1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

84 Thành Tựu Giả Đại Ấn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi vinhlac, 03/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    64) Mahasiddha Shantideva: Thầy tu lười biếng

    [​IMG]


    Ta nếm mùi cay đắng
    Cho đến khi nhận ra sự thật này
    Trong luân hồi, ta cách xa Phật vô vàn
    Nay tỏ ngộ biết Niết-bàn cũng là nơi ấy
    Từ đấy ta trở thành viên ngọc quí
    Tỏa sáng trong lòng đại dương mênh mông



    Truyền thuyết


    Dưới thời kỳ trị vì của vua Devapala, bảy trăm đồ chúng của đại tu viện Nalanda được nhà vua cung cấp đầy đủ các vật thực, y phục, thuốc men và những thứ cần thiết khác. Trong số tăng chúng này có một ông hoàng cũng theo tu học.


    Ngài tu viện trưởng thường lấy làm hài lòmg về sự tiến bộ trong việc tu học của tăng chúng. Tuy nhiên, trong khi các bạn đồng môn tu tập nghiêm túc thì vị tu sĩ vốn dòng hoàng tộc chỉ lo ăn ngủ và đi dạo chơi loanh quanh chẳng làm gì.


    Theo nội qui của tu viện, mỗi tu sĩ đều phải luân phiên tụng niệm những bài kinh mà họ đã học thuộc từ trước. Nhưng Shantideva không hề nhớ một đoạn kinh nào, lại thường trễ nãi trong việc công phu.


    Tu viện trưởng bèn cảnh cáo Shantideva và bảo rằng nếu ông còn vi phạm Thiền qui thì sẽ bị trục xuất.


    Shantideva không nhận lỗi lầm lại còn chống chế: “Bạch thầy! Tôi nào có phạm lỗi gì. Nếu tôi bị đuổi thì thật là điều bất công. Lý do đơn giản chỉ là tôi không phải người nhai lại như con vẹt.”


    Tuy nhiên, ngài tu viện trưởng vẫn kiên quyết rằng nếu Shantideva còn tái phạm sẽ bị trục xuất ngay.


    Sự giải đãi của Shantideva từ lâu đã bị các tăng chúng phê phán nên lần này họ rất mong đợi cái giây phút mà Shantideva nhận lãnh hình phạt.


    Một đêm trước khi đến thời công phu của Shantideva thì ngài tu viện trưởng đến chỗ của Shantideva khuyên bảo: “Lâu nay ngươi ăn ngủ quá nhiều, mà lẽ ra ngươi phải tinh tấn tu tập mới là điều tốt. Nếu ngươi không thể học thuộc kinh để cầu nguyện thì ắt phải bị trục xuất ra khỏi thiền môn. Ta giúp ngươi lần cuối. Đêm nay ngươi nên trì tụng chân ngôn Văn-thù, thần chú của vị Bồ Tát Đại Trí, không được ngủ nghỉ.”


    Nói xong, ngài truyền mật pháp Văn Thù thiền định cho Shantideva.

    [​IMG]

    Sau khi ngài viện trưởng lui về, Shantideva cột cổ áo lên trần nhà để khỏi bị ngã và để khỏi ngủ quên. Shantideva khởi sự trì chú Văn-thù suốt đêm, đến gần sáng thì liêu phòng của ông tràn ngập ánh hào quang rực rỡ và Bồ Tát Đại Trí Văn-thù-sư-lợi hiện ra hỏi ông: “Mục đích cầu nguyện của ngươi là gì?”

    [​IMG]

    “Ngày mai đến lượt công phu của tôi nhưng tôi không thuộc dòng kinh nào. Vì vậy tôi trì chú này để mong được Bồ Tát giúp tôi.”


    “Ngươi không nhận ra ta sao?”


    “Thưa, thật tình tôi không nhận biết ngài là ai.”


    “Ta chính là Bồ Tát Văn-thù.”


    “Cúi xin Bồ Tát ban cho tôi trí huệ thiện xảo của ngài.”


    “Ta chấp nhận. Vậy, ngày mai ngươi cứ thực hiện nhiệm vụ của mình.”


    Nói xong, Bồ Tát Văn-thù biến mất.


    Sáng hôm sau, đến lượt Shantideva hành lễ. Theo lệ thường đức vua Devapala cùng quần thần và dân chúng mang hương hoa đến để dâng cúng trong buổi lễ. Mọi người đều thấp thỏm chờ xem sự thất thố của ông tăng thường ngày vốn tỏ ra giải đãi.


    Khi Shantideva đến nơi, sư yêu cầu mọi người mang đến cho sư một cái lọng cái để che đầu rồi bước lên pháp toà một cách tự tin.


