1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

RAJADHIRAJA YOGA (Giới thiệu hệ thống các bài thiền của Yoga Ananda Marga)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 15/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Thank you!
    tranvukhanhphunglam thích bài này.
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Prabhat kể lại câu chuyện cho chị gái mình, người rất quan tâm tới những giấc mơ đặc sắc của cậu. Thời điểm đó, chỉ còn vài ngày nữa là tới Siva Chaturdasi, ngày lễ Siva đầu tiên trong lịch Ấn Độ. Theo truyền thống, những cô gái Ấn Độ chưa lấy chồng thường nhịn ăn trong ngày này với hy vọng rằng việc nhịn ăn sẽ khiến Siva tìm giúp họ một chú rể danh giá. Hiraprabha lúc đó gần mười hai tuổi cũng quyết định nhịn ăn để giữ gìn truyền thống. Nhớ đến giấc mơ của em trai mình, cô gợi ý cậu ta nên nhịn ăn và cậu vui vẻ đồng ý. Tối hôm đó gia đình đi lễ ở ngồi đền Siva gần đó để cử hành nghi thức thờ cúng truyền thống. Khi đến lượt Prabhat, cậu đứng trước tượng thần và rót nước lên Linga của Siva theo quy định của nghi lễ. Trong khi thực hiện, cậu bắt đầu niệm to câu Mantra nghe được trong giấc mơ:


    Dhyayennityam mahesham rajatagirinibham carucandravatamsam


    Ratnakalpojjvalamgam parashu-mrga-varabhiitihastam prasannam


    Padmasiinam semantic stutamamaraganaetvyaghrakttim asana


    Vishvadyam vishvabijam nikhilabhayaharam paincavaktram trinetram


    Con hãy thiền định miên mật về Maheshvara (Siva), tỏa sáng như ngọn núi bạc được trang hoàng dưới ánh trăng thu


    Chân tay người lấp lánh hào quang như châu ngọc, rìu trong tay, đấng bảo hộ muôn loài, ban tặng sự hào phóng, luôn sống hạnh phúc an vui


    Ngồi trong thế hoa sen, mặc quần da hổ, được thờ phụng bởi các thiên thần


    Là hạt giống và căn nguyên của vũ trụ, người diệt trừ mọi nỗi sợ hãi, đấng có năm mặt và ba mắt.


    Vị thầy tế địa phương tỏ ra ngạc nhiên. Ông lại gần Lakshmi Narayana và chúc mừng: “Ông đáng được tuyên dương vì đã dạy con trai mình một câu Mantra khó và quan trọng như vậy. Tôi khó mà tin được vào tai mình là vừa nghe thấy một cậu bé niệm Mantra Thiền của Siva.” Có một sự kinh ngạc tương tự ở Lakshmi Narayana khiến ông tỏ ra bối rối. Chỉ khi ông hỏi Prabhat thì mới biết cậu học Mantra này thế nào. Sau sự kiện này, cha mẹ Prabhat tin rằng có một sự gắn kết giữa cậu bé và thần Siva. Vài năm sau đó, họ tin chắc rằng Prabhat đã cử hành nghi thức Sivaratri truyền thống, bao gồm việc niệm câu Mantra linh thiêng mà cậu học được trong giấc mơ. Câu chuyện Prabhat niệm câu chú khó và hiếm đó khi còn quá bé đã trở thành một giai thoại khác của gia đình, thường được kể lại bởi những người hàng xóm những năm sau này mỗi khi có người hỏi về cậu con trai đặc biệt của ông Sarkar.
    tranvukhanh thích bài này.
  3. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    II. Những ngày đi học


    Bạn cần có một phẩm chất sáng ngời, sao cho các thói xấu phải tan chảy vì ngọn lửa tinh thần bên trong bạn.


