1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học Hàn Quốc

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi viet123dinh, 31/08/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viet123dinh

    viet123dinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2015
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    1
    Nguồn tham khảo lớp học tiếng hàn tại Hà Nội : Trung tâm tiếng hàn SOFL

    Văn học Hàn Quốc

    Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam do cùng nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Và cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc đã đặt dấu ấn độc đáo của mình lên phần văn hóa vay mượn làm cho chúng trở nên khác biệt so với văn hóa gốc.

    [​IMG]

    Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ giao lưu rất sớm (thế kỷ XIII) và phát triển theo sự thăng trầm của lịch sử, vận mệnh 2 dân tộc, từ quan hệ ngoại giao, chính trị, văn hoá – xã hội, địa hạt văn học cũng có sự tiếp xúc, trao đổi. Nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam trở thành một lĩnh vực quan trọng, có thành tựu nhất định và đã đi vào Hàn Quốc học từ rất sớm, đặc biệt là từ 1992 khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức đặt quan hệ ngoại giao sau nhiều năm của cuộc chiến tranh lạnh ở Việt Nam.

    Nghiên cứu văn học Hàn Quốc ở Việt Nam có thể được chia làm 2 nhóm bài viết:

    Một là, những bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học Hàn Quốc, các học viên cao học, nghiên cứu sinh Hàn Quốc học tập tại Việt Nam. Đây là những bài nghiên cứu có nhiều giá trị, cảm nhận sâu sắc về văn học dân tộc bởi họ tiếp xúc nền văn học Hàn Quốc bằng tiếng mẹ đẻ, nhiều bài viết bằng tiếng Việt cho các hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành, các nhà xuất bản nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài ra, phải kể đến vai trò mở đầu của các nhà nghiên cứu người Trung Quốc, người Nga viết về văn học Hàn Quốc tại Việt Nam. Trong xu thế và kết quả nghiên cứu Đông phương học, văn học phương Đông, văn học Hàn Quốc được các học giả nước ngoài hết sức quan tâm, giới thiệu ở Việt Nam.

    Hai là, thành quả nghiên cứu khá phong phú trên nhiều bình diện từ khái quát lịch sử văn học đến các thể loại, tác gia, tác phẩm tiêu biểu các giai đoạn văn học Hàn Quốc từ dân gian đến hiện đại của các nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học của Việt Nam. Các bài nghiên cứu được thể hiện trong nhiều hội thảo khoa học về văn học, văn hoá Hàn Quốc hay giao lưu văn hoá, văn học, kinh tế, nghệ thuật Việt – Hàn. Xuất hiện một số cuốn giáo trình đại học bước đầu dựng lại lịch sử văn học Hàn Quốc từ cổ đại đến hiện đại. Đây là những cuốn sách mang tính nhập môn khái quát văn học Hàn Quốc làm tư liệu cần thiết cho giảng dạy và nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại các trường đại học ở Việt Nam.

    Nhìn một cách tổng thể, nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam chưa có tính hệ thống, chưa có cái nhìn tổng thể về tiến trình phát triển của các giai đoạn, thời kỳ văn học, một số tác gia quan trọng, một số tác phẩm tiêu biểu, một số thể loại đặc sắc chưa được giới thiệu xứng đáng. Trong khi đó, một số tác phẩm lớn tầm cỡ kiệt tác lại viết quá nhiều (“Truyện Xuân Hương”), chưa có những công trình mang tính chuyên sâu, khảo sát những vấn đề về thể loại, về đặc trưng, thi pháp của các thời kỳ văn học gắn với đặc điểm và lịch sử văn hoá Hàn Quốc.

    Xu hướng chung của nhiều bài nghiên cứu là nghiêng về phương pháp so sánh, so sánh văn học Hàn Quốc với văn học Việt Nam, so sánh văn học Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam…và cũng chỉ dừng lại ở các tiêu đề mang tính khám phá như “bước đầu”. “vài nét”, “sơ bộ”, “một vài”…trên bình diện nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể…Các bài nghiên cứu chưa đi vào so sánh loại hình thể loại để rút ra sự tương đồng và dị biệt từ chiều sâu văn hoá của dân tộc, chưa chỉ ra được những nét đặc sắc, những tác phẩm văn học, thể loại văn học độc đáo, đặc thù của mỗi dân tộc.

    Thiết nghĩ, văn học là kết tinh của văn hoá. Để hiểu đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của một dân tộc thì tiếp xúc với văn học, thông qua các tác phẩm văn chương là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất.

    [​IMG]

    Trên con đường giao lưu và hợp tác với Hàn Quốc, tất cả các chuyên ngành khoa học đều có vị trí cần thiết và không thể thay thế. Tuy nhiên, để hiểu về đất nước, con người, đời sống văn hoá, tâm hồn một dân tộc như Hàn Quốc thì không thể không xúc tiến nhanh việc nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam.

    Nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn to lớn.Là một lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ ở Việt Nam, chúng ta cần có sự hợp tác khoa học chặt chẽ, có kế hoạch, có chiến lược phát triển lâu dài giữa các nhà khoa học 2 nước, phải kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa nghiên cứu văn học với giáo dục tiếng Hàn, tiếng Việt, đào tạo được một đội ngũ các nhà Hàn Quốc học và Việt Nam học góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.


    TRUNG TÂM TIẾNG HÀN SOFL

    Địa chỉ : Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
    Tel: 0462 927 213 - Hotline: 0917 86 12 88 - 0962 461 288

    Email: trungtamtienghansofl@gmail.com
    Website: http://trungtamtienghan.edu.vn/

Chia sẻ trang này