    Ngay khi sư vừa nhớm chân bước, toàn thân tự nhiên bay bổng và phát ra ánh sáng, đồng thời cửa chánh điện tự động khép lại khiến mọi người đều rúng động tinh thần.


    Sư xoay người hỏi đức vua: “Các ngươi muốn ta đọc kinh nhật tụng hay muốn nghe ta thuyết pháp?”


    Các nhà thông thái, đức vua cùng quần thần nghe sư hỏi như thế liền bật cười. Vua phán: “Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của đại sư thật lạ thường. Quả nhân cho rằng ngài nên đọc bài kinh riêng của ngài.”


    Shantideva liền đọc một hơi mười phẩm trong bộ kinh Con đường giác ngộ (Boddhicanjavatra). Đọc xong, toàn thân sư bay bổng giữa không trung.


    Mọi người tung hoa tán thán công đức của sư. Họ bảo nhau: “Đây không phải là một Shantideva giải đãi, lười biếng, ham ăn, mê ngủ. Đây là một vị thánh tăng. Chúng ta nên tôn vinh ngài làm tu viện trưởng.”


    Nhưng Shantideva từ chối lời đề nghị. Sư cúng dường những thứ mình có cho tu viện, rồi bỏ đi đến một thành phố khác.


    Đến Dhokiri, một thành phố có hai trăm năm chục ngàn hộ dân cư, sư tự làm cho mình một thanh gươm bằng gỗ, bên ngoài mạ vàng trông giống như một bảo kiếm thực sự. Sư dến hoàng thành xin được làm lính canh, nhà vua đồng ý và trả cho ngài tám đồng tiền vàng mỗi ngày. Vào thời ấy, số tiền lương này rất có giá trị, và ngài lưu lại cung điện này suốt mười hai năm.


    Mặc dù ở địa vị lính canh nhưng Shantideva vẫn luôn luôn tu tập.


    Bấy giờ trời đã vào thu, là lúc dân chúng trong vùng đón mừng lễ hội Đại Mẫu Umadevi nên Shantideva thường cùng các đồng liêu đi tuần canh để giữ gìn trật tự.


    Một hôm, đám lính canh đang lau chùi vũ khí, một người trong bọn họ phát hiện ra vũ khí của Shantideva, dường như được làm bằng gỗ.


    Họ trình tấu mối nghi ngờ của họ lên nhà vua. Nhà vua cho vời Shantideva đến và ra lệnh: “Tên lính canh kia! Hãy đưa gươm của ngươi cho ta xem.”


    “Tâu bệ hạ! Điều này rất nguy hiểm.”


    “Hãy làm theo lệnh của ta. Ta sẽ chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra.”


    Cuối cùng Santideva đành phải tuân lệnh. Ngài nói: “Vậy xin bệ hạ và tất cả mọi người hãy dùng tay che một con mắt.”


    Mọi người lấy làm lạ nhưng đều nghe theo, Santideva đưa tay tuốt gươm. Tức thì, một luồng ánh sáng rực rỡ chói lòa phát ra từ thanh kiếm làm cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều mù đi một mắt.


    Bọn họ kinh hãi, khóc lóc quì xuống trước Santideva, cầu xin ngài tha tội.


    Santideva dùng tay xoa nhẹ lên mắt họ, lập tức họ trông thấy như cũ. Nhà vua lấy làm cảm kích, thỉnh cầu ngài ở lại hoàng cung làm quốc sư.


    Nhưng một lần nữa nhà sư chối từ địa vị cao quí ấy và giã từ xứ Dhokiri để đi đến trú ngụ tại một hang động xa xôi hẻo lánh trên một dãy núi cao.


    Một hôm, những người đốn củi bắt gặp ngài đang giết những con nai để ăn thịt bèn về tâu lại với nhà vua.


    Lấy làm ngạc nhiên, vua cùng một số quân hầu đến nơi Santideva trú ngụ để tìm hiểu sự tình.


    “Ngài là bậc đạo hạnh, cớ sao lại còn ra tay sát hại chúng sinh.”


    “Ta không phải là kẻ hàng thịt. Ta chỉ chữa bệnh cho chúng mà thôi.”


    Nói xong, sư mở cửa hang, bầy thú chạy ùa ra ngoài nắng ấm, trông chúng to lớn gấp bội những con nai bình thường.


    Chúng chạy nhảy tung tăng khắp nơi rồi biến mất sau dãy đồi. Sư quay lại bảo: “Các ngươi nên hiểu rằng, tất cả những gì các ngươi thấy biết, cảm thọ cũng chỉ là mộng huyễn và ảo tưởng. Các pháp không có tự thể. Nếu các ngươi thông đạt lý ấy thì được giải thoát.”


