1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP)
    Ban đầu vấn đề được đặt ra là vai trò của "VĂN HÓA" trong "thần tích kinh tế Trung Hoa" trên 4 thập kỷ vừa qua. A.Chieng cho rằng sau khi Trung Hoa tiếp nhận mô hình "kinh tế thị trường + dân chủ" thì nhân tố quyết định tạo ra thần tích kinh tế là VĂN HÓA coi trọng sự BIẾN HÓA (culture de la transformation) của Trung Hoa, trong khi đó VĂN HÓA của phương Tây là VĂN HÓA coi trọng CHÂN LÝ (culture de la verité), Nga (sau khi Liên Xô sụp đổ) cũng ở trong quỹ ĐẠO của VĂN HÓA sau (so sánh tình hình hiện tại của Nga và Trung quốc có thể hình dung được những tác động khác nhau của hai VĂN HÓA nói trên).
    THẾ nào là "coi trọng CHÂN LÝ", là "coi trọng sự BIẾN HÓA" sẽ nói rõ hơn ở phần sau, đến đây cần thấy sự phân biệt hai VĂN HÓA nói trên có tính chất hết sức ước lệ: nói rằng "coi trọng sự BIẾN HÓA" không có nghĩa là không quan tâm đến vấn đề CHÂN LÝ, vấn đề là ở liều lượng, và trong liều lượng có những mức độ khác nhau: có biết đến vấn đề CHÂN LÝ nhưng không chú ý lắm, có quan tâm đến chân lý nhưng ít nhiều vẫn bị lu mờ do sự đặc biệt quan tâm đến sự BIẾN HÓA. Nói đến tác động của VĂN HÓA tới sự phát triển kinh tế, F. Jullien hiểu đây không phải là "một nước sơn véc-ni phủ lên văn xuôi của dịch vụ kinh doanh", cũng không phải là một lĩnh vực hoạt động của con người bên cạnh những lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, quân sự...), nó là những "phương thức tư duy (mode de pensée) bao trùm, phát tán, xuyên suốt mọi lĩnh vực, là thiên hướng chi phối cách suy nghĩ và cách xử lý trong mọi hoạt động của con người.

    Như vậy trong quan niệm của F.Jullien cũng như của A.Chieng, cái gọi là "VĂN HÓA" trước hết là những phương thức tư duy hoặc những hệ tư duy (système de pensée). Chính cái "VĂN HÓA" này, cái "phương thức (hoặc hệ) tư duy" này phân biệt Trung Quốc và phương Tây. " Giữa Trung Quốc và phương Tây - A.Chieng viết - không phải là hai mô hình đối lập nhau, mà đây là hai hệ tư duy đối lập: VĂN HÓA trọng CHÂN LÝ (culture de la vérité) đối lập với VĂN HÓA trọng sự BIẾN HÓA (culture de la transformation)" 5 (trong quan niệm của tác giả, xét một cách hết sức đại khái và ước lệ thì Trung Quốc (hiện nay) và phương Tây cùng chung một mô hình: kinh tế thị trường + dân chủ; nước VN cũng không ở ngoài mô hình này: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là kinh tế thị trường). Nhận xét về cách các học giả phương Tây so sánh nước Nga hiện nay và Trung Quốc hiện nay, tác giả chỉ ra một sự nhầm lẫn lớn, họ nhấn mạnh sự đối lập về hệ tư tưởng: Nga từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, Trung Quốc giữ lại học thuyết này. Sự khác biệt cốt yếu giữa Nga và Trung Quốc chủ yếu là ở sự đối lập về VĂN HÓA: nước Nga vẫn ở trong quỹ ĐẠO VĂN HÓA trọng CHÂN LÝ của phương Tây, còn VĂN HÓA của Trung Hoa, như chúng ta biết, coi trọng sự BIẾN HÓA.

    THẾ nào là VĂN HÓA coi trọng CHÂN LÝ của phương Tây? Có nhiều cách hiểu.


    Coi trọng CHÂN LÝ trong khoa học tự nhiên và công nghệ là chung cho cả phương Tây và Trung Quốc. Từ THẾ kỷ 16, với sự hình thành của phương pháp thực nghiệm-toán học, đặc biệt từ Gallilée (1564 - 1642), nhà bác học đã khẳng định phương pháp này, ở Châu Âu, khoa học tự nhiên và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, đến THẾ kỷ 19 thì phát triển ào ạt. Sau biến cố Chiến tranh nha phiến (1939), Trung Quốc mới tỉnh ngộ sự tụt hậu thảm hại của mình trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Từ đấy đến nay, trải qua những thể chế khác nhau, học tập và đuổi kịp phương Tây trong lĩnh vực này luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc. VĂN HÓA coi trọng CHÂN LÝ của phương Tây trước hết được đặt ra trong những lĩnh vực xã hội, nhân văn. Trong những lĩnh vực này (chủ yếu lĩnh vực nhân văn), bằng sự nghiền ngẫm học thuật, bằng những sự từng trải và chiêm nghiệm, người ta đề ra những quy luật, và một khi quy luật được một sự đồng thuận rộng rãi, nó trở thành CHÂN LÝ; từ những quy luật được đề ra những giả thuyết và từ nhiều giả thuyết được xây dựng những lý thuyết. Từ những quy luật, những CHÂN LÝ, những lý thuyết..., những người hoạt động thực tiễn đề ra những mô hình, những kế hoạch, dự án (ít nhiều có tính chất tư biện, mang tính ý niệm) và một khi được đề ra, được xác quyết, chúng trở thành những mục tiêu và hoạt động thực tiễn là thực hiện chúng, tức là đưa chúng vào thực tại, vào đời sống. Thực chất của việc đưa mô hình, kế hoạch, dự án, mục tiêu... vào thực tại là tạo ra những quá trình BIẾN HÓA trong thực tại.
    VĂN HÓA coi trọng BIẾN HÓA của Trung Quốc không coi nhẹ quy luật, CHÂN LÝ, lý thuyết, mục tiêu... nhưng đặc biệt quan tâm đến BIẾN HÓA và quá trình, thực ra hai khái niệm này thường gắn với nhau, BIẾN HÓA là BIẾN HÓA của những quá trình, và quá trình nào cũng là quá trình BIẾN HÓA. Trong khi A.Chieng gọi VĂN HÓA Trung Hoa là VĂN HÓA coi trọng BIẾN HÓA thì F. Jullien nhận định : "Tôi thấy ý niệm quá trình là ý niệm xuyên suốt tư tưởng Trung Hoa...(H.N.H.tô đậm)" 6. VĂN HÓA BIẾN HÓA coi trọng "biến hóa" hơn "CHÂN LÝ" có cái lý của nó. Trong các lĩnh vực xã hội nhân văn, những quy luật, CHÂN LÝ, lý thuyết... có giá trị hết sức tương đối vì sự vận dụng chúng đụng đến THẾ giới những con người hành động theo chủ quan hết sức phức tạp của họ. Trong THẾ giới vật lý của Newton, "nếu như chúng ta có những thông tin chính xác về trạng thái ban đầu của một hệ thống vật lý bao gồm những vật thể vận động, chúng ta có thể tiên đoán một cách chính xác trạng thái của hệ thống này ở mọi thời điểm trong tương lai".
    Nhưng trong THẾ giới con người, cơ sở khoa học hiện tại của các ngành học thuật xã hội và nhân văn còn lâu mới cho phép nhân loại tiên đoán sự phát triển tương lai của xã hội với một sự chính xác khoa học giống như thiên văn học tiên đoán những nhật thực, nguyệt thực.

    Đặc biệt trong giới nghiên cứu chủ nghĩa Mác, không ít học giả và nhà hoạt động xã hội có ảo tưởng là nắm được cái cơ sở khoa học mà Mác đặt ra cho sự phát triển lịch sử thì có thể dự đoán và chi phối một cách chính xác sự phát triển của xã hội. Người Trung Hoa không phải là không có lý khi họ đặc biệt quan tâm đến sự BIẾN HÓA của những quá trình thực tại và từ thực tại này kiểm tra lại những quy luật, xác định lại những CHÂN LÝ và rà soát lại những lý thuyết… Những quá trình BIẾN HÓA thực tại không bao giờ tuân theo sơ đồ của những CHÂN LÝ (lý thuyết), những mô hình, những kế hoạch, những dự án được đặt thành mục tiêu.
    Quan tâm đến chân lý là quan tâm đến vấn đề đúng hay sai trong khi đó với VĂN HÓA coi trọng sự BIẾN HÓA thì vấn đề số một là quá trình BIẾN HÓA bế tắc (bĩ) hay hanh thông. Nếu như theo sơ đồ CHÂN LÝ (lý thuyết), tiến lên là cHÂN LÝ, là đúng nhưng trong thực tế quá trình BIẾN HÓA lại bị bế tắc thì phải đổi hướng, rẽ sang phải vẫn bị bế tắc thì rẽ sang trái... và nếu như lùi lại mà hanh thông thì lùi lại là thuận với sự BIẾN HÓA.

