1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

em drive

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi yellowrose76, 18/08/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yellowrose76

    yellowrose76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    8
    http://genk.vn/kham-pha/nasa-cong-n...g-pha-vo-quy-tac-vat-ly-20150816090919969.chn

    Trong năm qua, đã có nhiều tin đồn và cảm hứng về động cơ đẩy điện từ, còn được biết đến với tên EM Drive – một công nghệ khoa học nhận được khá nhiều kỳ vọng của giới khoa học.

    Loại động cơ này rất thú vị và được kỳ vọng rất lớn vì theo lý thuyết, nó có khả năng tạo ra năng lượng cực lớn đủ để đi đến sao Hoả trong 70 ngày mà không cần nhiên liệu tên lửa đắt tiền. Thay vào đó, nó tạo ra năng lượng đẩy về phía trước bằng năng lượng vi sóng phản xạ bên trong một buồng kín, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều tranh cãi về loại động cơ này.

    Hiệu quả của loại động cơ này nghe thì có vẻ rất đáng kỳ vọng, nhưng nó lại phá vỡ tất cả những quy tắc cơ bản của Vật Lý – những định luật bảo toàn động lượng, trong đó cơ bản nhất là "để đẩy một vật về phía trước, cần phải có một số loại nhiên liệu được đẩy ra theo hướng ngược lại".



    [​IMG]



    Vì lý do đó, loại động cơ này đã bị chê cười và không nhận được sự quan tâm khi nó được phát minh bởi nhà nghiên cứu người Anh Roger Shawyer trong những năm đầu 2000. Tuy nhiên, một vài năm sau đó, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã quyết định tự sáng chế một phiên bản của riêng họ, và thật đáng kinh ngạc, nó thật sự hoạt động. Sau đó, người Mỹ đã làm một cái tương tự, và đã thuyết phục được phòng nghiên cứu Eagleworks của NASA, đứng đầu bởi Harold 'Sonny' White thử nghiệm nó.

    Sự phấn khich thật sự bắt đầu khi những nhà nghiên cứu Eagleworks thừa nhận rằng EM Drive hoạt động tốt, thậm chí ở điều kiện chân không.

    Hiện tại Martin Tajmar, một giáo sư về hệ thống không gian tại Đại Học Công Nghệ Dresden ở Đức, đang nghiên cứu sâu hơn về EM Drive, và một lần nữa cho thấy nó tạo ra lực đẩy – mặc dù ông không thể giải thích lý do vì sao.

    Hệ thống EM Drive của ông sản xuất một lượng năng lượng đẩy còn lớn hơn một tên lửa photon bình thường gấp vài nghìn lần.

    Nhưng cho đến khi chúng ta có thể tìm ra chính xác làm thế nào EM Drive hoạt động, nó sẽ không trở thành ý tưởng thực tế được thực hiện nghiêm túc bởi cộng đồng khoa học. Bây giờ, tất cả những gì các nhà khoa học có thể làm là thử nghiệm EM Drive hoạt động trong tất cả các môi trường khác nhau và cố gắng tìm hiểu cách nó hoạt động.




    cái này mình cũng có nghĩ ra được vào khoảng 2005. nó không đơn giản như những gì mô tả như trên đầu. tuy nhiên nếu ai đã từng nấu thức ăn trong lò viba mà có quan sát tinh tế sẽ hiểu được và nắm được cấu tạo cơ bản của nó. và như vậy thì nếu nó đã được chế tạo thì người ta đã hiểu rõ cơ chế hoạt động của nó chứ nghiên cứu gì nữa. bây giờ đến cả khoa học gia cũng giấu giếm đủ thứ
  2. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Lần cập nhật cuối: 28/08/2015
  3. yellowrose76

    yellowrose76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    8
    bạn có muốn bản vẽ em drive không
  4. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    nếu không có bằng chứng thực nghiệm thì đó chỉ là giả thuyết
    nếu đã thí nghiệm rồi nhưng cố tình giấu thì coi như đó chỉ là chém gió
    nếu "phá vỡ tất cả những quy tắc cơ bản của Vật Lý – định luật bảo toàn động lượng" thì có thể nhận giải Nobel
  5. yellowrose76

    yellowrose76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    8
    Thực ra nói phá các đl vật lý thì là chém gió thật. Nói nôm na thế này, bạn chạy chiếc honda trên đường có tuân theo đl bảo toàn động lượng đâu
  6. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Bánh xe honda với mặt đường nó liên tục trao đổi động lượng cho nhau, có tách rời nhau ra đâu để mà tính động lượng riêng từng thứ ? hay là tính động lượng của hệ kín gồm xe honda cộng với mặt đường ? (nó đang quay xung quanh mặt trời 1 năm 1 vòng !)
    Thử tách xe honda ra khỏi mặt đường xem, nó bay theo quỹ đạo parabol giống như hòn đá khi bị ném ấy !
    Giờ này mà còn nghi nghờ định luật bảo toàn động lượng (bằng cái honda), bó tay rồi !
    ảa
  7. yellowrose76

    yellowrose76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    8
    em drive cũng vậy, cũng di chuyển trên nền không gian xung quanh nó chứ nó và không gian xung quanh có tách ra đâu. Hehe. Mọi nguời nói vùng chân không không đi lên được là vì thấy nó không có gì để đi. Nhưng thấy được chân không có thể đạp lên để đi tới thì đl btđl đâu có bị ngoại lệ đâu
  8. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    chưa có gì dựa vào nền không gian xung quanh để di chuyển đâu
    sóng điện từ và tất cả các hạt cơ bản khác đều di chuyển xuyên suốt trong không gian, chưa thấy hạt nào tì vào không gian được cả. Bây giờ mà EM (điện từ) tì được vào không gian là có giải nobel ngay đấy !
  9. yellowrose76

    yellowrose76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    8
    chưa thấy là chưa biết, mà biết rồi thì ai mua thì bán chứ nobel làm gì
  10. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    những người có khả năng làm những việc ở cấp độ như thế, họ không thèm tiền đến như vậy đâu
    giải nobel không chỉ là tiền, hơn thế, nó là sự công nhận của cộng đồng đối với sự đóng góp cho nhân loại của 1 cá nhân nào đó.
    Tóm lại là chưa có bằng chứng thực nghiệm, mặc nhiên coi đó là chém gió.

Chia sẻ trang này