    Đoạn Santideva cất tiếng hát:


    Con thú mà ta giết lấy thịt
    Không hề hiện hữu trên thế gian này
    Không hề đến, không hề đi
    Cũng như các hiện tượng khác
    Thực tướng của kẻ đi săn và con mồi là gì?
    Than ôi! Các ngươi thật tội nghiệp
    Đã gọi ta là ông sư giải đãi



    Santideva làm lễ quy y cho nhà vua và đoàn tùy tùng, dạy phép thiền định và truyền cho họ chân ngôn Văn-thù.

  2. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    65) Mahasiddha Nalinapa: Người hái hoa sen

    [​IMG]


    Nalina là một người rất nghèo ở Saliputra, kiếm sống bằng nghề hái hoa sen từ các hồ nước


    Một hôm, anh gặp một yogi thuyết giảng về sự đau khổ của luân hồi và hạnh phúc của niết bàn. Tức thì Nalina dâng lên một nỗi khiếp sợ về luân hồi và thỉnh cầu yogi dạy anh ta phương thức đạt đến giải thoát. Vị yogi điểm đạo cho Nalina vào mandala Guhyasamaja và khẩu truyền bí quyết sử dụng thân thể để tu luyện.

    [​IMG]

    Nalina thiền định miên mật theo chỉ dẫn. Bốn đại lạc xuất hiện ở bốn luân xa, và thông qua thiền định, anh không còn bị ám ảnh về nỗi sợ luân hồi.


    Sau 9 năm thiền định, anh phá tan vô minh và đạt quả vị siddhi của Mahamudra.


    Nalina phục vụ lợi ích của chúng sinh trong 400 năm và đi vào cảnh giới của các Dakas cùng với 550 môn đệ.

  3. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    66) Mahasiddha Mahipa: Người vĩ đại

    [​IMG]


    Ngọn núi kiêu hãnh vô minh
    Chôn vùi viên ngọc như ý
    Giờ đây
    Sự mầu nhiệm của hành vi giác ngộ
    Đã thoả đáp những điều mong ước
    Kẻ nào nếm được vị giải thoát này
    Nghĩa là hoàn toàn thành tựu



    Truyền thuyết


    Mahipa là cư dân vùng Magadha (Ma-kiệt-đà). Ông có một thân hình cường tráng, lực lưỡng và sức khoẻ. Vì vậy, ông thường tự ca ngợi bản thân: “Ta là người khoẻ nhất mà không ai trên đời này có thể địch lại.”


    Một ngày nọ, Mahipa tình cờ gặp một yogi trên đường đi vào thành. Sư dừng lại nhìn ông một cách chăm chú và hỏi:

    “Ngươi đang nghĩ gì trong đầu vậy?”


    “Không! Không! Tôi chẳng suy nghĩ gì cả!” Mahipa thối lui một bước.


    “Không đâu! Ta biết ngươi đang thầm nghĩ: Ta là kẻ bất khả chiến bại.”


    Nghe sư đoán đúng ý nghĩ của mình, Mahipa chợt rùng mình, tâm tư bàng hoàng, trở nên khiêm cung và rạp mình đảnh lễ sư. Sư dạy: “Hãy từ bỏ lòng kiêu mạn!”


    “Vâng. Cúi xin đại sư chỉ dạy.”


    Nhà sư làm phép điểm đạo và khai tâm cho Mahipa, rồi đọc bài kệ như sau:


    Các pháp tự tâm sinh
    Thiền định không ngừng nghỉ
    Tức thời tâm không sinh
    Niết bàn thường tịch tịnh
    Trừng tâm là tối hậu



    Nghe xong, Mahipa thưa: “Bạch thầy, con không hiểu.”


    Sư lại nói: “Không tính là sức mạnh vô biên. Người có sức mạnh vô biên là người thấu đạt không tính.”


    Mahipa nghĩ rằng những lời dạy của sư chẳng gợi lên một vấn đề gì là khó khăn cả. Nhưng mỗi lần ông muốn nắm bắt đối tượng của thiền định thì lại thất bại, và muốn nắm bắt ý thức thì nó trơn tuột.


    Sau nhiều năm thiền định, Mahipa mới giác ngộ chân lý không ngằn mé, bao la như bầu trời.

  4. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    67) Mahasiddha Thagana: Người nói dối

    [​IMG]


    Nhỏ nước vào trong tai
    Nghiêng tai nước ra ngoài
    Các hiện tượng đương thời
    Cũng chỉ là hư dối
    Sự thật là như vậy
    Ngươi đã thấy đấy thôi.



    Truyền thuyết


    Thaganapa sinh ra một gia đình nghèo khó ở miền đông Ấn Độ. Anh ta kiếm sống bằng các thủ đoạn lừa đảo, gạt gẫm kẻ khác.
    Một ngày nọ, trong khi anh ta đang ngồi bên lề đường suy tính mưu kế hại người, thì chợt có một nhà sư đi ngang qua.


