1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cửa ải ảo ảnh và cách vượt qua.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Dongsuoit, 24/08/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Nếu thế thì phải gọi là hết vay hết mượn bác ạ. Đã trả hết rồi thì còn vay mượn gì nữa?

    Vậy thì cũng có thể coi bản chất của "nó" (theo cách gọi của bác) chính là vay mượn. Vô thường là do vay mượn. Bản chất vô thường giả tạm chính là bản chất vay mượn. Cho nên có cái gì trong thế giới duyên hợp này mà không phải là vay mượn? Tha lực bị gắn mác vay mượn, thì tự lực cũng là vay mượn thôi bác ạ. (Cả hai đều phải nương vào Pháp để đi đến đích).

    Tôi đã nói rồi, thực chất chẳng có hệ nào là kín. Ví dụ bản thân bác có phải là 1 hệ kín duy nhất không? Không.
    Hàng ngày bác phải vay mượn không khí hít thở, nước uống, thực phẩm ... (input), rồi sau đó bác phải output ...
    Hàng ngày bác phải giao thoa với rất nhiều hệ khác. Bản thân bác đang bay cùng trái đất, cùng thiên hà, bác đang vận động trong vô số các hệ đan xen lẫn nhau. Làm gì có hệ nào là "kín", "duy nhất" ?

    Bác có biết chính sự tồn tại của bác phần nhiều là do tha lực, mà "tự lực" của bác chỉ góp phần ít ỏi trong tổng thể quá trình vận hành cuộc sống của bác? Tất cả các hệ khác cũng như vậy, trong quá trình tồn tại đều phải vay mượn các nguồn lực ở bên ngoài. Nếu có hệ nào là "kín" và "duy nhất" thì nó không thuộc về thế giới duyên hợp này.

    Đó là do bác chưa hiểu cái logic của nó thôi.
    Kêu réo tên ai đó (theo cách gọi của bác), hoặc niệm chú, là một phương tiện thực hành, nương vào âm thanh để dẫn đến định tâm, rồi đến giác ngộ, giải thoát. Lúc đầu tên (hồng danh) hoặc mantra (mật chú) cũng giống như một đối tượng để định tâm. Hành trì lâu năm sẽ dẫn đến định (có định sẽ có tuệ), tiếp tục kiên trì thực hành sẽ dẫn đến giác ngộ và giải thoát. Đó là Nhân Quả & Logic của phương pháp này, trên phương diện "tự lực".

    Các phương pháp mà bác quen quan niệm là "tự lực" cũng phải dùng một hoặc vài đối tượng để định tâm, rồi dẫn đến tuệ giác. Phương tiện tuy khác nhau nhưng tiến trình từ Vô Minh đi đến Minh là giống nhau.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Tự lực là Pháp. Điều này có ghi trong Kinh Điển, con đường của nó là Bát Chánh Đạo, các bước đi đúng là Chánh Pháp.
    Còn tha lực cũng là Pháp sao? Thế thì khỏi cần Pháp, chỉ cần Tha Lực.


    Có, cõi Ta Bà (bao gồm các vũ trụ quan do tâm sinh) là một hệ kín. Nó vận hành theo quy luật Nhân Quả và Duyên Sinh. Vay mượn các nguồn lực như các ví dụ trên, đều là trong cùng 1 hệ.
    Vay mượn mà không theo Nhân Quả và Duyên Sinh, thì là vay ngoài hệ.



    Đó là do người đời tưởng ra thôi, và thật sự rất mơ hồ.
    Niệm (đọc) chú, danh xưng, kinh,...chỉ làm cho có chánh niệm tỉnh giác, cho tâm an định lại. Nhưng để có Định thì phải buông những thứ ấy ra. Vì trong Định mà còn câu chú, câu niệm thì không phải là Định.
    Kiên trì thực hành thì cũng như lấy tay túm tóc nhấc mình lên, mãi cũng ko bay lên dc. Không hề có Logic hay Pháp nào trong này cả.
  3. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Trong kinh Phật chẳng có chỗ nào ghi "Tự lực là Pháp" cả.
    Tha lực cũng vẫn tuân theo Bát chánh đạo.
    Tha lực không nằm ngoài Pháp. Bởi vì Pháp (Dharma) là toàn thể những gì nhận thức được và không nhận thức được, Toàn thể các cõi giới, Thực tại, chân lý ...
    Bạn bài trừ tha lực như thế, xin hỏi hàng ngày đi làm, bạn đi bộ (tự lực) hay đi xe (tha lực) vậy?