    VĂN HÓA Trung Hoa không coi nhẹ CHÂN LÝ (lý thuyết) nhưng tiêu chuẩn cao nhất vẫn là sự hanh thông (trong quá trình BIẾN HÓA), cũng có thể nói hanh thông là tiêu chuẩn thực tiễn của CHÂN LÝ. Theo nhận định của tác giả "Đặng Tiểu Bình đã thành công trong công cuộc cải cách của ông vì ông tiến lên từng bước một, bảo đảm sao mỗi bước có được sự hanh thông"7.
    (CÒN TIẾP)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP)
    Phương Tây coi trọng CHÂN LÝ (lý thuyết), Trung Hoa coi trọng sự BIẾN HÓA.


    "Phương Tây coi trọng lý thuyết". "Trung Hoa coi trọng ĐẠO"8, ĐẠO là Con đường của sự BIẾN HÓA. Do coi trọng CHÂN LÝ lý thuyết, nên VĂN HÓA phương Tây là VĂN HÓA tranh cãi. Nhiều chuyên mục trong những chương trình truyền hình Pháp chẳng hạn là những cuộc tranh cãi vô tận. VĂN HÓA Trung Hoa cổ dè dặt hơn với sự tranh cãi. Vì sao? Sau đây là một đoạn trong chương Tề vật luận của Nam Hoa kinh: "Giả sử tôi tranh biện với anh mà anh thắng tôi thì có nhất định là anh phải, tôi trái không? Nếu tôi thắng anh thì có nhất định là tôi phải, anh trái không? Trong chúng ta có một người phải, một người trái? Hay là cả hai chúng ta đều phải cả hoặc đều trái cả? Anh và tôi làm sao biết được điều đó? Mà một người thứ ba nào khác thì cũng hồ đồ không biết được, lựa ai sáng suốt làm trọng tài đây?..." 9. Như vậy, không phải vì người ta không thích bàn cho ra phải trái, đúng sai mà người ta thấy trong lĩnh vực xã hội, nhân văn, nhìn cho ra sự thật, phải trái là rất khó, hơn nữa, nhìn cho ra cũng là để giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn trong cuộc sống, cho nên tốt hơn hết là chuyện phải trái bàn vừa thôi, nó chỉ là một khâu có liên quan đến những khâu khác, hãy tập trung vào việc tìm giải pháp thỏa đáng cho từng vấn đề cụ thể, thay cho sự cãi vã là sự thương lượng đi đến sự phân xử thỏa đáng. Triết học (phương Tây) trọng CHÂN LÝ [vérité] (tức là bàn cho ra phải trái, đúng sai). Minh triết (phương Đông) trọng sự thỏa đáng [congruence] (đúng sai cũng quan trọng nhưng không quan trọng lắm, miễn là thỏa đáng) 10. " Họ (người Trung Hoa) quan tâm đến HIỆU QUẢ mà những sự thương lượng đem lại, coi trọng HIỆU QUẢ này hơn những gì mà sự tìm tòi CHÂN LÝ dẫn đến"11.
    Ở trên có nói đến sự khác biệt: phương Tây coi trọng CHÂN LÝ, Trung Hoa coi trọng ĐẠO. Thực ra trong VĂN HÓA phương Tây cũng có ĐẠO, nhưng ĐẠO của phương Tây bao giờ cũng dẫn đến một mục đích cuối cùng: Thượng Đế, CHÂN LÝ (tuyệt đối), Cứu rỗi... ĐẠO của VĂN HÓA Trung Hoa "không cần đến tính mục đích, hay đúng hơn dửng dưng với tính mục đích", nếu như ĐẠO có chăng một cứu cánh, thì " không thể có cứu cánh nào khác là sự đổi mới ở chính nó"12. Nói tóm lại ĐẠO là con đường không hướng về mục đích nào cả - chẳng qua những con người tội nghiệp phóng chiếu mục đích của họ lên nó - mà qua nó sự BIẾN HÓA đi từ "hanh thông" này đến "hanh thông" khác, từ "biến thông" này đến "biến thông" khác, từ "khai thông này đến khai thông khác"...( biến thông là một khái niệm cơ bản của Kinh Dịch). ĐẠO là Con đường BIẾN HÓA. ĐẠO không hướng về một mục đích nào cả. Trong công cuộc cải cách của Trung Quốc, theo A.Chieng, "cách tiến hành sự tạo ra BIẾN HÓA(...) quan trọng hơn mục đích cuối cùng, nếu quả như có một mục đích như vậy"13. Tác giả tỏ ra nghi ngờ cách làm việc cứ đề ra "mục tiêu này, mục tiêu nọ", "tổng lộ tuyến này, tổng lộ tuyến nọ" khi nhận định rằng : "Bằng cách tổ hợp những tập hợp cải cách lớn, cải cách nhỏ, Trung Quốc chẳng cần đề ra mục tiêu, mục đích, thực sự đã đi rất nhanh và xa, xa hơn và nhanh hơn bất cứ lời tiên đoán nào được đưa ra năm 1980"14. Tác giả nghi ngờ luôn một nếp suy nghĩ, một nếp làm việc được hình thành trong khuôn khổ trí thức của phương Tây: "nhất thiết phải định nghĩa mục tiêu, cứu cánh (H.N.H.tô đậm)" 15. Đề ra những mục đích, mục tiêu không phải là khó; điều quan trọng là thực hiện, đưa chúng vào thực tại, vào đời sống bằng hoạt động thực tiễn, bằng hành động và tạo ra BIẾN HÓA, chính trong hoạt động thực tiễn, những mục đích được điều chỉnh, được xem xét lại, kể cả vứt đi. Mục tiêu là quan trọng nhưng quan trọng hơn là đưa mục tiêu vào thực tại đời sống bằng hoạt động thực tiễn. Cũng vậy, theo A.Chieng, "sự tôn trọng những nguyên lý chưa đủ, còn phải xem người ta vận dụng chúng như THẾ nào"16.

    Những nguyên lý thuộc phạm vi lý thuyết, vận dụng chúng thuộc phạm vi hoạt động thực tiễn. Việc vận dụng một cách tàn bạo những nguyên lý của một mô hình mới (và cấp tiến) có thể dẫn đến những hậu quả tai hại. "Bốn hiện đại hóa" của Đặng Tiểu Bình đã trở thành mục tiêu lớn, những nguyên lý lớn của Cải cách Trung Hoa đương đại. Nhưng nói đến thành công lớn lao của Cải cách hiện đại hóa Trung Hoa trước hết phải nói đến phương pháp cải cách Trung Hoa đã được Đặng Tiểu Bình trình bày một cách rất Trung Hoa (vừa dễ hiểu, vừa sâu sắc): "Phải mò mẫm những viên đá để qua sông"17. Mục đích thực sự của cải cách không phải là đề ra những mục tiêu mà là tạo ra những quá trình BIẾN HÓA thực tại. Những quá trình này không bao giờ tuân theo những sơ đồ của lý thuyết hoặc mô hình. Do đó có khi phải "mò mẫm" từng bước một, đây là minh triết Trung Hoa. Vả chăng "mò mẫm những viên đá" còn có ý nghĩa ở bình diện nhận thức luận, đó là thao tác tiếp nhận sự phản hồi từ những quá trình thực tại (phản hồi [feed back] là một khái niệm cơ bản của lý thuyết thông tin và rất được coi trọng trong lề lối làm việc Mỹ). "Tiến hành sự BIẾN HÓA quan trọng hơn là mục đích cuối cùng..." 18, coi trọng sự "vận dụng nguyên lý" hơn cả bản thân nguyên lý..., từ những quan điểm này có thể nói đến "tinh thần thực dụng" trong VĂN HÓA Trung Hoa.

    Để hiểu sâu sắc "tinh thần thực dụng" này, theo ý riêng của tôi, không thể bỏ qua chủ nghĩa thực dụng Mỹ - cơ sở triết học của "tinh thần thực dụng Mỹ" mà Lênin đánh giá rất cao ("phải kết hợp tinh thần cách mạng Nga và tinh thần thực dụng Mỹ..."). Theo quan điểm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ - mà những đại diện xuất sắc là C.S.Pierce (1839-1914), William James (1842-1910), J.Dewey (1859-1952) – những tư tưởng và lý thuyết phải được thử nghiệm trong thực tiễn, phải được đánh giá ở chỗ hành động theo tư tưởng này hay lý thuyết nọ có đem lại kết quả mong muốn không, tất cả những gì được xem là CHÂN LÝ, là khoa học, là ĐẠO đức và chính trị công minh đều phải được thử nghiệm theo cách này; triết thuyết này nhấn mạnh chức năng thực tiễn của tri thức như là một công cụ để thích ứng với thực tại và kiểm soát nó, ý nghĩa của một quan điểm hay nguyên lý là ở những HIỆU QUẢ thực tiễn mà sự vận dụng nó đem lại: "biết, đó là làm", "biết là một hoạt động thực tiễn"; triết thuyết này ngoảnh lưng với trừu tượng, những giải pháp nói suông, những nguyên lý cứng nhắc, những hệ thống khép kín và những giá trị tuyệt đối..., nó hướng về tính cụ thể, sự đâu ra đấy, về những sự kiện và hoạt động..., nó là "sự tóm lược của lòng tin Mỹ ở năng lực "biết làm" (know how), năng lực hoạt động thực tiễn và lòng ngờ vực cũng rất Mỹ đối với những lý thuyết và hệ tư tưởng trừu tượng".
    (CÒN TIẾP)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP)
    Triết học (phương Tây) coi trọng sự phát lộ CHÂN LÝ. Minh triết (phương Đông) coi trọng sự điều tiết quá trình (BIẾN HÓA) 19.


