1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dù trung đoàn 109 đã được thay thế bằng trung đoàn 12, sư đoàn 4, đơn vị này vẫn được nhận quân bổ sung. James Reed, 29 tuổi, nhập ngũ năm 1942 tại Texas, đã tốt nghiệp trường sĩ quan và làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh cho đến khi lên tàu sang châu Âu. "Tôi được điều về đại đội I, trung đoàn 109 bộ binh (đơn vị của Bill Peña) ngày mùng 8 tháng 11. Tôi cùng những sĩ quan bổ sung khác được xe tải chở đến trung đoàn trình diện đại tá Gibney. Ông quán triệt là khi ra với binh sĩ, chúng tôi luôn phải tỏ ra can đảm. Ví dụ như nếu bị pháo kích thì phải bình tĩnh chứ ko được phép tỏ vẻ sợ sệt. Sau cuộc nói truyện lên gân này, chúng tôi mới để ý thấy chỗ ở của đại tá Gibney được thu xếp cực kỳ kỹ lưỡng, an toàn trong 1 cái lô cốt."

    Trên đường về sở chỉ huy tiểu đoàn, Reed nhìn thấy 1 xe tải nhỏ chở đầy mũ sắt của những thương binh, tử sĩ mà nay ko cần dùng đến để bảo vệ đầu nữa. Howard Topping nói sơ qua tình hình chung cũng như tình hình thiệt hại của đơn vị.

    Topping đi cùng họ trên đường về đại đội. "Chỉ lát sau chúng tôi đã rời đường cái đi vào rừng. Cứ chốc chốc thiếu tá Topping lại dừng chân và cắt 1 trong số những sợi dây dường như có ở khắp nơi. Khi tôi hỏi thì ông giải thích đó là dây điện thoại của quân Đức. Dây nào còn hoạt động thì mới bị cắt. Sau đó ông ra dấu cho tất cả đứng lại. Topping bảo mình vừa phát hiện 1 lính Đức. Chúng tôi nằm xuống, im thin thít trong khi ông đích thân lên khử hắn. Ông trườn tới trước như thổ dân da đỏ, cẩn thận lấy đường ngắm và siết cò. Đạn đi trượt. Nhìn ông chẳng vui vẻ gì. Rồi chúng tôi đi men theo lối đi dành cho xe thô sơ vào cái 1 thung lũng. Sau này tôi mới biết nó chính là thung lũng sông Kall.

    Bóng tối bắt đầu phủ kín khu rừng. Reed cùng những lính bổ sung đi cùng vào trú với đám lính công binh giờ đang phải chiến đấu như bộ binh, còn Topping thì quay về sở chỉ huy tiểu đoàn. "Những gì tôi được huấn luyện ở Fort Benning chẳng giúp ích gì cho tôi trong cái đêm nằm ngoài đó cả. Tôi có cảm giác rất đơn độc suốt đêm đầu tiên ở khu vực tác chiến dù biết rằng trong những hố quanh mình đều có lính Mỹ. Tình cảnh lạ lẫm ở đây đã khiến tôi tỉnh rụi tuy rất đói và mệt. Tôi có cảm giác kỳ quái rằng tất cả đây chỉ là 1 cơn ác mộng và mình sẽ sớm được đánh thức dậy. Được vài tiếng đồng hồ thì pháo quân Đức bắn đầu bắn phá. Đó là cái đêm hãi hùng nhất trong cuộc đời của tôi. Có vẻ bọn Đức đã bắn rất trúng mục tiêu, tiếng nổ thật kinh khủng. Tôi đã khóc, cầu nguyện, co rúm người rúc trong đấy hố. Thật là xấu hổ. May mà chẳng có ai nhìn thấy. Tôi cố nhủ rằng mình là sĩ quan, là chỉ huy, có nhiệm vụ làm gương cho lính tráng dưới quyền.

    "Trận pháo dường như dài bất tận. Nó chỉ dừng lại 1 chút rồi lại tiếp tục. Nhiều người trong các hố quanh đó đã bị thương. Họ đau đớn gào lên gọi người tới cứu còn tôi thì chẳng đủ dũng khí để rời hố tới giúp đồng đội.

    "Thời gian cứ trôi đi, lần hồi tôi đã bớt sợ hơn và bắt đầu quan sát, tìm hiểu hỏa lực bọn Đức. Tôi nhanh chóng nhận ra chúng bắn theo sơ đồ (pattern) và ko phải quả pháo nào cũng rơi gần chỗ chúng tôi. Sau đó 1 lúc thì tôi đã có thể dự đoán đạn sẽ rơi vào những đâu. Giờ tôi đã tự tin hơn và rốt cục cũng bớt căng thẳng để có thể chìm vào giấc ngủ như mình mong muốn." Khi bình minh ló dạng, pháo ngưng bắn, Reed rời hố và được biết 1 sĩ quan bổ sung cùng đợt với mình và nhiều công binh nữa đã bị thương.

    Đạn pháo lại rơi xuống khi toán tuần tiễu của đại đội I dẫn Reed về vị trí đơn vị mình. Bruce Paul, đại đội trưởng, ngồi trong hố chiến đấu ra lệnh cho những kẻ mới đến. "Cút ra mấy cái hố kia và nhập bọn với đám lính ngoài đó." Reed vào nghỉ đêm chung với 1 hạ sĩ quan đang có vẻ căng thẳng. "Đến sáng thì tay trung sĩ bằng giọng kích động bảo mình đã quá chán việc phải xả vào vào thùng giấy carton đựng đồ hộp rồi ném ra ngoài. Anh ta nói sẽ ra ngoài để 'giải quyết'. Tôi cố thuyết phục ra đó nguy hiểm lắm nhưng anh ta vẫn khăng khăng. Ra ngoài rồi anh cởi quần, ngồi xuống. Đúng lúc đó thì bọn pháo thủ Đức lại khai hỏa. Tôi nghe tiếng quả đạn pháo nổ cùng với tiếng thét của người trung sĩ. Tôi vọt ra khỏi hố thấy anh ta đang bị sốc và rất đau đớn. Quần thì tụt đến mắt cá chân, mông bị thủng 1 lỗ lớn, máu chảy đầm đìa, trổ từ bên này sang bên kia. Tôi chạy đi tìm lính cứu thương và chỉ trong chốc lát anh này đã xử lý xong vết thương và chuyển người trung sĩ về trạm sơ cứu." Tiền sát pháo binh đối phương luôn xác định mục tiêu chính xác như thế.

    Vào ngày Reed gia nhập trung đoàn 109, tư lệnh Tập đoàn quân số 1 tới dùng bữa trưa tại quân đoàn 5 và có cuộc 'tán gẫu' ngắn ngủi với tướng Collins, Eisenhower, Bradley, Gerow cùng với cả tướng Cota nữa. Sylvan ghi lại trong nhật ký: 'Mọi người pha trò, cười đùa cho đến khi mấy vị kia rời bữa tiệc thì tướng Hodges mới kéo tướng Cota qua bên trao đổi ngắn nhưng gay gắt về những tiến bộ kém cỏi của sư đoàn 28. Hình như ông tướng tư lệnh Tập đoàn quân số 1 la rầy chuyện bộ chỉ huy sư đoàn ko nắm được chính xác vị trí các đơn vị dưới quyền và chẳng chịu làm gì để cải thiện điều đó. 8 giờ sáng hôm đó, 2 xe bọc thép bánh lốp đã tới Kommerscheidt để dẫn đường cho các tiểu đoàn 1 và 3, trung đoàn 112; tiểu đoàn 3 trung đoàn 110 rút khỏi vòng chiến. Tướng Hodges vô cùng thất vọng với những gì mà sư đoàn 28 trình diễn. Các tướng Thorson và Keith đều có chung cảm giác ấy. Cả 2 người đều có 1 thời gian dài công tác tại sư đoàn này."

    Hình như Hodges cũng mắng mỏ Gerow nữa. Tướng Collins, tư lệnh quân đoàn 7, trong 1 cuộc phỏng vấn diễn ra sau chiến tranh đã chỉ trích trận tiến công vào Schmidt thế này. "Người ta thường hay tả Hodges là 1 người mềm mỏng nhưng điều đó chưa được đúng cho lắm. Ông ta đã lớn tiếng mắng mỏ Gerow vì ko chiếm nổi Schmid ngay khi tôi đang có mặt.

    Ông ta tỏ ra rất thô lỗ với Gerow. Điều mà tôi chưa bao giờ từng chứng kiến cả. Ông ta đã chẳng an ủi thì chớ mà còn khiến cho Gerow thêm khó khăn hơn. Theo ý kiến cá nhân của tôi thì việc ko chiếm được Schmidt là do họ chưa sử dụng lực lượng pháo binh có trong tay đúng cách.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Những xe tăng mà họ cố điều tới Schmidt đã sa lầy trên con đường nhỏ hẹp trong rừng. Đấy ko phải là nơi thích hợp để dùng tăng. Người Đức nhận rõ tầm quan trọng của các con đập trên sông Roer nên quyết phản công và đẩy bật được mũi tiên phong của quân đoàn 5 khi họ vừa tiến vào Schmidt." Trái ngược với ý kiến của Preston Jackson cho rằng việc mất Schmidt là do thiếu xe tăng, Collins lại bỏ qua ưu thế thiết giáp của quân địch. 1 lần nữa tầm quan trọng của mấy con đập vẫn chưa được quan tâm trong báo cáo kế hoạch trong tháng 11 năm 1944.

    Sylvan ko đề cập tí gì về việc mắng mỏ mà chỉ nói Hodges đã chỉ đạo cho Gerow "Phải theo sát những cố gắng cùa sư đoàn và tiến hành thay đổi nhân sự nếu thấy cần thiết." Ông kết luận đoạn viết ngày hôm ấy với nhận xét đầy lo ngại : "bị đẩy lùi trong cơn bão tuyết mù mịt."

    Tối hôm ấy Gerow nhận điện thoại của Davis báo đã rút thành công 3 tiểu đoàn về nơi tập kết, nằm phía sau Kommerscheidt 5 cây số. Tuy nhiên báo cáo ko nói đến tổn thất và việc suy sụp vẫn đang diễn ra. Hình như Davis có nói đến "khoảng 25 thương binh còn đi được, đây là 25 ca trong cả 3 tiểu đoàn chứ ko thấy nói thêm về thiệt hại nào nữa. Davis chỉ tập trung vào những thắng lợi nhỏ. Ông ta báo là ko những tiểu đoàn 2, trung đoàn 109 vẫn bám trụ được trước sức ép của đối phương mà các tiểu đoàn 1 và 2 trung đoàn 110 còn đạt được 1 số tiến bộ nữa.