    Trong kinh Phật không có dạy cõi Ta Bà là một hệ kín.
    Hằng sa các cõi đều vận hành theo luật nhân quả duyên sinh thì nó không thể "kín" được, bởi vì tất cả đều phải nương vào nhau để tồn tại, vay mượn các nguồn lực của nhau để vận động, nên tất cả đều là hệ mở.

    Nghĩa là bạn đã công nhận chẳng có gì tồn tại mà không phải vay mượn. Tức là chẳng có gì tồn tại mà không nương nhờ tha lực. Đã vay mượn tức là tha lực. Vay mượn ngoài hệ hay trong hệ cũng vẫn là Tha lực thôi.


    Bạn hiểu chưa đúng về Định.
    Định có rất nhiều loại. Định có tầm có tứ thì vẫn có đối tượng để tìm bắt, nắm giữ.
    Định diệt tầm tứ thì không nắm giữ đối tượng.
    Việc sử dụng các đề mục làm đối tượng thiền định, đi vào Định, ở trong Định với đối tượng, là điều ai học cũng phải biết.

    Rất nhiều thế hệ các thành tựu giả nhờ trì tụng chân ngôn, mật chú, niệm hồng danh mà đã giác ngộ.
    Logic của nó tôi đã trình bày rồi, thực chất nó chẳng khác gì các phương pháp được gọi là "tự lực" cả. Chỉ là thay đối tượng này bằng đối tượng khác để thiền thôi.
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Trong kinh Nikaya Đại Bát Niết Bàn, lúc sắp nhập diệt, Phật có nói: "phải tự mình thắp đuốc lên mà đi"
    Có được xem là Pháp không?

    Chứng minh? trong Bát Chánh Đạo có phần nào là Tha Lực?

    Bạn nhập nhằng chữ Pháp (lời dạy, phương pháp tu tập) và Pháp (hiện tượng).
    Phật Pháp là tự lực, không nhờ vào một thế lực vô hình nào cả.

    Đó là cùng một hệ vật chất. Tôi đi và tới, chứ tôi không cầu khẩn ai "tiếp rước" tôi cả.


    Nếu không kín thì tại sao vẫn có luân hồi, tại sao cần phải làm rất nhiều điều trong nhiều kiếp để mà giải thoát?

    Sai rồi, trong một hệ ta gọi là Nội Lực.
    Còn tin mù quáng vào cái điều dễ làm, không tốn sức, mê tín,...thì gọi là Tha Lực

    Định có tầm có tứ, không phải là có đề mục.
    Tầm và Tứ là sự tác ý để giữ Định, không phải là câu niệm hay câu chú. Câu niệm và chú còn rất rất thô so với cái tác ý Tầm Tứ.
    Đề mục là đối tượng để cột tâm, nó không thể đưa ng ta vào Định. Càng không thể giúp ai đó giải thoát.
    Câu niệm và chú chỉ có tác dụng làm tâm mê mệt, thụ động,..và bị nhầm lẫn là đã định (yên lắng).


    hihi, rất nhiều thế hệ ấy chỉ chết đi mà Phật giáo ngày càng suy đồi, đến ngày nay thì cực kỳ tệ hại. Chả có ai trong ấy là thành tựu Chánh Quả cả.
  5. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Thế bác chứng minh trong Bát chánh đạo có chỗ nào cấm dùng Tha lực đi :D
    Mọi sự vật hiện tượng tồn tại đều hỗ tương với nhau, bản chất sự tồn tại đã là tha lực rồi, làm sao phủ nhận được nó.

    Pháp, cho dù dùng theo nghĩa nào cũng bao gồm cả tự lực & tha lực.
    Xin hỏi bác, thông tin bác tiếp thu về Phật học là vô hình hay hữu hình? Nếu bác không nhờ vào cái thế lực vô hình này thì bác lấy đâu ra kiến thức về Pháp?
    Món Năng lượng sinh học mà bác tu luyện kia Phật có dạy không? Nó vô hình hay hữu hình?
    Tại sao Phật không dạy mà bác vẫn học & hành?
    (Nếu bác bảo "tôi chỉ coi nó là môn dưỡng sinh, không phải môn tu luyện giải thoát" thì chẳng qua cái học của bác chưa đến nơi thôi).