    Trước khi Prabhat lên năm, cậu bắt đầu thói quen suốt đời của mình là ngồi thiền vào lúc sáng sớm và buổi tối. Không ai trong gia đình biết khi nào cậu bắt đầu thói quen này hoặc cậu đã học nó như thế nào, và cậu cũng chẳng kể, nhưng sau đó gia đình đã phải làm quen với việc để cậu bé có suy nghĩ độc lập này một mình với các vấn đề như vậy.


    Gần như là một sự bất thường khi cậu từ chối ăn những thực phẩm không chay tịnh, mặc dù trên thực tế gia đình cậu không phải là những người ăn chay trường nghiêm ngặt. Cũng giống như hầu hết các gia đình Bengal, gia đình Sarkar ăn cá và trong những sự kiện hiếm, có cả các thực phẩm không chay khác. Khi Prabhat còn là đứa bé mới biết đi, cậu thường khóc mỗi khi bà cậu mang cá sống từ chợ về và bắt đầu làm món ăn. Khi mọi người được biết về điều này, họ nghĩ có chuyện gì đó với cậu bé, nhưng khi họ nhận ra cậu chỉ phản ứng như vậy khi họ mang cá sống vào bếp, họ mới thôi không làm như vậy nữa.


    Gia đình Sarkar theo truyền thống Ấn Độ trong việc nuôi trẻ bằng chế độ ăn chay cho đến khi chúng lên bốn hoặc năm tuổi, phù hợp với niềm tin phổ thông rằng hệ tiêu hóa yếu ớt của một đứa trẻ chưa sẵn sàng cho thịt, cá, trứng. Khi Prabhat đến tuổi được phép sử dụng những đồ ăn mặn, họ cố gắng cho cậu ăn cá nhưng cậu luôn từ chối. Cha mẹ cậu không để tâm đến chuyện đó lắm. Một bộ phận lớn của xã hội là những người ăn chay, vì cả lý do tôn giáo và sức khỏe. Vì là những tín đồ Ấn giáo nhiệt thành, họ thừa nhận giá trị của chế độ ăn chay. Thực tế, mẹ cậu hiếm khi dùng đồ ăn mặn.


    Bà của Prabhat, tuy nhiên lại có một phản ứng khác. Qua nhiều thế kỷ, người Bengal có niềm tin rằng việc ăn cá sẽ thúc đẩy sự phát triển của bộ não và kích thích trí thông minh, đó là một truyền thống mà các cụ bà Bengal thường tự hào qua nhiều thế hệ. Vinapani dần nảy sinh một nỗi tức giận với đứa cháu cưng của mình vì dám từ chối ăn thứ mà cậu được phục vụ. Bà cố thuyết phục cậu, nói rằng cá quan trọng thế nào cho bộ não. “Cháu không muốn khi lớn lên sẽ bị ngu si chỉ vì không ăn cá phải không?” Chẳng có lời thuyết phục nào của bà có thể lay chuyển được đứa cháu không khoan nhượng. Cuối cùng, một hôm vào bữa tối, chán nản với tính bướng bỉnh của Prabhat, Vinapani dùng vũ lực nhét một miếng cá vào miệng cậu. Prabhat lập tức phun nó ra mặt bàn. “Thằng bé ngu ngốc!” bà cậu bực dọc. “Cháu muốn thành một kẻ đần độn đến hết đời sao?” Prabhat đứng dậy từ ghế của mình và bảo với bà rằng nếu bà hoặc bất cứ ai khác cố ép cậu ăn đồ mặn một lần nữa, đó sẽ là lần cuối cùng cậu ngồi trên bàn ăn cùng gia đình. Nói rồi cậu quay lưng đi vào phòng của mình, đóng cửa lại. Từ đó, bà và mẹ cậu không bao giờ đề cập đến chủ đề này một lần nào nữa. Prabhat sống toàn bộ cuộc đời còn lại mà không nuốt xuống họng một mẩu đồ ăn mặn nào.


