi Berlin, nhưng Goebbels, Krebs và Burgdorf tất cả đều có ý định ở lại và tự sát.

    Những người được xác định chưa chết là tàn quân của tập đoàn quân 9 của Busse cố gắng đột phá qua những khu rừng phía nam Berlin. Khoảng 25.000 binh sĩ và hàng ngàn thường dân đã chiến đấu để vượt qua hoặc lẻn qua những chốt chặn của Nguyên Soái Konev. Như những con vật bị săn đuổi, họ buộc bản thân phải tiến lên mặc dù đã kiệt sức. Một số nhóm đến được điểm hẹn ở Kummersdorf trong khi những người khác vẫn đang cố gắng đến được đó. Ngày hôm trước, một nỗ lực khác với mũi nhọn tiến công là một số xe tăng và thường dân xếp hàng sẵn sàng phía sau, đã bị phá vỡ bởi một cuộc oanh tạc pháo binh đột ngột của Liên Xô ngay khi họ chuẩn bị tấn công các rào cản phía trước. Trung đoàn pháo chống tăng 530 Liên Xô, vốn đã được giao nhiệm vụ phòng thủ một ngã ba đường gần Kummersdorf mà không có bộ binh hỗ trợ, thấy mình gần như bị tràn ngập bởi các binh sĩ Đức đang cố gắng vượt qua. `Các pháo thủ thường phải chộp lấy súng tiểu liên và ném lựu đạn để đẩy lùi các cuộc tấn công bộ binh," báo cáo nói. Sau đó nó đưa ra một lời tuyên bố phóng đại rằng kẻ thù `để lại 1,8OO xác chết trước vị trí của họ, chín xe tăng và bảy xe bán xích bị bắn cháy’.

    Một hạ sĩ từ sư đoàn Kurmark thấy ba trong số những chiếc xe tăng King Tiger cuối cùng bị bỏ lại và bị cho nổ tung vì hết nhiên liệu. Ngay cả các sĩ quan sở chỉ huy tập đoàn quân IX bây giờ cũng phải đi bộ vì họ cũng đã bị buộc phải bỏ lại những chiếc xe Kubelwagen của họ phía sau. Họ nhìn lạ lùng và dễ nhận thấy với những chiếc quần có nẹp đỏ của sĩ quan tham mưu nhưng lại đội mũ sắt và mang súng carbine. Theo lời người hạ sĩ, họ liếc nhìn xung quanh lo lắng, không quen với việc cận chiến trong rừng. Nhưng mối nguy hiểm thực sự vẫn là từ những cuộc không kích và việc pháo thủ Liên Xô bắn đạn nổ cao trên ngọn cây. `Chúng tôi đến được một khoảng rừng thưa nơi một chiếc xe tăng vẫn còn ở đó. Nó chở đầy nghẹt những người bị thương. Chúng tôi quay đi, bởi vì cảnh tượng những người lính đánh nhau để giành một chỗ (trên chiếc tăng-ND) trông rất đáng sợ, buồn bã và đầy cay đắng." Những kẻ thắng cuộc leo lên trên nóc, gạt sang một bên những người bị thương nặng, nhiều người trong số bị cụt chân tay đã tháo băng, đã bị bắn bỏ.
    hk111333, Fearless, huytop1 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Hay quá.Cám ơn Bác rất nhiều
  6. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Dạ không có gì bác ơi! giờ em tiếp đây...

    Một dấu hiệu khác của sự tan rã là tình trạng căng thẳng đến mức bùng nổ của binh lính khi có sự nghi ngờ. Tối hôm đó một cuộc tranh cãi nổ ra về hướng họ nên đột phá thoát ra. Một người lính tóm lấy một người không có cùng ý kiến với anh ta và ép anh ta dựa vào một cái cây, hét lớn vào mặt anh ta, `Đồ phản bội, mày muốn dẫn chúng tao thẳng vào tay bọn Nga. Mày cùng bọn với bọn Nước Đức tự do!" (Phong trào vì một nước Đức tự do do các sĩ quan Đức bị Liên Xô bắt làm tù binh lập ra, do Liên Xô điều khiển – ND). Và trước khi những người khác ngăn anh ta lại, anh ta đã rút súng lục và bắn người lính bị buộc tội vào đầu.

    Ở trung tâm Berlin, cuộc sống căng thẳng với nỗi sợ bị bắt giữ của những người bị mắc kẹt trong hầm tránh bom và hầm trú ẩn vẫn tiếp tục. Với sự sụp đổ toàn diện của sự tồn tại cơ bản, mọi người đã cố gắng làm dịu căng thẳng bằng cách tạo ra một số công việc làm thường ngày. Trong một căn hầm trú ẩn khá gần với khu chính phủ, người vợ của một thợ may trải một chiếc khăn ăn lên đùi một cách cẩn thận, sau đó cắt những miếng bánh mì nhỏ và phết ít mứt lên trên. Sau đó cô chia cho chồng, con gái và đứa con trai tàn tật.

    Nhiều người đang ở rất gần với trạng thái suy nhược thần kinh. Một phụ nữ trẻ với một đứa con trai nhỏ gầy ốm không thể ngừng nói về chồng cô ta, một lính cứu hỏa đã bị đưa ra mặt trận. Cô đã không gặp anh trong hai năm. Cách mà cô ấy vượt qua nỗi lo lắng là lên một danh sách các công việc cho anh ta để làm trong căn hộ - thay một tay nắm cửa, một cái chốt cửa sổ. Nhưng bây giờ nhà của họ đã bị cháy trong một cuộc pháo kích. `Cậu bé nhăn nhó khổ sở," phiên dịch viên Rzhevskaya ghi lại trong khi chờ đợi văn phòng đế chế bị chiếm. `Điều này dường như là khó khăn cho cậu bé khi phải chịu đựng câu chuyện của mẹ mình hàng trăm lần."

    Nỗi sợ bị trả thù một cách phi lý trong cơn chiến sự hỗn loạn làm tất cả mọi người sợ hãi. Phụ nữ, khi họ có dịp lẻn lên cầu thang để về lại căn hộ của họ đã xé và đốt cháy những tấm ảnh của Hitler hay bất cứ cái gì khác có thể gây ra sự ám chỉ là ủng hộ chế độ. Họ thậm chí còn cảm thấy có nghĩa vụ phải tiêu huỷ những tấm ảnh mới nhất của những người là chồng, anh em hoặc hôn phu bởi vì họ được chụp ảnh lúc đang mặc quân phục Wehrmacht.

    Rất ít người có bất kỳ khái niệm nào về những gì đang thực sự xảy ra xung quanh họ tại Berlin, bị bỏ mặc trong thế giới bên ngoài. Trại tập trung Ravensbruck dành cho phụ nữ ở phía bắc Berlin được giải phóng ngày hôm đó bởi phương diện quân Belorussia 2 của Rokossovsky. Đồng minh phương Tây cũng phát hiện ra rằng đòn tiến công liều lĩnh của Rokossovsky băng qua Mecklenburg đã đem lại cho điện Kremlin ý tưởng chiếm lấy Đan Mạch. Người Anh đã phản ứng nhanh chóng, tiến về phía Hamburg và bờ biển Baltic ở Kiel để chặn họ lại.