    Khi bác sinh ra, nếu không có Tha lực của các đấng sinh thành thì bác có "tự đi, tự tới, tự lớn" được không?
    Bây giờ lớn rồi, nếu không có Tha lực, cả hữu hình lẫn vô hình, cả trong hệ ngoài hệ, cả kín cả mở thì bác sống với ai? Bác sống bằng cái gì? Bác làm việc với ai? Tự một mình bác có thay thế được cả tổ chức, cả xã hội không?

    Bác đang đánh tráo khái niệm "Hệ" với "Tự lực". Tự lực với ý nghĩa là dùng sức tự có của một người. Bác ăn gian chữ "Hệ" vào để mở rộng nó ra khỏi phạm vi cá nhân, vì biết rằng chẳng có gì tồn tại được nếu chỉ bằng tự lực.
    Bác sai ngay từ gốc (phủ nhận tha lực) nên cứ phải liên tục tìm cách đánh tráo khái niệm. Dần dần cái chữ "Tự lực" của bác nó biến thành "Tha lực" mất rồi.

    Tôi nói ngay từ đầu rồi. Cả Tự lực và Tha lực đều phải hành trì đến cùng. Cái gọi là Tha lực kia khó làm & phải khổ công tu luyện lắm bác nhé.

    "Chân ngôn là như thị", bác không biết sao.
    Nó thô là vì bác chưa hành trì nên chưa biết.

    Tâm sở và tâm vương không tách rời nhau, cái này có thì cái kia có. Đối tượng dùng để thiền và tâm thiền không tách rời nhau. Có giải thoát hay không thì còn tùy đối tượng thiền là gì.

    Các Mantra từ Minh (Vidya) mả ra. Bản chất nó có công năng diệt trừ vô minh (Avidya).

    Cực đoan.
    trungvu113 thích bài này.
  6. trungvu113

    trungvu113 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    8
    Bác này uyên thâm quá, khâm phục, em cũng mới quy y tam bảo và đang học về Phật Pháp
    Dongsuoitcosmicmom thích bài này.
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chính bác mới là người cần chứng minh câu "Tha lực cũng vẫn tuân theo Bát chánh đạo."
    Bản chất của tồn tại, không có chổ nào cần tới Tha Lực của các câu chú và niệm danh Phật cả.

    Tôi học Phật Pháp từ một vị Phật hữu hình có thật trong lịch sữ, và tôi không phủ nhận công sức của các vị thầy hữu hình đã giữ gìn giáo Pháp tới ngày nay.
    Còn môn NLSH là môn thực tế, tuy ban đầu có vẻ như là nhờ Vô Hình.


    Cái Lực mà tôi nhờ vào đó, chả liên quan gì tới các câu chú, câu niệm cả. Là do XH này tự lực mà nương nhau.

    Tôi chả sai gì cả, chỉ có những kẽ tuyên truyền cho cái hư ảo, cái không có thực, cái giả tạm vay mượn mới cần phải nhập nhằng.
    Trong cái Hệ mà tôi nêu ra, nó vận hành chặt chẽ bằng nguyên lý Duyên Sinh, có luật Nhân Quả hoàn chỉnh, không cần bất cứ vay mượn nào từ một vị Thần Thánh nào.

    Vâng, bác có thể vẽ ra một con Rồng, rất khó đấy...và có thể tranh luận về con Rồng ấy cho tới hết đời.
    Nhưng, sự thật là có con Rồng nào như thế tồn tại trên đời này hay chưa?

    Bác đã thiền tới Định chưa mà nói cái này có cái kia có, và không tách rời nhau?

    Các Mantra thực chất là 1 câu nói có ý nghĩa của người xứ khác, ngôn ngữ khác. Chưa biết nó có công năng công dụng gì, phát âm tiếng nước ng ta còn không chuẩn thì đòi diệt trừ Vô Minh cái gì chớ?
    Cứ nghe ng nước ngoài nói tiếng Việt thì rõ.
  8. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn các bạn đã ủng hộ, tôi vốn không thích các quan điểm cực đoan nên cần thảo luận thêm với bạn Tran Thien Nhan. Có chỗ nào không phải mong các bạn thông cảm.

