1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quang Minh Soi Sáng (sách của Yoga Ananda Marga)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 02/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    QUANG MINH SOI SÁNG


    (tuyển tập các bài giảng)

    Nguyên tác tiếng Anh: Light Comes

    Tác giả: Shri Shri Ananda Murti (Guru Sarkar)

    Người dịch: Nhật Tú


    Phần 1: QUAN ĐIỂM YOGA

    Nhân loại cần phải được thức tỉnh, thông qua mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ. Loài người có bản chất Thiêng Liêng, và sự hoàn hảo vốn có chẳng là gì khác ngoài Bản nguyên vĩnh cửu. Những người khát khao tầm đạo hãy nhớ điều này trong từng khoảnh khắc đời mình.

    (Caryácarya II, 8)

    Dù cho bạn nói hay làm
    Đừng quên Thượng đế bao hàm muôn nơi
    Hồng danh tâm niệm khôn nguôi
    Buông dòng nghiệp quả trôi xuôi tới Ngài

    Hết mình phục vụ trần ai

    Ngập tràn phúc lạc thiên thai giữa đời.

    (Caryácarya II, 8)

    Vũ trụ là một bức tranh toàn cảnh của sự chuyển động không ngừng, một tập hợp khổng lồ của các sắc thái hư ảo. Nếu chỉ nhận thức vũ trụ theo bề nổi, con người thường hy vọng họ sẽ sở hữu được những thứ bền vững, hoặc mải mê theo đuổi các sắc thái hư ảo, nhưng họ đang phạm sai lầm. Người ta thường bị hấp dẫn bởi những thứ hiện hữu tạm bợ trên thế gian, ôm giữ chúng, tìm cách tự hài lòng, nhưng khi chưa kịp thỏa mãn những thứ tạm bợ đó, những sắc thái ảo ảnh biến mất vào hư vô, khiến họ không ngừng vỡ mộng và than vãn bi ai như những kẻ thiếu suy nghĩ mù quáng. Đây không phải là một bản án của Thượng đế, nó là định luật của vũ trụ.

    Chỉ có Giác tính tối thượng là thực thể duy nhất thường hằng bất biến mà con người có thể nhận thức được. Để đạt tới sự trường cửu, người ta không được theo đuổi những khoái lạc tầm thường của thế gian. Ngoài ra, khi biết rằng hội nhập với Đấng bất diệt, Đấng vĩnh cửu, là mục đích duy nhất của cuộc sống, người ta cần thúc đẩy mọi xu hướng tinh thần của mình hướng về Ngài, không nên lãng phí tiềm năng của mình chỉ vì mê đắm cái tạm thời thay vì cái trường cửu.

    Mọi hiện tượng được tạo ra đều lẫn lộn giữa vô số những thứ hữu hạn, với sự giúp sức của một tâm trí hữu hạn, sẽ không thể mường tượng về cái Vô Hạn cho dù trên lý thuyết hay trong thực hành. Khi tâm trí bị chìm đắm vào trong suy tưởng về cái Vô Hạn, tâm trí hữu hạn sẽ vượt qua ranh giới của bản thân nó và đánh mất chính nó trong niềm an lạc vô tận. Đây là quả vị tối thượng.

    (Namah Shiváya Shántáya, 134)
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Hằng Hà sa số các hiện tượng xuất hiện như kết quả của vô số đợt sóng không ngừng rung động từ Thực Thể Tối Thượng, một mặt làm sinh động mỗi cung bậc của quá trình sáng tạo với sự sống động không ngừng nghỉ đi kèm với hạnh phúc ngọt ngào, mặt khác mang lại sự hiểu sai về Thượng Đế như là nhiều, mà chẳng phải một. Từ sai lầm này xuất hiện tất cả các cám dỗ ngon ngọt của cuộc sống, các gia vị chua cay đầy kích thích, và cả nọc độc nhức nhối đau buốt với nỗi thống khổ xé nát tâm can. Vì trong cái Một chúng ta thấy nhiều, với tất cả sự hoàn hảo và bất toàn, với tất cả ngọt ngào và cay đắng, tất cả là do vài trò đặc biệt của các giác quan.

