1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    • Còn dưới đây là 1 bài để so sánh ở trên.........
    • Kiến thức rất quan trọng nếu ko ta sẽ trở thành con chiên của kẻ tà độc
    Nợ công lên 110 tỉ đô la Mỹ, lãi vay bằng 7,2% tổng chi NSNN
    Tư Hoàng
    Thứ Hai, 20/7/2015, 15:53 (GMT+7)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    WB cảnh báo, chi trả lãi vay đã chiếm tới 7,2% chi NSNN. Ảnh TH.
    (TBKTSG Online) - Nợ công Việt Nam lên đến 110 tỉ đô la Mỹ và chỉ riêng khoản chi trả lãi vay đã lên đến 7,2% tổng chi ngân sách nhà nước, Ngân hàng Thế giới cảnh báo.

    Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 20-7 cảnh báo, tình trạng mất cân đối tài khóa kéo dài đang trở nên thành mối quan ngại trong bối cảnh gia tăng nợ công.

    Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỉ đồng (khoảng 110 tỉ đô la Mỹ).

    Tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh, từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014; 79,6% trong số này là nợ chính phủ, 19% là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương.

    Bộ Tài chính dự báo tổng dư nợ công có thể đạt mức đỉnh điểm gần 65% GDP vào cuối năm 2017. Sau đó, tỷ lệ nợ/GDP sẽ giảm dần do thắt chặt tài khóa.

    Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, Sebastian Eckardt cho biết nợ công vẫn có xu hướng tăng lên nhưng ở mức dưới 75% GDP. Tuy vậy vẫn còn những rủi ro thách thức như chậm trễ trong tái cơ cấu có thể làm giảm triển vọng kinh tế trong nước hay rủi ro từ việc kinh tế toàn cầu phục hồi chậm đi…

    Ngân hàng Thế giới khẳng định, do nhu cầu tài trợ ngân sách tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn vay ưu đãi bên ngoài, Chính phủ chủ yếu dựa vào nợ trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn.

    Nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27-28% GDP trong giai đoạn 2010-2014, nợ trong nước tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014. Phần lớn huy động vốn trong nước dựa trên phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất bình quân gia quyền 7,9%/năm trong năm 2013 và 6,6% năm 2014. Thời gian đáo hạn trung bình của trái phiếu chính phủ tương đối ngắn 3,1 năm (2013) và 4,8 năm (2014).

    "Điều này có thể phát sinh rủi ro quay vòng nợ không khớp với kỳ hạn, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bằng nợ vay", báo cáo cảnh báo.

    Bên cạnh đó, Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế 10 năm với tổng giá trị 1 tỉ đô la Mỹ (lãi suất 4,8%) vào tháng 11/2014 – lần phát hành ra thị trường quốc tế đầu tiên trong 5 năm. Phần lớn số thu của đợt phát hành trái phiếu này được sử dụng để tái cơ cấu các khoản vay trước đó.

    Chi phí thanh toán nợ có thể tạo thêm gánh nặng lên ngân sách. Nghĩa vụ thanh toán nợ công (tổng thanh toán nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014.

    Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.

    Ngoài ra, nghĩa vụ nợ tiềm tàng từ DNNN và khu vực ngân hàng cũng trở thành mối nguy cơ rủi ro tới tính bền vững của nợ công. Ngoài các khoản nợ do chính phủ bảo lãnh được trình bày ở trên vẫn còn nhiều các khoản nợ tiềm ẩn chưa được thống kê một cách đầy đủ.

    Các khoản nợ này ước tính có quy mô khá lớn, tính rủi ro cao và có thể đe dọa tới ổn định tài khóa. Mặc dù Chính phủ nhận ra những rủi ro này nhưng vẫn chủ trương không sử dụng các nguồn lực ngân sách nhà nước để tái cấp vốn các ngân hàng hay tái cơ cấu nợ của DNNN.

    Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thế giới cho biết, thâm hụt đáng kể đầu tư công đã bắt đầu diễn ra từ năm 2012.