    Tự lực là việc sử dụng sức lực của bản thân.
    Tha lực là ngoài sử dụng sức lực bản thân còn sử dụng sức lực từ bên ngoài.
    Bản chất của sức lực chính là năng lượng. Tha lực chính là năng lượng.
    Bạc nhìn thấy hình tượng các vị Thần, các vị Phật, nhưng bạn có biết họ là biểu tượng của năng lượng (Sakti).
    Các câu Mantra, mật chú, là các mật mã năng lượng nguyên thuỷ hàm chứa thông tin giác ngộ.
    Sức Tự lực bản thân thì có hạn, trí tuệ của kẻ vô minh cũng có hạn, nương nhờ Tha lực vô hạn - trí tuệ vô hạn của chư Phật là một định hướng thông minh.


    Tôi khẳng định giáo pháp mà bạn đang học và hành không giống hoàn toàn với Phật giáo nguyên thuỷ (PGNT).
    PGNT đã biến mất khỏi Ấn độ từ lâu rồi. Cái mà bạn học cũng chỉ giống phần nào thôi. Nếu bạn nói ra đang học của vị thầy nào, tôi dám cam đoan có hàng tá thiền sư từ nhiều trường phái đang công kích quan điểm PG của ông ấy (nếu ông ấy có tiếng tăm & sách vở).

    Bạn thấy bạn mâu thuẫn không? Bạn học thêm ngoại đạo thì được, nương nhờ năng lực vô hình thì được, nhưng lại cực đoan bài trừ các trường phái PG khác mình, lên án việc mượn tha lực (vốn cũng chính là năng lượng vô hình).

    Các lực mà bạn nhờ vào đó, suy cho cùng nó là năng lượng. Các câu chú, câu niệm mà các trường phái khác sử dụng tu luyện, cũng chính là năng lượng. Do bạn không hiểu bản chất của nó nên chưa tương thông thôi.
    Trong một xã hội mọi người phải nương nhau. Các xã hội khác nhau vẫn phải nương nhau thì mới phát triển được. Xã hội nào tự lực (bế quan toả cảng) thì xã hội ấy chậm phát triển.

    Bạn thoải mái mượn tha lực, nhưng lại xui người khác "tự lực đi" là thế nào :D

    Bạn sai mấy lần rồi.
    Từ việc phủ nhận tha lực, rồi nhận ra chẳng có gì tách rời được tha lực nên phải biến đổi khái niệm "Hệ" để mở rộng khỏi phạm vi cá nhân - tự cho phép mình vay mượn ngoại lực "trong cùng một hệ", bao biện hệ này là "kín" nên không bị coi là tha lực. Rồi lại biến đổi cái "hệ" ấy là phải "cùng là vật chất" trao đổi với nhau thì mới không phải là tha lực ... :D Ai mới là người nhập nhằng đây?

    Quan điểm của tôi từ đầu đến giờ vẫn vậy. Cả Tự lực và Tha lực đều phải hành trì đến tận cùng, đều phải nương nhờ Pháp để đi đến đích. Cả hai vừa là tự lực, vừa là tha lực.

    Cái vũ trụ duyên sinh, nhân quả này vận hành nhờ năng lượng (sakti).
    Các vị Thần thánh chính là hiện thân của Sakti, là đối tượng tu luyện của Yoga, mật tông, khí công, nhận điện.
    Nếu không có năng lượng thì vũ trụ Duyên sinh Nhân quả kia vận hành thế nào được?
    Bạn chỉ nhìn thấy cái hình vẽ Thần Thánh trên giấy, mà không biết thực chất nó là gì.

    Bạn đưa ra quan điểm về Định sai mấy lần rồi, đứng ngay trên quan điểm PGNT, chứ chưa nói đến các trường phái khác. Chưa có cái học đúng thì hành sẽ không chuẩn, làm sao bạn thẩm định kinh nghiệm của tôi được :D

    Nếu bạn không thích Mantra tiếng nước ngoài, thì tôi giới thiệu với bạn 1 câu tiếng Việt: A Di Đà Phật (không cần Nam mô). Bạn đọc cuốn Niệm Phật Thập Yếu đi.
    Lần cập nhật cuối: 01/09/2015
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    chính những kẻ cứ tin vào câu niệm Phật mới là cực đoan, ko chịu tìm hiểu giáo lý Phật về Nhân Quả, Duyên Sinh và Bát Chánh Đạo.
    Họ chỉ thích hô lên nhiều lần, kêu réo tên Phật để mong ngày giải thoát mà không cần phải từng bước cặm cụi trên con đường Bát Chánh.