    9


    THẤT BẠI NẶNG NỀ NHẤT



    Tuy những đợt công kích đầu tiên vào rừng Huertgen đã phải trả giá rất đắt mà chẳng giành được thành quả gì đáng kể, các chỉ huy quân Mỹ vẫn ko thôi ám ảnh về nó. Thay vì đánh gía lại giá trị quân sự của Huertgen lúc này, các nhà lập kế hoạch lại mưu tính trên 1 quy mô lớn hơn nữa. Cuộc họp tại tập đoàn không quân 9 diễn ra hôm 17/11 đã thông qua 1 kế hoạch có tên là chiến dịch Queen. Ý niệm của nó là 1 đòn đánh trên chính diện rộng của các Tập đoàn quân số 1 và 9 về hướng sông Roer với sự yểm trợ của 1 lực lượng không quân khổng lồ bao gồm tất cả các máy bay oanh tạc đủ các kích cỡ. Cuộc tấn công vào rừng Huertgen giờ đã là 1 phần của 1 kế hoạch vĩ đại.

    Sylvan ghi lại trong nhật ký: "Ngày 9/11 chúng tôi tổ chức 1 cuộc họp về cái kế hoạch lớn lao ấy tại bộ tư lệnh quân đoàn 5 với sự góp mặt của các tướng Hodges, Gerow, và Collins. Dự báo thời tiết dài hạn từ ngày 11 đến 16/11 chẳng có gì là khả quan so với thời điểm hiện tại. Tướng Hodges nói với báo chí nói lần tấn công này sẽ lớn hơn tất cả những gì đã trút xuống đầu bọn Đức kể từ ngày đổ bộ. Toàn bộ tập đoàn không quân số 8 và số 9 cộng với oanh tạc cơ hạng nặng của Không lực Hoàng gia Anh sẽ đi tiên phong." Sylvan cũng nói đến 1 trận pháo chuẩn bị vĩ đại bao gồm cả rocket. Đạn rocket khói sẽ phân định ranh giới quân Mỹ nhằm tránh việc máy bay thả bom nhầm. Ông nhận định nếu như thời tiết thuận lợi cho không lực thì cuộc tiến công sẽ có thế bắt đầu trước ngày 16/11.

    Theo trợ lý của Hodges thì: "kế hoạch được lập rất cẩn thận. Đạn dược được chuẩn bị với nỗ lực lớn chưa từng có. Như thường lệ, tướng Collins tỏ ra rất lạc quan về kế hoạch này. Tuy tiên liệu những trận ác chiến sẽ xảy ra nhưng tướng Hodges cũng tin rằng bọn Đức khó có thể cầm cự lâu trước đòn đánh hiệp đồng mạnh đến như thế."

    Dù tình hình Tập đoàn quân số 1 đang rất lộn xộn, quân bổ sung vẫn được lẻ tẻ đưa tới các đơn vị bị đánh tả tơi còn bám trụ ở Huertgen. Tom Myers, từng là đốc công của 1 công ty chế biến thực phẩm đang được hoãn quân dịch, ngay sau trận Trân Chân Cảng đã xiêu lòng định nhập ngũ. Tuy nhiên ông giám đốc đã khuyên rằng ở vị trí công việc hiện tại, Myers có thể đóng góp nhiều hơn cho cuộc chiến. Thế rồi sau 1 lần thay đổi nhân sự, Myers có giấy gọi nhập ngũ. Được huấn luyện làm lính bộ binh, tháng 9 năm 1944 Myers được điều sang châu Âu tạm gia nhập sư đoàn 5 thiết giáp ở phía nam Aachen.

    "Tại đó lần đầu tôi đã bị bắn và nhìn thấy thương vong. Người lính bị giết đầu tiên tôi chứng kiến là 1 sĩ quan trẻ. Anh này ko đội nón sắt lúc có quả đạn pháo 88 ly rót xuống phố." Trong thời gian ở với sư 5 thiết giáp, Myers cố sức quen dần với những trận pháo kích. Ngày 8 tháng 11, sau khi về trình diện đơn vị quân bổ sung (eplacement depot), anh được xe tải chở đến rừng Huertgen, về đại đội I, trung đoàn 110 bộ binh.

    "Chúng tôi tập hợp và dùng bữa tại nhà bếp của đại đội I. Đám đầu bếp và phục vụ ở đây đã 'nhồi' cho chúng tôi biết những gì đã xảy ra mấy ngày trước. Họ nói các đại đội đang bị ghìm chặt chỉ nằm cách đó 1 quãng và sẽ có người dẫn chúng tôi ra 'tuyến đầu'."
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Trong khi đợi, chúng tôi thấy 2 cậu lính đầu cúi gằm, ko súng ống, ba lô đang lê bước từ trong rừng ra. Trông họ rất dơ dáy, râu ria chẳng cạo, yếu đến mức tưởng chừng ko cất nổi bước nữa. Dường như họ chẳng hề nhìn thấy chúng tôi. 1 anh bạn bước đến và hỏi 1 cậu xem anh ta từ đâu đến và định đi đâu? Chẳng thấy trả lời. 1 cậu liếc nhìn tôi với bộ mặt chẳng còn sinh khí hệt như của 1 thây ma rồi cứ thế đi tiếp theo lối mòn về phía tây. Tôi đoán cậu ta đã phải chứng kiến những cảnh tượng quá sức chịu đựng. Sau này tôi mới biết mấy cậu đó chỉ là 1 trong rất nhiều lính sư đoàn 28 đã để cho nỗi khiếp hãi, hoảng loạn xâm chiếm.

    "Khi chúng tôi đi lên 'tuyến đầu' - nếu có thể gọi như vậy - tay hướng đạo nói chúng tôi phải luôn luôn ẩn nấp vì bọn Đức ở bên kia hẻm núi 1 quãng ngắn có thể nhìn thấy. Tất nhiên đối với tôi thì chẳng cần phải bảo, vì đã học được khối thứ ngoài tiền tuyến hồi ở sư đoàn 5 thiết giáp. Anh ta muốn chúng tôi toàn mạng nên mới nhắc thế nhưng 1 cậu lính bổ sung, bạn chung hố chiến đấu với Wayne Newman và tôi lại cứ đứng xổng người để cởi ba lô trước khi xuống hố. Đúng lúc đó 1 phát đạn súng trường tài tình từ bên kia hẻm núi bắn sang đã hạ gục cậu ta. Đối với cậu ấy cuộc chiến đã kết thúc khi chưa kịp bắt đầu."

    Myers cùng Newman tìm được 1 hố chiến đấu có nắp bằng gỗ được đào từ trước. "Wayne từng vẫn bảo mình muốn có đôi giày trận kiểu mới mà 1 số người đang dùng. Khi chui vào hố thấy bên dưới hình như có rất nhiều quần áo, chăn màn, vv...Trong lúc dọn dẹp đám lộn xộn đẫm máu ấy tôi nhặt được 1 cái giày bốt có vẻ hơi nặng. Đến khi nhìn kỹ mới thấy bên trong giày vẫn còn 1 cái chân cụt. Tôi bảo Wayne là mình đã tìm được giày cho cậu ấy rồi đưa nhưng ko nói có gì bên trong. Đến khi nhìn thấy cái trong giày cậu ta vội lấy hết sức bình sinh lẳng ngay nó đi. Có vẻ Wayne chẳng hề thích gì trò đùa nhỏ của tôi cả. Những mẩu chuyện hài hước, tuy nghe xong cũng chẳng cười nổi, cũng góp phần giữ cho tinh thần chúng tôi ko bị tan vỡ vì quá căng thẳng.

    "Hình như đám lính 'chính qui' cũ cũng ko tôn trọng quân bổ sung nhiều lắm. Tuy thế, do tình hình quá trầm trọng nên chúng tôi cũng được chấp nhận như là 1 phần cần phải có trong trận Huertgen."

    Ngày 8/11, xe tăng thuộc trung đội 1, đại đội B, tiểu đoàn 707 lăn bánh rời Germeter đến Vossenack. Sau khi mấy xe Sherman bị xé lẻ đưa đến các vị trí tiền tiêu khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ thì 6 xe tăng Đức hoạt động quanh Schmidt đã khai hỏa từ cự ly 2000m. Phía Mỹ đáp trả và có vẻ đã bắn trúng 1 xe địch, nhưng xe tăng địch vẫn chẳng ngừng bắn. Pháo binh Mỹ rót đạn vào rừng với hy vọng nếu ko diệt được thì cũng làm cho thiết giáp địch nhụt chí. Trong khi đạn vẫn dữ dội nhằm vào Vossenack, xe tăng tiểu đoàn 707 được rút về Germeter, tương đối an toàn hơn để làm nhiệm vụ đột kích nếu bộ binh tấn công.

    Dù đã nổ ra những trận kịch chiến, trạm xá do trung đoàn 112 lập ra ở giữa Vossenack và Kommerscheidt vẫn còn nằm ngoài vùng 'trắng' (no-man’s-land). Thương binh Mỹ vẫn đổ về trong khi những toán trinh sát Đức cũng thường hay đi ngang qua đó. Dù đang trong tình cảnh hiểm nghèo, 1 số thương binh còn đi được vẫn tìm cách lẻn qua vùng giao tranh để về phòng tuyến Mỹ. Tuy nhiên đạn pháo địch rơi dày quá khiến cho việc đưa xe Weasel đến và di tản thương binh nặng về là ko thể. Ngày càng có thêm nhiều lính Mỹ lê lết, khập khiễng hay được khiêng về trạm. Vì đã quá tải nên quân y chỉ còn cách bảo những thương binh còn đi được cố gắng đi bộ về nơi an toàn. Do đã hết chỗ bên trong boong ke, lính cứu thương đành phải đặt các thương binh mới đến nằm trên những ổ rơm dọc theo đường mòn Kall rồi cắt cử những binh sĩ cầm cờ chữ thập đỏ, ko mang vũ khí, ra bảo vệ họ. 2 đoàn xe ko vũ trang đã thử tới cứu thương binh nhưng đành phải quay về do bị hỏa lực súng cá nhân quân Đức bắn, khiến cho 1 lính cứu thương thiệt mạng. Tuy vậy, 1 số người ở trong boong ke bằng gỗ này đã tìm được 1 chiếc xe Weaseltuy bị trúng đạn nhưng vẫn còn hoạt động được và tìm cách dùng nó chở được 1 số thương binh về.