    Phát lộ CHÂN LÝ thiên về hoạt động nhận thức. Điều tiết quá trình là hoạt động thực tiễn, là tham gia quản lý. Xác định ý niệm thực tiễn Trung Hoa trong nhan đề cuốn sách, A.Chieng viết: "Nếu như ở đây cái văn hóa nhập vào cái kinh tế, thì đây chẳng phải là cái chuyện như đem một lớp véc-ni gia thêm vào cái đời thường lôm nhôm của dịch vụ kinh doanh; mà gia do là cái kinh tế không thể nào quan niệm được mà không có cái VĂN HÓA. Quả vậy, không thể đem tách sự suy nghĩ khỏi sự quản lý: cái mà tôi gọi ở đây là "thực tiễn" của Trung Hoa chính là sự ráp nối (articulation) cái này với cái kia..." 20 Trong lời Bạt đề cho công trình bàn về Thực tiễn của Trung Hoa, F. Jullien viết: "...về phía tôi, tôi không thể từ bỏ cái tham vọng mà nhà triết học nào cũng hoài bão, không kể những kết cấu tư biện họ đề ra như THẾ nào, không kể đường đi của họ vòng vo như THẾ nào: đó là tham vọng không chỉ làm sáng tỏ mà còn quản lý những tình THẾ gặp phải"21.

    Nhiều trường phái triết học phương Tây chịu ảnh hưởng quan niệm của Platon về "CHÂN LÝ một và duy nhất" (CHÂN LÝ tuyệt đối); quan niệm của minh triết Trung Hoa: CHÂN LÝ "cận nhân tình" cũng như ĐẠO " không xa con người" (ĐẠO bất viễn nhân). Khổng Tử nói rằng: "ĐẠO chẳng xa người. Người nào thi hành ĐẠO mà lại rời xa người chẳng thể coi đó là ĐẠO"22. Nói như Khổng Tử, CHÂN LÝ xa con người có thể coi là CHÂN LÝ nữa không? Con người thì mỗi tuổi, mỗi thời, mỗi nơi một khác. Hướng về con người trừu tượng cũng là một cách xa con người. (Đôxtôievxki: "...có những kẻ họ càng yêu con người trừu tượng bao nhiêu thì càng ghét những con người cụ thể bấy nhiêu...").

    Quan hệ cá nhân và cộng đồng, một vấn đề có tính chất "kinh điển" để phân biệt bản sắc VĂN HÓA Đông và Tây, theo cách giải trình của tác giả, không chỉ là sự thay đổi chỗ nhấn – Trung Hoa nhấn vào cộng đồng, phương Tây nhấn vào cá nhân – phạm vi của vấn đề rộng lớn hơn nhiều:

    phía Trung Hoa, "phúc lợi của cá nhân sinh ra từ phúc lợi của toàn thể nhóm và chính là làm việc cho lợi ích của nhóm mà người ta đạt được lợi ích cá nhân",

    còn ở phương Tây, có được phúc lợi tập thể là do mỗi cá nhân mưu cầu lợi ích riêng, quan niệm này đã được Adam Smith tóm lược trong một phương trình xã hội như sau: phúc lợi chung có thể là tổng những mưu cầu vị kỷ riêng23.

    Để vận hành theo phương trình này, phải có những quy tắc, những luật bảo đảm: -cho những quyền của cá nhân trong môi trường của cộng đồng.; - những mưu cầu vị kỷ của cá nhân thực sự ứng với lợi ích của cộng đồng.

    Những luật và quy tắc này nâng cao trình độ tổ chức xã hội, ở phương Tây chúng có tầm quan trọng cao hơn so với ở Trung Hoa. So sánh phương Tây và Trung Hoa "có một sự khác biệt cơ bản về tổ chức xã hội"24 .
    Trong lời Bạt, F. Jullien nói đến hai ý niệm được A.Chieng nêu lên và điều chỉnh đặc biệt có ý nghĩa để hiểu "thực tiễn" của Trung Hoa: THẾ hoặc xu THẾ (mà tình THẾ mang trong nó) và mặc hóa.
    Trong tư tưởng phương Tây, tính HIỆU QUẢ được xem xét chủ yếu như là kết quả thực hiện dự án (projet), mà dự án là mô hình (modèle) lý thuyết được phóng chiếu (projeté) vào thực tại tương lai, mà mô hình nào thì cũng có mục tiêu hoặc cứu cánh (fin), chung quy lại, thực hiện dự án là tìm những phương tiện (moyen) thích đáng đặng thực hiện mục tiêu của dự án và như vậy, tính HIỆU QUẢ được xem xét trong mối tương quan phương tiện-cứu cánh: những phương tiện có thực hiện được mục tiêu của dự án không, có biến mô hình lý thuyết (tức là dự án) thành thực tại không?

    Cách đặt vấn đề như vậy về tính HIỆU QUẢ phù hợp với một nếp tư duy khá cơ bản trong tư tưởng phương Tây, đó là nếp tư duy coi trọng mối quan hệ lý thuyết-thực hành.

    Trong tư tưởng Trung Hoa, thực tại được xem xét như là quá trình. Trong hoạt động của con người (có HIỆU QUẢ hay không?), điều quan trọng là ở mỗi thời điểm của quá trình thực tại phải nhận ra xu THẾ của tình hình ở thời điểm đó, tiếp theo là theo dõi diễn biến của xu THẾ trong quá trình phát triển của thực tại.

    Tính HIỆU QUẢ của hoạt động của con người là ở sự biết nương theo và lợi dụng xu THẾ của tình hình (sao cho có lợi cho ta và bất lợi cho đối thủ của ta), là ở sự tác động tới tình hình, tạo ra sự BIẾN HÓA của tình hình, sự diễn biến của xu THẾ, tạo lập những điều kiện cho sự phát triển dẫn tới hệ quả (mong muốn). Sự nắm bắt, nương theo và lợi dụng xu THẾ của quá trình phát triển của thực tại cũng giống như lợi dụng xu THẾ của dòng nước: xu THẾ của nước là chảy xuống chỗ trũng, bắt dòng nước chảy ngược lên cao thì thật là hoài công, dòng thác có sức chảy mạnh đó là do THẾ từ trên cao đổ xuống, biết lợi dụng cái THẾ này có thể tạo dòng chảy mạnh cuốn băng đi cả những tảng đá lớn. Thay lời người Trung Hoa, F.Jullien viết: "Tôi không nhằm trực tiếp HIỆU QUẢ, đem kế hoạch của tôi áp đặt trực tiếp lên sự vật..., làm như vậy không tránh khỏi tốn sức và vấp phải sự phản kháng; mà tôi làm cho tình THẾ tiến triển liên tục nương theo những nhân tố mang xu THẾ mà tôi phát lộ, sao cho HIỆU QUẢ tuồn ra từ bản thân tình THẾ; nói một cách khác, chính tình THẾ đẻ ra kết quả được trù liệu trước. Hoặc nếu như ngày hôm nay chẳng có gì thuận lợi cho tôi, thì tôi chờ vậy, việc gì phải đối đầu với một tình THẾ nghịch để mà vỡ mặt – làm như vậy chắc là đẹp rồi, anh hùng nữa là đằng khác, nhưng HIỆU QUẢ chẳng bao lăm... 25.

    Trong tư tưởng của phương Tây, con người hành động trực tiếp tạo ra HIỆU QUẢ, với cách suy nghĩ của Trung Hoa về tính HIỆU QUẢ, con người tác động một cách gián tiếp, và hệ quả tự nó đến thông qua sự tạo điều kiện cho sự BIẾN HÓA của tình THẾ và xu THẾ của tình THẾ. Tóm lại, tư tưởng phương Tây xem xét tính HIỆU QUẢ trong quan hệ phương tiện và cứu cánh còn trong tư tưởng Trung Hoa vấn đề này được xem xét từ góc độ tạo điều kiện (con***ionnement) và hệ quả (conséquence) tức là từ góc độ tạo quá trình dẫn đến hệ quả.

    Hai quan niệm về tính HIỆU QUẢ dẫn tới hai phương thức tác động khác nhau tới thực tại. Tác động một cách gián tiếp (thông qua tạo điều kiện cho quá trình BIẾN HÓA và hệ quả tự nó đến) giống như vun gốc, bón phân tạo điều kiện cho cái cây tự nó mọc lên, khác với việc trực tiếp túm lấy cái cây và kéo nó lên. Có liên quan đến ý niệm THẾ được phân tích ở trên là ý niệm mặc hóa (BIẾN HÓA lặng lẽ).