    Cũng vào ngày 30 tháng Tư, Tổng thống Truman gửi thông báo cho Thống chế quân đội Anh yêu cầu Tập đoàn Quân 3 của Patton sẽ phải tiến đến giải phóng Prague trước khi Hồng quân đến. `Với tư cách cá nhân,' Thống chế nói với Eisenhower, `và ngoài tất cả ý nghĩa về hậu cần, chiến thuật hay chiến lược, tôi rất ghét việc gây nguy hiểm cho sinh mạng lính Mỹ hoàn toàn vì mục đích chính trị."
    Các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn thất bại trong việc nắm bắt thực tế là quân đội Đức đang cố gắng đầu hàng họ trong khi chống lại Hồng quân bằng mọi giá. Franz von Papen, người đã đưa Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, đã nói với những người thẩm vấn Mỹ trong tuần thứ ba của tháng tư rằng người Đức lo ngại việc tất cả nam giới sẽ bị đưa đi làm nô lệ ở Liên Xô. Họ nghi ngờ rằng `một thỏa thuận bí mật đã được thực hiện tại Yalta theo đó Nga đã được hứa hẹn cung cấp đủ nhân lực cho những gì họ coi là nhu cầu.’

    Sturmfuhrer SS người đã mang đến thông điệp của Hitler sáng hôm đó trở lại lúc 6 giờ chiều đến sở chỉ huy của tướng Weidling dưới Bendlerblock. Weidling và nhân viên của ông đang hoàn tất kế hoạch phá vây đêm đó của họ mà Hitler đã cho phép. Sturmfuhrer mang đến một mệnh lệnh rằng tất cả các kế hoạch phá vây phải được xếp qua một bên. Weidling phải về báo cáo tại văn phòng đế chế ngay lập tức. Khi Weidling đến hầm ngầm Fuhrer, ông đã gặp Goebbels, Bormann và Krebs. Họ đưa ông đến phòng của Hitler, nơi mà cặp vợ chồng đã tự sát, và nói với ông rằng thi thể của họ đã bị thiêu và bị chôn vùi trong một hố đạn pháo trong vườn trên mặt đất. Weidling đã bị buộc phải
    thề rằng ông sẽ không tiết lộ thông tin này với bất kỳ ai. Người duy nhất ở thế giới bên ngoài được thông báo là Stalin. Một nỗ lực được thực hiện trong đêm đó để sắp xếp một hiệp ước đình chiến, và Tướng Krebs sẽ thông báo cho chỉ huy của Liên Xô để họ có thể thông báo cho Kremlin. Một Weidling khá bàng hoàng, đã gọi điện cho Đại tá Refior ở sở chỉ huy Bendlerblock ngay sau đó. Ông nói rằng ông không thể nói với anh ta những gì đã xảy ra nhưng ông cần tất các thành viên ban tham mưu gặp ông ta ngay lập tức, trong đó có Đại tá von Dufving, tham mưu trưởng.

    Trọng pháo vẫn tiếp tục bắn vào Reichstag, không đầy một km về phía bắc văn phòng đế chế. Đại uý Neustroev, chỉ huy một trong những tiểu đoàn tấn công, bị quấy rầy bởi các trung sĩ, những người muốn trung đội của họ có được vinh dự là đơn vị đầu tiên tiến vào mục tiêu. Mỗi một người đều mơ ước được kéo lá cờ đỏ của tập đoàn quân xung kích 3 lên trên toà nhà đó. Vinh quang đời đời của Liên Xô sẽ đi cùng với chiến công. Một ban kéo cờ được thành lập chỉ toàn các đoàn viên Komsomol. Ban kéo cờ được bộ phận chính trị lựa chọn cho tiểu đoàn Neustroev gồm một người Gruzia, được chọn là `một món quà đặc biệt cho Stalin.’ Một số dân tộc - chẳng hạn như Chechnya, Kalmyk và Tartar vùng Crime – đã bị loại trừ một cách nghiêm ngặt, bởi vì đã bị cấm đề cử danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho bất kỳ thành viên nào thuộc một dân tộc đã bị kết án lưu đày.

    Chỉ huy sư đoàn, Tướng Shatilov, người trong một thời điểm lạc quan không đúng lúc đã khuyến khích sở chỉ huy Phương diện quân nghĩ rằng Reichstag đã bị chiếm - thông tin đã truyền về Moscow - bây giờ ra lệnh cho các chỉ huy của mình kéo lá cờ đỏ lên trên toà nhà với bất cứ giá nào. Bóng tối đến sớm vì khói dày, và vào khoảng 6 giờ chiều, ba trung đoàn bộ binh của sư đoàn bộ binh 150 tấn công toà nhà, được hỗ trợ mạnh của xe tăng.

    Lính bộ binh thấy các cửa sổ và cửa ra vào đã bị chặn hoặc bị xây bít lại, cần các vũ khí hạng nặng để phá huỷ nó giúp họ. Họ cuối cùng buộc tìm đường đi xuyên qua sảnh, chỉ để thấy lính phòng thủ Đức đang bắn vào họ với súng panzerfaust hoặc ném lựu đạn từ ban công đá ở phía trên. Một trong những người lính tham gia tấn công, thượng uý Belyaev, nhớ lại một cách sống động rằng máu bắn tung toé trên các cột đá khổng lồ.

    Thương vong là khủng khiếp, nhưng những người lính Hồng quân, bằng cách sử dụng kết hợp lựu đạn và súng tiểu liên, bắt đầu tiến lên cầu thang rộng, bắn từ phía sau lan can. Một phần quân phòng thủ của Đức - một hỗn hợp các thủy thủ, SS và Thanh niên Hitler - rút vào tầng hầm. Phần còn lại vừa rút lui vừa chiến đấu lên trên và trở lại hành lang. Những đám cháy gây ra bởi súng panzerfaust và lựu đạn bắt đầu trong nhiều căn phòng và ngay sau đó hội trường lớn bắt đầu ngập ngụa khói.