    Bác sĩ trưởng của trung đoàn 112, thiếu tá Albert Berndt đã đề nghị sư đoàn mở cuộc đàm phán với phía Đức nhằm thu xếp 1 thỏa thuận ngừng bắn ngắn để thu hồi thương binh tử sĩ của cả 2 bên. Berndt tình nguyện ra đi và được bộ chỉ huy sư đoàn ủy quyền đi gặp đối phương để đề nghị thỏa thuận ngừng bắn. Berndt cùng thông dịch viên là hạ sĩ nhất Wheeler Wolters mang theo cờ trắng lên đường tới trạm xá bên mặt phía tây của Kall.

    Do kẻ thù đóng ở bờ bên kia con suối, nên Berndt và Wolters phải dừng lại chỗ cây cầu sập tìm cách vượt qua. Bỗng thấy 1 tên lính Đức xuất hiện phía đối diện. Khi mấy người Mỹ hô lên báo mục đích sứ mệnh của họ thì hắn bỏ đi rồi sau đó có 6 lính Đức trong đó có 1 trung úy nhanh chóng hiện ra. Sau 1 lúc bàn bạc, tay sĩ quan Đức đồng ý sẽ cho các xe cứu thương lên và bảo lính dưới ko ngăn cản. Tuy nhiên, anh ta cảnh báo là do thông tin liên lạc với tuyến sau bị trục trặc nên ko thể biết chắc pháo binh phía sau sẽ phản ứng thế nào? Trong mấy ngày sau đó, 2 phe phải tiến hành thu nhặt thương binh, tử sĩ dưới làn đạn của các đơn vị chưa nhận được tin báo. Howard Thomsen còn nhớ có lệnh ko cho xe tăng đến gần Vossenack nhằm tránh xảy ra việc bị hiểu lầm là vi phạm thỏa ước ngưng bắn ngắn ngủi đó. Các sĩ quan Đức có lính đi kèm xuất hiện ở nhiều nơi và tuyên bố ko cho phép thương binh còn đi được và lính cứu thương ra thêm nữa. Các cha tuyên úy cũng bị giữ lại.

    Trung đội trưởng James Reed, 31 tuổi là 1 lính bổ sung 'lão làng' còn nhớ thời gian 3, 4 ngày ở sông Kall có "quá nhiều hoạt động. Cứ chốc chốc lại bị đạn bắn tỉa và pháo binh quấy rối. Ngoài ra còn 1 số trận đọ súng với các toán thám sát Đức gây cho quân ta nhiều thiệt hại.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Thời gian này tôi đã quen với các thành viên của trung đội 1 hơn. Do nể cấp bậc của tôi nên họ cũng chẳng gây ra rắc rối gì. Nhưng tôi vẫn tự ái vì họ chưa xem tôi là trung đội trưởng." Có lần 1 tổ súng máy báo cho anh biết việc toán thám sát Đức đang đến gần rồi xin chỉ thị. "Tôi bảo cậu xạ thủ đợi tôi ra lệnh thì hãy bắn. Khi cảm thấy đám địch đã vào đủ gần, tôi bèn lệnh khai hỏa. Đợi mãi mà chẳng thấy súng nổ. Ngoái lại xem chuyện gì xảy ra thì thấy tay xạ thủ cứ kéo tới kéo lui mấy bộ phận của khẩu súng. Hình như cậu ta chẳng hề biết bắn súng máy thế nào cả. Lúc này thì bọn địch đã tới rất gần rồi. Tôi bảo toàn tổ bình tĩnh; mọi việc để tôi lo. Tôi ngắm kỹ tên địch có vẻ là chỉ huy rồi lẩy 1 viên đạn. Mục tiêu gục xuống nhưng bọn còn lại thì vẫn còn. Do đang nấp sau mặt đê nên tôi cứ vừa bắn vừa vận động hết chỗ sang này sang chỗ khác. Được 6, 7 phát thì tôi dừng. Chúng tôi quan sát, nghe ngóng 1 lúc lâu. Khi chẳng thấy gì khả nghi nữa tôi bèn nhảy ra kiểm tra. Toán thám sát địch đã mất tăm mất tích.

    "Quay lại chỗ tổ súng máy, tôi quạt cho tay xạ thủ 1 hồi cho đến khi cậu ta nói kể từ hồi huấn luyện cơ bản đến nay mình chưa từng bắn súng máy. Mọi thứ được dạy cậu ta đều đã quên sạch. Đến khi được bổ sung về đại đội I thì cậu ta bị giao lãnh khẩu súng máy. Chẳng ai thèm hỏi liệu cậu ta có biết dùng nó ko. Tôi mất 1 lúc thị phạm cho cậu ta cách nhét đạn vào khóa nòng và cách xử lý khi súng bị hóc. Sau lần ấy thái độ của trung đội đã thay đổi và tới giờ thì họ đã hoàn toàn chấp nhận tôi."

    Nhận thức được sư đoàn 28 đang nguy ngập, tướng Hodges chỉ thị cho sư đoàn 4 đưa trung đoàn 12 sang tăng cường cho sư 28, đảm nhận phòng thủ khu vực trách nhiệm của trung đoàn 109. Trong khi trung đoàn 109 tiến về Germeter thì các tiểu đoàn 2 và 3 của trung đoàn 12 sẽ đến thay cho số quân lính đang đóng gần bãi mìn lớn Wilde Sau nhìn xuống thung lũng Weisser Wehe. Việc thay quân được diễn ra 1 cách khẩn trương từ đêm 6/11 và sẽ tiếp diễn trong vài ngày.

    James Reed nhớ lại: "Chúng tôi tiến hành đảo quân 1 cách êm thắm. Trời tối đen như mực. Chẳng làm thế nào nhìn ra người đi đằng trước cả. Vì thế chúng tôi phải nắm lấy thắt lưng của nhau để khỏi bị lạc. Thật vui khi thấy có đoàn xe tải đang chờ mình."

    Trong số người được trung đoàn 12 bộ binh tới thay có cả Bill Peña, chỉ huy trung đội hỏa lực, đại đội I. "5 ngày bị vây hãm trong vị trí cộng với những gì đã trải qua trước đó (1 trận pháo kích diễn ra đúng vào lúc quân lính đang tập hợp, chứng tỏ quân Đức có tiền sát pháo ở gần đó) đã khiến chúng tôi cực kỳ thận trọng. Phải hạ thấp giọng khi nói chuyện, cẩn thận ngụy trang hầm chiến đấu. Đơn vị mới đến lại có thái độ khác hẳn. Họ khiến chúng tôi phải ái ngại. Hó nói chuyện ồn ào quá và đáng lo nhất là việc cứ giăng chăn mềm ra mà phơi phóng. Có thể vì họ là đơn vị quá mới hoặc cũng có khi do chúng tôi đã trở nên thận trọng quá xá." Trung đoàn 12 đã từng đổ bộ lên bãi biển Utah ngày D nên hầu như chả lạ lẫm gì với việc tác chiến. Tuy thế 5 tháng chiến đấu ác liệt vừa qua khiến trong đội ngũ của họ giờ có khá nhiều lính mới.

    Trung úy Jack Crawford, được bổ sung về trung đoàn 12, từng bị giáng từ binh nhất xuống binh nhì vì dám 'phang' 1 tay thượng sĩ nhất trong trại lính hồi còn bên Mỹ. Tại Mortain, Pháp; quân số tiểu đoàn của anh đã giảm từ 860 xuống còn 196 lính & 14 sĩ quan sau 3 ngày chiến đấu. Crawford đã bị thương nhẹ và được tặng huân chương sao bạc. Anh được tướng Barton phong cấp sĩ quan ngoài chiến trường vì thành tích anh hùng đó. Crawford nhớ lại: "Sau trận Mortain, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 được tái tổ chức và nhận quân bổ sung cho đủ biên chế. Đến khi vào rừng Huertgen thì tôi đang là chỉ huy trung đội thám báo của trung đoàn. Bọn tôi có 2 chiếc xe jeep và đi đầu đội hình đơn vị.

    "Khi vào thay cho sư đoàn 28, tay trung úy chỗ khu vực trách nhiệm của chúng tôi do quá nôn nóng rời đi đã chỉ cho chúng tôi những chỗ anh ta cho gài mìn dọc theo đường mòn vội vàng đến nỗi vấp luôn phải 1 quả. Quả mìn giết chết anh ta, làm người trung sĩ của tôi bị cụt tay và khiến cho tôi mù mất 1 lúc. Tôi sau đó được cho đi viện."

    Marcus Dillard là pháo thủ súng cối của đại đội M, trung đoàn 12, người vùng Nam Carolina, còn 6 tuần nữa thì bước sang tuổi 19, và cũng từng đổ bộ lên bãi biển Utah ngày D. Anh tham gia các chiến dịch của sư đoàn 4 diễn ra trên khắp nước Pháp từ Cherbourg qua Saint-Lô, Mortain đến Paris cho tới lúc đơn vị đóng quân nghỉ ngơi trên những quả đồi dốc với những khe núi hẹp, có suối chảy xiết trong vùng rừng tên là Schnee Eifel dọc biên giới Đức và Bỉ.

    Dillard nhớ lại: "Ngày 6 tháng 11 thì tất cả chúng tôi được lệnh di chuyển. Người ta bảo phải che dấu hết mọi phù hiệu của sư đoàn vẽ trên mũ sắt, xe cộ hay đeo trên tay áo. Đến khoảng 18g thì chúng tôi bắt đầu di chuyển về phía bắc. Trời mưa rét, rất chi là khổ sở. Đến 2g sáng ngày mùng 7 thì đến nơi và bắt đầu xuống xe.

    "Trời tối om, gió thổi ù ù vừa mưa vừa rét. Tất cả đều tự hỏi: 'Mình đang ở đâu đây?'. Chuyến đi được giữ bí mật và chẳng có ai ngoài các chỉ huy chóp bu biết được mình đang ở chỗ nào. Tôi ngước lên cố xem xét nhưng chỉ thấy toàn là những ngọn cây lắc lư cùng với tiếng gió rít.