    Trong quan niệm của F. Jullien, hành động (action) đối lập với làm biến hóa (transformation).
    (CÒN TIẾP)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP)
    Phương Tây coi trọng anh hùng (héros) tạo thời THẾ bằng hành động; Trung Hoa đề cao nhà hiền triết (le Sage) cái THẾ bằng cách làm BIẾN HÓA. Hành động diễn ra trong một thời điểm nhất định, tác động vào một điểm, một chỗ được khu biệt rõ rệt, gắn với một chủ thể xác định (chủ thể hành động thường là một anh hùng hoặc một gian hùng), thông thường hành động gây ra biến cố (événement), mà biến cố thì bao giờ cũng "rôm rả", "náo động", "om sòm", do đó hành động thường nổi bật, tách bạch dòng đời và tiến trình BIẾN HÓA trầm lặng của sự vật.

    Còn làm BIẾN HÓA, ngược lại với hành động, thì gây ra sự liên tục tăng tiến, sự lan tỏa bao trùm tổng thể (global), sự hòa lẩn vào tiến trình của sự vật, do đó khó thấy, không gây biến cố om sòm, do đó lặng lẽ, nhưng cuối cùng có HIỆU QUẢ rõ rệt, không chối cãi được (tuổi già là một ví dụ của sự BIẾN HÓA). Lão Tử có nói đến những ông vua được "dân yêu quí và khen", nhưng trên tài họ là những ông vua trị dân mà "dân không biết là có vua", "vua công thành, việc xong rồi mà trăm họ đều bảo: Tự nhiên được như vậy" (xem ĐẠO đức kinh, Chương 17) 26.

    Đây là những ông vua trị dân bằng cách làm "BIẾN HÓA lặng lẽ". Họ không nổi lên như những anh hùng nhưng Lão Tử lại tôn họ vào hàng "thái thượng". "...Tôi nghĩ rằng – F.Jullien viết – hai ý niệm này, lấy của những nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại, cũng có thể giúp tìm hiểu Trung Hoa đương đại. Bởi lẽ chính Trung Quốc hiện nay dường như không có phóng chiếu một kế hoạch nào đó lên tương lai, không có theo đuổi một cứu cánh nào đó hoặc một ý đồ đế quốc nào đó, mà ngày này qua ngày nọ ra sức khai thác tiềm THẾ của mình, có nghĩa là ra sức lợi dụng những nhân tố thuận lợi – không kể thuộc lĩnh vực nào: kinh tế, chính trị, quốc tế và bất kể thời cơ nào - tất cả nhằm tăng cường THẾ lực và nâng cao địa vị trong các quốc gia.

    Chỉ đến bây giờ chúng ta, phần nào sửng sốt, mới bắt đầu nhận ra những kết quả: trong vài thập kỷ, Trung Hoa đã trở thành xí nghiệp lớn nhất THẾ giới và trong nhiều thập kỷ nữa, tiềm lực đương nhiên sẽ ngày càng tăng trưởng. Và quá trình diễn ra, không có biến cố lớn gây tan hoang. Đặng Tiểu Bình, "người cầm lái nhỏ bé" chính là con người vĩ đại – bằng tự do hóa và trấn áp luân phiên - lặng lẽ làm BIẾN HÓA xã hội Trung Quốc, từ thể chế xã hội chủ nghĩa sang thể chế siêu tư bản chủ nghĩa mà chẳng có bao giờ tuyên bố một sự cắt đứt dứt khoát giữa hai thể chế...

    Hẵng cứ xem cách người Trung Hoa nhập cư vào Pháp: nó lan ra từ khu phố này đến khu phố nọ, mỗi người mới đến nghĩ ngay đến việc kéo bà con họ hàng mình sang, kéo từng người một và lần lần kéo hết; những lễ hội Trung Hoa năm này sang năm khác ngày càng nổi lên đáng kể và vân vân, vân vân...; nhưng sự chuyển tiếp quá liên tục đến nỗi người ta không nhận ra và do đó chẳng có căn cứ nào để mà ngăn chặn.
    Tóm lại, sự BIẾN HÓA này lần lần tăng tiến, quá lặng lẽ, hòa hẳn vào "tiến trình của sự vật" thành ra người ta không thấy nó. THẾ rồi, bỗng dưng một hôm người ta nhận ra rằng, trong khu phố, tất cả các cửa hàng đều là Tầu..." 27

    Trong tập chuyên luận của A.Chieng, tìm hiểu những nguyên nhân tư tưởng tạo ra thần tích kinh tế Trung Hoa trên 4 thập kỷ qua, từ chương này sang chương khác, tác giả nhấn mạnh những nét đặc sắc của VĂN HÓA Trung Hoa: "coi trọng sự BIẾN HÓA", coi trọng tinh thần thực dụng, coi trọng sự điều tiết quá trình thực tại hơn là sự phát lộ CHÂN LÝ (lý thuyết), coi trọng sự thương lượng thoả đáng hơn là tranh cãi đúng sai, coi trọng cách vận dụng nguyên lý hơn là bản thân nguyên lý, coi trọng quá trình BIẾN HÓA hơn là mục đích (cuối cùng)… Đến phần lời Bạt, chia sẻ sự nhấn mạnh của A.Chieng, F.Jullien đưa ra một cách nhìn tổng quát:

    Trung Hoa "đi bằng hai chân, #ăn bằng đôi đũa" - văn minh Phương Tây và văn minh Trung Hoa, trong y thuật và nghệ thuật ẩm thực của họ, "Đông" và "Tây", "trong" và "ngoài" tồn tại song song và đan xen vào nhau, họ làm chủ những thể thức quản lý phương Tây nhưng không coi nhẹ những mưu lược HIỆU QUẢ truyền thống, về mặt ngoại giao họ biết cách ứng xử trăm phần trăm phương Tây nhưng vẫn nhớ đến nguồn chiêu pháp ứng xử riêng của họ...

    Dĩ nhiên "coi trọng sự biến hoá" họ không hề coi nhẹ "CHÂN LÝ", họ không thể không nhớ rằng trong mọi lịch sử tư tưởng không ít những trang oanh liệt được viết ra bởi cảm hứng tìm tòi, đấu tranh cho CHÂN LÝ, cảm hứng "tìm cho ra sự thật" và "nói toàn bộ sự thật"...
    (CÒN TIẾP)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP)
    Viết công trình "Bàn về Thực tiễn Trung Hoa cùng với Francois Jullien", André Chieng có tham vọng gì? Tham vọng chính trị? Tham vọng học thuật?
    Hãy xem lời trần tình của tác giả ở đoạn cuối bài Tựa: "Độc giả cũng đừng tìm trong cuốn sách này những điều xác thực, mà trái lại hẵng tìm ở đây một sự tự do. Hẵng đọc nó như người ta chơi cái trò chơi Trung Hoa được gọi là tangram28: ban đầu đây là một hình vuông mà người ta cắt ra thành bẩy miếng hình học: tam giác, quả trám, vuông. Người ta có thể xáo trộn bẩy miếng này rồi cấu thành lại hình vuông ban đầu, nhưng người ta cũng có thể tổ hợp chúng thành nhiều hình dạng giống những con người, những con vật hoặc đồ vật. Chẳng ai lại có thể ép buộc người chơi cứ làm lại hoài cái hình vuông ban đầu lấy cớ rằng dường như chỉ nó mới là CHÂN LÝ"29.

    1, 2, 5-8, 11-18, 20, 21, 23-25, 27-29 André Chieng, La pratique de la Chine en compagnie de F. Jullien, Grasset, 2006

    3 Colloque F.Jullien, Sang Viễn Đông trở về Viễn Tây, Nxb. Đà Nẵng, 2005, tr.10

    4 Chine/Europe... sous la direction de Pierre Chartier et Thiery Marchaissse, PUK, 2002, tr.130

    9 Nguyễn Hiến Lê, Trang Tử: Nam Hoa kinh, Nxb. VĂN HÓA, 1994, tr.173
    10, 19 F.Jullien, Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây, Nxb. Đà Nẵng, 2003, tr.167

    22 Trung dung (chương 3), Chu Hy, Tứ thư tạp chú, Nxb. VĂN HÓA thông tin, 1999, tr.105

    26 Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử: ĐẠO đức kinh, Nxb. VĂN HÓA, 1994, tr.189-190

    28 Ở Việt Nam được gọi là trò chơi Trí Uẩn

    Nguồn: Tạp chí Tia Sáng
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Lý do v/đề bản quyền link video thay đổi như sau:
    http://www.ted.com/talks/martin_jacques_understanding_the_rise_of_china?language=vi

    Sau đây là Bản dịch (bản tốc ký):
    0:11 Thế giới đang thay đổi với một tốc độ rất ấn tượng. Hãy nhìn vào bản đồ nằm trên cùng tại đây, các bạn sẽ thấy rằng vào năm 2025, những dự đoán của Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ gần như ngang ngửa với nền kinh tế Mỹ. Và hãy nhìn vào biểu đồ cho năm 2050, kinh tế Trung Quốc được dự đoán là sẽ lớn gấp hai lần kinh tế Mỹ, và kinh tế Ấn độ cũng gần bằng với kinh tế Mỹ. Chúng ta nên nhớ rằng những dự đoán này được đưa ra trước khi khủng hoảng tài chỉnh phương Tây diễn ra.