    Thế bác bảo Phật Thích Ca định hướng Tự Lực là kém thông minh hơn các Tổ đời sau này chắc?
    Giờ thì bạn bảo Tha Lực là năng lượng, haha. Thế Điện Từ là do thần gì tạo ra thế?
    Xin lỗi bạn chứ môn NLSH là tự lực đấy, chỉ nói về vay mượn ở các cấp Sơ và Trung thôi.

    Vâng, tôi cũng đâu có theo PGNT. Nếu tôi chỉ đứng trên mỗi 1 NT thì làm sao có khả năng tranh luận với hệ Phát Triển.

    Tôi chả có nói gì sai hết. Bạn theo PG gì mà không dám nói về Nhân Quả và Duyên Nghiệp, ko nói gì tới Bát Chánh Đạo, mà chỉ chuyên có mỗi chuyện tụng niệm thế?


    Sai rồi, câu chú và niệm chả có gì là năng lượng cả. Đó chỉ là do tưởng tượng và niềm tin mà ra thôi. Do người đời bịa ra và tin vào.
    Không có chuyện cảm ứng gì ở đây cả. Cả cái thân đầy trược, tâm tối thui mà nghĩ rằng sẽ cảm ứng được với Phật thì quả là mơ tưởng.


    đứng trên quan điểm của bạn thì tôi bao giờ cũng sai. Nhưng bạn ko chứng minh được rằng bạn đúng. Dựa theo những điều rất căn bản của Phật Giáo.

    Rất rõ ràng và biện chứng. Tôi không nói tới chuyện vô hình và niềm tin.

    Bạn có quyền tin, nhưng sự thật thì khác xa. Phật dạy rằng người ta qua sông còn phải bỏ lại cái bè. Bạn tin rằng phải vác nó cho tới cùng.

    Đã là quy luật thì đã là cái nền. Nhân Quả và Duyên Sinh tự nó vận hành, không cần nhờ vả vào những gì bạn nêu ra. Dù Thần Thánh của bạn có là gì đi nữa, nó cũng phải chịu theo quy luật Nhân Quả Công Bằng, không có chuyện "tiếp rước" hay "độ" hay "gia hộ" sai Nhân Quả.


    Bạn chỉ ra cái sai của tôi xem?


    Xin lỗi bạn chứ ông Phật đó có tên cha sanh mẹ đẻ là tiếng Phạn, sau này dịch ra tiếng Tàu. Rùi giờ đọc thành tiếng Việt.
    Đọc mà còn sai tên và thiếu cả chữ "tôn kính" (namo) thì cảm ứng thế nào đây?
  10. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Bạn lại nhận định sai về phương pháp niệm Phật rồi.
    Những người hành trì niệm Phật vẫn từng bước cặm cụi trên Bát chánh đạo đó.
    Cực đoan nghĩa là chỉ chấp nhận 1 phía. Bạn chỉ chấp nhận Tự lực (trên ý niệm), còn trong thực tế vẫn xài tha lực.
    Như vậy là bạn cực đoan về ý niệm.

    Phật Thích Ca không cấm dùng Tha lực. Bát chánh đạo có thể áp dụng với tự lực & tha lực như nhau.

    Tôi không bảo. Mà đó là giáo lý về Sakti. Các Devata, hóa Thần, là biểu hiện của Sakti - năng lượng vũ trụ.

    Quan điểm của bạn đầy mâu thuẫn. Khẳng định NLSH là Tự lực, nhưng ở cấp Sơ & Trung nó là vay mượn (tức là Tha lực) :D
    Năng lượng sinh học mà bạn thu nạp vào các luân xa từ đâu mà ra? NLSH có sẵn trong bạn, được kích hoạt, từ đâu mà ra? Nó chính là năng lượng vũ trụ - Sakti.
    Bạn đang bài trừ chính cái mà bạn đang theo đuổi (vì không hiểu bản chất cái mình đang bài trừ là gì).

    Bạn không theo PG nguyên thủy & PG nam tông, trong khi bạn lại bài xích PG phát triển & các tổ đại thừa.
    Thế bạn đứng trên quan điểm nào?

    Tôi nghĩ là tôi nói về Nhân Quả & Duyên nghiệp chuẩn hơn bạn. Vì tôi hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau (vay mượn) của thế giới duyên hợp này. Còn bạn thì phủ nhận sự tương thuộc lẫn nhau, chỉ chăm chăm Tự lực, 1 hệ duy nhất, hệ kín, không vay mượn ... là một cái gì đấy không thuộc vũ trụ quan Duyên sinh & Nhân Quả.