    "Có lệnh di chuyển và phải cố gắng bám sát người phía trước. Ko được để ai bị lạc. Chúng tôi được lệnh để mấy khẩu cối 81mm lại phía sau và sẽ tiến hành đổi cối với đơn vị chúng tôi tới thay quân.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Suốt nhiều giờ chúng tôi cứ bước, vấp rồi trượt ngã mà hầu như chẳng biết mình sẽ đi tới những đâu. Rốt cục cũng có lệnh dừng lại ở nguyên tại chỗ. Vừa ướt, vừa mệt, tôi gục xuống ngủ luôn. Chẳng biết được bao lâu thì có lệnh tới nhận công sự của những binh sĩ chúng tôi đến thay. Trời bắt đầu sáng và đã có thể nhìn thấy phù hiệu may trên tay áo của lính sư 28. Chẳng thấy ai nói gì nhiều. Họ chỉ đi ra với bộ dạng kiệt sức và mệt mỏi.

    "Đến khi trời sáng rõ hơn thì những gì nhìn thấy đã khiến tôi rất hãi. Hố đạn pháo nằm khắp mọi nơi, cây cối đổ lổng chổng. Nửa số cây còn đứng được thì cũng te tua vì mảnh đạn. Đúng là 1 cảnh hoang tàn. Trời thì rét có cả mưa lẫn sương mù. Rất chi là khổ sở. Chẳng có đồ ăn nóng mà chỉ toàn đồ hộp.

    "Vị trí của chúng tôi là khu vực duy nhất mà xung quanh đó quang đãng do cần phải thoáng trên đầu để có thể tác xạ cối 81mm. Hẳn bọn Đức phải biết vị trí này. Dù ko nhìn thấy mục tiêu nhưng người ta cũng chỉ rõ cho chúng tôi. Rừng quá dày nên có nhiều chỗ ko thể nhìn thẳng ra đằng trước được. Ta sẽ phải mọp xuống để nhìn xuyên qua màn sương.

    "Pháo địch bắn rất dữ. Trung sĩ trung đội phó Gerald Fields đang đứng nói chuyện cạnh tôi thì 1 trận pháo kích kéo dài 3 tiếng đồng hồ ập tới. Anh ấy nhảy xuống cái hầm nhỏ cùng với tôi. Chúng tôi đã cưa cây và xếp chúng trên nóc hào rồi phủ đất lên trên. Ko tài nào ra bãi đất trống đặt cối được dù chúng chỉ nằm cách đó chừng chục mét. Dây điện thoại nối với sở chỉ huy đại đội đã bị đạn pháo làm đứt nên chúng tôi bị mất liên lạc. Chưa sửa được đường dây thì ko thể bắn chi viện được."

    Sau khi đến 1 hôm, lính sư đoàn 4 bắt đầu tấn công nhằm loại bỏ mấu lồi lấn sang vùng thung lũng Weisser Wehe. Dillard nhớ lại: "Khi chúng tôi đang vượt qua 1 đường tránh lửa có mìn và hàng rào kẽm gai bảo vệ thì đại đội trưởng dẫm ngay phải 1 quả mìn. Sau đó thì pháo quân Đức dập xuống. Hẳn là chúng có tiền sát nấp trong rừng. Hầu hết đồ tiếp tế của chúng tôi đều phải mang vác bằng sức người trên các lối mòn chỉ vừa cho người đi bộ với đầy rẫy cây đổ và hố đạn pháo. Chưa bao giờ chúng tôi phải tác chiến trong địa hình như thế cả. Đơn vị cũng chưa hề tổ chức trinh sát rừng Huertgen. Vừa tới lúc khuya là chuyển qua tấn công ngay."

    Sau những thành công bước đầu, đà tiến đã bị chặn lại ở 1 khu vực hàng rào chướng ngại vật có mìn bẫy và được súng máy địch bảo vệ. Đại tá James Luckett, trung đoàn trưởng, đành rút quân về vị trí ban đầu. Dillard kể: "Đến ngày mùng 9/11 thì trung đoàn tấn công trở lại. Các đại đội K và I được chọn làm đơn vị chủ công như họ lại bị ngăn cách với nhau bởi 1 bãi mìn rộng 500 thước. đại đội I rút khỏi vị trí hiện tại của mình trên tuyến đầu và trung đội trợ chiến của đại đội L lên thế vào đó."

    "đại đội K tiến rất nhanh tới chỗ hàng rào kẽm gai có gài mìn và đại liên bảo vệ. Lúc đó thì chúng tôi bên đại đội M tổ chức bắn cối vào khu vực trước mặt đại đội K. đại đội I đi vòng qua bãi mìn, xuất hiện sau lưng đại đội K rồi chuyển sang bên trái. Họ cũng bị súng cá nhân địch bắn mạnh. Cả 2 đại đội đều gọi cối 81mm chi viện nhưng bọn Đức có công sự rất vững. Các đại đội K và I phải đào công sự nghỉ đêm dưới hỏa lực pháo, cối dữ dội."

    Pháo binh, mìn và hỏa lực hiệu quả của bộ binh Đức đã bẻ gãy cuộc tấn công, gây ra tổn thất nặng nề. Nhiều lính Mỹ khi cố gắng quay về hầm chiến đấu thì quân Đức đã ở trong đó rồi. Công tác chỉ huy kém; sự thiếu thốn đạn dược, lương thực đã khiến quân Mỹ thất bại. Trung đoàn tơi tả này được trả về lại sư đoàn 4. Chỉ sau 3 ngày tham chiến, nó đã bị đánh nhừ tử với số thương vong là 562 trong số 2300 lúc đầu. Trung tá Franklin Sibert, chỉ huy tiểu đoàn 2 nhớ lại: "Trời lạnh lắm. Chúng tôi bị đói và khát...Bọn tôi đã cầu nguyện suốt đêm. Sáng ra chúng tôi nhận thấy Chúa đã đáp lại những lời cầu nguyện ấy. Tuyết rơi suốt cả đêm, toàn bộ khu vực đều có sương mù bao phủ - rất hoàn hảo để rút ra...Xác lính nằm rải đầy trên con đường tiếp tế. Lính rút ra đã mệt mỏi đến độ cứ đạp bừa lên chứ chẳng thèm bước qua xác chết nữa."

    Quân của trung đoàn 109 được thay ra đã về tới gần khu vực trạm sơ cứu bị phong tỏa. Bill Peña vẫn còn nhớ: "Nửa ẩn nửa hiện trong rừng cây bên kia suối là cái lán cắm cờ chữ thập đỏ. 1 số sử gia đã chỉ trích Howard Topping, tiểu đoàn trưởng của Peña vì đã ko tích cực bảo vệ trạm xá trong khu vực mình. Nhưng ông thiếu tá lúc đó đã bị thương ở tay vì đạn bắn tỉa ngay sau khi đích thân phát hiện và diệt 1 tên Đức bằng súng trường M1. Peña kể: "Ông ấy là người duy nhất có khắc dấu trên báng súng và trên đó đã có cả chục vết như thế."

    Sau khi Topping miễn cưỡng về sở chỉ huy tiểu đoàn chữa trị thì tướng Davis xuất hiện trong khu vực. "Nhiệm vụ của ông ta là qua cầu tới Kommerscheidt bắt liên lạc với trung đoàn 112 và truyền lệnh cho họ rút qua cầu về chỗ chúng tôi. Khi được bảo bọn Đức khống chế bờ bên kia cầu thì ông nói mình sẽ thử và yêu cầu 1 trung đội có súng máy tăng cường đi cùng.

    "Trung úy Bruce Paul (chỉ huy đại đội Item) yêu cầu tôi tổ chức 1 trung đội như thế rồi đặt dưới quyền điều động của ông tướng. Thành ra trung đội là toàn thể đại đội và chỉ còn thừa chừng chục người. Trước lúc xuất phát ông tướng hỏi: "Trung đội của anh đó hả thiếu úy?". Dù tôi rất tự hào về lính của mình nhưng câu trả lời "Vâng ạ, nhưng đó cũng gần như toàn thể đại đội tôi đấy ạ." đã làm cho ông tướng phải bối rối. Tôi tự hỏi liệu bộ chỉ huy sư đoàn có biết được chúng tôi đã bị decimate đến mức thế nào hay ko? Nhìn chung thì từ 'decimate'dùng để nói đến những tổn thất to lớn nhưng thực ra theo nghĩa đen nó có nghĩa là mất 10% quân tuy nhiên Peña ngụ ý đến mức thương vong lớn hơn nhiều.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Peña kể tiếp: "Chúng tôi bắt đầu băng rừng tiến đến cái cầu. Đi nửa chừng thì bị lộ và cối địch bắt đầu dập xuống. Chúng tôi nhanh chóng tản ra nằm phục xuống đất. Loạt cối dứt mà ko ai bị gì hết. Tôi thấy nụ cười trên khuôn mặt mọi người - binh sĩ giờ đã biết rằng 1 ông tướng thì cũng sẽ lao xuống đất nấp nhanh chẳng kém gì bọn họ mà thôi.

    "Chúng tôi vẫn tiếp tục đi và đã đến cây cầu. Tôi bảo mọi người sẽ phải chạy vì hỏa lực bọn Đức đang khống chế phía bên kia. Ông tướng nhận định việc qua cầu giữa ban ngày là rất khó và muốn quay về tìm cách khác. Chúng tôi quay lại khu vực của tiểu đoàn và trả ông tướng lại cho đội hộ vệ của ổng."

    Dường như quân Đức cũng nghĩ rằng lính Mỹ trong rừng đã mất khả năng và ý chí chiến đấu. Peña giật nảy mình khi bất ngờ chạm trán với 1 sĩ quan Mỹ đi vào khu vực từ hướng do địch quân kiểm soát. "Ông ta giới thiệu mình là cha Alan P. Madden, tuyên úy Công giáo của trung đoàn 112, nói được lệnh tới bảo chúng tôi ra hàng vì hiện địch đã vây kín. Paul gọi điện đài về hỏi thiếu tá Topping. Ông này đáp: "Cấm tiệt. Ko được đầu hàng. Ta sẽ gọi pháo binh trả lời chúng."