    0:50 Hai tuần trước, khi tôi nhìn vào những nghiên cứu mới nhất của BNP Paribas dự đoán khi nào Trung Quốc sẽ có một nền kinh tế lớn hơn của Mỹ. Goldman Sachs tiên đoán đó sẽ là năm 2027. Và theo nghiên cứu sau khủng hoảng thì đó là năm 2020. Chỉ một thập niên nữa thôi. Trung Quốc sẽ thay đổi thế giới trong hai lĩnh vực căn bản. Trước tiên, đây là một nước đang phát triển cực kỳ rộng lớn với dân số vào khoảng 1.3 tỉ người, đã và đang tăng trương trong hơn 30 năm với tốc độ tăng trưởng khoảng 10% một năm,

    1:35 Và trong vòng một thập niên nữa, đây sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây, trong kỷ nguyên hiện đại nền kinh tế lớn nhất thế giới lại là một nước đang phát triển, chứ không phải là một nước đã phát triển. Thứ hai là, lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại, nước thống trị trên thế giới-- mà tôi cho rằng đó sẽ là Trung Quốc-- lại không phải là một nước phương Tây mà là từ những nguồn gôc văn mình rất rất khác biệt.

    2:09 Và giờ, tôi biết đang có một nhận định phổ biến ở phương Tây đó là, khi mà các quốc gia đang hiện đại hóa thì chúng cũng được "Tây" hóa. Đây là một ảo tưởng. Người ta giả định rằng hiện đại hóa là một sản phẩm gian đơn của cạnh trạnh, thị trường và công nghệ. Nhưng không, sản phẩm đó còn được hình thành một cách cân bằng bởi lịch sử và văn hóa. Trung Quốc không giống các nước phương Tây và sẽ không trở nên giống các nước phương Tây. Nước này sẽ vẫn giữ được những đặc trưng rất cơ bản rất khác biệt Giờ đây một câu hỏi lớn rất hiển nhiên là, Chúng ta hiểu thế nào về Trung Quốc? Và chúng ta cố gắng thế nào để hiểu Trung Quốc là gì? Và vấn đề chúng ta đang gặp phải ở phương Tây vào thời điểm này nói chung đó là phương thức tiếp cận từ trước đến nay chúng ta hiểu về Trung Quốc theo những khái niệm Tây phương, áp đặt những suy nghĩ kiểu phương Tây. Điều đó là không thể được. Và giờ tôi muốn cho bạn xem ba khối nhằm cố gắng hiểu Trung Quốc là gì-- như một sự khởi đầu.

    3:07 Điều đầu tiên là, Trung Quốc không thật sự là một quốc gia dân tộc thuần túy Okay, Trung Quốc đã tự gọi mình là một quốc gia dân tộc thuần túy trong suốt hàng trăm năm vừa qua Nhưng bất kể ai biết chút ít gì đó về Trung Quốc đều biết rằng đất nước này có lịch sử lâu đời hơn thế rất nhiều. Đây là Trung Quốc thời kỳ thắng lợi của triều đại nhà Tần vào năm 221 trước công nguyên, cuối thời kỳ chiến tranh-- và cũng là khởi sinh của một Trung Hoa hiện đại Và các bạn có thể thấy nó khác với biên giới của Trung quốc hiện đại. Ngay sau đó, triều đại nhà Hán, mãi 2000 năm trước đây. và các bạn có thể thấy nó đã chiếm được phần lớn địa phận mà giờ đây được biết tới như là Đông Trung Quốc, Đây là nơi mà phần lớn người dân Trung Quốc sinh sống vào thời gian đó và ở hiện tại.

    3:44 Điều đặc biệt đó là những điều mang lại ý nghĩa cho Trung Hoa, những gì đã mang lại cho người Trung Quốc ý nghĩa của việc được làm người Trung Quốc, không phải đến từ hàng trăm năm vừa qua, cũng không đến từ giai đoạn quốc gia dân tộc thuần túy, , điều mà trước đây đã diễn ra ở phương Tây, mà, đến từ , nền văn minh của quốc gia. Ví dụ như, Phong tục tập quán như thờ cúng tổ tiên, như một quan điểm rất đặc biệt về nhà nước, tương tự, một quan điểm rất khác biệt về gia đinh, các mối quan hệ xã hội như là sự quan hệ rộng, những giá trị nho giáo, vân vân. Đây là những điều được sinh ra từ một giai đoạn của nền văn minh đất nước. Nói cách khác, Trung Quốc không giống như các nước phương Tây và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, nó được định hình bằng tinh hoa nó hiện hữu ở trạng thái của một nền văn minhh, chứ không đơn thuần chỉ là một quốc gia, và một điều thêm vào đó nữa, đó là: Dĩ nhiên chúng ta biết Trung Quốc rất rộng, rất lớn cả về mặt dân số và địa lí, với dân số khoảng 1.3 tỉ người. Điều chúng ta thường không để ý đó là thực tế rằng Trung quốc thực sự rất đa dạng và rất đa sắc tộc, và theo rất nhiều cách còn rất phân quyền nữa. Các bạn không thể điều hành một nơi rộng lớn như thế này đơn giản chỉ từ Bắc Kinh, dù chúng ta nghĩ nó như vậy. Thì cũng không bao giờ có chuyện đó.

    5:09 Đó mới là Trung Quốc, một nền văn minh hơn là một đất nước. Và điều đó có nghĩa là gì? Tôi thì nghĩ nó bao gồm tất cả những mối quan hệ sâu sắc, mất thiết. Tôi sẽ chỉ có các bạn thấy 2 điều rất rõ. Thứ nhất nguyên tắc quan trọng nhất của chính trị Trung Quốc là sự đoàn kết, là sự bảo vệ của nền văn minh Trung Hoa. Các bạn biết không? 2000 năm trước, Châu Âu: sụp đổ, sự chia rẽ của một đế chế La Mã thần thánh. Chúng chia tách, và vẫn chia tách như vậy từ đó. Trung Quốc, trải qua bằng ấy thời gian đã đi theo hướng hoàn toàn trái ngược luôn đau đáu giữ lấy nền văn minh ví đại nền văn minh toàn lãnh thổ.

    5:50 Thứ hai có lẽ buồn tẻ hơn một chút, đó là Hong Kong các bạn có nhớ sự trao trả Hong Kong của Anh với Trung Quốc năm 1997? Co thể các bạn còn nhớ cái mà hiến pháp Trung Quốc tuyên bố là một quốc gia 2 thể chế và tôi dám cược rằng hiếm có ai ở phương Tây lại tin điều đó "Một nghệ thuật trưng bày chính trị. Khi Trung Quốc tiếp quản Hong Kong, nó không phải như vậy." 13 năm ròng, hệ thống chính trị và luật pháp ở Hong Kong giờ đã khác so với năm 1997 chúng ta đã sai. tại sao chúng ta sai? Chúng ta sai bởi vì ta vẫn luôn nghĩ, theo cách tự nhiên, theo những cách thức của một quốc gia. Nghĩ về sự thống nhất nước Đức, 1990. Điều gì đã xảy ra? Cơ bản là phía Đông đã bị nuốt chửng bởi phía Tây. 1 quốc gia, 1 thể chế. Đó là sức manh của quốc gia. Nhưng các bạn không thể lãnh đạo một đất nước như Trung Quốc, một quốc gia văn hóa, dựa trên cơ sở 1 nền văn minh, một thể chế. nó sẽ không có tác dụng. Vậy thực tế phản ứng của trung Quốc đối với câu hỏi Hong Kong -- khi nó ứng với Đài Loan -- đã trả lời một cách tự nhiên: rằng 1 nền văn hóa, và nhiều chế độ.