    Thế NLSH mà bạn thu nạp qua các luân xa, kích hoạt ở các trung tâm nl có phải "do người đời bịa ra và tin vào" không?
    Nó có đơn thuần "do tưởng tượng và niềm tin mà ra" không?
    Bằng kinh nghiệm thực hành thì bạn biết là nó CÓ.
    Phải thực hành thì mới biết hiệu quả của nó đúng không, và sẽ biết nó không phải là tưởng tượng, niềm tin, bịa ra, tin vào. Vấn đề Mantra, niệm tụng cũng vậy thôi. Bạn cần phải học, phải hành thì mới biết được hiệu quả.

    Hệ luân xa mà bạn sử dụng để tu luyện là thế lực vô hình hay hữu hình?
    Nếu bạn bài xích thế giới vô hình thì bạn phủ nhận chính cái thế giới mà bạn đang theo đuổi để tu luyện.
    Nếu bạn cho nó là hữu hình thì nó chính thuộc về thế giới Sakti, thế giới Thần thánh mà bạn đang bài trừ. Chẳng qua bạn chưa hiểu rõ về nó, chưa biết con đường đi đến cái đích trọn vẹn của nó thôi.

    Thân đầy trược, tâm tối thui (Vô Minh) vẫn cảm ứng được Phật (Minh) như thường.
    Bóng tối và Ánh sáng đâu có tách rời nhau. Cũng như Tự lực và Tha lực vậy.
    Chỉ thấy cái này mà không thấy cái kia là cực đoan đó bạn.

    Tôi bảo cả tự lực và tha lực đều phải thực hành đến tận cùng (để đi đến giác ngộ). Chứ tôi không bảo sau khi giác ngộ thì vẫn phải "vác nó đến cùng". Bạn suy diễn sai bài viết của tôi.

    Nhân Quả & Duyên sinh, hay bất cứ cái gì khác vận hành đều phải có năng lượng. Tôi nói vũ trụ vận hành cần năng lượng (Sakti), mà bạn bảo không cần. Sự vận hành của thân tâm bạn có cần năng lượng không? Bạn thử nhịn thở, nhịn ăn, nhịn uống xem.

    "Tiếp rước", "Gia hộ" chính là thu nạp năng lượng vũ trụ, bởi vì Thần Thánh chính là năng lượng vũ trụ.
    Việc người ta làm với Thần thánh về bản chất chẳng khác việc bạn luyện NLSH. Chẳng qua bạn chưa hiểu đến tận cùng vấn đề của phép tu luyện Sakti Yoga & Pranayama. Là người tu luyện NLSH, sử dụng năng lượng vũ trụ mà lại bài xích Tha lực, không biết gì về cội nguồn năng lượng vũ trụ (bản chất của Tha lực), thì bạn cần học thêm.

    Tôi không nghĩ Phật A Di Đà có cha mẹ là người nói tiếng Phạn & đặt tên tiếng Phạn. (Bạn nhầm với Phật Thích Ca chăng?)
    Một hiện tướng của năng lực giác ngộ, cực lạc, giải thoát, được biểu tượng hóa thành hình Phật A Di Đà, tôi nghĩ tiếng Phạn, hay Tàu, hay Việt đều có thể gọi được.

    Bạn có thấy buồn cười với những người bài xích NLSH là mê tín & tưởng tượng không?
    Những người đang hành trì pháp môn Niệm Phật cũng đang cười bạn như vậy đấy.
    Muốn biết sự kỳ diệu của nó thì phải Học & Hành.
    Bạn chẳng thông minh hơn các thế hệ thiền giả Niệm Phật ở Việt Nam, Trung hoa, Nhật bản, Ấn độ, Tây tạng đâu.

    Tuy nhiên tôi thông cảm với bạn và tôi vẫn kiên trì giải thích với bạn, vì ác cảm mà bạn đang ấp ủ trong lòng với Tịnh độ, Mật ... vốn không có sẵn trong bạn. Mà nó được truyền vào bạn từ những người dạy thiền cho bạn. Mấy năm gần đây tôi hay gặp những người như bạn, dường như họ ôm ấp trong lòng 1 nỗi oán hận mà trước khi học thiền họ không có. Nỗi oán hận này được truyền đi từ chính các vị thầy dạy thiền của họ.
    Cần đả thông tư tưởng, sẽ có thể hóa giải các giới hạn nhận thức.
    Lần cập nhật cuối: 01/09/2015

Chia sẻ trang này