    Theo báo cáo ngân sách nhà nước, chi đầu tư trong quí 1/2015 chỉ chiếm khoảng 15,6% tổng chi ngân sách. Kết quả này chỉ bằng 50% mức trung bình trong giai đoạn 2004-12 và là mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

    Tỷ trọng chi đầu tư phát triển của nhà nước trong tổng GDP vào khoảng 5% trong năm 2014 và quý 1 năm 2015 hay tương đương 50% tỷ trọng năm 2009 khi đầu tư công tăng do triển khai gói kích cầu kinh tế.
    DUTCUTVABUOIVAOUCRAINA thích bài này.
  2. hstung

    hstung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.553
    Đã được thích:
    2.956
    Điên cuồng rồ dại là đặc trưng chính của những kẻ hốc bả của truyền thông p. Tây. Từ trên xuống dưới, chưa ai nói NG không có nhiệm vụ trấn áp tội phạm, cũng chẳng ai nói quân đội không được đi trấn áp tội phạm. Người ta chê là chê cái thằng dốt đi khen quân đội đi trấn áp tội phạm là quân đội anh hùng. Đến nhận thức về đối tượng đang nói tới còn không phân biệt nổi mà đi tranh với luận cái nỗi gì?
    beta22, nguyen411, codemaster2 người khác thích bài này.
  3. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    Con gái cựu thủ tướng Nga sang Ukraine làm "quan"
    [​IMG]
    Nhận chức thống đốc ở Ukraine, cựu tổng thống Georgia bị chế giễu
    Gaidar được bổ nhiệm vào chức vụ mới hôm 17-7, làm việc dưới quyền cựu Tổng thống Georgia Mikhail Saakashvili – đang giữ vai trò Thống đốc khu vực Odessa của Ukraine.

    Không chỉ mang tiếng phản bội đất nước, ái nữ duy nhất của cựu Thủ tướng Nga Yegor Gaidar còn bị chính người dân Ukraine chỉ trích vì “không quyết đoán trong việc tố cáo động thái sáp nhập bán đảo Crimea của Nga” hồi tháng 3-2014. Cô cũng bị ghen tị vì là người ngoại quốc được bổ nhiệm vào vị trí cao tại Ukraine.

    Tại buổi lễ giới thiệu Odessa hôm 17-7, ông Saakashvili mô tả người phụ nữ từng tốt nghiệp Đại học Harvard (Mỹ) này là “một trong những nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc nhất chống chế độ Tổng thống Vladimir Putin”. Bản thân ông Saakashvili cũng bị người dân Georgia tẩy chay và bị chính phủ nước này truy nã về tội lạm quyền, chủ mưu một cuộc tấn công vũ trang chống lại một nghị sĩ quốc hội và tham nhũng hàng triệu USD ngân sách nhà nước.



    [​IMG]
    Maria Gaidar. Ảnh: AP


    Trong khi đó, Gaidar là con gái duy nhất của cựu Thủ tướng Yegor Gaidar (nắm quyền những năm 1990) và là nhà hoạt động đối lập cánh phải. Cô từng giữ chức phó Thống đốc vùng Kirov của Nga giai đoạn 2009-2011 và làm cố vấn cho phó Thị trưởng Moscow từ năm 2012-2013.

    Ông Yegor Gaidar qua đời năm 2009, được xem là góp công lớn trong cuộccải cách kinh tế của nước Nga năm 1992 sau khi Liên Xô cũ sụp đổ.

    Hôm 20-7, Gaidar phát biểu trong một cuộc họp báo tại Kiev rằng cô ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời lên án hành động sáp nhập bán đảo Crimea là “bất hợp pháp và vô đạo đức”. Gaidar nhấn mạnh Nga nên trả lại Crimea cho Ukraine.

    Trở thành phó Thống đốc khu vực Odessa, Gaidar cam kết cô sẽ tập trung vào việc cải thiện điều kiện sống của hàng trăm ngàn người tị nạn từ miền Đông Ukraineđổ vào khu vực này.

    Tại Moscow, thanh tra nhân quyền Ella Pamfilova cho biết quỹ tài trợ của Gaidar ở Nga có thể bị tước bỏ một nửa số tiền trong khoản trợ cấp 2 triệu rúp (35.000 USD) sau cái gật đầu làm phó Thống đốc Odessa của cô.
    • Chính trị như con đĩ
    • Lúc vận động đảo chính cụ Yan...........nào là người Nga thế này thế nọ, nào là ko cho sử dụng dạy tiếng Nga...........hô hào thế.........nhưng họp quộc hội thì có kẻ ko biết tiếng U phải dùng tiếng Nga, rồi lại dùng người Nga làm phó thống đốc.....
    • Lương lẹo như thế....người gian sẽ gặp kẻ cắp thôi.......luật đời....đừng nghe họ nói mà nhìn những gì họ làm.
    • Dù có tuyên truyền thế nào thì ai tin........
    gaume1DUTCUTVABUOIVAOUCRAINA thích bài này.
  4. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Hơn 1,800 binh sĩ của 18 quốc gia kéo về Ukraine tập trận