    7:05 Để tôi chỉ cho các bạn thấy một khối khác để hiểu Trung Quốc hơn-- có lẽ sẽ không thú vị cho mấy Người Trung Quốc có một khái niệm rất rất khác biệt về đồng loại đối với hầu hết các nước bạn biết không trong 1.3 tỉ người trên 90% trong số họ nghĩ họ cùng thuộc một chủng tộc, người Hán. bây giờ thì hoàn toàn khác biệt so với thế giới của những đất nước đông dân khác Ấn Độ, Mỹ Indonexia, Brazil tất cả họ đều đa sắc tộc. Nhưng người Trung Quốc không cảm thấy như vậy Trung Quốc chỉ đa sắc tộc trên một tỉ lệ rất nhỏ. Vậy thì câu hỏi là vì sao? vâng câu trả lời, tôi nghĩ, cốt lõi là một lần nữa quay trở lại vấn đề nền văn minh. Lịch sử ít nhất 2000 năm, một lịch sử về chinh phạt, chiếm giữ, thu hút, đồng hóa, và vân vân, dẫn đến một quá trình nhờ nó, trải qua thời gian, khái niệm người hán nổi lên-- tất nhiên, được nuôi dưỡng bằng sự lớn lên của một cảm giác mạnh mẽ về lòng tự tôn dân tộc

    8:19 bây giờ thuận lợi lớn lao của bề dày lịch sử có thể nói rằng, không có người Hán Trung Quốc không bao giờ có thể thống nhất được như vậy lòng tự tôn của người Hán được bồi đắp giúp cho quốc gia này gắn chặt một khối. Trở ngại lớn nhất là người Hán có khái niệm rất mơ hồ về sự khác nhau trong văn hóa. Họ thực sự tin vào sự ưu việt của mình, và sẽ là xúc phạm nếu ai mà không như vậy. Nên thái độ của họ, ví dụ đối với những người Uyghurs và Tibetans.

    8:55 Hãy để tôi chỉ ra khối thứ 3, Chính phủ Trung Quốc bây giờ là một sự liên hệ giữa chính quyền và xã hội trung Quốc là rất khác so với phương tây. Bây giờ chúng ta đang ở phương Tây đại đa số nghĩ rằng ngày nay ít nhất thì trách nhiệm và thẩm quyền của đất nước là vận hành chế độ dân chủ. Vấn đề của điều khoản này chính là chính phủ Trung Quốc thích có nhiều thẩm quyền nhiều trách nhiệm đối với người dân hơn là sự thực so với bất kì các nước phương tây nào và lí do là bởi vì có 2 lí do , theo tôi nghĩ hiển nhiên là chẳng có gì để làm với một chế độ dân chủ vì trong khái niệm của chúng ta, Trung Quốc không phải là một nền dân chủ lí do cho nó là thứ nhất, chính quyền Trung Quốc mang tính chất rất đặc biệt họ thích một sự chú ý đặc biệt như là đại diện của hiện thân và dẫn lối cho nền văn minh Trung Hoa trong nền văn minh của quốc gia. Điều này gần như Trung Quốc đạt được một kiểu vai trò tinh thần.

    10:15 Và lí do thứ 2 là vì, trong khi ở châu Âu và Bắc Mĩ quyền lực của nhà cầm quyền luôn bị thử thách ý tôi là theo truyền thống châu Âu từng chống lại nhà thờ chống lại giới quý tộc, chống lại thương gia vân vân-- suốt 1000 năm, thì quyền lực ở Trung Quốc lại không bị thử thách không có những đối thủ dày dạn. Vậy các bạn có thể thấy cách thức quyền lực dduwwocj xây dựng ở Trung Quốc rất khác so với những gì chúng ta làm trong lịch sử phương Tây. Kết quả là, nhân tiện đây, Trung quốc có một quan điểm rất khác về bộ máy chính quyền trong khi chúng ta nhìn nó dưới con mắt người xâm nhập, một kẻ lạ mặt, một bộ phận nhất định những người có quyền lực cần được hạn chế hoặc được làm rõ và được chế ngự, người dân Trung Quốc không hề nghĩ giống như vậy một chút nào cả. Người Trung Quốc coi chính quyền như một mối thân tình nhưng không đơn thuần chỉ là 1 quan hệ thân thiết như một người thân trong gia đình nhưng thực chất không chỉ là một người thân mà là người trụ cột của gia đình tính tôn ti của gia đình. Đây là quan điểm của người Trung Quốc về chính phủ-- rất, rất khác so với chúng ta. Nó gắn chặt vào xã hội theo nhiều cách khác nhau trong trường hợp ở phương Tây

    11:41 tôi muốn chia sẻ với các bạn điều chúng ta đang phải giải quyết trong một bối cảnh của Trung Quốc là một mô hình kiểu mới cái mà khác chúng ta mọi thứ chúng ta phải nhìn về quá khứ biết rằng Trugn Quốc tin vào thị trường và chính phủ tôi muôn nhắc đến Adam Smith đã viết ở cuối thế kỉ 18 rằng " thị trường Trung Quốc sẽ lớn hơn và phát triển hơn và tinh xảo hơn bất kì thứ gì ở châu Âu trừ giai đoạn của người Mao vẫn tồn tại ít nhiều trường hợp như thế nhưng ở đây nó được kết hợp với một chính quyền cực kì mạnh mẽ có mặt khắp mọi nơi. Chính phủ có mặt ở khắc Trung Quốc. Tôi muốn nói , những công ty thống lĩnh, rất nhiều trong số họ là những công ti nhà nước các doanh nghiệp tư nhân, rất lơn như Lenovo vẫn phụ thuộc rất nhiều vào sự bảo trợ của chính phủ. Các mục tiêu kinh tế vân vân đều được thiết lập bởi chính phủ. Và chính phủ, dĩ nhiên, phải chịu trách nhiệm dàn xếp những thiệt hại ở những lĩnh vực khác như chúng ta đã quen thuộc với những điều kiểu như chính sách 1 con duy nhất.

    12:41 Thêm nữa, đó là 1 truyền thống rất lâu đời một truyền thống rất cổ trong quản lí đất nước tôi muốn nói, nếu các bạn muốn có một hình ảnh trực quan, thì Vạn lí trường thanh là 1 điều như thế. Nhưng cũng có một thức khác, kênh đào lớn được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 5 trước công nguyên và cuối cũng cũng được hoàn thành vào thế kỉ thứ 7 sau công nguyên dài đến 1114 dặm nối Bắc Kinh với Hàng Châu và Thượng Hải. Vậy là một lich sử dài cho một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phi thường của chính phủ Trung Quốc điều giúp chúng ta lí giải những gì hôm nay những công trình như đập Tam Điệp và rất nhiều những diễn tả khác vè năng lực của chính phủ trong lòng Trung Quốc vậy là có 3 khối để có thể hiểu về sự khác biệt của Trung Quốc một chính phủ tiên tiến ý thức dân tộc và tính chất của bộ máy chính phủ và mối quan hệ của nó với xã hội.

    13:44 Nhưng nói chung, chúng ta vẫn khăng khăng nghĩ rằng chúng ta có thể hiểu Trung Quốc bằng việc đơn giản là đi theo kinh nghiệm của phương Tây, nhìn bằng con mắt của người phương tây, dùng những khái niệm phương tây. Nếu bạn muốn biết tại sao chúng ta dường như chắc chắn là đã hiểu sai về Trung Quốc-- dự đoán của chúng ta về những gì sẽ diến ra ở Trung Quốc là không đúng-- đó là lí do. Thật không may, tôi nghĩ tôi phải nói rằng tôi nghĩ quan điểm đối với Trung Quốc rằng họ chính là một phương Tây thu nhỏ trong trí lực một sự ngạo mạn ngạo mạn trong ý thức chúng ta nghĩ rằng chúng ta là giỏi nhất và vì vậy ta phải có những thước đo tầm cỡ vĩ mô. Thứ 2 đó là sự ngu dốt. Chúng ta từ chối việc thực sự thừa nhận vẫn đề của sự khác biệt. Các bạn biết không, có một đoạn văn rất thú vị trong cuốn sách của Paul Cohen, một sử gia người Mỹ. Paul Cohen cho rằng phương Tay đang nghĩ về chính mình như là trung tâm của vũ trụ của mọi văn hóa. Nhưng thực sự thì không. Theo rất nhiều cách, lại rất địa phương vì đã 200 năm phương tây thống trị thế giới nó không còn cẫn thiết nữa để mà hiểu về các nền văn hóa khác những nên văn minh khác Bởi vì, cuối cùng thì nó có thể, nếu cần thiết bằng vũ lực cũng sẽ có cách riêng của nó trong khi những nền văn hóa kia những phần còn lại của thế giới, thực tế những nơi mà còn yếu thế hơn rất nhiều so với phương tây buộc phải hiểu phương tây bởi vì phương Tây hiện hữu trong xã hội của họ vì vậy kết quả là có nhiều trung tâm của vũ trụ theo rất nhiều cách hơn cả phương tây

    15:40 đặt câu hỏi cho Đông Á Đông Á: Nhật Bản, hàn Quốc, Trung Quốc... 1/3 dẫn số thế giới ở đây bây giờ là khu vực kinh tế lớn nhất thế giới và tôi sẽ nói cho các bạn ngay bây giờ những người Á Đông, những người đến từ Đông Á họ quá hiểu biết về phương Tây hơn là chúng ta về họ bây giờ thì vấn đề đã rất phù hợp, tôi e ngại cho đến bây giờ vì cái gì đã xảy ra? quay lại biểu đồ lúc đầu biểu đồ Goldman Sachs điều gì đang diễn ra rằng sẽ rất nhanh chóng trong lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng sẽ bị định hình không phải bởi những nước phát triển mà bởi những quốc gia đang phát triển chúng ta đã thấy nó về nhóm G20 sẽ rất nhanh chóng chiếm vị trí của G7 hay G8 sẽ cso 2 hậu quả cho việc này thứ nhât, phương Tây đang dần dần mất đi tầm ảnh hưởng của mình với thế giới thực ra đã có một miêu tả đột ngột về vấn đề này năm ngoái Copenhagen, hội nghị biến đổi khí hậu châu Âu đã không có mặt ở bàn đàm phán cuối cùng điều cuối cùng đó đã diễn ra lúc nào? tôi có thể cá rằng 200 năm trước đây và đó sẽ là điều sẽ xảy ra trong tương lai