    Sư hỏi: “Chẳng hay hiền hữu làm gì mà ngồi nơi đây?”


    “Bạch đại đức! Xin ngài chớ hỏi. Tôi không quen nói sự thật.”


    “Này hiền hữu! Đừng dối trá! Nếu hiền hữu nói những lời không thật, khi nghiệp đến, người sẽ đọa vào địa ngục. Càng dối trá, càng nặng nghiệp, hậu quả là hơi thở luôn có mùi hôi hám, chẳng ai tin tưởng mình. Ruộng vườn của hiền hữu không còn phì nhiêu, màu mỡ, hạt giống không thể nảy mầm. Khi đọa xuống địa ngục, lưỡi của hiền hữu sẽ bị cày xới.”


    Nghe sư nói, Thaganapa hoảng kinh: “Thưa thầy! Ngựời ta gọi tôi là Thaganapa vì tôi là một kẻ luôn nói dối. Từ lâu nay đã thành thói quen, e rằng khó sửa đổi.”


    “Người có thể tu tập thiền định không?”


    “Thưa thầy! Thói quen ấy xem chừng khó bỏ.”


    “Không hề gì! Nếu biết quay đầu về với chánh pháp, kẻ nặng nghiệp cũng có thể tu tập.”


    Thaganapa vui mừng khẩn khoản: “Đệ tử cúi đầu xin thầy từ bi tế độ.”


    Sư dạy: “Tất cả các pháp trong thế gian này vốn là hư huyễn, không thật, giống như những lời dối trá của ngươi từng thốt ra. Cũng thế, những gì ngươi cảm thọ, thấy, biết, nói, nghe bằng giác quan đều hư vọng, không có thực tính. Vậy từ nay, ngươi hãy tập quán tưởng tất cả các pháp của thế gian đồng với sự hư dối. Thế gian này được cấu thành bằng sự hư dối.”


    Sau khi lãnh thọ giáo pháp, Thaganapa tu tập thiền định suốt bảy năm thì ngộ được các pháp vốn là duyên hợp, hư dối, không bền, bèn tìm đến thầy mình xin ấn chứng.


    Nhưng sư bảo: “Các pháp vốn không thật, không giả. Chân lý là chân lý. Không ai có thể tạo ra chân lý hay xác lập chân lý. Vì thế, ngươi hãy quán rằng cái mà ngươi tự cho là chứng ngộ cũng chỉ là hư huyễn, như vậy mới vào được đạo.”

  5. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    68) Mahasiddha Acinta: Ẩn sĩ

    [​IMG]


    Trong Thủ ấn không có đối tượng,
    không có hình ảnh
    Mười ngàn vọng tưởng cũng là không
    Bởi vì các pháp là tịnh thức
    Tịnh thức cho nên ngộ lý này.


    Truyền thuyết


    Acinta là một tiều phu ở xứ Dhanirupa. Vì sự nghèo khổ bức bách của cuộc sống hằng ngày nên ông luôn luôn mơ ước đến sự giàu sang phú quí, bất luận ngày đêm. Trong tâm trí ông lúc nào cũng nghĩ đến cách làm thế nào để được giàu có.


    Khổ thay! Lực bất tòng tâm. Acinta cảm thấy đau khổ tuyệt vọng và không muốn tiếp xúc với người đời vì mặc cảm nghèo khó. Ông đi đến một nơi hẻo lánh để ẩn cư. Nhưng chính nơi ấy, ông gặp được đại sư Kambala. Đại sư hỏi: “Ngươi đang nghĩ gì mà lại xa lánh mọi người như thế?”


    “Tâm trí tôi luôn bị ám ảnh bởi sự giàu sang nên không thanh thản được.”


    “Có một cách để từ bỏ sự tham đắm ấy. Nếu ngươi phát nguyện tu tập ta sẽ truyền cho.”


    Acinta lấy làm hoan hỷ, cầu xin: “Mong Tôn sư từ bi hoá độ cho đệ tử.”




    Sư nói:
    Tham đắm mà làm chi
    Khác gì gái lỡ thì
    Hãy gạn lọc tâm, ý
    Quán thân như cõi trời
    Quán ý là tinh tú
    Tài thần tự hiện ra
    Cúng dường bậc hiền giả.


    Acinta vâng theo lời dạy mà tu tập. Những ý tưởng tham đắm vật chất thế gian biến thành ánh sáng của các tinh tú, và các tinh tú ấy tan biến vào bầu không gian vô tận. Ngài ngộ được chân lý và đem trình bày sở đắc ấy với chân sư của mình. Sư dạy:


    Bản chất của bầu trời
    Là hư vô, không tận
    Làm sao ngươi nắm bắt
    Cái không tận, hư vô?
    Chẳng sắc, màu, hình tướng
    Mà ngươi mãi tham đắm
    Đi tìm kiếm quẩn quanh.
  6. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    69) Mahasiddha Babhahi: Người lấy sữa từ nước

    [​IMG]


    Babhahi là một ông hoàng ở thành Dhanjura, sống trong lâu đài Ksatriya. Ông say đắm trong đời sống tiện nghi của vương quyền.