    Nó giống như một trận bóng bầu dục chết người. Trong khi cuộc chiến diễn ra hỗn loạn, hai người lính thuộc ban kéo cờ cố gắng lẻn thật nhanh lên mái nhà với lá cờ đỏ của họ. Họ cố gắng đến được tầng thứ hai trước khi bị ghìm chặt bằng súng máy. Trung đoàn tuyên bố rằng một nỗ lực thứ hai lúc 22:50 đã thành công và lá cờ đỏ đã tung bay từ mái vòm của Reichstag. Phiên bản câu chuyện này phải được xử lý hết sức thận trọng, bởi vì tuyên truyền của Liên Xô đã bị gắn chặt với ý tưởng của việc Reichstag bị chiếm vào ngày 1 tháng 5
  7. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Bất kể thời gian nào là chính xác, việc `kéo lá cờ đỏ chiến thắng’ là một hành động thiển cận ở giai đoạn đó, vì ngay cả các báo cáo chính thức cũng thừa nhận cuộc chiến vẫn tiếp tục khốc liệt suốt đêm. Khi quân đội Liên Xô tiến lên cầu thang, quân Đức từ hầm ngầm tấn công họ từ phía sau. Tại một chỗ, Trung uý Klochkov thấy một nhóm binh lính của ông cúi xuống trong đội hình vòng tròn như đang kiểm tra một cái gì đó trên sàn nhà. Tất cả họ đều bất ngờ nhảy lui trở lại và ông thấy nó là một cái lỗ. Nhóm lính vừa đồng loạt ném lựu đạn vào những cái đầu, không nghi ngờ gì là lính Đức ở tầng dưới.

    Ở trung tâm Berlin đêm đó, ngọn lửa trong các tòa nhà bị ném bom đổ bóng kỳ lạ và có một màu đỏ rực trên các đường phố mà nếu không thì sẽ rất tối tăm. Bồ hóng và bụi trong không khí đã làm cho nó gần như không thở được. Lúc này lúc khác có tiếng ầm ầm của những công trình bị sụp xuống. Và để làm cho khung cảnh đáng sợ hơn, từng chùm tia sáng đèn pha phòng không di chuyển trên không tìm kiếm trên bầu trời đêm mà trong khi đó không quân Đức đã không còn tồn tại.

    Một nhóm binh sĩ Waffen SS nước ngoài kiệt sức tìm nơi trú ẩn trong hầm khách sạn Continental. Nơi này đã đầy ắp phụ nữ và trẻ em, những người đang nhìn những người lính trong quân phục chiến đấu một cách không thiện cảm. Người quản lý đến gặp họ và hỏi liệu họ có chịu đi đến hầm chống không kích ở Jakobstrasse thay vì ở đây không. Những người lính SS tình nguyện cảm thấy oán giận cay đắng rằng họ, những người sẵn sàng hy sinh tính mạng, bây giờ bị đối xử lạnh nhạt. Họ quay ra và bỏ đi. Người lính chiến thấy mình bị đối xử như những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Họ không còn là những người phòng thủ dũng cảm, mà là một mối nguy hiểm. Trong những bệnh viện, bao gồm cả một trong những bệnh viện quân sự Lazarette, y tá ngay lập tức tịch thu vũ khí để khi người Nga đến, họ không có lý do gì để bắn những người bị thương.

    Người chỉ huy cũ của sư đoàn Nordland, Brigadefuhrer Ziegler, người đã ở cùng Mohnke trong văn phòng đế chế, đột nhiên xuất hiện tại Bộ Không quân ở Wilhelm-strasse. Ông không cần được thông báo tình hình đã tuyệt vọng đến mức nào. Nhưng sau đó, trước sự ngạc nhiên của mọi người, một trung đội chỉ hơn hai mươi lính Waffen SS chỉ huy bởi một người Bỉ đã đến. Họ cười nói, một người lính có mặt ở đó đã viết, `như thể chúng tôi vừa chiến thắng cuộc chiến’. Nhóm này đến sau khi hoàn thành một phi vụ săn tăng xung quanh Anhalter Bahnhof và tuyên bố rằng bây giờ nó đã trở thành ‘một nghĩa địa xe tăng`. Một thứ tình đồng đội phi thường của những kẻ bị kết tội đã dâng tràn trong số các lính tình nguyện nước ngoài bảo vệ pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa dân tộc Đức. Đơn vị Nordland ở Bộ Không quân không chỉ có người Scandinavi, nhưng còn có ba người Latvia và `hai Ivan của chúng tôi’, những người không nghi ngờ gì là Hiwis (tù binh Nga làm lao công trong quân đội Đức-ND), nhưng được thu nhận vào hàng ngũ chiến đấu.

    Đại tá Refior ở Bendlerblock nhận được một cuộc gọi từ văn phòng đế chế. Ông bắt đầu gửi những bức điện đến sở chỉ huy Hồng quân tại Berlin thông báo rằng Tướng Krebs muốn sắp xếp thời gian và địa điểm cho cuộc đàm phán.

    Toàn bộ quá trình sắp xếp một lệnh ngừng bắn ở khu vực tập đoàn quân cận vệ 8 bắt đầu từ 10 giờ đêm đến đầu giờ sáng hôm sau, đó đã là ngày 1 tháng 5. Tướng Chuikov ra lệnh đưa Krebs an toàn đến sở chỉ huy của ông ta, một căn nhà bán ngoại ô ở Schule-burgring, ở phía tây sân bay Tempelhof. Chuikov đã ăn mừng với nhà văn Vsevolod Vishnevsky, nhà thơ Dolmatovsky và nhà soạn nhạc Blanter, người được gửi tới Berlin để soạn một ca khúc mừng chiến thắng.

    Tướng Krebs, đi cùng với Đại tá Von Dufving và Obersturmfuhrer Neilandis, một người Latvia trong vai trò thông dịch viên của Dufving, đi đến chiến tuyến lúc 10 giờ đêm. Bản thân Krebs, trong khi vẫn duy trì vai trò người lãnh đạo cuộc kháng cự đến cùng, đã ôn lại vốn tiếng Nga của mình mỗi ngày trong thời khắc riêng tư lúc cạo râu.

    Các đại diện toàn quyền của Đức đã được đưa vào sở chỉ huy của Chuikov ngay trước 04:00 sáng. Blanter, thành viên duy nhất của những người tham dự không mặc quân phục, bị đẩy vào gần một cái tủ. Vishnevsky và Dolmatovsky, những người trong quân phục phóng viên chiến trường, giả vờ là sĩ quan tham mưu.

    `Những gì tôi sắp nói," Krebs bắt đầu, `là hoàn toàn bí mật. Ông là người nước ngoài đầu tiên biết rằng vào ngày 30 tháng Tư, Adolf Hitler đã tự sát’. `Chúng tôi biết điều đó,' Chuikov trả lời bằng một lời nói dối trắng trợn làm đối thủ của ông ta chưng hửng. Krebs sau đó đọc di chúc chính trị của Hitler và một tuyên bố từ Goebbels kêu gọi `một cách giải quyết thoả đáng cho các quốc gia chịu tổn thất nhiều nhất từ cuộc chiến'. Vishnevsky, ngồi bên phải Chuikov, ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện vào sổ tay của mình.

    Chuikov sau đó gọi nguyên soái Zhukov tại sở chỉ huy của ông ta ở Strausberg và cập nhật ông về tình hình. Zhukov ngay lập tức cử người phó của ông, Tướng Sokolovsky, đến trụ sở của Chuikov. Ông không muốn Chuikov, kẻ chỉ trích ông chủ yếu, có thể khẳng định rằng ông ta đã bắt quân Đức đầu hàng. Zhukov sau đó gọi Stalin, đang ở dacha (ngôi nhà nghỉ ở nông thôn nước Nga-ND). Tướng Vlasik, chỉ huy bộ phận bảo vệ trả lời. `đồng chí Stalin vừa đi ngủ," ông nói với Zhukov.