    17:00 điều rút ra thứ 2 là thế giới sẽ trở nên không thể tránh khỏi trở nên xa lạ với chúng ta bởi vì nó được quy định bỏi những nền văn hóa, kinh nghiệm và lịch sử mà chúng ta không hề quen thuộc hay thân thiết và cuối cùng, tôi sợ rằng, lấy châu Âu Châu Mĩ một chút khác biệt bời người châu Âu nói chung, tôi đành phải nói rằng là khờ khạo là thiếu quan sát về cách thức mà thế giới đang thay đổi một vài người, tôi có một người bạn Anh ở Trung Quốc ông ấy nói rằng, "lục địa này đang đi mộng du vào trong lãng quên" có thể điều đó là đúng có thể đó là sự phóng đại. Nhưng một vấn đề đi kèn theo đó là châu Âu đang mất dần các mối liên hệ với thế giới-- đó là thứ mà ta gọi là mất đi tri giác về tương lai. Ys tôi là châu Âu một thời đã ra lệnh cho tương lai trên sự tự tin của mình. Xem thế kỉ thứ 19 như một ví dụ. Nhưng, lạy thánh ala, nó không còn đúng nữa.

    18:06 Nếu bạn muốn cảm nhận được tương lai, muốn nếm vị tương lai hãy xem Trung Quốc, một Khổng Tử thời cổ đại. Đây là nhà ga xe lửa điều tương tự mà có lẽ bạn chưa thấy bao giờ Nó thậm chí không hề giống như ga tàu. Đây là nhà ga Quảng Châu cho những chuyến tàu tốc hành Trung Quốc thực sự đã trở thành một mạng lới rông lớn hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới và sớm trở nên lớn hơn tất cả những phần còn lại của thế giới gộp lại hay đây : bây giờ là 1 ý tưởng nhưng ý tưởng này chỉ thử nghiệm trong 1 thời gian ngắn ngoại ô Bắc Kinh đây bạn có thể thấy siêu xe buýt tầng trên có thể chở tới 2000 người di chuyển trên đường ray dọc theo đường ngoại ô và xe ô tô di chuyển bên dưới và tốc độ của nó có thể lên đến 100 dăm trên giờ đây chính là cách mà mọi thứ ở TRung Quốc sẽ di chuyển vì Trung Quốc có một vấn đề rất cụ thể khác với châu Âu khác với Mỹ Trung Quốc đông dân trong khi không dư thừa không gian vậy nên giải pháp cho tình huống này nơi mà họ sẽ có rất rất rất nhiều thành phố hơn 20 triệu người

    19:13 được rồi, vậy tôi nên kết thúc như thế nào nhỉ thái độ của chúng ta là gì đối với thế giới này rằng chúng ta thấy là họ đang phát triển thần kì trước chúng ta tôi nghĩ rằng sẽ có cả những điều tốt và xấu về nó nhưng tôi cho rằng, trên tất cả một bức tranh tươi đẹp về thế giới này cho 200 năm thế giới đã bị thống trị bởi một sự rải rác con người đso alf điều mà châu Aau và Mĩ đã thể hiện. Sự xuất hiện của những nước như Trung Quốc và Ấn Độ họ là 38% dân số thế giới và những nước khác như Indonexia, Brazil vân vân thể hiện một động thái quan trọng về sự dân chủ hóa trong suốt 200 năm qua. Những nên văn minh và văn hóa từng bị phớt lờ, từng không có tiếng nói từng không được lắng nghe, không được biết đến sẽ trở thành một lực lượng khác cho đại diện của 1 thế giới mới. Như những nhà nhân văn học, chúng ta tất nhiên phải chào mừng sự chuển đổi này và chúng ta sẽ phải học về nền văn minh.

    20:34 Con tàu lớn này đã được Zheng He (Trịnh Hòa) chèo lái vào đầu thế kỉ 15 trong chuyến đi vĩ đại của ông vòng quanh biển nam và Đông Trung Quốc qua Ấn Độ dương và Đông Phi chiếc thuyền nhỏ đằng trước nó là cái mà 80 năm trước đây Christopher Columbus vượt Đại Tây dương (tiếng cười) hoặc nhìn kĩ hơn ở cuộn lụa tạo ra bởi ZhuZhou vào năm 1368 tôi nghĩ họ đang chơi gôn

    Chúa ơi, người Trung Quốc đang sáng tạo ra môn gôn

    21:15 chào mừng đến với tương lai. xin cảm ơn

    21:18 (vỗ tay)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tuy nhiên hiểu như thế nào về CHÂN LÝ?:
    Cách hiểu về CHÂN LÝ giữa phương Đông & phương Tây củng rất khác nhau:

    Về cái CHÂN và cái LÝ:
    Tham Khảo:
    1- Chủ đề: Các vấn đề cơ bản về học thuật:
    http://ttvnol.com/hocthuat/213548/page-17
    2- http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung-phan-2.531073/page-7#post-12744921
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Giới thiệu đôi lời về Francois Jullien:

    Francois Jullien (sinh năm 1951) là giáo sư Đại học Tổng hợp Paris VII, giảng dạy triết học và mỹ học Trung Hoa cổ điển, chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ và Văn minh Đông Á. Ông là tác giả mười tập chuyên luận so sánh triết học Trung Hoa và triết học Âu châu đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
    Những công trình của Francois Jullien làm nổi bật vai trò cơ bản của triết học trong đối thoại của những nền văn hóa, đưa ra một phương pháp luận so sánh Triết Đông – Triết Tây làm đổi mới tư duy triết học.
    Francois Jullien là viện trưởng Viện Marcel Granet; đầu năm 2002, ông được bầu làm viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại (thuộc trường Đại học tổng hợp Paris VII). Tháng tư năm 2001, nhân dịp công trình của ông lần đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam bằng văn bản tiếng Việt ("Xác lập cơ sở cho đạo đức", NXB Đà Nẵng, 2000), ông đến thăm Hà Nội và có sự tiếp xúc với những sinh viên, giáo sư, học giả các ngành Khoa học xã hội và nhân văn ở thủ đô.
    Năm 2002 bản dịch quyển Bàn về tính HIỆU_QUẢ(Efficient/Efficacité) được NXB Đà Nẵng fát hành
    & Đầu năm 2003, bản dịch cuốn "Minh triết là vô ý" và cuốn "Bàn về chữ THỜI" đã được công bố.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Ngoài ra Francois Jullien củng là Ng đoạt Giải Hannah Arendt vào năm 2010
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Giải_Hannah_Arendt
    được phát cho các cá nhân đại diện cho truyền thống của nhà lý thuyết chính trị Hannah Arendt, đặc biệt có liên quan tới chủ nghĩa toàn trị.
    Nó được lập ra bởi Quỹ Heinrich Böll (thuộc Liên minh 90/Đảng Xanh) và chính phủ Bremen CHLBĐức vào năm 1995, và được lựa chọn bởi một ban giám khảo quốc tế.

    Riêng Bài viết TG Hoàng Ngọc Hiến: Thực tiễn Trung Hoa còn có tiêu đề # là: VĂN HÓA “CHÂN LÝ” VÀ VĂN HÓA “DỊCH LÝ” –
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    CHÂN LÝ hay BIỆN CHỨNG đường LÒNG VÒNG – (#) I
    (*) (#) tiêu đề do Ng viết đặt bổ sung

    I – XIN CÁC VỊ NÓI DỐI BƠN BỚT THÔI. Đây là nhan đề của một bài báo công bố ngày 10 tháng 4 năm 2003 trong tạp chí The Economist và đây là câu nói với những nhà cầm quyền Trung Hoa. Đương vào thời cực điểm nạn dịch SARS ở Trung Quốc.

    “Sự ứng phó của Trung Quốc đối với dịch SARS đã làm cho 2400 người bị lây nhiễm ở Châu Á và gây ra 96 trường hợp tử vong (mà quá nửa là ở Trung Quốc) bị yếu kém do một hệ thống chính trị bí mật dấu giếm và trang bị nghèo nàn để điều hành trong cuộc khủng hoảng…”, đây là một đoạn trích trong bài báo. Nhưng nhan đề bài báo hai lần đáng chú ý, một là thông điệp trực tiếp của nó “Trung Quốc nói dối”, và hai là cái ý ngầm tinh tế của nó. Quả vậy, họ không nói: Đừng có nói dối nữa! mà họ nói Nói dối bơn bớt thôi, như vậy hiểu ngầm là Trung Quốc không thể bỏ được trò nối dối. Tất cả những gì mà người ta có thể hy vọng, đó là Trung Quốc nói dối bơn bớt thôi.