    Madden nói với Peña là mình đã thỏa thuận với quân Đức xin cho xe cứu thương tới đưa thương binh Mỹ ra nên cần quay về trạm xá. Ông ta biến mất về hướng phòng tuyến địch. Ko lâu sau đó, 1 tiền sát pháo binh xuất hiện và phát hiện ra vị trí quân địch bên kia suối đối diện với đại đội của Peña.

    Peña kể: "Anh ta gọi về phía sau xin rót 1 quả đạn sang đất đối phương. Sau anh ta điều chỉnh cự ly và ra lệnh "Bắn tiêu diệt." Trận pháo kích bắt đầu. Rủi thay do chưa tính tới chiều cao của cây cối trong khu vực nên anh ta đã ko gọi pháo bắn vào từ góc cao. Đạn pháo bắn ở góc thấp đã nổ trên ngọn cây và chụp mảnh xuống chỗ chúng tôi! Nhiều binh sĩ lúc đó lại còn bò ra khỏi hầm để xem màn trình diễn pháo hoa nữa. Lệnh ngừng bắn nhanh chóng được phát đi nhưng vẫn có tổn thất. 1 binh sĩ chết tại chỗ, 2 người khác bị thương. Cậu bị chết đã ngã nhào xuống 1 hố chiến đấu có 2 người, khiến cho cả 2 đều bị sốc tâm lý. 1 cậu cười 'ko sao kiểm soát nổi' còn người kia thì khóc nức nở. Cả 2 được chuyển về trạm xá dã chiến để điều trị vì quá căng thẳng.

    Ngày hôm sau đại đội I đón 4 lính Mỹ đang bước thấp bước cao tìm tới vị trí của họ. Trong số đó có cả cha Madden. Sau khi quân Đức từ chối ko cho xe cứu thương di tản thêm thương binh nữa vì số bị thương còn lại đều còn đi được, ông này đã vượt thoát cùng mấy người khác.

    Anh lính trẻ Hubert Gees thuộc sư đoàn 275 Đức là 1 trong số những người tham gia đẩy lùi trung đoàn 12 bộ binh Mỹ. Anh kể lại rất chi tiết những trận đánh ác liệt với quân Mỹ: "Các trận kịch chiến diễn ra giằng co bất phân thắng bại. Trời cứ mưa mãi cộng với tuyết và sương mù khiến cho mặt đất nhão nhoét, ngập nước. Lính chiến phải lăn lê, bò toài đánh nhau trong đống bùn đến gần kiệt sức. Theo báo cáo thì khả năng tác chiến của các đơn vị đã sụt giảm 1 cách đáng báo động. Những trận đấu pháo cứ diễn ra liên tu bất tận.

    "Mọi thứ trong rừng nhìn cứ loạn cả lên. Cây cối nghiêng ngả trước cơn bão đạn ko ngớt, đường xá ngập lụt, nước ngập lên cao đến cả bộ ở khắp nơi. Lính bộ binh trông bẩn thỉu như lũ lợn. Người ngợm lúc nào cũng ướt, cả tuần rồi chưa hề được nghỉ ngơi...Họ đánh nhau bằng những cố gắng phi thường. Sư đoàn gần như ko còn lính chiến nữa. Chỉ còn có bộ tham mưu cùng 1 số quân ít ỏi. Ngay cả các sĩ quan tham mưu vốn chỉ có súng lục cũng đã xông lên chiến đấu."

    "2 người trong khẩu đội súng máy của tôi đã bị lính thiện xạ Mỹ lẻn vào bắn trúng đầu khi đang bảo vệ tuyến đường ko cài mìn. Thêm 1 kẻ thù mới nữa đó là chấy, rận! Cả tuần nay chúng tôi phải ngâm mình trong nhưng cái hố ngập nước mà ko được tắm rửa, thay đồ lót. Khi phát hiện ra hàng đám trứng chấy màu trắng, tôi liền vứt cái áo thun đi ngay dù biết trời đang mưa rét rất khổ sở.

    "Ngày 12/11 sau khi lính trung đoàn 12 Mỹ lại chiếm được ngôi nhà của Forester bằng cuộc đột kích đêm rồi đến sáng hôm sau thì lại đánh mất, đại đội chúng tôi đã bị 1 đòn quá mạng. Lúc sáng sớm có thể thấy rõ 1 lính Mỹ bị thương đang kêu cứu rất thảm thiết. Anh ta nằm ngay giữa bãi mìn Wilde Sau, bên rìa vùng 'trắng'. Đại đội trưởng là trung úy Friedrich Lengfeld cử khẩu đội súng máy chúng tôi ra canh chừng phục bắn lính Mỹ ra cứu. Nhưng khi nghe tiếng kêu cứu kéo dài suốt nhiều giờ nghe não ruột quá thì Lengfeld lại bảo lính cứu thương lập đội giải cứu. Lúc đó là khoảng 10g30 sáng.

    Trung úy Lengfeld dẫn đầu toán cứu người đi phía bên này đường do phía này có mìn chống tăng ở những vị trí tương đối dễ nhận. Khi Lengfeld tới chỗ qua đường, nhìn thẳng sang nơi tay thương binh Mỹ đang nằm thì 1 quả mìn chống bộ binh phát nổ quật anh ngã xuống đất. Anh được đưa vội về sở chỉ huy đại đội để sơ cứu. Cơn đau khiến Trung úy Lengfeld rên la ghê lắm. 1 hạ sĩ quan bị thương nhẹ chỉ huy việc đưa anh về trạm xá tại Lucasmuble. Thế nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã chết trong đêm hôm ấy.

    Tôi đã mất đi người chỉ bảo. Anh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những tuần lễ khó khăn trước đó, truyền cho tôi sức mạnh tinh thần. Đó là 1 đại đội trưởng mẫu mực, chẳng bao giờ bắt người khác làm những gì mà bản thân mình ko làm được. Dù đạn quân Mỹ nổ sát sạt trên đầu giống như chúng sắp chọc thủng tới nơi anh vẫn ko bao giờ ra lệnh kiểu "Tất cả xông lên" mà chỉ nói "Theo tôi!".
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngày 13/11, cuộc tiến công nhằm chống lại những đơn vị quân Mỹ trong vòng vây bắt đầu. Hầu hết lính Mỹ đều thoát được về phòng tuyến quân mình; chỉ có 27 người bị bắt...Tối 13/11, thống chế Model đến thăm và chỉ đạo tại bộ tham mưu sư đoàn xe tăng 116 đóng trong 1 cái boong ke gần Grosshau. Sang ngày 14/11, chúng tôi bắt tay với các đơn vị bạn trên hướng bắc. Trung đoàn bộ binh 12 Mỹ đã lùi lại chừng 300m tới góc tây bắc bãi mìn Wilde Sau. Địch rút lui rất vội vã bỏ lại cả súng đạn, đại liên, bazooka lẫn tử sĩ. Bọn tôi khoái nhất là thực phẩm bị bỏ lại; thùng lớn thùng nhỏ, đồ hộp C và K đủ cả."

    Trong báo cáo tác chiến của tiểu đoàn xe tăng 707 vào tuần đầu tiên của tháng 12, có chứa cả những sự kiện của tháng 11 là điển hình cho sự xa rời thực tế của hậu phương. Tài liệu này viết từ ngày 2 đến 7 tháng 11, tiểu đoàn chỉ có 1 trường hợp tử trận trên tổng số 9 thương vong, trong đó có 4 là mất tích. Chỉ bị mất có 4 xe tăng trong khi "ước tính gây cho đối phương tổn thất là 115 chết, 500 bị bắt, diệt được 2 chiếc tăng Tiger." Toàn một giọng thắng lợi cả. Tuy nhiên vì đại úy George West chỉ huy đại đội C; Mike Kozlowski, trưởng xe của đại đội B; và Louis Livingston lính tăng của đại đội C đều tử trận nên rõ ràng những số liệu trên là ko đúng. Lượng thiết giáp bị tổn thất nhiều hơn đáng kể so với con số liệt kê trên. Số lượng nhân lực, khí tài của địch bị tiêu diệt cũng được thổi phồng quá đáng.

    John Marshall mỉa mai: "Đấy chỉ là trò của những gã muốn kiếm huân chương và sao cấp tướng. Rõ là ko phải như thế. Vào lúc tiếng súng ngừng, công tác thống kê đã được làm rất kỹ. Cứ mỗi thằng Đức bị giết hoặc bị thương thì bên ta cũng tương đương với số đó." Trong suốt chiến dịch rừng Huertgen, có đầy rẫy những báo cáo phóng đại thiệt hại của địch. Đánh giá thấp sức mạnh , chất lượng tác chiến và trang bị của chúng. Trong thực tế, vì xe tăng và bộ binh Mỹ bị tổn thất nhiều quá nên chiến đoàn Davis, được lập ra để tấn công lại vào Schmidt hôm mùng 8/11, đã ko bao giờ trở thành hiện thực. Davis đã bị lừa vì những thành tích phối hợp với bộ binh 'hoành tráng' của tiểu đoàn 707.

    John Alyea, tài xế của chiếc tăng Bea Wain thuộc đại đội B đã thuật lại tình huống gay go khi ấy: "Kể từ lúc tất cả chúng tôi bắt đầu tác chiến trong khu vực thời tiết lúc nào cũng xấu, mưa hoài ko dứt. Hầm chiến đấu nào của bộ binh cũng ngập nước. Vị trí chốt cuối cùng của chúng tôi là ở Vossenack. Xe tăng nằm dàn hàng ngang chốt tại 1 nơi trống trải trong rừng dưới sự bắn phá định kỳ của pháo, cối. Chẳng hề được tiếp tế xăng hay đạn vì đường ko đi lại được. Phải chờ cho đến khi thời tiết khá lên, có lẽ tới tận ngày 17. Mặt đất và đường xá đã trở thành vũng bùn nên khả năng cơ động của xe tăng hầu như chỉ là số không tròn chĩnh."

    Trong thời gian tiểu đoàn 707 ở tại Germeter, Howard Thomsen bật túi bụi với công việc bảo trì, sửa chữa. "Có 1 hôm khi tôi đang thay bugi cho động cơ xe tăng thì nghe tay trưởng xe hét lên: 'Cẩn thận. Tommy!' Tôi vồ lấy khẩu súng carbine, giương nó lên, va cả đầu vào nắp khoang động cơ. Cứ tưởng bọn Jerry đến nhưng mà ko phải. Đến khi tay trưởng xe kia đùa kiểu ấy lần thứ nhì thì tôi mắng 'Cứ đùa nữa đi tao bắn cho thì đừng trách.'