    Ở tuổi này, Prabhat bắt đầu phải đến trường tiểu học, nơi cậu nhanh chóng có biệt hiệu “từ điển” vì trí nhớ phi thường và khả năng trả lời bất cứ câu hỏi nào từ các cậu bé khác. Trong suốt bốn năm ở đó, tính cách của cậu trải qua một sự biến đổi từ từ khó nhận ra, từ một đứa trẻ vui vẻ đáng yêu thành một thiếu niên trầm lặng, biết nhìn xa trông rộng. Chiều sâu ẩn khuất trong tâm hồn khiến cậu có khoảng cách với phần lớn chúng bạn. Bihar khi đó là bang mang nặng ý thức phân biệt đẳng cấp nhất ở Ấn Độ, nơi mà nếu đi ngược lại những tập tục thâm căn cố đế và nghi thức ứng xử của xã hội Ấn giáo thì sẽ chịu hậu quả không thể tưởng tượng nổi, đặc biệt là trong một thị trấn nhỏ như Jamalpur, nơi nếu ai đó không tuân thủ sự bài trừ đẳng cấp thì chắc chắn sẽ bị bài xích nặng nề như bị đày xuống địa ngục.


    Một hôm cậu mời một cậu bạn xuất thân từ đẳng cấp thấp đến nhà, vào phòng của mình và cùng ngồi trên giường. Abharani không nói gì khi cậu bạn ở đó, nhưng ngay khi cậu đi về, bà trách mắng con trai mình và than vãn rằng bà sẽ phải giặt lại tấm khăn trải giường và vỏ gối, theo như chỉ thị trong kinh điển, khi chúng được coi là đã bị ô uế. Prabhat nghe bà nói mà không trả lời câu nào. Sau khi bà lột khăn trải giường và vỏ gối, cậu chộp lấy tấm đệm và ruột gối, mang chúng ra chậu rửa và nhúng xuống nước.


    “Con làm cái quái gì thế?” Abharani quát lên.


    “Vì mẹ bảo tất cả đã bị ô uế,” Prabhat đáp lại, “nên mấy thứ này cũng ô uế. Con đang gột rửa chúng.”


    Bà mẹ như bị chọc tức của cậu cố gắng làm cậu hiểu sự ngốc nghếch của mình: “Việc đó không cần thiết. Chúng ta phải giặt vỏ gối và khăn trải giường vì bạn con chạm vào, còn ruột gối và đệm thì chúng ta chỉ cần vẩy ít nước sông Hằng lên là được.”


    “Không,” Prabhat cãi lại trong khi tiếp tục giặt đệm và ruột gối, “nếu mẹ bảo khăn và vỏ gối bị ô nhiễm thì tất cả đều bị ô nhiễm.”


    Abharani cố tranh luận với cậu nhưng không được. Cuối cùng bà giơ hai tay lên và kêu: “Khó mà bảo được nó về bất cứ điều gì!”
    Lần cập nhật cuối: 04/09/2015
    tranvukhanh thích bài này.
  4. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Một dịp khác, Prabhat đang ngồi trước hiên nhà. Có một bậc thềm trống ở bên kia con đường, nơi những người hàng xóm thường tụ họp để nói chuyện hoặc chơi bài. Một người được gọi là thuộc giai cấp hạ tiện đi ngang qua đường, dừng lại và hỏi Prabhat về một người khác ông đang cần tìm. Ông ta gọi Prabhat là “Khokha Babu” (thiếu gia). Prabhat ngạc nhiên khi thấy người này đứng trên một chân trong khi đang hỏi cậu và giữ nguyên tư thế đó trong khi chờ câu trả lời.


    “Cháu biết ông ta”, Prabhat trả lời, “nhưng cháu không biết giờ này ông ấy đang ở đâu. Hãy ngồi lên ghế. Chú có thể chờ ông ấy ở đây nếu chú thích.”


    “Khokha Babu,” người kia đáp lại, “tôi không thể làm vậy. Có một quy định là người thuộc đẳng cấp thấp phải duy trì tư thế này bất cứ khi nào hắn ta đến nhà của một ông lớn.”