    Ký giả sau đó giải thích rằng lỗi là ở hệ thống chính trị, nó chỉ có thể nói dối để tự bao che và che giấu sự nghèo nàn những phương tiện có trong tay để điều hành những cuộc khủng hoảng như khủng hoảng SARS. Có thể thấy ngay người chịu trách nhiệm: đó là Đảng Cộng sản.

    THẾ NHƯNG NĂM 1894 NHÀ TRUYỀN GIÁO MỸ ARTHUR SMITH ĐÃ TỪNG VIẾT:

    Chẳng cần phải biết thấu đáo những người Trung Quốc mới đi đến kết luận rằng, nghe một người Con Trời (TQ) nói không thể nào hiểu được cái anh ta muốn.
    Và một người ngoại quốc nói tiếng Trung Hoa dù có thành thạo, hiểu từng câu và nếu cần, có thể ghi lại bằng chữ Hán, hẳn là anh ta không thể nào biết chính xác ý nghĩ của người nói.

    Lý do, cũng dễ hiểu thôi, là anh ta đã không nói cái mà anh ta thực sự nghĩ và anh ta chỉ có diễn đạt một điều gì đó hoặc nhiều na ná, cốt là để người khác phải suy nghĩ ra ý nghĩ của anh ta hoặc một phần ý nghĩ của anh ta.

    Sau hơn một thế kỷ cách quãng, dường như vẫn phải đưa ra một sự ghi nhận y hệt như vậy: người Trung Quốc không thể nói ra sự thật (CHÂN LÝ) một cách giản đơn.

    Ngược lại, ta hẵng nhớ lại báo chí phương Tây đã bàn về SARS như thế nào: họ cường điệu tính thảm kịch của sự kiện này. Những nhà báo quốc tế xem nghĩa vụ của họ là báo cáo sự thật (CHÂN LÝ) về sự kiện này, họ đã đưa ra những dòng “tít” lớn. Nhưng như ta đã biết cái trò om sòm truyền thông này đã phải trả giá.

    Hẵng cứ lấy một ví dụ, sự kinh hoàng do SARS gây ra ở Pháp ban đầu đã dẫn đến việc bài cộng đông người Hoa bị nghi ngờ đã lan truyền cái bệnh này, mặc dù là không chủ tâm.

    Những con người hiền lành đã gây ra những phản ứng cuồng loạn chẳng qua vì họ là người châu Á và không may họ lại bị ho. Có những người làm ông làm bà đã từ chối gặp những đứa cháu của mình vì chúng từ châu Á trở về. Và báo chí Pháp đã không một lúc nào ngần ngại công bố những bài báo của họ bởi vì họ có niềm xác tín đạo đức là họ nói nhân danh Chân Lý (sự thật).
    Và CHÂN LÝ thì không có giả.

    Thế thì có nên chăng bị ám ảnh bởi CHÂN LÝ? Đây là câu hỏi báng bổ mà F. Jullien đặt ra khi ông băng khoăn về ngọn nguồn của nhu cầu CHÂN LÝ.

    Những người làm lịch sử tư tưởng đã đánh dấu cái thời điểm của lịch sử tư tưởng khi mà phương Tây thấy sự ra đời của lý trí đối nghịch với truyện huyền thoại.
    Bởi lẽ những huyền thoại có hai mặt, vừa “đúng” vừa “sai”. Tính chất hai mặt này ngày càng khó chấp nhận, triết học ra đời để phân định sự xáo trộn đúng và sai này. Aristote đã đặt cơ sở cho lôgích học, nó cho phép quan niệm một thế giới ổn định, rành mạch với những lưỡng phân rành rẽ trong đó lý trí châu Âu đã có thể phát triển phồn vinh.
    Cái lịch sử này xem ra “có tính tất yếu”: đó là lịch sử của sự đăng quang của Lý Trí.

    Nhưng Trung Quốc đã đem lại một kinh nghiệm khác.
    Làm gì có anh hùng ca, chỉ có những truyện huyền thoại – thực sự đây là truyện – về nguồn gốc văn minh của Trung Hoa; Những truyện này không có được sự bền vững và chỉ còn lại cho chúng ta những mẩu, đoạn tản mác gợi nhắc đến chúng […] Dường như tư tưởng Trung Hoa chưa từng được cấu thành bằng huyền thoại nên sau đó nó đã chẳng cần tự cấu thành bằng triết học (theo phương thức của logos) […].

    Nói một cách khác, nhu cầu CHÂN LÝ không ra đời ở Trung Hoa từ nhu cầu thoát ra khỏi huyền thoại. Từ đây có thể kết luận rằng CHÂN LÝ chẳng quan trọng gì cả?
    Lấy lại một ví dụ lịch sử nổi tiếng: trong trường hợp như là Vụ Dreyfus, liệu những người Trung Quốc có chấp nhận là viên đại úy bị kết án, bất chấp cả CHÂN LÝ?

    Văn học Trung Quốc cho ta một ý niệm trả lời câu hỏi này. Có một vở kịch hát Trung Hoa nổi tiếng, Đứa trẻ mồ côi của gia đình họ Zhao, Voltaire đã phỏng theo vở này để viết Đứa trẻ mồ côi Trung Quốc. Câu chuyển xảy ra thời cổ đại: một vị đại thần có thế lực, Tu Angu, bằng mưu chước đã kết tội một người kình địch với mình, Zhao Dun và cả gia đình người này bị tội chết. Chỉ có một người con trai của Zhao Dun là sống sót, đấy là đứa trẻ sơ sinh mà hai người bạn trung thành của gia đình này cứu vớt được. Tu Angu không ngừng đi tìm đứa trẻ mồ côi để giết hại. Để cho tên này được yên tâm, một trong hai người bạn trung thành của gia đình họ Zhao giả bộ phản trắc bạn của mình và đem tố cáo người này với vị đại thần, tên này bèn giết người bị tố cáo cùng với đứa bé mà hai người bạn trung thành giả bộ như nó là đứa con của gia đình họ Zhao, trong khi đứa con trai thật của gia đình được cứu thoát bởi người giả bộ phản trắc và nhận làm cha đẻ. Đứa trẻ được vị đại thần đỡ đầu cho đến ngày nó đủ không lớn để biết được sự thật về nguồn gốc, lai lịch của nó. Nó bèn tìm cách trả thù cho người ch thật của nó bằng cách lên án người cha đỡ đầu của nó. Trong trường hợp Đứa trẻ mồ côi của gia đình họ Zhao, cũng như trong vụ Dreyfus, sự bất công do sự kết án một người vô tội hoặc tình trạng một tội ác không trừng trị là không thể chấp nhận được.

    CHÂN LÝ cuối cùng bao giờ cũng được nhận biết, những khó khăn có lớn đến đâu thì cũng được vượt qua. Một tác phẩm khác rất phổ cập ở Trung Hoa có nhan đề là: Tuyết mùa hè. Tác phẩm này kể lại chuyện một người phụ nữ trẻ nhận một tội ác mà chị ta không làm để minh oan cho mẹ chồng và chính bà này cũng vô tội. Chị ta bị kết án xử tử sau một vụ xét xử gian lận. Ngày chị ta bị hành hình, đương giữa tháng sáu, thế mà tuyết lại rơi. Phải chăng sự bất công bắt nguồn từ sự coi thường CHÂN LÝ ở quan tòa đã phá vỡ sự thăng bằng trong sự vận hành của bốn mùa.

    Có thể dẫn một ví dụ lịch sử. Một trong những tội ác chiến tranh khủng khiếp nhất mà người Nhật phạm phải ở Trung Hoa diễn ra ở Nam Kinh, ở đây quân đội Nhật Bản tàn sát sau một bộ phận lớn dân của thành phố để khủng bố người dân Trung Hoa và buộc họ khuất phục.

    Chiến tranh đã kết thúc từ hơn một nửa thế kỷ nhưng quá khứ chưa bị chôn vùi bởi vì người Nhật chưa bao giờ chịu nhận hoàn toàn những tội lội của họ đối với người Trung Hoa. Tệ hại hơn nữa, một số cuốn sách lịch sử được công bố ở Nhật Bản thậm chí không nhìn nhận những sự hà lạm nước họ gây ra.

    Mủa xuân năm 2005, những cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Trung Hoa, được những cuộc biểu tình diễn ra ở Triều Tiên hưởng ứng cho thấy rằng đối với những người Trung Hoa, cũng như đối với những người Triều Tiên, sự nhìn nhận CHÂN LÝ lịch sử là quan trọng.

    Nếu như CHÂN LÝ không phải là chuyện tùy tiện, thì phải thấy rằng ở đây có nhiều nhân tố cần được tính đến.
    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 02/11/2015

Chia sẻ trang này