    "Đại úy Grainger tới hỏi xe tăng sửa xong chưa?. Tôi đáp 'Rồi'. Anh leo lên phía sau xe hỏi tay trưởng xe xem tổ lái của hắn đã sẵn sàng chưa thì tay này bắt đầu khóc. Lính cứu thương được gọi tới và cho hắn đeo thẻ 'bị kiệt sức vì chiến đấu'. 'Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến việc vậy. Sau này tôi phát hiện khi chiến tranh kết thúc hắn ta chỉ ở Paris chứ chẳng có đi đâu hết.'

    Jack Goldman, điện đài viên trên xe chỉ huy của đại úy Grainger, nhớ lại mình đã kiệt sức như thế nào: "Đại đội trưởng gọi tôi đến. Anh bảo tôi canh giữ 2 tù binh Đức cho đến khi quân cảnh tới giải chúng đi thẩm vấn. Tôi bèn lùa chúng vào trạm sơ cứu, đó là 1 căn hầm to có căng bạt bên trên. Khi thương binh, tử sĩ về đến thì họ sẽ cuộn bạt lại, đưa thương binh vào rồi lại che bạt, thắp đèn lên. Tôi tìm thấy 1 chỗ nên bảo tù binh ngồi xoay lưng vào trong tường rồi ngồi bên trái, súng cũng nằm ở bên trái cách hẳn chúng ra.

    "Bỗng thấy mệt mỏi quá đỗi tôi bèn trùm chăn lên đầu rồi lịm đi luôn. Chẳng biết thiếp đi bao lâu nhưng lúc tỉnh dậy tôi lập tức nhớ tới mấy tên đi cùng với mình. Tuy nhiên may quá, chúng nó ko trốn mất mà còn có vẻ khoái vì đã thoát khỏi cuộc chiến. Chúa vẫn phù hộ cho tôi. Quân cảnh đã đến và giải chúng đi."

    "Đại úy Grainger sau đó phải làm 1 việc bất nhẫn là loại 1 pháo thủ ra khỏi xe. Anh pháo thủ này hôm ấy đã dùng đại liên bắn địch nhiều đến nỗi hóa điên luôn và ko chịu rời xe nữa. Grainger thử cố thuyết phục nhưng anh ta lại lôi luôn viên đại úy vào trong xe. Người pháo thủ ấy là 1 lính giỏi, nhưng ko thể chịu nổi nữa." Rốt cục sau khi thuyết phục mãi anh ta mới chịu đi sơ tán.

    Đến khi tiểu đoàn 707 sắp được thay thế bằng 1 đơn vị thiết giáp khác, Goldman nhận thấy nhiệt độ đã xuống rất thấp. "Trời rét, rét lắm, rét run người. Chỉ mỗi 1 lều là có lò sưởi nên lính phải thay phiên nhau vào sưởi ấm. 1 cái lều bé tí mà ngủ 3 đến 4 người và phải dùng chung chăn. Tôi biết sư đoàn 28 để chăn thành 1 đống trong rừng rồi mới vào trận. Tất nhiên hầu hết bọn họ đều ko trở lại. Tôi được thượng sĩ nhất cho phép đánh xe tải vào rừng gom số chăn kia lại. Tay lái xe cùng 1 cậu nữa theo phụ lại chẳng chịu rời xe vì sợ mìn bẫy. Chẳng thế nào ép họ được vì cấp bậc của tôi nhỏ quá. Tôi đảnh nhảy xuống ném số chăn ấy lên xe tải rồi chở chúng quay về. Chúa lại phù hộ tôi lần nữa."

    Ở cấp bậc nào cũng khổ sở như nhau cả. Goldman nhớ lại: "Tôi gặp đại đội trưởng khi anh bị gọi lên tiểu đoàn. Anh dừng lại nói chuyện mà người cứ run lẩy bẩy. Tôi có 1 áo khoác đựng trong cái túi xách bị đạn bắn thủng. Thân và tay áo bị thủng lỗ chỗ. Áo có gắn lon hạ sĩ. Tôi bèn đưa nó cho đại úy Grainger vì ko thể chịu nổi cảnh anh run lẩy bẩy như thế. Tôi thương anh ấy lắm."
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Anh lính bổ sung Tom Myers tả lại cái hố chiến đấu của mình: "Cứ tưởng tượng mình chui xuống 1 cái hố lạnh lẽo, ướt át, rộng mỗi chiều 1,2 m sâu 1m. Cái hố chật ních bị cành lá phủ kín chỉ hở 1 chỗ để chui ra chui vào. Cành gãy, cây đổ đầy rẫy trong rừng do đạn pháo nổ trên cây đã phạt cụt ngọn của chúng như 1 lưỡi hái khổng lồ vậy. Quần áo, giày tất đều ướt nhẹp. Phải mang rất nhiều tất nhưng vẫn cần phải thay thì mới tránh được bệnh hoại tử chân. Có cà phê bột và nước để pha nhưng chẳng ai dám nhóm lửa để đun hết. Hộp carton đựng khẩu phần K có tráng 1 lớp sáp nên hầu như ko có khói nên có thể dùng nhóm lửa dưới cà mèn để hâm cà phê nhưng giờ khẩu phần K đã tuyệt tích, chỉ còn lại 1 ít bánh qui và sô cô la thanh mà thôi.

    "Sự tĩnh lặng sau khi pháo ngưng bắn thật là kỳ quái. Những cây thông đẹp là thế giờ đã gãy nát. Mặt đất lổng chổng toàn thân cây và ngọn cây gãy. Nhưng rồi pháo lại nã xuống và ta phải tự hỏi liệu 1 trong số chúng có để phải dành riêng cho mình hay ko? Dù vậy tôi cũng chẳng mất quá nhiều thì giờ lo lắng về điều ấy mà có khi còn cảm thấy cuộc đời quá may mắn nữa. Chẳng phải là tôi ko sợ mà chỉ muốn cho tâm trí mình đừng suy nghĩ về nó nhiều quá."

    Myers cùng với người bạn cùng hầm chiến đấu là Wayne Newman dựa rất nhiều vào những khúc gỗ dày xếp trên nóc hầm. Chúng bảo vệ cho họ an toàn trừ phi bị đạn pháo rót trúng hầm hay rơi thật sát. Có 1 lần mà khả năng này tí nữa đã xảy ra: "Bọn Đức ngày nào cũng nện vào chúng tôi. Kiểu như rót 1 quả xuống ngay gần đỉnh ngọn đồi chúng tôi ẩn náu rồi 1 quả khác xuống ngay phía dưới, đại loại thế. Đạn pháo sau đó sẽ dịch chuyển thêm vài mét nữa rồi lại lặp lại. Những lúc ấy khả năng hầm chiến đấu của chúng tôi bị trúng pháo là rất cao. Wayne và tôi nghe thấy tiếng đạn pháo nổ ngay bên trên nên biết quả đạn kế tiếp có thể sẽ đánh trúng mình hay sát gần đấy. Đúng là như thế, có 1 tiếng huỵch rơi sát ngay gần hầm của chúng tôi. Mặt đất rung chuyển, 2 chúng tôi chờ đợi 1 lúc lâu rồi mới buột miệng nói: "Đạn thối". Ngày hôm sau chúng tôi ra xem chỗ quả đạn lao xuống thì thấy nó đã cắm sâu xuống ngay rìa hầm nhưng mà lại ko nổ. Chẳng biết người ta tính toán xác suất như thế nào nhưng tôi vẫn tin đó là do trời cao phù hộ."

    "Rủi thay có rất nhiều bạn bè đã ko được may mắn như tôi và Wayne. Những tiếng gào thét, rên la của người bị thương trong bóng đêm ở khu rừng quái đản ấy khiến cho ta ko thể nào quên được. Chẳng thể giúp họ được nhiều ngoài việc an ủi hoặc sơ cứu qua loa trong lúc đợi lính cứu thương đến băng bó". Tình hình quá khó khăn nên lính trung đoàn 110 chẳng thực hiện được bao nhiêu cái kế hoạch do quân đoàn 5 đề ra. Myers kể: "Trong suốt 8-9 ngày ở trong rừng, chúng tôi ko thể tiến xa được. Bọn Đức kìm chặt chúng tôi bằng đạn súng nhỏ và đại liên. Nhưng tệ nhất vẫn là hỏa lực bắn liên hồi của pháo và cối; đạn nổ trên ngọn cây cứ giết dần lính tráng. Tôi cho rằng tiểu đoàn đã bị mắc kẹt và ko tài nào lui ra nổi. Đã có mấy chuyến trinh sát đêm và ít nhất có 1 lần chúng tôi định tấn công tiếp. Thế nhưng ko thể nào tập hợp đủ binh lực. Hầu hết thời gian là rúc trong hầm rình đánh bọn Đức nếu như đạn pháo ko rơi quá gần.

    "Khi đám bổ sung chúng tôi rời nơi tập kết, mọi người mang theo hàng đống đồ hộp và bao đạn cho súng M1. Người ta bảo ko thể tiếp tế được vả cũng chẳng biết chúng tôi sẽ phải ở ngoài đó bao lâu, do vậy mang được cái gì thì hãy cố mà mang. Tôi nhồi đồ hộp khẩu phần K đầy túi dết, vai thì khoác trĩu toàn bao đạn.

    "Tôi cùng cậu bạn thân đã xơi hết số đồ hộp trước khi được thay ra. Chẳng còn nhớ là mình phải nhịn trong bao lâu nhưng tôi lại nhớ rõ cái lần được ăn ấy. Lúc đó đã quá nửa đêm. Newman đang ngủ trong khi tôi đang vào phiên gác. Bỗng tôi nghe thấy có tiếng gọi khẽ: "Ê Mack, hầm cậu chỗ nào thế?". Đó là 1 cấp dưỡng của đại đội. Cậu ta bò tới đưa cho tôi 2 ổ bánh mì sandwiche kẹp thịt bò muối - đó là ổ sandwiche ngon nhất mà tôi từng ăn.