    Prabhat đề nghị ông vài lần, nhưng người kia không ngồi và cũng chẳng hạ chân còn lại xuống. Phong tục bất công này khiến Prabhat nổi giận, nhưng cậu biết sẽ là vô ích nếu nói thêm bất cứ điều gì vào thời điểm này nên giữ im lặng. Khi người kia bỏ đi, cậu tự thề với bản thân rằng sẽ đấu tranh với hủ tục xấu xa này và sẽ góp phần chấm dứt nó triệt để một ngày nào đó.


    Trong những năm tháng tuổi thơ của Prabhat, gia đình cậu thường ghé thăm quê quán của Lakshmi Narayana, một ngôi làng thuộc Bamunpara, đặc biệt là vào dịp hè nóng nực khi hệ thực vật phong phú và không gian thoáng đãng đem lại một khoảng thời gian mát mẻ tránh xa khỏi sự oi bức không ngừng gia tăng ở Jamalpur. Những ngày hè là mùa của xoài mà Bamunpara lại tràn ngập các cây xoài cũng như đu đủ, chuối, mít, ổi và rất nhiều điều thú vị khác khiến những đứa trẻ nhà Sarkar mong ngóng cả năm để chờ đến kỳ nghỉ ở Bamunpara. Chúng rất thích ngồi dưới bóng mát của những tán cây khổng lồ, nhấm nháp quả ngọt từ những trái chín của cây đó. Sau đó chúng chạy đi chơi với bọn trẻ trong làng và lang thang trên những cánh đồng. Prabhat cũng rất thích xoài, nhưng khi chúng bạn đang tung tăng chơi đùa, cậu thường tìm bóng mát của những tán lá để ngồi thiền tĩnh lặng, hoặc đi bộ một mình xuyên qua các cánh đồng, hoặc đi sang những ngôi làng bên cạnh.


    Những lần khác, cậu bỏ ra hàng giờ để nằm trên võng với đôi mắt mở to, nhìn vô định vào không gian. Có lần, chị gái cậu Hiraprabha, lúc đó mười bốn tuổi và là một thiếu nữ bắt đầu có nhận thức, hỏi cậu em bảy tuổi của mình làm gì mà cứ nằm dài suốt ngày. “Em đang xem lại lịch sử vũ trụ,” Prabhat nói với chị, một câu trả lời chẳng mấy vừa lòng chị mình. Ngày hôm sau chị hỏi cậu lần nữa. Lần này cậu bảo: “Em đang xem cái gì sẽ xảy ra trên hành tinh này sau một ngàn năm nữa.” Cuối cùng, Hiraprabha chán ngấy với cậu em lười biếng của mình. Cô bắt đầu trách mắng thói lười nhác của cậu: “Xem em này, phí phạm thời gian mà chẳng làm gì, em thậm chí còn chưa học cách viết tên mình bằng tiếng mẹ đẻ của mình.” Prabhat liếc nhìn chị mình với nụ cười bí hiểm đặc trưng, rồi cậu đi lấy một mẩu giấy và chiếc bút, sau đó viết ra tên cậu dưới mười ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh, A Rập, và nhiều kiểu chữ Ấn Độ khác nhau. Chị cậu sửng sốt khi chứng kiến điều này, quay lưng bỏ chạy như một con chim đang hoảng sợ và tránh xa khỏi cậu em mình trong những ngày còn lại của kỳ nghỉ.