    Hôm 20/7, quân đội Mỹ, Anh, Đức, Ukraine và 14 quốc gia khác đã tổ chức các cuộc diễn tập chung được mệnh danh là “cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất diễn ra ở Ukraine”, kéo dài cho tới cuối tháng này
    Theo tạp chí Newsweek, cuộc tập trận này được tổ chức tại tỉnh Lvov, phía tây Ukraine và nằm cách xa khu vực giao tranh giữa quân chính phủ Kiev và phe ly khai miền đông. Có tới 1.800 quân nhân đến từ 18 quốc gia tham gia cuộc diễn tập kéo dài từ ngày 20/7 đến hết tháng này.

    Ngoài quân đội Mỹ và nước chủ nhà Ukraine, các binh sĩ tới từ các nước thành viên NATO như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Estonia, Latvia và Lithuania cùng các nước không phải là thành viên NATO gồm Serbia, Moldova, Georgia và Azerbaijan, cùng tham gia cuộc tập trận tại Ukraine năm nay.

    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ và Ukraine tham gia một cuộc diễn tập chung hồi tháng Năm.

    “Các cuộc tập trận đa quốc gia được tổ chức tại Ukraine kể từ năm 1995. Tuy nhiên, cuộc tập trận trên lãnh thổ Ukraine năm nay là sự kiện có quy mô lớn nhất”, phát ngôn viên quân đội Mỹ ở Châu Âu, ông Donald Wrenn nói.

    Cũng theo ông Wrenn, tình trạng giao tranh tái diễn căng thẳng giữa quân đội chính phủ Kiev với phe nổi dậy tại miền đông Ukraine bùng phát từ tháng Năm, không phải là lý do khiến cuộc tập trận đa quốc gia được tổ chức.

    “Không có mối liên hệ nào với tình hình căng thẳng chính trị hiện thời tại Ukraine. Cuộc tập trận năm nay đã được lên kế hoạch từ lâu. Các nước tham gia cũng không can thiệp trực tiếp vào chiến sự ở miền đông Ukraine”, phát ngôn viên Wrenn nhấn mạnh.

    Ông Wrenn giải thích lý do khiến cuộc tập trận năm nay có quy mô lớn nhất là bởi cả hai cuộc diễn tập Saber Guardian và Rapid Trident (Đinh ba thần tốc) “đều được tổ chức trên lãnh thổ Ukraine và diễn ra cùng một thời điểm”.

    Hhai cuộc tập trận mang tên Saber Guardian và Rapid Trident vốn được tổ chức thường niên giữa quân đội Mỹ và binh sĩ các nước Đông Âu và châu Âu. Hồi năm ngoái, tổng cộng 1.300 nhân viên quốc phòng tới từ 15 nước bao gồm Ukraine đã tham gia hai cuộc tập trận trên. Tuy nhiên, trong năm 2014, chỉ có cuộc diễn tập Rapid Trident diễn ra trên lãnh thổ Ukraine, còn Saber Guardian được tổ chức tại Bulgaria.

    Kể từ khi cuộc giao tranh với quân ly khai ở miền đông Ukraine bùng phát hồi tháng Tư năm ngoái, chính phủ Kiev đã đưa ra hàng loạt cải cách quân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Theo đó, Kiev đã cho gia cố nhiều căn cứ quân sự và thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng phương Tây.

    Hôm 19/7, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko còn tuyên bố Kiev cam kết tăng khoản chi tiêu ngân sách quốc phòng quốc gia thêm 5 tỷ hryvna (hơn 200 triệu euro).

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Newsweek, tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ và được phân phối trên toàn quốc và trên quốc tế với 12 ngôn ngữ khác nhau. Newsweek là tạp chí tin tức hàng tuần lớn thứ hai tại Mỹ, chỉ đứng sau Tạp chí Time về số lượng phát hành và thu nhập từ quảng cáo.