    Một hôm, khi ông đang vui chơi bên ngoài lâu đài, một yogi đi ngang qua và xin đồ chay. Sau khi cúng dường yogi thực phẩm và nước uống, Babhahi cảm thấy một mãnh lực huyền bí tỏa ra từ phong thái uy nghi bình lặng của vị khất sĩ, liền khởi lên tín tâm sâu sắc và xin được học pháp.

    Vị yogi nói với Babhahi: "Niềm tin là gốc rễ của Pháp. Guru là gốc rễ của mọi siddhis - thành tựu giả". Sau đó ban lễ điểm đạo cho Babhahi vào phép yoga chuyển di thần thức. Vốn có căn duyên, Babhahi nhanh chóng chứng nhập trạng thái rời bỏ thân xác, di chuyển thần thức vãng sinh tịnh độ và quay trở về. Ông nhận ra đời sống vương giả mà mình hưởng thụ lâu nay thật thua xa cuộc sống kỳ diệu trên các cõi tịnh độ, bèn quyết tâm từ bỏ thế tục.

    [​IMG]

    Vị yogi sau đó ban cho ông giáo lý Đại ấn thiền về khí, mạch, giọt (prana, nadis, bindu).

    Ghi nhớ những lời khẩu truyền của thầy, ông hành trì miên mật trong 12 năm thì đắc kim thân và nhổ bỏ gốc rễ của mọi che chướng vô minh, đạt được thị kiến thanh tịnh tuyệt đối. Ông đào tạo rất nhiều môn đồ và có bài thơ:

    Giống ông vua ngốc ngếch

    Chia tách sữa từ nước

    Những lời khẩu truyền từ Guru khả kính

    Chiết xuất giọt bất hoại từ tịnh quang nguyên thủy

    Sau khi chuyển hóa xác phàm thành thân ánh sáng, Babhahi đi vào cảnh giới của các Dakas.
  7. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    70) Mahasiddha Luipa: Hoàng tử ăn ruột cá thối

    [​IMG]


    Như chó dại dính mật ong nơi mũi
    Cuồng điên tìm vị ngọt khắp nơi nơi
    Hãy tiết lộ bí mật của một Lạt-ma
    Cho kẻ dại khờ kia hiểu rõ
    Với một con người nhạy cảm
    Ngộ được chân lý vô sinh
    Tia nhìn thoáng qua của một Lạt-ma
    Là tia chớp thanh tịnh
    Soi sáng và huỷ diệt ảo ảnh
    Như con voi đốn ngã quân thù
    Bằng chiếc vòi tựa gươm đao



    Truyền thuyết

    Thuở nọ, tại đảo quốc Tích Lan (Śrỵ Lanka), sau khi quốc vương băng hà, theo truyền thống, thái tử thứ nhất sẽ kế vị vua cha. Nhưng các quan thiên văn xét thấy rằng muốn đất nước được an bình thì cần phải trao ngôi báu cho người con thứ. Vì vậy, vị hoàng tử trẻ tuổi nghiễm nhiên thành người trị vì cả vương quốc Tích Lan.

    Mặc dù sống trong cảnh lộng lẫy xa hoa, được cung phụng đầy đủ các món ngon vật lạ, nhưng vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang. Bởi xét cho cùng thì nhà vua chẳng được gì thêm ngoài hai thứ ấy! Và niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này.

    Rủi thay, trong lần đầu bỏ trốn, nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặt vào chiếc ngai bằng một sợi xích vàng. Sau đó, nhờ đút lót cho lính canh, nhà vua lại thoát ra khỏi hoàng cung cùng một người hầu.

    Ngài đã tưởng thưởng một cách hào phóng cho người hầu cận trung thành trước khi rời bỏ Tích Lan để tìm đến Ramesvaram, nơi đức vua Rama đang trị vì. Tại đây, ngài đã đổi chiếc vương miện bằng vàng để lấy một da dê và bộ vương phục quí giá để lấy một bộ quần áo rách nát. Kể từ đó, ngài trở thành một đạo sĩ du phương.

    Vị đạo sĩ vốn là cựu vương này thân tướng oai nghiêm đẹp đẽ nên không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân.

    Du hành khắp xứ Ấn Độ, cho đến một hôm tình cờ ngài đặt chân đến vùng Phật tích Vajrasana, nơi xưa kia thái tử Tất-đạt-đa tu thành chánh quả. Tại đây, ngài được gặp các Dakini và được truyền cho tâm pháp Yogini.