    Nhiều năm sau đó, trong khi đang đọc cho một người học trò, Vijayananda, để ghi chép, Prabhat hồi tưởng lại kỳ nghỉ ở Bamunpara. Vijayananda được biết rằng trong khi đang nằm trên võng, để từng giờ trôi qua, Prabhat đang bận rộn lên kế hoạch cho các công việc của đời mình, bao gồm cả việc đấu tranh chống hệ thống phân chia đẳng cấp và các hủ tục xã hội. Khi ấy, Prabhat lên kế hoạch cho cấu trúc sau này của Ananda Marga, một tổ chức Yoga được sáng lập năm 1955, hai mươi lăm năm sau kỳ nghỉ đó. Kể lại xong, Prabhat đến bàn làm việc của mình, lấy từ trong ngăn kéo ra một mảnh giấy đã ố vàng và vuốt phẳng nó trên bàn của học trò. Những chữ viết đã phai mờ vẫn còn nhìn được, phác thảo đại cương một tổ chức được sáng lập sau này.
    Lần cập nhật cuối: 10/09/2015
    tranvukhanh thích bài này.
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Năm 1930, Prabhat được nhận vào Trường Trung Học Đường Sắt Đông Ấn, nơi cậu có thể tiếp tục học lên tới đại học. Cậu thiếu niên gia nhập trường trung học đường sắt bây giờ khác xa cậu bé đi lớp tiểu học vài năm trước đó. Trong khi phần lớn các thiếu niên thường náo nhiệt và hiếu động, thái độ bình lặng và cách ăn nói chín chắn của Prabhat khiến cậu trở nên khác biệt. Khi một lời đã được nói ra, cậu không bao giờ nhắc lại lần thứ hai. Cậu thân thiện với mọi người nhưng không tham gia các cuộc vui chơi lúc rảnh rỗi hoặc giờ nghỉ. Cậu giữ cho mình khoảng không gian riêng tư, hoặc là ngồi dưới gốc đa lớn trong sân với một cuốn sách hoặc ở dưới mái hiên. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có các cuộc cãi vã nổ ra, hoặc các bạn học sử dụng những lời lẽ thô tục với nhau, cậu đều nhanh chóng đứng dậy và can thiệp. Nhiều khi, các bạn tiếp cận cậu để thảo luận về một chủ đề nào đó, có liên quan đến các bài học trên lớp, nhưng thường thì họ tôn trọng sự yên tĩnh của cậu.


    Prabhat nổi tiếng về khả năng trả lời các câu hỏi của bất cứ ai từ thời tiểu học, tới lúc này cũng vậy, các bạn học sinh khác thường đưa đến một ai đó có câu hỏi mà chẳng người nào có thể trả lời. Một buổi chiều, cậu và các bạn học ngồi quanh một chiếc bàn trong giờ giải lao để xem một cuốn sách mới về địa lý vừa được gửi tới. Prabhat lật các trang sách thật nhanh cùng với mọi người. Sau đó cậu đóng sách lại và đề nghị họ hỏi cậu bất cứ câu hỏi nào từ bất cứ trang sách nào. Các bạn liền tham gia vào cuộc chơi. Họ mở cuốn sách theo cách để cậu không nhìn thấy và bắt đầu các câu hỏi. Từng câu một, cậu trả lời đều chính xác. Họ có ấn tượng sâu sắc, nhưng họ đã từng chứng kiến chuyện này trước đó. Vimalendu Chatterjee thì lại khác, cậu vừa đến Jamalpur từ một ngôi làng nhỏ ở quận Silhet phía tây Bengal. Khi cậu tỏ ra ngạc nhiên, Prabhat hỏi tên ngôi làng của cậu rồi sau đó bắt đầu mô tả nó đến từng chi tiết, đến tận kiểu phân chia các thửa ruộng và cách sắp đặt các nguồn cung cấp tưới tiêu. Prabhat càng mô tả, Vimalendu càng kinh ngạc. Tất cả mọi thứ đều chuẩn xác như lời Prabhat mô tả. “Làm thế nào cậu biết tất cả những điều đó?” cậu bạn thốt lên. Prabhat trả lời: “Mọi người không tìm hiểu, vì sao các bạn không biết những điều này.” Vài năm sau đó, Vimalendu mới biết rằng những thông tin mà Prabhat sử dụng để mô tả chính xác không thể tìm thấy được từ bất cứ cuốn sách nào.