    MINH THU (lược dịch)
    beta22DUTCUTVABUOIVAOUCRAINA thích bài này.
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161

    Qua vài bài tranh luận, đạt được sự thay đổi về nhận thức. Đồng ý rằng NG, vốn là 1 bộ phận dự bị của quân đội 1 số nước phương tây, có nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh, ổn định chính trị trong nước. Như vậy quân đội Ukraine, mà cụ thể ở đây là lực lượng NG tiến hành giải giáp RS ở Lviv là thực thi nhiệm vụ hợp pháp được tổng thống Ukraine giao phó.

    1 quân nhân, 1 đơn vị thực thi nhiệm vụ được giao, bất chấp nguy hiểm khó khăn trong mắt mình đáng được gọi là anh hùng. Không cần phải 1 mình diệt sạch quân địch như Rambo thì mới đáng gọi anh hùng.

    Tất nhiên trong mắt các bạn Nga vàng thì thực thi mệnh lệnh của chính quyền Kiev, giúp bảo vệ độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Ukraine là hành vi không thể chấp nhận được. Không đáng gọi là anh hùng. Cái này thì mình hiểu được lập trường của các bạn ấy nên không chửi nữa làm gì. Người đọc tự nhận xét.
  6. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    4.552
    Trò chê NG trấn áp RS cũng giống như câu chuyện tiếu lâm nước mắm hâm...:-D
    Cay cú khi thấy Ukraine giữ vững chủ quyền ổn định thì quay sang soi lấm ,
  7. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    4.552

    Tổi thú thật là đọc bài anh viết quá nhọc nhằn, tôi năn nỉ anh viết cái gì thì cố gắng thể hiện ý ngắn gọn đừng lủng củng như cái bài này để người khác còn hiểu mà trả lời!

    Đoạn tiếng Nga là thông cáo của tđ Aidar nói rằng đồng chí gì gì tuyên bố thay mặt cho Aidar là bố láo, vì đồng chí ấy không có quyền.

    Tôi dẫn link ấy ra để chặn họng anh vì anh ôm tin láo từ media Nga quăng lên này, sau đó thì anh cù nhây lòng vòng đủ chuyện, giờ lại chạy về đúng chỗ cũ là dẫn lại link Nga. Tranh luận kiểu chạy quanh đống lửa ấy thì mất thời giờ nhau làm chó gì!

    Việc anh cần làm là chứng minh nguồn tin mình là đáng tin cậy chứ không phải nhắm mắt dẫn tiếp một nguồn thứ cấp từ nguồn đã bị xác nhận là bố láo! hiểu chưa?
    jun_leeNamtuocBMWX3 thích bài này.
  8. RapidArrow

    RapidArrow Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    1.678
    jun_leeNamtuocBMWX3 thích bài này.
  9. nguoiduongthoi

    nguoiduongthoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    2.883
    . Bài đó mà có link hử?. Việc anh cần làm từ nay về sau là cố gắng nhớ lại phần nào những gì anh đã chém gió ẩu tả trên này. Ngay từ lúc đó anh không dám dẫn nguồn link đủ biết phông văn hoá của anh như thế nào rồi. Có khi cũng là nguồn Nga cũng chưa biết chừng. =)) Còn việc BQP Ucraina giải thể Aidar thì Sputnik nó còn dẫn lời người của của BQP nước kia kìa. Anh nghĩ anh là Bộ trưởng BQP Ucraina hay sao hở Alsou1?. Bớt bố đời đi thì mới khá được nhé.
    --- Gộp bài viết: 21/07/2015, Bài cũ từ: 21/07/2015 ---
    Đúng như dự đoán, cuối cùng vẫn là link tiếng Nga. Người ta chứng minh việc đổ bùn là có thật, còn anh thì đi chứng minh cái ao không có thật. Cuối cùng thì bùn vẫn đổ vào trong ao đấy thây.
    http://www.tvc.ru/news/show/id/60417

    Cái bài đánh trống lảng xưa như Diễm rồi. Diễn trò khác đi alsou1 ơi. :))
    gaume1, Bonmuanguyen411 thích bài này.
  10. Nhatminh_bn

    Nhatminh_bn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    86
    Mình xin lỗi, hôm qua khuya quá viết vội. Kosovo không cần trưng cầu dân ý, nó tuyên bố độc lập và được tây lông công nhận luôn. cảm ơn bạn nhé.
    --- Gộp bài viết: 21/07/2015 ---
    Mình xin lỗi, hôm qua khuya quá viết vội. Kosovo không cần trưng cầu dân ý, nó tuyên bố độc lập và được tây lông công nhận luôn. cảm ơn bạn nhé.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này