    `Hãy đánh thức ông ấy dậy. Có các vấn đề cấp bách và không thể chờ đợi đến khi trời sáng." Khi Stalin cầm điện thoại một vài phút sau đó, Zhukov nói với ông những tin tức về việc tự sát của Hitler.
    `Giờ thì ông ta đã làm được điều đó," Stalin nhận xét. `Đáng tiếc chúng ta không thể bắt sống ông ta. Xác của Hitler ở đâu?’
    `Theo Tướng Krebs, thi thể ông ta đã bị thiêu.'
    `Nói Sokolovsky không đàm phán gì hết với Krebs hoặc bất kỳ những người thân cận khác của Hitler ngoại trừ việc đầu hàng vô điều kiện,. Và không gọi tôi trước khi trời sáng nếu không có gì khẩn cấp. Tôi muốn nghỉ ngơi trước cuộc diễu hành.’

    Zhukov đã hoàn toàn quên rằng buổi sáng hôm đó , buổi diễu hành mừng ngày lao động sẽ diễn ra tại Quảng trường Đỏ. Beria đã thậm chí nâng mức độ giới nghiêm tại Moscow lên đặc biệt cho sự kiện này. Zhukov nghĩ đến những đơn vị trú phòng ở thủ đô đang di chuyển để vào vị trí cho cuộc diễu hành, nghĩ đến những lãnh tụ Liên Xô đang tập hợp ở lăng Lenin và sau đó cuộc diễu hành đi qua.
    Mỗi khi Chuikov, người không biết chút gì về những gì đã thực sự xảy ra ở phía Đức, đưa ra chủ đề đầu hàng, Krebs đóng vai trò của một nhà ngoại giao, không phải là một người lính. Ông cố gắng lập luận rằng Chính phủ Donitz trước hết phải được công nhận bởi Liên Xô. Chỉ sau đó Đức mới có thể đầu hàng Hồng quân và do đó ngăn chặn `kẻ phản bội ' Himmler trong việc đạt được một thỏa thuận riêng biệt với Mỹ và Anh. Nhưng Chuikov, với khí chất mạnh mẽ của một nông dân xảo quyệt, nhận ra được bản chất thật sự của chiến thuật này.

    Tướng Sokolovsky, người đã tham gia vào nhóm thảo luận với Krebs, cuối cùng gọi Zhukov. `Họ rất xảo quyệt," ông nói với ông ta. 'Krebs tuyên bố rằng ông không được trao quyền để đưa ra quyết định liên quan đến việc đầu hàng vô điều kiện. Theo ông, chỉ có chính phủ mới đứng đầu bởi Dönitz mới có thể làm việc đó. Krebs đang cố gắng xúc tiến một thỏa thuận ngừng bắn với chúng ta. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên gửi bọn họ về với bà ngoại của quỷ (nguyên văn) nếu họ không đồng ý đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức."

    `Anh nói đúng, Vasily Danilovich,' Zhukov trả lời. `Hãy cho ông ta biết rằng nếu Goebbels và Bormann không đồng ý đầu hàng vô điều kiện, chúng ta sẽ biến Berlin thành đống đổ nát." Sau khi tham vấn với Stavka, Zhukov đặt một giới hạn lúc 10.15 vào buổi sáng ngày 1 tháng 5 hôm đó.
    hk111333, huytop, Fearless1 người khác thích bài này.
  8. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Không có câu trả lời. Lúc thời hạn qua đi hai mươi lăm phút, phương diện quân Belorussia 1 trút `một cơn bão lửa' xuống phần còn lại của trung tâm thành phố.

    Reich Chancellery and Reichstag

    (Văn phòng đế chế và toà nhà Quốc Hội)

    Buổi bình minh của ngày 1 tháng Năm ở trung tâm của Berlin cho thấy hình ảnh những binh sĩ Liên Xô kiệt sức ngủ trên vỉa hè dựa vào các bức tường của các tòa nhà. Rzhevskaya, người thông dịch viên đang chờ đợi văn phòng đế chế bị chiếm, thấy một người lính ngủ trong tư thế cuộn tròn như em bé trong bụng mẹ, với một mảnh cửa bị hỏng như một cái gối. Những người đã tỉnh dậy đang tháo những miếng vải bó chân của họ. Họ không biết gì về việc Hitler tự tử vào buổi chiều hôm trước. Một số vẫn còn hét 'Gitler durak!' -'Lũ ngu dốt của Hitler’ "- khi gặp bất cứ tù nhân Đức nào.

    Cái chết của Fuhrer đã được giữ rất bí mật ở phía Đức trong suốt đêm và vào sáng hôm sau, khi chỉ một vài sĩ quan cao cấp được thông báo. Brigadefuhrer SS Mohnke, lôi cuốn Krukenberg bởi sự tự tin của ông ta, không thể từ bỏ cái thói huênh hoang thô bỉ kiểu Quốc xã. `Một ngôi sao sáng chói đã vụt tắt," ông ta nói với ông.

    Sĩ quan chờ đợi kết quả từ các cuộc đàm phán, nhưng cơn mưa bom đạn bất thình lình dội xuống lúc giữa buổi sáng đã nói lên tất cả. Tướng Krebs đã không đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Các chỉ huy Xô Viết kiên quyết đòi đầu hàng vô điều kiện và Goebbels đã từ chối. Pháo binh và dàn phóng Katyusha của tập đoàn quân xung kích 3, tập đoàn quân cận vệ 8, tập đoàn quân xung kích 5 khai hoả một lần nữa vào các tòa nhà vốn đã bị hủy hoại một nửa.

    Mohnke cũng nói với Krukenberg sáng hôm đó về nỗi lo ngại của ông ta, rằng quân đội Liên Xô sẽ đi qua đường hầm U-Bahn và xuất hiện phía sau văn phòng đế chế. `Là một ưu tiên hàng đầu", Krukenberg viết, `tôi đã gửi một nhóm lính công binh Nordland qua U-Bahn đến Potsdamerplatz.' Ông không đưa ra thêm chi tiết cũng như thời gian chính xác, nhưng đây có lẽ là mệnh lệnh dẫn đến một trong những sự cố gây tranh cãi nhất của toàn bộ trận chiến: Nổ tung đường hầm S-Bahn phía dưới kênh đào Landwehr gần Trebbinerstrasse.