    Giai đoạn đầu trên nấc thang tiến hóa của nhân loại, khi người ta chú ý đến các biểu hiện phong phú của ngoại giới như hình thể, mùi, vị, cảm giác .v.v.. họ lập tức bị lôi cuốn vào đó. Toàn thể vũ trụ hiện hữu như một tập hội khổng lồ của các mầu sắc: chúng chiếm hữu các giác quan con người và tâm trí con người bị lôi cuốn vào đó, lấy đó làm mục đích cuộc sống. Ở giai đoạn này, sự mê đắm thê giới vật chất đẩy con người từ thế giới bên trong hướng tới thế giới bên ngoài. Nếu có người bảo họ hướng vào thế giới bên trong, họ sẽ bực tức khó chịu. Họ nghĩ: “Cứ sống thế này là tốt lắm rồi”. Lẫn lộn các màu sắc chủ quan của họ với các màu sắc của cái toàn thể, rong ruổi trên thảm cỏ xanh êm ái, họ nghĩ “Những mục tiêu vật chất này mới thực sự mang lại giá trị cho mình!”

    Lối sống có thiên hướng về vật chất này là giai đoạn đầu trên nấc thang tiến hóa của nhân loại. Ở giai đoạn này, người ta muốn chứng tỏ một điều duy nhất bằng toàn bộ cuộc sống của họ là: “Tôi tồn tại, tôi hiện diện.”

    Gian nan và đau khổ buộc con người phải suy tư sâu sắc, nỗi bất hạnh khơi nguồn cảm hứng cho họ tìm hiểu về luật nhân quả. Trái tim tan vỡ của họ muốn được xoa dịu bằng thứ dược liệu mầu nhiệm từ một Thực Thể cao cả hơn chính bản thân mình. Qua đó họ nhận ra quả là có một Thực Thể cao cả hơn cái tôi nhỏ bé của mình. Bất cứ thứ gì có khả năng trở thành cầu nối với Thực Thể đó, và cho dù Thực Thể đó có trong tầm với của họ hay không, họ ấp ủ hy vọng sẽ giành được cái gì đó từ Ngài. Họ van lơn: “Hãy cứu vớt con, che chở cho con!” Sau đó họ thay đổi thái độ và nói: “Con tồn tại, và Ngài cũng tồn tại.”

    Khi niềm hy vọng vào sự thỏa mãn từ thế giới bên ngoài không thể làm nguôi ngoai sự bất mãn bên trong, khi thế giới tươi đẹp bên ngoài không thể xoa dịu cơn khát trong sa mạc tâm trí của họ, khi hạt giống của các ham muốn không nảy mầm nữa, thì họ sẽ nhận ra họ cần phải đi sâu vào bên trong – chìa khóa để giải quyết vấn đề nằm sâu bên trong. Tuy nhiên chúng vẫn ở trong các cánh cửa bị khóa, để đi tìm chìa khóa, họ hướng vào bên trong nhưng không thể tìm được. Gom góp tất cả nỗi đau tinh thần lại, họ âm thầm than khóc và nói với Đấng bề trên vô danh của đời mình:

    Con lãng phí cuộc đời vô nghĩa
    Đấng vĩ đại con chưa tôn thờ
    Con đã mất trân châu vô giá
    Và trở thành tạo vật không may
    Khi chưa được tận hưởng cam lồ
    Trong tình yêu thiêng liêng của Thượng Đế

    Parama Puruśa (Ý thức tối cao) là Năng lực Hiểu biết Tối cao, không có gì ở ngoài Ngài. Ngài cũng cảm thấy nỗi đau đớn tột cùng của những kẻ đang tuyệt vọng trong sâu thẳm trái tim Ngài, và chỉ bày cho họ con đường minh triết đầy an lạc. Nhờ đó những kẻ tuyệt vọng bật khóc lên trong niềm hân hoan hạnh phúc: “Ngài tồn tại, Chúa tể, Con cũng tồn tại!”

    Họ tiếp tục hướng vào thế giới bên trong. Sự cám dỗ của thế giới bên ngoài không còn kiềm tỏa tâm trí họ trong vòng nô lệ nữa. Vẻ huy hoàng lộng lẫy của hình thể và mầu sắc, sức hấp dẫn khó cưỡng không còn gợi lên bất cứ phản ứng nào từ những nơi sâu kín trong tâm hồn họ. Hào quang rực rỡ của thế giới đa sắc bên ngoài và sự sáng ngời của phẩm tính bên trong trở thành một.