    Sau giờ học, Prabhat thường đi cùng các bạn ra cánh đồng bên ngoài thị trấn, nhưng thay vì tham gia vào các trò chơi, cậu lại đi sang những ngọn đồi gần đó, và xuất hiện trở lại lúc chiều muộn rồi cùng các bạn quay về thị trấn. Thời đó, đồi Kharagpur là cánh cổng để đi tới miền hoang dã mà cư dân thị trấn chẳng mấy ai dám đi qua. Khoảng hai dặm từ rìa thị trấn, có con đường đầy đá để đi tới ngọn đồi đá granite được trạm trổ, từng được sử dụng nhiều thế kỷ như một vòng bảo vệ tự nhiên phía nam cho thành Munger cách đó bảy km về phía bắc, một thành cổ của vương quốc Anga.


    Một buổi chiều, khi Prabhat mười một tuổi, Sachindranath Marik, sống cách cậu vài ngôi nhà, học dưới cậu hai năm, không thể kìm nén sự tò mò của mình nữa. Cùng với vài người bạn, Sachin quyết định đi theo Prabhat tới ngọn đồi. Bị kích thích bởi viễn cảnh được do thám kẻ bí ẩn cùng trường, ba cậu thiếu niên cẩn thận giữ khoảng cách để không bị phát hiện khi bám theo Prabhat trên con đường hiếm người qua lại quanh co uốn khúc lên tới đỉnh đồi và đi sâu vào rừng. Các cậu bé dần cảm thấy sợ hãi vì đã từng nghe kể về hổ và dã thú hay đi lang thang trong khu vực này. Phía cuối con dốc, đoạn đường nghiêng xuống và biến mất sau hàng cây. Không ai còn nhìn hoặc nghe được tiếng của Prabhat, chẳng ai dám tiến thêm bước nào, cả nhóm quyết định đợi cậu quay lại. Khoảng bốn mươi phút sau, Sachin nhìn thấy cái gì đó khiến cậu rúng động và nhìn chòng chọc. Cậu hét lên với hai người bạn và chỉ tay về phía đó, ở nơi họ từng đứng khi trước, rõ rành rành ở giữa các lùm cây, họ nhìn thấy Prabhat đang cưỡi trên lưng một con hổ với bước đi thong thả. Họ lặng người đứng nhìn đến khi Prabhat trèo xuống từ lưng hổ, vỗ về nó một lúc rồi nhìn nó đi mất qua rặng cây.
    tranvukhanh thích bài này.
  6. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Vào mùa đông, khi nhiệt độ có thể hạ xuống ba hoặc bốn độ C lúc trời tối, Prabhat vẫn mặc quần short và áo sơ mi, trong khi phần lớn chúng bạn mặc quần áo len. Khi họ hỏi Prabhat có lạnh không, cậu nói: “Không. Các cậu bao bọc thân thể với quần áo ấm, nhưng còn tinh thần thì sao? Các cậu có bao bọc tinh thần không?”


    “Nhưng chúng tớ không cảm thấy lạnh trong tinh thần.”


    “À, tinh thần được cấu thành từ chất liệu giống với thân thể. Đó là lý do tớ không cảm thấy lạnh.”


    Một vài bạn trẻ hơn bắt đầu đi theo Prabhat sau giờ học, tới cánh đồng và đợi tới lúc cậu quay lại từ khu đồi để cùng cậu đi bộ về thị trấn. Cha mẹ của một trong số đó phàn nàn rằng con họ thường về nhà muộn mỗi tối, trách mắng đứa trẻ vì đi lang thang theo Prabhat, rồi yêu cầu con họ ngừng lại. Khi đứa trẻ nài nỉ, họ muốn biết điều gì hấp dẫn con mình đến thế.


    “Con cảm thấy dễ chịu mỗi khi ở gần Prabhat.” cậu nói. “Một lần, khi Prabhat dừng lại trên đường, con thấy cậu ta được bao quanh bởi một quầng sáng rực rỡ. Một người có hào quang chói sáng như vậy không thể là người thường được, phải không?”


    Cha mẹ cậu chẳng đáp lại điều này. Sau đó họ không có chút phản ứng chống đối nào.