    [​IMG]

    Rời Vajrasana, ngài đi đến Pataliputra (thành Hoa-thị), kinh đô của nhà vua nằm ven bờ sông Hằng. Ban ngày ngài đi khất thực, đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa.

    Một bữa nọ, trong khi đi khất thực ngài tình cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu. Chính nghiệp lực của ngài đã dun rủi đưa đến sự kỳ ngộ này.

    Một cô kỹ nữ lầu xanh mà trong tiền kiếp từng là một dakini chăm chú nhìn vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng: “Các căn của ông quả là khá thanh tịnh, chỉ hiềm một nỗi tính kiêu mạn vi tế về dòng dõi hoàng tộc vẫn còn phảng phất trong ông.”
    Nói xong, cô đổ một ít cháo ôi thiu vào bình bát của ngài.

    Đi được một quãng, vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đã hôi thối không còn ăn được nữa xuống một rãnh nước ở ven đường. Cô gái nhìn theo thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ: “Làm thế nào ông có thể đạt đến Niết-bàn khi tâm ông còn phân biệt sự dơ sạch của thức ăn? ”

    Nghe lời trách mắng như thế, vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ và chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn dứt trừ hết các phiền não trong tâm. Và ngài nhận thức được rằng tâm suy lường phân biệt là trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính.

    Ngài liền đi về phía sông Hằng, liên tục thiền quán ròng rã suốt 12 năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp.

    Hằng ngày, ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá mà ngư dân vứt bỏ rải rác. Pháp tu của ngài là vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi đến tởm lợm ấy trở thành một loại tiên dược thanh khiết. Ngài quán chiếu các pháp thế gian là duyên hợp, bản chất của chúng chỉ là một sự rỗng không.

    Bởi hạnh tu ấy, nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa, có nghĩa là “người ăn ruột cá”.
    Sau 12 năm tinh cần tu luyện, ngài Luipa đã giác ngộ và đạt quả vị siddhi . Ngài trở thành một vị Guru nổi tiếng, và trong các truyền thuyết về DarikapaDengipa cũng có nhắc đến ngài.

    Hành trì

    Để có thể đoạn trừ tạp nhiễm vi tế, vị Kim cương Thánh nữ đã đưa ra phương pháp giải trừ các kiến chấp phân biệt trong tâm của Luipa, vì đó là nguyên nhân đưa hành giả trở lại sáu nẻo luân hồi. Tuy nhiên, muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi trong hiện kiếp cần phải có pháp môn thù thắng khế hợp với căn cơ của hành giả.

    Luipa được xem là bậc thầy của Tantra Mẹ, nhưng khai ngộ cho ngài lại là một kỹ nữ mà vốn là một nữ Du-già hành giả (Dakini). Vị Dakini đã thấu suốt được tâm kiêu mạn vi tế về dòng dõi, chủng tộc, đẳng cấp còn đọng lại trong tâm của Luipa, nên qua cách cúng dường cháo thiu bà đã gián tiếp chỉ cho ngài pháp môn đối trị: Pháp môn dùng thức ăn bất tịnh.

    Để đạt tới tâm siêu xuất, cần nuôi dưỡng và kết thân với cái mà ta căm ghét nhất. Cách tu tập này hình thành tâm bất nhị, không phân biệt, bởi vì phải biến mọi kiêu hãnh, phân biệt, định kiến thành những hạnh lành, giống như ngài Luipa biến ruột cá tanh hôi thành tiên dược. Nếu hành giả không lãnh hội được chân tính rỗng không thường hằng trong từng xúc niệm liền lập tức rơi vào đối đãi phân biệt, mà cảnh giới nhị phân là cảnh giới của sáu nẻo luân hồi. Để đạt tới cảnh giới Niết-bàn bất nhị, cần phải đạt được tâm bất nhị. Bởi nhờ nơi tâm bất nhị mà hành giả có thể nhận rõ được mùi vị chung của tất cả các pháp. Mùi vị ấy là mùi vị giải thoát thanh tịnh.

    Xem xét pháp tu của ngài Luipa, ta sẽ thấy được rõ hơn nếu hiểu được biểu trưng cho điều gì trong xã hội của thời ấy. Trước hết, cá cũng là một chúng sinh hữu tình. Đối với đạo Bà-la-môn, ăn cá đồng nghĩa với sự chối đạo vì ruột cá là thức ăn chỉ dành cho chó mà thôi. Thực hành một pháp tu như vậy vào thời ấy, Luipa trở thành một hạng người dơ bẩn, hạ tiện, không ai có thể đến gần hay tiếp xúc. Ăn ruột cá là một cách tự sỉ nhục mình nhằm xoá bỏ tất cả những vết tích về dòng dõi, sự giàu sang và các đặc quyền trước kia trong sâu thẳm của hiện hữu kiêu mạn vi tế núp mình trong đó, cái mà hành giả Luipa cần phát hiện.