    "Tôi rất thất vọng về 1 sĩ quan cùng với mấy hạ sĩ quan khác. Có 1 đêm chúng tôi bị pháo kích dữ dội. Cái căn hầm cách chỗ tôi chừng 50 thước đã bị pháo rót trúng hoặc rơi sát cạnh. 1 binh sĩ gào lên gọi lính cứu thương. Ko thể chịu nổi nữa tôi mới bảo Wayne là sẽ đi tìm lính cứu thương cho cậu ta. Trời tối như mực nhưng tôi vẫn dễ dàng tìm được cậu thương binh. Chân cậu ấy đã bị cụt. Tôi chỉ có thể lấy thắt lưng của cậu ta buộc nó lại rồi đi tìm lính cứu thương. Tôi tìm thấy đang rúc trong 1 cái hầm lớn có nóc lát gỗ tròn ko những tay lính cứu thương mà còn có cả viên sĩ quan cùng 2 hạ sĩ quan khác nữa. Chỗ đó còn gần chỗ cậu thương binh đang gào thét hơn chỗ của chúng tôi nhiều. Đến khi tôi hỏi tay lính cứu thương "Ko nghe thấy tiếng gào à?" thì hắn ta mới miễn cưỡng đi cùng tôi tới băng bó cho cậu ấy.

    Hạ sĩ nhất Al Burghardt, khẩu đội trưởng súng cối trung đoàn 110, đóng ở sườn dốc phía bên kia Kommerscheidt trong những ngày còn lại.

    "Với số quân của tiểu đoàn 3 sót lại chúng tôi đào công sự chờ lệnh mở lại cuộc tiến công Schmidt, nhưng do những khó khăn gặp phải trên đường mòn Kall nên cuộc đột kích phải hoãn lại. Chẳng có xe tăng hay đồ tiếp liệu nào chuyển qua đó được. Do vị trí chúng tôi nằm ở sườn bên kia dốc nên pháo Đức ko thể rót xuống, tuy nhiên chúng vẫn có thể oanh kích bằng súng cối, vốn có đường đạn đi cao hơn. Ngoại trừ 1 thanh kẹo chia cho bạn bè thì chúng tôi đã nhịn ăn 3 ngày rồi. Toàn thân tôi chẳng có chỗ nào khô ráo cả. Trong vị trí bên ngoài Kommerscheidt này, số lượng thương binh tăng cao đến mức báo động nhưng lại ko được chữa trị đúng mức. Lính quân y đã thương lượng được 1 khoảng thời gian tạm ngừng bắn. Họ nói lính Đức sẽ kiểm tra từng cái cáng nên chỉ có thương binh nặng nhất mới được phép sơ tán mà thôi.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Trong ngày 8/11 có tin vô tuyến báo chúng tôi đã bị mắc kẹt và các đơn vị bạn sẽ ko thể thọc được đến cứu. Do đó chúng tôi phải rút bỏ vị trí, phá hủy tất cả súng nặng như đại liên và cối. Tất cả sẽ chia ra thành từng toán quân nhỏ rồi tìm đường lui về vị trí ban đầu. Vì là khẩu đội trưởng súng cối 60mm nên tôi dùng báng súng trường đập vỡ kính ngắm rồi đem chôn kỹ bàn đế, chân, nòng rải rác ở mấy chỗ.

    "Đến gần hết đêm thì toán chúng tôi 'chuồn'. Tất cả mò xuống đường mòn rồi vượt qua cây cầu bắc qua sông Kall. Cầu có lính gác. Chúng tôi mau chóng lên chiếm cầu, trời mưa và rất tối. Tôi và trung sĩ trung đội phó khi nói chuyện với nhau mấy năm sau đã khẳng định đám lính đó là quân Đức nhưng vì chúng tôi đông hơn nên mọi việc mới diễn ra mau lẹ, ko có đụng độ như thế. Sau khi qua cầu, bọn tôi băng qua đồng ruộng thoát khỏi thung lũng, trèo lên những sườn dốc chỉ có dê núi mới leo nổi. Mọi người đều ngậm tăm, ko thấy súng nổ. Hình như bọn Đức chưa biết chúng tôi đã rời bỏ vị trí. Đúng lúc đó thì có 1 cậu làm rơi mũ sắt. Nó lăn lông lốc trên dốc đá xuống đáy thung lũng, gây ra tiếng động khủng khiếp.

    "Khi lên tới đỉnh dốc thì thấy 1 khu vực bằng phẳng. Tại đây có tay lính gác hô 'đứng lại' bằng tiếng Anh. Mấy người đi đầu báo cho vọng tiêu biết mình là lính Mỹ rồi tất cả vượt qua về khu vực của đại đội. Mệt đến nỗi chẳng đào công sự nổi nữa. Chúng tôi cứ thế nằm vật ra ngủ. Đến rạng sáng khi thức giấc, thì đợt tuyết đầu mùa đã phủ khắp người. Lính quân y đến khám cho từng người. Khi họ đến hỏi thăm thì tôi bảo rằng mình chẳng bị sao hết ngoài đói và lạnh. Khi họ hỏi đến chân, tôi đáp là nó vẫn ổn rồi bắt đầu lấy báng súng trường đập vào chân trái. Ko có cảm giác gì hết. Họ bèn nói tôi tháo giày ra khám. Chúng trắng bệch như màu tuyết mới vậy.

    "Lính quân y viết rồi đeo cho tôi 1 cái thẻ. Họ đưa cáng tới bảo tôi leo lên nằm, thích quá, máu lúc này cũng bắt đầu lưu thông trở lại. Rồi họ lấy khẩu M1 của tôi. Giờ tôi mới nhận thấy cái nòng súng dài 15cm đã mất tiêu. Có lẽ mảnh pháo đã tiện đứt nó. Chẳng biết việc này xảy ra lúc nào nữa vì khẩu súng thì lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Thế là tôi bắt đầu quãng đường về nước. Tôi được chuyển qua mấy bệnh viện ở Pháp và Anh rồi mới lên tàu bệnh viện về Mỹ.

    "Chẳng bao giờ tôi tìm được người đã dẫn chúng tôi ra khỏi cái bẫy đó. Tay đó hẳn là quỉ chứ ko phải là người nữa. Trời tối đến nỗi ngoài khoảng cách 1m đã chẳng thể nhìn thấy gì. Nhóm chúng tôi gồm 18 người. Thật là may mắn. Chúng tôi đã thoát nhưng có nhiều toán thì không.

    "Nhiều năm sau đó trong buổi họp mặt trung đoàn, tôi hỏi viên trung sĩ trung đội phó xem thằng quái nào đêm đó đã làm rơi cái mũ sắt? Anh ta đỏ mặt rồi thú nhận gã đó chính là mình. Chúng tôi được 1 mẻ cười khoái trá."

    Mặc dù Burghardt cùng hàng trăm binh sĩ khác đã bị loại khỏi vòng chiến vì chứng hoại tử chân, tướng J. Lawton Collins, tư lệnh quân đoàn 7 vẫn khẳng định căn bệnh trên chưa phải là vấn đề nghiêm trọng. Trong khoảng thời gian yên tĩnh nhưng chết chóc này, trung đội chống tăng của John Chernitsky được lệnh phòng thủ 1 vị trí nhìn ra cây cầu đã bị giật sập để ngăn quân địch tấn công trên sông Kall. "Lính công binh Đức hoặc đang cố sửa cầu hoặc dựng 1 cầu phao. Bọn tôi chỉ nổ súng 2 lần. Ko thấy xe tăng địch còn chúng tôi thì cũng chẳng thể đi vòng xuống đó được. Công binh địch đang cố mở rộng những còn đường vốn được xây bằng đá. Muốn xé bản đồ đi cho rồi - những con đường được vẽ trên đó hóa ra toàn là những lối mòn nhỏ chỉ giành cho gia súc.

    "Các 'quan lớn' chẳng bao giờ ra tới vị trí của bọn tôi. Đối với họ thì chỗ này xa quá. Sự khác biệt giữa chúng tôi và quân bổ sung rất rõ rệt. Trên gọi báo chúng tôi sẽ nhận 12 lính bổ sung cho đại đội E và đại đội G, nằm trước chúng tôi 1/4 dặm. Đám lính bổ sung chả có kỷ luật gì cả, chẳng chịu giữ mồm giữ miệng. Chúng tôi báo tin này cho các đại đội lên nhận. Rất ít lính bổ sung sống sót được.

    "Tôi chưa bao giờ thấy khu rừng nào bị tàn phá đến như vậy. Pháo binh Đức toàn bắn lên ngọn cây và mảnh đạn nổ chụp từ trên đó cứ rơi xuống như mưa vậy. Pháo kích diễn ra suốt cả ngày lẫn đêm. Trung đoàn 110 bị thương vong nặng nề. Xe cứu thương và lính quân y hoạt động rất tích cực. Họ thu nhặt tử sĩ mỗi khi có cơ hội. Bọn Đức cũng thiệt hại nặng nhưng chẳng biết chúng xử lý thương binh tử sĩ như thế nào cả."

    Anh lính bổ sung Jerry Alexis, người từng buộc phải gia nhập trung đội thám báo sau khi đại đội B rút khỏi vị trí mà ko báo cho anh biết, đã được trả về đơn vị gần Simonskall khoảng ngày 8-9 tháng 11. "Cả ban đêm lẫn ban ngày, cứ mỗi khi thấy chúng tôi hoạt động hay rời khỏi công sự là đạn pháo 88 ly bọn Đức lại nã đến. Sang ngày 11/11 thì chúng tôi di chuyển vài trăm thước gia nhập với các đơn vị còn lại của tiểu đoàn để tham gia 1 đợt tấn công nữa xuống thung lũng Kall, ở cách Simonskall vài dặm về phía nam. Tuy nhiên do chúng tôi đã quá yếu nên lệnh tấn công đã được hủy bỏ.