    Cuối cùng bạn sẽ trở thành
    Như bong bóng dưới làn nước trong xanh
    Trồi lên rồi hòa tan trở lại

    Vẫn chỉ là nước không hai

    Và –

    Chiếc bình ngâm trong biển nước
    Nước chứa bên trong chiếc bình
    Nước bên trong và bên ngoài sẽ hội nhập khi chiếc bình vỡ
    Chỉ người thông thái mới hiểu điều này

    Sự ngoại giới hóa từ thế giới bên ngoài sau đó sẽ xuất hiện như một vở kịch của Maya (huyễn ảo). Thế giới bên ngoài hòa nhập vào thế giới bên trong và chỉ còn lại một Thực Thể tuyệt đối duy nhất: “Ngài tồn tại, chỉ có Ngài tồn tại.”

    Điều này được gọi là Jiṋánasyáyaḿ bhásate nányathaeva – “Trong tất cả tri kiến, chỉ cái này còn lại.”

    (Namah Shiváya Shántáya, 138)
    --- Gộp bài viết: 02/07/2015, Bài cũ từ: 02/07/2015 ---
  3. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Hạt nhân của Tiểu vũ trụ tiếp cận với hạt nhân của Đại vũ trụ không phải thông qua Jiṋána (tri thức) hoặc Karma (hành động) mà thông qua Bhakti (sùng mộ). Vậy vì sao người ta vẫn cần trau dồi Jiṋána hoặc Karma? Điều này chỉ cần thiết để phát triển lòng sùng mộ trở nên mãnh liệt, mà không phải cho các mục đích khác. Người ta không ăn dưa chua để lấp đầy dạ dầy mà để kích thích cảm giác thèm thuồng và có thể thưởng thức nhiều đồ ăn hơn. Cũng như vậy, người mộ đạo trau dồi Jiṋána và Karma không phải cho sự phát triển vật chất mà để tăng cường sức mạnh để đi trên con đường sùng mộ với một gia tốc lớn hơn. Hành động hướng tới Parama Puruśa này là Bhakti hoặc sùng mộ. Jiṋána và Karma là phụ trợ và do đó Jiṋána và Karma đều cần được trau dồi.

    (Namámi Krśńasundaram, 152)
  4. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Những người đang hướng tới Parama Puruśa (Ý thức tối cao) thông qua lòng sùng mộ của mình giống như một điểm Tiểu vũ trụ hướng tới trung tâm của Parama Puruśa. Khi nó đến càng gần, nó càng nhận ra sự gần gũi của trung tâm Đại vũ trụ và bản chất của tiêu điểm càng thay đổi. Một giọt nước càng tới gần mặt trời, nó càng dễ bốc hơi. Khi nó thực sự gần mặt trời, nó không còn là giọt nước mà trở thành một khóm lửa.

    Hãy dùng một ví dụ rõ hơn. Một khối sắt khi tới gần mặt trời, nó sẽ bị mất thể rắn của mình và chuyển thành sắt lỏng. Nó tan chảy vì sự gần gũi với mặt trời. Khi tới gần hơn, nó chuyển từ sắt lỏng thành khí hỗn hợp sắt. Khi nó thực sự tới mặt trời, nó trở thành một với mặt trời, từ sắt chuyển hóa hoàn toàn thành một quầng sáng. Bản chất của nó không còn tách biệt với mặt trời.

    Khởi đầu, điểm Tiểu vũ trụ chỉ biểu lộ các phẩm tính của vi hệ. Sự thực hành sadhana càng tiến bộ, các phẩm tính của hành giả càng thay đổi. Trong quá trình đó, khi người ta tới gần trung tâm Đại vũ trụ, họ sẽ mất các phẩm tính cũ của mình và được thay thế bằng các phẩm tính lý tưởng được ước định trong thiền quán. Khi điểm Tiểu vũ trụ hội nhập với trung tâm Đại vũ trụ, sẽ không còn hai điểm. Chúng hòa nhập làm một, thành điểm Đại vũ trụ. Đơn vị cá thể sẽ hòa nhập với Ý thức tối cao. Cuối cùng sẽ không còn phân biệt. Sự phân biệt không thể tồn tại.