  8. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    71) Mahasiddha Catrapa: Người hành khất

    [​IMG]

    Bất cứ cái gì mà Yogi nhìn thấy
    Đều hiển lộ giáo pháp của chân sư.
    Tất cả
    Mà người nhìn thấy là thực thể bất sinh
    Thực thể bất sinh là vị Đạo sư cao cả nhất
    Vô tư là cách nhận biết “không hai”
    Bởi thế, đức lành hay thói xấu cũng là một

    Truyền thuyết

    Catrapa là một người hành khất nhưng lúc nào trên lưng cũng mang theo một số kinh sách. Một ngày nọ, do phước duyên nên ngài tình cờ gặp được một nhà sư thông thái khai thị tri kiến giải thoát và truyền cho giáo pháp. Sư nói:

    Xấu ác bởi vô minh.
    Thân này do nghiệp trước.
    Hiện tại tức vị lai
    Nỗ lực tu thiền định
    Chứng đắc trong đời này.

    Nghe thoáng qua bài kệ, Catrapa không hiểu được ý. Sư bèn giảng: “Sai lầm là do không có tri kiến. Thiếu tri kiến thì tà vạy trong tâm khởi lên. Tâm tà vạy khởi lên dẫn theo hành động sai lầm. Cứ thế mà xoay chuyển lún sâu vào ác nghiệp. Chỉ có thực chứng các pháp vốn hư huyễn, do duyên sanh mà có, tu tập thiền định vào Samadhi thì mới hết sai lầm. Lại thấy chúng sanh trôi lăn trong sáu nẻo mà khởi tâm thương xót, dùng Bi quán mà phổ độ. Nhưng không để tâm hướng về quá khứ, vướng mắc ở hiện tại, trù tính về tương lai. Khổ lạc vốn do tâm sinh. Tu tập miên mật lâu ngày thì Phật tính tự hiển lộ.” Catrapa lưu lại Sendhonagra để tu tập thiền định, sau 6 năm ngài đắc thần thông Đại thủ ấn.
  9. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    72) Mahasiddha Bhadrapa: Người độc nhất

    [​IMG]

    Ngộ được tánh không
    thì vô minh là thanh tịnh
    Chiêm nghiệm lòng từ
    thì hành vi hoàn thiện
    Hiểu được tính nhất quán
    của vô số phương tiện
    Ấy là thiền định
    Mục đích rốt ráo
    thuần một vị giải thoát mà thôi


    Truyền thuyết


    Xứ Manidhara có một người bà-la-môn giàu có, sống cuộc sống hết sức xa hoa. Doù vậy, trong tâm anh ta lúc nào cũng âu lo.


    Thường ngày, anh ta giao du quen biết với rất nhiều người, nên trong nhà lúc nào cũng đông đúc bạn bè.


    Một bữa nọ, trong lúc anh ta ở nhà một mình vì tất cả bạn bè đã đi dự lễ tẩy trần, có một nhà sư Du-già đến khất thực.


    Khi thấy nhà sư rách rưới bước vào sân, anh ta vội vã kêu lên: “Bất tịnh, bất tịnh! Ngươi làm ô uế nhà ta. Hãy rời khỏi đây trước khi bạn bè ta trở về trông thấy, kẻo họ trách ta đã cho ngươi vào.”


    “Ngài nói bất tịnh nghĩa là sao, thưa ngài?”


    “Không tắm rửa, không thay y phục, mang bình bát bằng đầu lâu, ăn thức ăn không sạch, sinh ở giai cấp hạ tiện là bất tịnh. Giờ thì đi nhanh đi!”


    Nhà sư nghe xong vẫn đứng yên, khẽ đáp: “Như thế không phải là bất tịnh như ngài nghĩ. Uế tạp do thân, khẩu, ý mới thực là bất tịnh. Làm thế nào ngài có thể tẩy rửa sự uế tạp trong tâm của ngài bằng lễ tẩy trần? Chỉ có tắm trong giáo pháp của chân sư, ngài mới có thể hoàn toàn thanh tịnh, không còn cấu nhiễm.”


    Người bà-la-môn nghe thấy có lý bèn xin Sư dạy thêm. Sư nói: “Hãy cúng dường thức ăn cho ta.”


    “Nhưng ngài không thể lưu lại đây lâu được. Vì người nhà và bạn bè của tôi không tin ngài. Tôi sẽ đến nơi ngài ở để nghe pháp.”


    “Ta sống nơi bãi tha ma. Khi đến gặp ta nhớ mang theo rượu thịt.”


    “Rượu thịt ư? Người bà-la-môn chúng tôi cấm không được nhắc đến những thứ ấy.”