    "Sáng sớm ngày 11, 1 trung sĩ bảo tôi cùng 1 lính Mỹ khác ra lập chốt cảnh giới nằm phía trước tuyến công sự phòng ngự chính của tiểu đoàn chừng 50m. Viên trung sĩ chỉ cho chúng tôi chỗ anh ta muốn chúng tôi đào hố chiến đấu. Tôi lập tức phản đối vì chỗ đó còn cách sau đỉnh đồi hàng trăm mét. Vậy là đem con bỏ chợ. Sẽ ko thể phát hiện ra ai trèo lên đồi cho đến khi chúng đến ngồi trên đầu bọn tôi. Chẳng kết quả gì vì anh ta nhất quyết cho rằng hiện chúng tôi đã tiến xa hơn chỗ anh ta muốn. Tôi biết ngay đây là 1 nhiệm vụ tự sát vì ở giữa chúng tôi và tuyến phòng ngự chính có rất ít chỗ có thể trú ẩn nên nếu bọn Đức tiến hành đột kích thì sẽ rất khó mà rút về tuyến sau. Nhiệm vụ của chốt cảnh giới là báo trước khi đối phương đến gần, bắn càng nhiều càng tốt nhằm đánh lừa chúng về vị trí thực sự của tuyến phòng ngự chủ yếu rồi rút về tăng cường cho phần còn lại của đơn vị mình.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    “Bọn tôi bắt đầu đào công sự. May mắn thay, đất khá mềm nên đào cũng nhanh dù vẫn gặp phải đá và rễ cây. Do ko có sẵn gỗ súc để làm nắp chống đạn pháo nổ chụp nên chúng tôi đành dùng đến cành cây, có tác dụng ngụy trang nhiều hơn là bảo vệ.

    “Bọn tôi ngủ đêm trong hố rồi dùng ngày hôm sau để gia cố thêm cho nó. Đến trưa thì xong việc và chúng tôi bắt đầu chờ đợi xem bọn Đức sẽ làm gì?. Việc chờ đợi cũng chẳng diễn ra quá lâu.

    “Khoảng 3 giờ chiều, tôi nghe thấy có tiếng xì xồ phía trước rồi thấy những mũ sắt vuông lúp xúp trên đỉnh đồi. Theo như cách đánh thông thường của lính Đức, sẽ có khoảng nửa tá xích hầu trang bị tiểu liên để có thể tác xạ nhanh chóng. Tôi liền lẩy cò khẩu M1, bắn nhanh hết mức có thể. Thế nhưng cậu bạn ở chung thì cứ rúc mãi xuống đáy hố. Tôi chửi ầm lên bắt cậu ta đứng dậy chiến đấu hoặc ít nhất là đưa khẩu súng đã nạp sẵn đạn mỗi khi tôi bắn hết. Cậu ta vẫn ko chịu nhúc nhích, thế nên tôi đành phải tự mình thay kẹp đạn trong khi quân địch vừa chạy thoăn thoắt từ cây này sang cây kia vừa xả súng và áp sát.


    “Thế rồi mọi việc chấm hết. 1 thằng Đức nhô lên chỗ rìa hố chĩa súng vào chúng tôi và hô Raus mit du! ’ [Chui ra!]. Khi cậu bạn chung hố leo lên tôi mới nhận thấy trán cậu ta bị đạn bắn sượt qua, vết thương hình như ko nặng lắm tuy có máu chảy. Tới lúc này nhiều lính Mỹ bị bắt trong các tổ cảnh giới khác cũng phải ra xếp hàng, có 2 tên địch canh giữ. Trận đọ súng giờ đang nổ ra trên tuyến phòng ngự chủ yếu. Đạn lạc bay veo véo xung quanh khiến chúng tôi dợn cả tóc gáy. Rồi chẳng bịết bị bắn hay do đạn nẩy mà tên lính gác đứng cách tôi 2 thước lại trúng đạn vào bụng hét lên gục xuống. Cứ tưởng cả bọn sẽ bị giết hết để trả thù nhưng tên lính gác kia chỉ phản ứng bằng cách hét lên mấy câu khó hiểu, đại khái là bảo chúng tôi : “Cút khỏi chỗ này!”. Bọn tôi chạy lốc nhốc qua đỉnh đồi nhưng vẫn theo hàng lối để hắn ta ko nghĩ rằng mình định bỏ trốn. Chúng tôi mau chóng chạy đến chỗ 1 cái boong ke bê tông nằm dưới chân đồi; hẳn nó là vị trí chỉ huy của quân tấn công.


    “1 hạ sĩ quan địch nói tiếng Anh liến láu rằng chúng ko cần hỏi cung vì đã biết bọn tôi thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 110 bộ binh, sư đoàn 28 và khoảng hơn 50 người đang còn chiến đấu trên đỉnh đồi sẽ sớm nhập hội kriegsgefangener với bọn tôi. Vậy là tôi bắt đầu làm quen với 1 từ sẽ sớm trờ nên quen thuộc – đó có nghĩa là tù binh.


    “Đồ đạc cất trong ví bị lột mất. Tôi bị thu thẻ căn cước (social security card), mấy tấm ảnh gia đình, tiền bạc. Thật ngạc nhiên là chúng tôi vẫn được giữ lại đồng hồ và nhẫn. Lát sau 1 hạ sĩ quan nữa bước vào phòng và sau khi trao đổi với người phiên dịch, thông báo rằng bọn tôi sẽ phải ra cáng thương binh về trạm xá. Chúng tôi đến 1 boong ke khác, nơi có thương binh Đức đang được lính cứu thương băng bó.


    “Chúng tôi nhấc 2 thương binh lên. 1 trong 2 người nhìn rất thảm. Lưng của anh ta bầy nhầy do trúng mảnh pháo, bông băng ướt sũng máu. Khi bắt đầu nhấc lên khiêng ra ngoài thì anh ta kêu gào đau đớn vừa khóc nức nở. Chỉ đi vài mét là ra tới con đường dẫn xuống sông Kall, thực ra ở đây chỉ như 1 dòng suối nhỏ. Có 1 cái cầu lắc lư bắc qua đó tuy nhiên đối với người khiêng cáng thì nó quá hẹp. Đang định lội xuống nước có tiếng đạn pháo rít lên rồi nổ tung cách đó chừng 20m. Những quả đạn tiếp theo cũng rơi xuống gần đó. Cái tay trên cáng điên loạn gào lên bắt chúng tôi đặt mình xuống. Khi xuống dưới đất, anh ta vội hết sức bò ngay đến 1 hõm đất cạnh đấy. Bọn tôi cũng ùa đi tìm mọi chỗ nấp có thể quanh các gốc cây, hố đạn pháo.


    “Trận pháo chấm dứt đột ngột như khi nó bắt đầu. Tên hạ sĩ quan Đức bắt chúng tôi đỡ thương binh lên cáng lại rồi vượt sông. Lạnh tê người khi bất thần nhúng mình trong dòng nước băng giá đến tận thắt lưng. Phải cố sức vừa giữ cho cáng đừng chạm nước vừa giữ cho chân ko bị trượt ngã nhưng chúng tôi cũng đã lên được bờ bên kia tới 1 con đường khá tốt nhanh chóng dẫn tới chỗ tản thương đặt trong 1 cái lô cốt.”


    Alexis cùng 1 chục tù binh khác được cho ăn tí chút rồi bắt đầu hành trình về hậu phương địch. “Chẳng mấy chốc không khí lạnh cùng quần áo ướt đã khiến cho mỗi bước chân chúng tôi trở thành 1 cực hình. Khi leo dốc, tôi đã bị nôn khan; đó là do cố sức quá lại thêm tinh thần bấn loạn vì bị bắt nữa. Ngày đầu tiên làm tù binh của tôi kết thúc lúc nửa đêm tại 1 ngôi làng nhỏ. Chúng tôi bị lùa vào 1 trường học với độc 1 phòng có mấy lính Mỹ đang quấn áo khoác nằm sẵn. Phòng có 2 bếp lò nên cũng ấm. Hầu hết mọi người đều cởi giày, tất giơ đôi chân sưng tấy lại gần phía bếp lò.


    “Trí óc tôi bỗng nhớ đến bài giảng của 1 lính cứu thương hồi còn ở trại huấn luyện có nói làm như thế rất nguy hiểm. Do đó dù chân rất đau tôi vẫn ko cởi giày ra. Đây là điều sáng suốt nhất mà tôi từng làm trong những ngày bị cầm tù. Sáng hôm sau, khi thức dậy những người đã tháo giày bỗng thấy chân mình sưng lên gấp 2 lần so với lúc bình thường. 1 số đã chuyển sang màu đỏ tím tái. Dù rất đau đớn nhưng tôi vẫn còn đi được chứ những người kia thì chịu. Lính quân y Đức đến nhưng tất cả đều lắc đầu và lẩm bẩm điều gì đó hẳn phải có nghĩa là ‘tệ lắm!’. Vài ngày sau Alexis gia nhập với số lính Mỹ ngày càng đến nhiều thêm trong stalags (trại giam tù binh. ND).


    Trong khi quân Đức đang tiêu diệt sư đoàn 28 cùng các đơn vị phối thuộc thì tiểu đoàn 3, trung đoàn 47, sư đoàn 9 vẫn tiếp tục bám giữ Schevenhutte. Trung đội trưởng Chester Jordan của đại đội K vẫn còn sống sau 2 tháng tròn bám trụ trên những quả đồi nhìn xuống thị trấn. Anh cùng đồng đội đã chiếm lĩnh chỗ này từ hôm 16/9.”Vị trí mới của chúng tôi được thiết lập ngay trong rừng đối diện với 1 vùng trống trải. Bọn Đức bố trí ngay phía bên kia cái vùng ấy. Rìa phía đông khu rừng nối các bên tham chiến lại với nhau. “Sau khi rùng mình nghe những chuyện về việc địch nhìn rõ những hoạt động quân ta, tôi bèn quyết định rằng cần phải đi xem cho rõ. Tôi đi có một mình. Trong lúc đang bò qua đám lá kim tôi bỗng thấy ngay trước mũi mình 1 họng súng lục Luger. Nó nằm nòng trên mặt đất, báng chĩa lên trời. Hẳn là có kẻ đã đặt nó nằm như vậy nhưng làm thế để làm gì? Liệu đó có phải là bẫy? Có thể lắm nhưng trí tò mò bỗng dậy lên và tôi bắt đầu gạt từng cái lá quanh đó cho khẩu súng lộ hẳn ra. Hoàn toàn ko thấy vết gỉ sét trên khẩu súng nên ắt hẳn là nó mới xuất hiện gần đây. Tay tôi mò mẫm một hồi mà chẳng vướng phải sợi dây nào hết. Rõ ràng là 1 tên Đức bất cẩn nào đó đã đánh rơi nó. Tôi bò tiếp thì thấy có 2 thằng địch đang ‘chém gió’ nhưng chán quá vì chẳng làm gì được. Bắn chúng thì dễ thôi nhưng chẳng ai muốn đánh động ‘tổ ong vò vẽ’ cả.
    Khucthuydu2, nguyen411, huytop1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này