    Phương pháp phá huỷ được sử dụng bởi các kỹ sư SS gần như chắc chắn là ‘làm rỗng’, nghĩa là buộc thuốc nổ của họ ở trên trần trong một vòng tròn lớn để làm nổ tung ra một đoạn. Đây có thể là cách duy nhất để xuyên phá khối bê tông cốt thép dày như vậy với lượng thuốc nổ tương đối ít. Ước tính thời gian - và thậm chí cả ngày – của vụ nổ rất khác nhau, nhưng điều này có lẽ là do việc cướp bóc đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường và sự tồn tại khó hiểu của tất cả những nơi trú ẩn trong hầm trú ẩn và đường hầm. Các báo cáo đáng tin cậy nhất cho biết vụ nổ xảy ra vào sáng sớm ngày 2 tháng Năm. Nó giải thích co lẽ là do bất ngờ bị trì hoãn lâu hoặc các công binh Nordland gặp khó khăn đáng kể khi thực hiện nhiệm vụ của họ.

    Dù sao thì, vụ nổ dẫn đến việc một khu vực hai mươi lăm cây số ở đường hầm S-Bahn và cả U-Bahn bị ngập lụt, khi nước thâm nhập thông qua một hầm kết nối. Ước tính con số thương vong dao động `giữa khoảng năm mươi ngàn và và 15,000’. Một số cư dân Berlin tin rằng chính quyền mới Liên Xô đã chở các nạn nhân bằng xe bò đến một bến kênh đào nhỏ gần Anhalter Bahnhof và sau đó chôn họ dưới đống đổ nát. Uớc tính dè dặt hơn, thường vào khoảng 100, được dựa trên thực tế là, mặc dù có hàng ngàn thường dân trong các đường hầm, cũng như một số `tàu bệnh viện’, với các toa tàu điện ngầm lèn chặt người bị thương, nước không dâng lên nhanh chóng khi nó tràn theo nhiều hướng khác nhau. Phụ nữ và trẻ em chạy trong đường hầm tối như hoa hồng trong nước lũ dĩ nhiên là rất sợ hãi. Một số kể lại chi tiết khi nhìn những binh sĩ kiệt sức và bị thương rơi xuống nước, cũng như nhiều người tìm lãng quên trong cái chai. Điều này có thể đúng trong một vài trường hợp, nhưng các ước tính thương vong cao là khó tin. Mực nước ở nhiều nơi thấp hơn một mét rưỡi và có nhiều thời gian để sơ tán cái gọi là 'tàu bệnh viện’ gần ga Stadtmitte U-Bahn. Nhiều khả năng hơn là những thi thể được tìm thấy là những binh sĩ và thường dân đã chết vì vết thương của họ tại một trong những trạm quân y dưới lòng đất và được đặt sang một bên trong đường hầm bên cạnh. Nước lũ cuốn đi những thi thể và sau đó không ai có thời gian để xác định nguyên nhân thực sự của cái chết. Một vài trong số những người chết gần như chắc chắn là lính SS. Có khoảng năm mươi người hay khoảng cỡ đó được chôn trong nghĩa trang của người Do Thái ở Hamburgerstrasse.

    Tại Reichstag, cuộc chiến đấu bên trong toà nhà vẫn còn khốc liệt, như là một sự nhạo báng đối với việc kéo lá cờ đỏ chiến thắng trước nửa đêm vào ngày 1 tháng Năm. Một người lính Liên Xô cố gắng ném trả một quả lựu đạn Đức trở lại đã ước lượng sai sức tay của anh ta. Nó bật ra khỏi các cây ngang cửa và phát nổ dưới đôi chân của anh, thổi bay đôi chân. Binh sĩ của cả hai bên chiến đấu, kiệt sức và khát, cổ họng và mũi khô khốc vì khói bụi. Nó làm cho một Sĩ quan Liên Xô nhớ đến vụ hoả hoạn Reichstag vào năm 1933, mà Hitler đã gây ra để nghiền nát Đảng Cộng sản Đức.

    Trận đánh lắng dịu xuống khi chiều muộn. Quân Đức trong hầm hét lên rằng họ muốn đàm phán với một sĩ quan cao cấp. Viên đại uý trẻ Neustroev nói Trung uý Berest giả làm một đại tá. Ông đưa cho anh một chiếc áo khoác da cừu để che giấu cầu vai sĩ quan và đưa anh ra để đàm phán. Ngay sau đó, quân Đức bắt đầu xuất hiện từ tầng hầm, dơ bẩn và không cạo râu trong bộ đồng phục rách rưới của họ, với đôi mắt nhấp nháy lo lắng nhìn xung quanh và mỉm cười như `những con chó nghe lời'. Khoảng 300 sĩ quan và binh lính địch hạ vũ khí. Gần 200 đã bị giết. Trong trạm quân y tự chế trong tầng hầm có 500 người khác, mặc dù nhiều người trong số họ đã bị thương trước khi Reichstag bị tấn công.

    Một pháo đài khác thậm chí còn lớn hơn để kêu gọi đầu hàng là tháp pháo phòng không Sở thú lớn ở góc phía tây nam của Tiergarten. Mặc dù nó đủ kiên cố để chống lại pháo 203mm bắn trực tiếp, tình hình bên trong, với hàng ngàn dân thường đang sợ hãi, là tồi tệ không kể xiết. Cũng có hơn hơn một ngàn người bị thương và bị ốm trong khu bệnh viện dã chiến được trang bị tốt. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Katukov và tập đoàn quân bộ binh cận vệ 8 của Chuikov đã tấn công vào Tiergarten từ phía nam qua Landwehr Canal. Nhưng nhiệm vụ giải quyết các tháp pháo phòng không Sở thú được để lại cho hai trung đoàn của sư đoàn bộ binh cận vệ 79. Đánh chiếm nó không phải là cách giải quyết vì vậy ngày 30 tháng tư họ đã gửi các tù binh Đức làm sứ giả mang một tối hậu thư viết bằng bút chì đưa cho chỉ huy (Đức trong pháo đài-ND): `Chúng tôi đề nghị các anh giao nộp pháo đài đầu hàng mà không cần phải chiến đấu tiếp tục nữa. Chúng tôi đảm bảo không một người lính nào, bao gồm cả lính SS và SA, bị hành quyết’.

    Ngày 1 tháng 5, một trong những tù binh cuối cùng đã trở lại với câu trả lời: `Đề nghị của các anh đã được nhận lúc 2 giờ chiều. Chúng tôi sẽ đầu hàng [đêm nay] lúc nửa đêm. Haller, chỉ huy đơn vị đồn trú.' Haller trong thực tế, không phải là chỉ huy đồn trú và lý do cho sự trì hoãn lâu như vậy là để cho phép họ chuẩn bị một cuộc phá vây tối hôm đó.
    hk111333, huytop, Fearless1 người khác thích bài này.
  9. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Một pháo đài khác bị bao vây ngày hôm đó là pháo đài Spandau ở góc cực tây bắc của Berlin. Về mặt kiến trúc, nó dễ nhận biết hơn so với kiểu xây dựng bê tông kinh dị tại vườn thú. Spandau được xây dựng bằng gạch năm 1630 trên một hòn đảo tại hợp lưu của Havel và Spree. Trong chiến tranh nó phục vụ như là phòng thí nghiệm phòng vệ khí đốt quân đội, nhưng điều này dường như là một sự ngụy trang cho công việc thật sự của nó.