    (Namámi Krśńasundaram, 150)
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Các đơn vị cá thể, Jiivas, buộc phải hoạt động dưới tác động của hai tính cách. Một là Cái Tôi nhỏ vốn thèm khát tích lũy rất nhiều thứ, cả to lẫn bé, và mang lại nhiều hệ quả cho xã hội. Cái tôi nhỏ sáng tạo ra một thế giới mà nó là trung tâm, một thế giới ảo tưởng trong đó nó bị mắc bẫy và tự coi mình là vua chúa.

    Đồng thời, có một thế giới lớn hơn của Parama Puruśa, một thế giới nơi Cái tôi nhỏ chỉ là bong bóng. Tất cả mong mỏi và khát vọng, mọi ham muốn và động lực của bong bóng tầm thường đều cư ngụ trong tâm trí khổng lồ của Parama, chúng sẽ được đáp ứng trọn vẹn chỉ khi nó hòa nhập với dòng chảy Vũ trụ. Nếu không, mọi hy vọng và ham muốn cá nhân sẽ không bao giờ được thỏa mãn và được thực hiện. Con người ấp ủ hàng ngàn ham muốn trong tâm, nhưng hầu hết đều bất mãn bởi vì các làn sóng ham muốn cá thể không được duy trì tương đương với các làn sóng của Vũ trụ.

    (Namámi Krśńasundaram, 41)
  6. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Hoạt động của mỗi vật thể trong vũ trụ đều tuân thủ theo một đường lối riêng,. Trong trường hợp con người, vấn đề lại không giống như vậy, họ có phẩm tính đặc biệt của mình. Một dòng sông chảy từ núi hướng tới biển, và từ biển cũng hướng về núi. Nhưng đối với tâm trí con người, của con người Tiểu vũ trụ, chuyển động có thể từ núi ra biển, hoặc từ biển về núi, đây là phẩm tính đặc trưng của tâm trí nhân loại.

    Tính khách thể của tâm trí con người, không giống các thực thể khác trong vũ trụ, có thể chuyển từ vi tế sang thô thiển, hoặc ngược lại từ thô thiển sang vi tế. Do đó có câu: “Tâm trí là nguyên nhân của tù ngục, và cũng chính tâm trí là nguyên nhân của giải thoát.” Khi chuyển động hướng tới trạng thái thô được khuyến khích, tâm trí - và ngay lập tức toàn bộ cuộc sống con người sẽ có xu hướng chuyển hóa thành vật chất thô. Đó sẽ là con đường đi ngược lại prati-saiṋcara (pratisaincara: tiến trình thô đến tinh, từ vô số vi hệ hướng về trung tâm cái toàn thể). Khi chuyển động hướng tới trạng thái vi tế được khuyến khích, thì toàn bộ các cấp bậc tồn tại của con người sẽ dần được chuyển hóa thành Tâm trí Vũ trụ. Nếu Cái Tôi đầu hàng trước bàn thờ của Đấng Tối Thượng, khi đó toàn thể các tầng bậc của thân tâm sẽ trở thành một với Giác tính Tuyệt đối, người ta sẽ trở thành bậc toàn trí và biết hết mọi thứ.

    (“Existential Flow and Its Culminating Point”, Calcutta, 1986)
  7. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Puruśottama (Hạt nhân Vũ trụ hoặc Parama Puruśa) được liên kết với Jiivas hoặc các hệ vi mô thông qua mối liên hệ toàn thể (Protah Yoga) và mối liên hệ cá thể (Otah Yoga). Sẽ vô cùng khó khăn để trở thành Puruśottama. Khó khăn gồm những gì? Ngài luôn phải duy trì mối liên kết với mọi thứ và mọi người. Không tạo vật nào của Ngài bị bỏ mặc hoặc bị coi thường. Ngài phải liên kết chính bản thân Ngài với tâm trí của từng người, lắng nghe suy nghĩ của họ và làm dịu bớt nỗi khổ nhân sinh, cho dù họ có học hay vô học, giàu hay nghèo. Ngài phải gánh vác trách nhiệm cho toàn thể vũ trụ. Do đó và chỉ do đó Ngài mới xứng đáng là Hạt nhân Vũ trụ. Ngài sẽ không còn là Hạt nhân Vũ trụ khi ở trong tháp ngà, hờ hững với nỗi đau trần thế, và nhận sự thờ cúng. Để trở thành Puruśottama – Hạt nhân vũ trụ, người ta phải duy trì mối liên hệ với mọi tạo vật, cả liên hệ toàn thể và liên hệ cá thể thông qua Otah và Protah Yoga.