    “Tùy ngươi. Nếu muốn học giáo pháp thì phải làm theo lời ta dặn.”


    “Nhưng tôi không thể gặp ngài vào lúc ban ngày vì mọi người sẽ nhìn thấy tôi. Vì vậy tôi sẽ đến với ngài vào lúc ban đêm.”


    Sau khi nhà sư bỏ đi, người bà-la-môn cải trang rồi đi ra chợ để mua rượu thịt. Khi đêm đến, y tìm đường đến nơi mộ địa. Đến nơi, y gặp nhà sư, bèn dâng thức ăn cho sư và được điểm đạo.


    Để hoán cải tâm kiêu mạn về giai cấp, Bhadrapa hằng ngày phải quét dọn hố xí và làm vệ sinh quanh nơi sư ở.


    Sau 6 năm tu tập thiền định, Bhadrapa đắc thần thông Đại thủ ấn.
  10. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    73) Mahasiddha Naropa: Người bất khuất

    [​IMG]

    Tựa như vua ba cõi
    Cai quản khắp nơi nơi
    Nhà
    Du-già nếm được
    Vị giải thoát thanh tịnh
    Chinh phục địch luân hồi
    Hưởng lạc thú thanh tịnh



    Truyền thuyết


    Naropa sinh trưởng ở vùng Đông Ấn. Mặc dù thân phụ làm nghề nấu rượu nhưng Naropa lại không thích nối nghiệp cha.

    Hằng ngày, ngài vào rừng kiếm củi để sinh nhai. Tuy vậy, ngài không tìm thấy niềm vui nào trong cuộc sống tẻ nhạt này.

    Nghe đại danh của sư Tilopa, ngài quyết định rời Patalaputra để tầm sư học đạo. Khi ngài đến xu Visnunagar thì đại sư Tilopa đã rời khỏi chốn này.

    Không gặp được chân sư, Naropa buộc lòng phải du hành giong ruổi khắp nước Ấn để tìm cho ra sư Tilopa.

    Cuối cùng ngài cũng gặp được sư Tilopa trên bước đường đi quảng bá chánh pháp. Mừng rỡ, Naropa rạp mình giữa bụi đường đảnh lễ Đại sư Tilopa và cung kính thưa ngài: “Đệ tử lâu nay hằng nghe đại danh của thầy, nay đã gặp được thật thoả lòng mong đợi.”

    Nghe qua, sư Tilopa đùng đùng nổi giận: “Ta nào phải là sư phụ của ngươi. Ngươi cũng chẳng là môn đồ của ta. Chớ có hồ đồ.”

    Sư vừa quát tháo vừa thuận tay chân đấm đá vào người Naropa.
    Dù mới hội ngộ lần đầu đã bị xử bạc, nhưng Naropa vẫn điềm nhiên không lộ một chút oán hận, lại càng quyết tâm đi theo sư Tilopa.

    Hằng ngày, Naropa đi khất thực để cúng dường sư Tilopa. Mỗi lần như thế, Sư vẫn nhận vật thực do Naropa hiến cúng nhưng ăn xong Sư lại đánh đập, la mắng Naropa.

    Tuy thế, Naropa vẫn một lòng phụng dưỡng thầy, hứng chịu những cơn thịnh nộ vô cớ, và ăn các thức ăn thừa của thầy.

    Naropa kề cận bên thầy trải qua 12 năm, nhưng sư Tilopa không hề quan tâm ngó ngàng đến. Nhân một hôm, Naropa xin được món cà-ri rất ngon ở một tiệc cưới, mang về dâng lên sư phụ.

    Ăn xong, sư Tilopa hỏi: “Này con, món cà-ri ở đâu mà ngon quá! Hãy kiếm thêm cho ta một ít.”

    Lần đầu tiên được thầy sai bảo, lại nghe Tilopa gọi là “con” khiến Naropa bồi hồi sung sướng khác nào một Bồ Tát vào ngôi sơ địa. Ngài thầm nghĩ: “Ta ở bên chân thầy ròng rã 12 năm. Từ trước đến nay, thầy chưa hề hỏi ta: “Ngươi là ai?” Nay thầy gọi ta là “con”. Ôi! Thật sung sướng biết dường nào!”

    Thế là Naropa đi đến chỗ tiệc cưới bốn lần để xin món cà-ri mà thầy mình ưa thích.

    Tilopa lấy làm hài lòng về Naropa, Sư truyền pháp và làm lễ quán đảnh cho ngài vào mandala Hevajra.

    [​IMG]

    Sáu tháng sau đó, Naropa đắc quả vị siddhi.

    Ngài vân du khắp nơi để hoằng pháp.

    Tương truyền, ánh sáng từ thân ngài phát ra xa hàng trăm dặm.


    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 10/08/2015

Chia sẻ trang này