    Ngày 30 tháng Tư, tập đoàn quân 47 Liên Xô cuối cùng đã áp sát chướng ngại vật kiên cố này với hoả lực pháo của nó khống chế cả hai cây cầu gần đó băng qua Havel. Hy vọng tránh được một cuộc tấn công toàn diện, chỉ huy tập đoàn quân, tướng Perkhorovich, đưa bộ phận 7 (bộ phận chính trị) dưới sự chỉ huy của thiếu tá Grishin lên phía trước để làm đối phương mất tinh thần với công tác tuyên truyền. Loa công suất lớn đặt trên xe tải phát sóng hàng giờ và người Đức trả lời với hỏa lực pháo binh.

    Ngày hôm sau, 1 tháng Năm, Perkhorovich ra lệnh thiếu tá Grishin đưa kiến nghị đầu hàng đến chỉ huy đơn vị đồn trú. Grishin triệu tập các sĩ quan của mình. `Bởi vì nhiệm vụ này là rất nguy hiểm," ông nói với họ, 'Tôi không thể ra lệnh cho bất cứ ai. Tôi cần một người tình nguyện đi cùng tôi." Tất cả bảy sĩ quan đều tình nguyện. Grishin nói với Konrad Wolf, người sau này là nhà làm phim Đông Đức và là anh trai của Markus Wolf, rằng ông không thể đi. Có những sĩ quan SS trong pháo đài, và nếu họ nghi ngờ dù chỉ trong một khoảnh khắc, rằng ông là người Đức trong quân phục Nga, họ sẽ bắn ông ngay tại chỗ.

    Người bạn thân nhất của Wolf, Vladimir Gall, đã được lựa chọn để thay thế. Ông và Grishin nhô lên từ các bụi cây vẫy một lá cờ trắng. Họ từ từ tiếp cận một chướng ngại vật được xây dựng xung quanh một chiếc xe tăng Tiger bị bắn cháy trước cây cầu gạch băng qua những con hào.

    Quân Đức nhìn thấy họ tới, ném xuống một cái thang dây từ trên lan can ban công bằng đá hàng chục mét trên lối vào chính. Grishin và Gall trèo lên thang dây, quay vòng vòng rất nhiều. Họ đến được ban công và, với nhiều lo âu đáng kể, đi vào căn phòng không có ánh sáng ở phía xa. Họ gặp một nhóm các sĩ quan của Wehrmacht và SS. Chỉ huy pháo đài là Đại tá Jung và phó của ông là Trung Tá Koch. Jung, với mắt kính gọng kim loại, khuôn mặt đầy nếp nhăn, mái tóc bạc cắt ngắn và cổ áo quân phục nới lỏng quanh cổ, không giống như một quân nhân chuyên nghiệp. Nhưng cả Grishin cũng như Gall đều không biết vai trò thật sự của ông ta.

    Cuộc đàm phán bắt đầu được tiến hành từ phía Nga gần như hoàn toàn bởi Gall, nhà triết học Do Thái, vì Grishin nói được rất ít tiếng Đức. Koch giải thích rằng Hitler đã ra lệnh rằng bất kỳ sĩ quan nào mang pháo đài ra hàng phải bị bắn ngay tại chỗ. Thật không may, tập đoàn quân 47 vẫn chưa nghe nói đến việc Hitler đã chết. Gall cảm nhận rằng các sĩ quan SS đặc biệt đang ở trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng và khá có khả năng bắn hạ bất cứ ai, bất chấp mọi hậu quả. Ông nói với họ rằng Berlin giờ đây gần như hoàn toàn bị chiếm đóng, Hồng quân đã bắt tay với người Mỹ tại Torgau trên sông Elbe, và việc kháng cự thêm nữa chỉ có nghĩa là lãng phí sinh mạng vô ích. Nếu họ đầu hàng, sẽ không bị hành quyết, thực phẩm sẽ được cung cấp cho tất cả mọi người và trợ giúp y tế cho người bị thương và bị bệnh của họ.

    Ông đã nói rõ rằng nếu họ từ chối đầu hàng và nếu Hồng quân phải dùng vũ lực để chiếm lấy pháo đài, những đảm bảo nói trên sẽ không được áp dụng. `Tất cả chúng ta đều là quân nhân, và tất cả chúng ta biết rằng rất nhiều máu sẽ bị đổ. Và nếu nhiều binh sĩ của chúng tôi chết trong trận đánh, tôi không thể nói trước điều gì về hậu quả. Ngoài ra, nếu các anh từ chối đầu hàng, các anh sẽ chịu trách nhiệm về cái chết của tất cả người dân ở đây. Nước Đức đã mất rất nhiều máu đến nỗi mỗi mạng sống chắc chắn phải là quan trọng cho tương lai."

    Các sĩ quan SS nhìn chằm chằm vào anh ta với sự căm thù tột độ. Sự căng thẳng nghiêm trọng đến mức ông lo sợ `một tia lửa nhỏ nhất ' sẽ gây ra một vụ nổ. Theo hướng dẫn của Grishin, ông nói với họ rằng họ có thời gian từ đây đến 3 giờ chiều để đưa ra quyết định. Trong sự im lặng chết người, hai người quay lại và sau đó đi về phía ánh sáng của cửa sổ. Khi họ trèo xuống thang dây, cơ thể rung lên vì sự căng thẳng, Gall không thể ngừng cái ý nghĩ rằng một sĩ quan SS sẽ cắt sợi dây thừng.

    Xuống đến mặt đất, họ nóng lòng muốn chạy băng qua khu vực trống trải phía trước pháo đài đến những bụi cây an toàn, nơi đồng đội của họ đang chờ đợi họ, nhưng họ phải kềm hãm bản thân để bước những bước dài có chủ ý. Tại khu vực cây cối, các đồng đội của họ chạy đến ôm hôn họ, nhưng họ phải giải thích rằng không có câu trả lời nào được đưa ra. Họ chỉ có thể chờ đợi. Sự hiện diện của các sĩ quan SS và mệnh lệnh của Hitler bắn bất cứ sĩ quan nào đầu hàng không mang lại hy vọng gì nhiều.

    Tại sở chỉ huy tập đoàn quân 47, Tướng Perkhorovich hỏi cùng một câu hỏi: 'Liệu chúng có đầu hàng không?’. `Chúng tôi không biết. Chúng tôi đã cho chúng thời gian đến 15.00 giờ theo chỉ thị. Nếu chúng đồng ý, chúng phải cử đại diện đến chiến tuyến của chúng ta."
    `Được rồi, đồng chí Gall, nếu chúng đầu hàng, hãy chắc chắn rằng anh đã sẵn sàng ở vị trí đó’.
    Khi thời hạn 15.00 đến, không khí căng thẳng trở lại. Những câu chuyện đùa về tính đúng giờ của người Đức được khơi ra.
    `Đồng chí đại uý!', một người lính đột nhiên kêu lên. `Nhìn kìa! chúng đang đến, chúng đang đến."