    Mối liên hệ cá nhân với mỗi cá thể, với mỗi hạt bụi, mỗi giọt nước, gọi là Otah Yoga. Puruśottama biết mọi suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân bạn, hạnh phúc và đau khổ của bạn và Ngài dùng những biện pháp phù hợp để loại bỏ những nỗi đau và phiền não cho bạn. Ở đây tôi có ý dùng từ “phù hợp”. Có nghĩa là Ngài dùng các biện pháp để loại bỏ những ham muốn cá nhân và sự đau khổ mà không gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung. Ví dụ nếu mặt trời lặn chậm đi một tiếng đồng hồ sẽ có ích cho một cá thể, nhưng nó sẽ chống lại lợi ích chung. Mặc dù Ngài không thể chống lại lợi ích chung, Ngài vẫn dành sự quan tâm chú ý tới các nhu cầu, các cảm nhận của mỗi cá nhân. Đó gọi là Otah Yoga.

    (Namámi Krśńasundaram, 61)
  8. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Giả sử có một chiếc gương, trước đó đặt một bông hoa hồng đỏ lớn. Nếu nhìn vào gương bạn sẽ thấy bông hồng đỏ. Từ khoảng cách xa, người ta có thể nói chiếc gương màu đỏ nhưng nó có thực sự như vậy? Chiếc gương không đỏ. Nó chỉ thể hiện màu của bông hồng. Tương tự vậy, tâm hồn con người cũng nhuốm màu của đạo đức và tội lỗi. Bất cứ khi nào ý thức cá nhân liên hệ với hành động, sóng tư tưởng – hoặc cảm nhận tinh thần sẽ lập tức bị ảnh hưởng, nhưng không hoàn toàn như vậy, giống như chiếc gương trong thực tế không bị nhuộm đỏ.

    Theo cách tương tự, khi một cá nhân (Jiivas) tới gần Parama Puruśa, ảnh hưởng của những tư tưởng và hành vi tốt hoặc xấu trở nên rõ ràng và dần dần bị đào thải khỏi tâm trí, bởi vì những ô nhiễm của các hạt giống thế gian, cho dù tốt hay xấu, không thể tới gần Parama Puruśa. Khi cá nhân tới gần Parama Puruśa, chỉ còn duy nhất sự phản chiếu của Ngài. Khi hình ảnh phản chiếu hòa nhập vào chủ thể gốc, nó không còn tồn tại. Tương tự, khi những hình ảnh phản chiếu của ý thức cá nhân hòa nhập với Parama Puruśa, sẽ chỉ còn lại Một, Parama Puruśa thực sự. Do đó Ngài nói: “Chỉ chấp nhận mình Ta, không phải hình phản chiếu của Ta. Ta sẽ giải thoát con khỏi mọi tội lỗi. Đừng lo lắng.”

    (Namámi Krśńasundaram, 162)

    Một cá nhân bình thường có thể trở nên phi thường thông qua phương tiện của Sádhaná và Karma, bởi đức hạnh của trí tuệ thanh khiết và phục vụ quên mình. Khi những cá nhân tiến hóa cao như vậy hội nhập với Parama Puruśa, họ trả lại Thực Thể Vô Hạn thêm nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Một giọt tinh chất dầu dừa có thể thêm nhiều hương thơm cho hàng trăm giọt nước khác. Do vậy sự hội nhập của một cá nhân tiến hóa cao vào Parama Puruśa sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của Parama Puruśa.

    (Namámi Krśńasundaram, 168)
  9. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Giả dụ bạn nghe một số âm thanh (âm thanh là một tanmátra nghĩa là một “biểu hiện suy nghĩ”); giả sử bạn xúc chạm vào một số thứ (xúc chạm là một tanmátra khác); bạn nhìn và nghĩ điều gì đó – tất cả đều là các Tanmátras. Người kiểm soát thực sự của tất cả các biểu hiển suy nghĩ này chính là tâm trí của bạn. Nhưng có một thực thể ẩn giấu đằng sau tâm trí của bạn. Ví dụ, khi bạn xem biểu diễn múa rối, bạn cảm thấy thích thú và tò mò làm thế nào các con rối cử động tay chân, nhưng bạn không thể thấy những người điều khiển vở diễn thông qua những sợi dây được kéo từ phía sau.

    Tương tự, chúng ta biết về các “biểu hiện suy nghĩ” (sắc thanh hương vị xúc pháp) của Đại vũ trụ – chúng ta được biết làm thế nào người ta hát các ca khúc du dương, nhảy các vũ điệu đẹp mắt, phát biểu những bài thuyết trình cảm động, .v.v.. nhưng chúng ta không thể thấy Thực Thể đang kéo những sợi dây từ phía sau điều khiển vở diễn. Điều thú vị là các vũ công, ca sĩ, người dẫn chuyện nghĩ rằng họ là tác nhân, người thực hiện, và nhận hết những lời khen ngợi từ vở diễn. Người ta không quan tâm suy nghĩ về Thực Thể đang kéo các sợi dây từ phía sau, hoặc nếu kém thông minh hơn, họ nghĩ rằng mọi người đang xem họ biểu diễn chứ không phải Thực Thể kéo các sợi dây phía sau, nên những lời tán dương là dành cho họ. Có nhiều người nghĩ như vậy. Tuy nhiên, bạn cử động và nhảy múa dưới sự điều khiển của Ngài. Ngài khiến bạn nhảy múa từ phía sau.

    (Namámi Krśńasundaram, 179)
  10. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Mục đích của lòng sùng kính là gì? Mỗi vật thể trong vũ trụ này đều được hấp dẫn với các vật thể khác. Có một mối liên hệ chung giữa một ngôi sao lớn, một hành tinh, hoặc một vệ tinh và một tiểu hành tinh hay thậm chí một hòn đá. Vật này hấp dẫn vật kia và bởi vì lực hấp dẫn chung này, sự cân bằng được duy trì trong vũ trụ. Nếu một người trong lúc yếu đuối nghĩ một cách sai lầm rằng người đó là kẻ vô dụng, sự tồn tại của y là vô nghĩa – hoặc một cụ bà trăm tuổi nghĩ rằng cơ thể cụ không còn giá trị, chẳng có gì khác biệt khi cụ tiếp tục sống hay chết – suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai lầm. Sự tồn tại vật lý của mỗi người có giá trị ngang nhau. Câu hỏi chính là làm sao để sử dụng tối đa giá trị sống của một người? Chẳng có gì trong vũ trụ này hoàn toàn vô giá trị.

    Có một lực hấp dẫn chung ở mọi nơi. Một con kiến nhỏ hấp dẫn một thực thể lớn và thực thể lớn hấp dẫn con kiến nhỏ. Trong dòng chảy đầy cảm xúc của lòng sùng kính, nếu một người nghĩ mình đang hấp dẫn toàn thể vũ trụ bao gồm cả Parama Puruśa, và cả tôi cũng bị hấp dẫn, cảm nghĩ về lực hấp dẫn chung này gọi là Bhakti (lòng sùng kính) theo cách nói của tâm lý học. Dù có học hay vô học, trẻ hay già, một người được trời phú cho xu hướng này của lòng sùng kính thì được coi là đã hội đủ điều kiện tốt nhất của một đơn vị cá thể có đủ năng lực để hấp dẫn cái Toàn Thể. Đấng Tuyệt Đối hấp dẫn bạn bằng một mãnh lực phi thường. Bạn cũng hấp dẫn Đấng Tuyệt Đối bằng một lực hạn chế của mình – bạn không thua kém bất cứ ai.

    (Namámi Krśńasundaram)

Chia sẻ trang này