    Chúng ra dấu hiệu cho biết có hai người từ trên ban công, chuẩn bị trèo xuống thang. Đơn vị đồn trú sẽ đầu hàng. Gall tự nhủ với mình sẽ hành động như thể công việc tiếp nhận sự đầu hàng của một pháo đài chỉ là một phần công việc bình thường trong ngày.

    Khi hai sứ giả Đức, Trung uý Ebbinghaus và Brettschneider xuất hiện, sĩ quan và binh lính Nga chạy đến vỗ vào lưng họ chúc mừng. Họ giải thích với Gall rằng những điều kiện đầu hàng đã được đồng ý, nhưng phải được viết bằng văn bản và có chữ ký trước đã. Họ được dẫn đến sở chỉ huy tập đoàn quân 47 trong hân hoan, nơi họ nhìn thấy vỏ chai rỗng lăn lóc khắp nơi trong dịp chào mừng lễ lao động 1 tháng 5. Một sĩ quan cao cấp vẫn còn đang ngủ trên một tấm nệm trên sàn nhà. Khi được đánh thức, ông nhìn thấy hai sĩ quan Đức và nói với người phục vụ chuẩn bị đồ ăn cho họ. Thiếu tá Grishin sau đó xuất hiện. Ông được thông báo rằng quân đồn trú yêu cầu phải có văn bản chi tiết về các điều kiện đầu hàng. `Đúng là kiểu Đức!', ông lẩm bẩm.

    Khi văn bản được viết và ký, các sĩ quan Liên Xô mang ra một chai cognac và đổ đầy vào các ly rượu để nâng cốc chúc mừng sự kiện này. Người Nga uống cạn ly, và khi thấy Trung uý Brettschneider, người chỉ được ăn rất ít trong tuần trước, thận trọng uống chỉ có hai vạch lóng tay, họ phá lên cười sôi nổi và lại rót đầy ly. `Woina kaputt!', họ hét lên.`chiến tranh kết thúc rồi’.

    Cuộc vui bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của một đại tá tham mưu từ sở chỉ huy phương diện quân Belorussia 1. Ông được nghe kể về chuyện đầu hàng. Ông quay sang Trung uý Ebbinghaus, người lớn tuổi hơn trong hai sĩ quan Đức, và hỏi anh ta theo anh pháo đài có thể cầm cự bao lâu nếu Hồng quân oanh tạc và pháo kích dữ dội. `Ít nhất một tuần,' Ebbinghaus nói một cách kiên quyết. Đại tá Nga nhìn anh trong sự hoài nghi.

    `Chiến tranh đã kết thúc rồi,' thiếu tá Grishin nói. `Nhiệm vụ sĩ quan của anh đã kết thúc’. Có một hộp xì gà Ritmeester trên bàn và Trung uý Ebbinghaus tự lấy hút.

    Hai giờ sau, Grishin và Gall bước vào pháo đài, không phải trèo lên ban công mà là đi qua cổng chính. Binh lính Nga đã xếp vũ khí của đơn vị đồn trú đầu hàng thành một đống và ra dấu cho binh lính xếp thành hàng ở bên ngoài..
    hk111333Fearless thích bài này.
  10. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Khi hai sĩ quan đang đứng xem cảnh đó, Jung và Koch tiến đến gặp họ. 'Chúng tôi muốn nói lời tạm biệt với các anh’, Koch nói bằng một thứ tiếng Nga hoàn hảo. Thấy biểu hiện ngạc nhiên của họ, ông mỉm cười. `Vâng, tôi nói được một ít tiếng Nga. Tôi đã sống ở St Petersburg khi còn là một đứa trẻ."
    Gall đột nhiên lạnh gáy với ý nghĩ rằng trong cuộc đàm phán vừa qua, Koch chắc hẳn phải hiểu mọi lời nói trao đổi qua lại của họ. Sau đó, như để tự an ủi, anh nhớ rằng Grishin đã không nói bất cứ điều gì như là `hãy hứa với chúng bất cứ điều gì chúng muốn và chúng ta sẽ xử lý việc đó sau’.

    Trong sân, Gall và Grishin thấy thường dân yếu ớt và sợ hãi, đi ra từ hầm trú ẩn của pháo đài. Tướng Perkhorovich bảo Gall nói với họ rằng tất cả bọn họ có thể về nhà. Sau đó, một phụ nữ trẻ đội một chiếc khăn xếp, cũng như nhiều người khác vào thời gian đó do không được gội đầu, đến gặp anh, trên tay ôm một đứa bé. Cô cảm ơn anh vì đã thuyết phục được các sĩ quan đầu hàng, do đó tránh được một cuộc tắm máu. Sau đó cô bật khóc và quay đi.

    Câu chuyện cảm động về sự đầu hàng của Spandau này, tuy nhiên, lại bị phá hỏng bởi những sự thật được tiết lộ sau đó. Đại tá Jung và Trung tá Koch thực tế lại là Giáo sư Tiến sĩ Gerhard Jung và Tiến sĩ Edgar Koch, các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu chất độc thần kinh Sarin và Tabun. Thay vì nhiệm vụ chính là nghiên cứu cách chống lại vũ khí hóa học, như cái tên của nó chỉ ra, nhiệm vụ đầu tiên của phòng thí nghiệm Heeresgasschutz là `thí nghiệm tổng quát về khí độc dùng trong chiến tranh phù hợp với điều kiện chiến trường’.

    Một trung tá quân đội Nga của tập đoàn quân 47 ngay lập tức nhận thức được tầm quan trọng về những gì họ phát hiện ở Spandau và thông báo với tướng phụ trách một ủy ban các chuyên gia Hồng quân - họ đeo phù hiệu hình một bánh xe có răng và cờ lê trên cầu vai. Viên tướng chờ đợi việc thẩm vấn hai sĩ quan (Đức) vào ngày hôm sau, nhưng NKVD đã được nghe nói về chuyện này và vào buổi tối ngày 1 tháng Năm, các sĩ quan NKVD đến để bắt Jung và Koch. Viên tướng đã rất tức giận. Phải đến giữa tháng Sáu, Hồng quân mới tìm ra nơi NKVD đang giam giữ Jung và Koch và lấy họ về. Cuối cùng họ cũng đã đưa hai sĩ quan Đức về được Moscow vào tháng Tám.

    Hai nhà khoa học hàng đầu khác, Tiến sĩ Stuhldreer và Tiến sĩ Schulte-Overberg, được giam giữ tại Spandau và được lệnh ‘tiếp tục công việc’. Stuhldreer, người chuyên nghiên cứu về các cuộc tấn công bằng khí độc chống lại xe tăng, đã sử dụng bãi thử nghiệm pháo cũ tại Kummersdorf, nơi đã từng là điểm tập kết trong rừng của tập đoàn quân IX. Tất cả họ đều từ chối thừa nhận bất cứ thông tin nào về Tabun và Sarin, và vì tất cả các lô hàng (khí độc) đã bị tiêu hủy ngay sau khi Hồng quân đe dọa Berlin, các chuyên gia Liên Xô không thể chứng minh được điều gì và họ không biết phải hỏi gì.

    Vào mùa hè, Stuhldreer và Schulte-Overberg được đưa đến Liên Xô. Họ ở cùng với Jung và Koch trong một trại giam đặc biệt ở Krasnogorsk. Dưới sự lãnh đạo của giáo sư Jung, nhóm từ chối hợp tác với chính quyền Xô Viết. Họ nhấn mạnh rằng họ là tù binh chiến tranh. Các nhà khoa học Đức khác cộng tác với Liên Xô được đưa đến để thuyết phục họ thay đổi ý định, nhưng có rất ít kết quả. Họ không bị ngược đãi vì quyết định đó, tuy nhiên, họ là những người trở về Đức trong chuyến trao trả tù binh chiến tranh cuối cùng tháng 1 năm 1954.

    Phía nam Berlin, tàn quân của tập đoàn quân 9 nỗ lực lần cuối để vượt qua chiến tuyến cuối cùng của Konev. Tập đoàn quân 12 đã cố gắng cầm cự đủ lâu trong khu vực Beelitz để giữ tuyến đường rút đến sông Elbe, cũng như mở ra một tuyến đường cho gần 20.000 binh lính của cái gọi là tập đoàn quân Spree của tướng Reymann trong khu vực Potsdam. Tuy nhiên, sức ép đã gia tăng. Beelitz bị pháo kích dữ dội sáng hôm đó bởi pháo tự hành của Liên Xô chuyển xuống từ Potsdam. Các phi đội Shturmovik
    tăng cường các cuộc tấn công bắn phá và ném bom bổ nhào trong khu vực.

    Một trung đoàn bộ binh Liên Xô đã chiếm làng Elsholz, sáu cây số về phía nam Beelitz. Đó là một điểm chốt giao thông rất quan trọng đối với những đơn vị Đức đã kiệt sức này. May mắn cho quân Đức, sự xuất hiện bất ngờ của bốn chiếc tăng Panther cuối cùng của Sư Đoàn Kurmark đã buộc binh sĩ Hồng quân phải rút lui. Trong thực tế, Panther, với nhiên liệu hầu như trống rỗng đã bị bỏ lại ở đó, nhưng con đường phía trước đã được thông.

    Nhiều binh lính lang thang quá kiệt sức và suy dinh dưỡng đến nỗi họ quỵ ngã tại làng Elsholz. Thường dân chia sẻ thức ăn với những người lính và chăm sóc những người bị thương, mang họ đến ngôi trường, nơi một bác sĩ từ Berlin và một y tá quận làm việc với nhau một cách tốt nhất có thể. Chỉ có một đơn vị SS có đủ sức khoẻ để hành quân qua làng mà không cần tạm nghỉ.

    Trận đánh vẫn bùng lên phía sau họ trong các khu rừng, nơi quân lính của Konev tiếp tục săn lùng những nhóm lính lang thang lớn nhỏ. Sáng ngày 1 tháng Năm đó, một lữ đoàn của tập đoàn quân xe tăng cận vệ 4, đã được đưa trở lại vào khu rừng để `thanh toán một nhóm lớn quân Đức lang thang’. Báo cáo khẳng định rằng T-34 đã xông thẳng vào những xe tăng Đức và các xe cơ giới khác. `Chỉ huy Liên Xô đã thanh toán chiến trường nhanh gọn’, báo cáo nói. `Trong hai giờ đối phương mất mười ba xe bọc thép chở quân, ba khẩu pháo tự hành, ba xe tăng và mười lăm xe tải." Thật khó để tin rằng vẫn còn rất nhiều xe còn hoạt động được trong một nhóm lính đơn lẻ.

    Quân đội Liên Xô cũng tấn công Beelitz. Một nhóm 200 lính Đức, với các xe tăng Tiger cuối cùng và một khẩu pháo, tiến đến dưới làn hoả lực súng tự động ở phía nam Beelitz khi họ vượt qua bãi trồng măng tây. Tất cả những gì họ cần làm là tiếp tục chạy vào rừng và lội sông Nieplitz. Ngay phía trước là con đường dẫn đến Bruck an toàn.

    Nhân viên tham mưu của tập đoàn quân 12 của tướng Wenck đã tập hợp tất cả các xe tải và loại xe khác trong khu vực để vận chuyển đám đông đã bị kiệt sức. Họ đã thiết lập các nhà bếp dã chiến để nuôi ăn 25.000 lính cũng như hàng ngàn người tị nạn. `Khi binh lính đến được với chúng tôi, họ đã kiệt quệ’, Đại tá Reichhelm, tham mưu trưởng của Wenck cho biết. ‘Đôi khi chúng tôi thậm chí đã phải đánh họ để làm họ tỉnh, nếu không họ sẽ không thể leo lên được xe tải và có thể sẽ chết nơi họ đang nằm. Thật là kinh khủng." Tướng Busse trước đây vốn tròn trĩnh nay ốm đi đến mức không nhận ra được. `Ông đã đến giới hạn cuối về thể chất."


    Nhiều người đã trải qua sự khủng khiếp trong cái 'túi' Halbe có một nỗi căm giận mà năm tháng không thể làm nguôi đi. Họ đổ lỗi cho những sĩ quan cao cấp đã tiếp tục chiến đấu khi tất cả mọi thứ đã mất. `Có phải đó thực sự là sự tuân lệnh mù quáng," một người sống sót đã viết,` hay là sự hèn nhát khi đối mặt với trách nhiệm của mình?’. Cánh sĩ quan ủng hộ Hitler đã để lại một dư vị cay đắng. Trong những ngày cuối cùng này, tất cả những gì họ cố làm, chỉ là để cứu lấy bản thân và bỏ rơi những người lính, dân thường và trẻ em."

    Lời phê phán này, trong khi chứa đựng phần lớn sự thật, lại quá đánh đồng mọi thứ, đặc biệt là khi xem xét những nỗ lực của tập đoàn quân 12 để cứu binh sĩ và dân thường. Ngay cả trong tập đoàn quân 9, không phải tất cả đều u ám. Một người lính ghi lại một sự việc vào cùng ngày hôm đó, Thiếu tá Otto Christer Graf von Albedyll, người đã chứng kiến sự thất bại của binh lính ông và bất động sản của gia đình ông bị phá huỷ gần Spur Reitwein, đã bị giết trong khi cố giúp một người lính bị thương nặng. `Một chỉ huy được yêu mến nhất". Ông được chôn cạnh con đường Elsholz bởi các binh sĩ của mình.

Chia sẻ trang này