    Manoranjan Banerjee, học dưới Prabhat vài năm, thường nhìn thấy cậu ngồi yên lặng nhiều giờ trong ngôi đền thờ Siva ở Keshvpur với đối mắt nhắm nghiền, khiến cậu ấn tượng sâu sắc. Một hôm cậu được chứng kiến một sự việc kỳ lạ:


    Hồi đó, khi tôi học lớp sáu, một hôm có một nhóm bốn hoặc năm con trâu đuổi theo tôi trong con đường nhỏ. Tôi vứt hết sách vở và chạy tháo thân. Khi đang chạy, tôi thấy Prabhat đang đứng cuối con đường. Khi tôi chạy đến chỗ cậu, cậu che chắn cho tôi khỏi lũ trâu. Ngay khi chúng sắp chạm tới cậu, chúng đột nhiên dừng lại và đứng im như những bức tượng. Tôi đang ngạc nhiên thì cậu bảo tôi đi nhặt đống sách vở. Tôi rất sợ hãi và không dám làm vậy, bởi vì muốn nhặt được các cuốn sách, tôi phải đi ngang qua chỗ lũ trâu đang đứng. Nhưng Prabhat nhắc lại đảm bảo chắc chắn rằng tôi không có gì phải lo. Chúng sẽ không làm hại tôi. Tôi vẫn ngần ngại nhưng cuối cùng tôi lách qua chúng và thu lượm đống sách vở rồi quay lại chỗ Prabhat. Lũ trâu không hề nhúc nhích trong suốt quá trình đó. Prabhat phẩy tay về phía chúng, chỉ nhờ vậy chúng mới động đậy, quay đầu lại và bỏ đi. Sự việc này khiến tôi nhận ra Prabhat có các quyền năng tâm linh siêu việt.


    Những sự kiện như vậy khiến Prabhat có tiếng trong chúng bạn và xóng làng như là một vị thầy tâm linh cao cả với những quyền năng phi thường làm mọi người mê mẩn. Ở phương tây, hầu hết mọi người không tin vào những câu chuyện tương tự mà họ được kể vì họ không biết điều gì kiến tạo nên một con người như vậy. Nhưng ở Ấn Độ, với lịch sử lâu dài gắn liền với các yogi và các bậc thánh tu hành đắc đạo, Prabhat được coi như một hành giả tâm linh trẻ tuổi nốt gót các bậc tiền bối lừng danh khi xưa. Gia đình cậu và những người hàng xóm từ lâu đã biết cậu không phải người thường. Mẹ cậu sau này nói rằng bà thầm nghĩ con mình có thiên tư về tôn giáo, nhưng bà cũng như hàng xóm không bao giờ đưa chủ đề này ra bàn tán. Trong hàng ngàn năm, nền văn hóa Ấn Độ dạy họ biết tôn trọng tính riêng tư của những người có tâm trí luôn hướng tới Thượng đế, và trong một thị trấn nhỏ ở bang Bihar vào những năm 1930s, truyền thống này vẫn còn hiện diện sâu đậm.


    Trong khi đang học trường trung học đường sắt, Prabhat có kinh nghiệm tâm linh đặc biệt của thời niên thiếu. Nhiều năm sau này ông kể lại cho Amitananda về buổi tối mùa đông kỳ lạ đó ở Ranchi:


    Thầy đi đến đồi Jamalpur để hành thiền. Khi đang ngồi, thầy nghe thấy một giọng nói thì thầm bên tai mình: “Tới đây với ta, ta sẽ chỉ cho con một nơi tốt hơn để thiền. Theo ta.” Thầy chẳng nhìn thấy ai, nhưng thầy đi theo tiếng gọi rất rõ ràng đó. Tiếng nói đưa thầy đến một nơi và bảo thầy ngồi thiền. Thầy bắt đầu thiền. Sau một lúc, giọng nói vang lên: “Con quẫn trí hay sao vậy? Con muốn chìm đắm trong mê vọng của maya bao lâu nữa? Con nghĩ con là ai hỡi P.R Sarkar? Hãy nhìn đi, xem con là ai!” Trong khoảnh khắc đó, cuốn phim chiếu lại các tiền kiếp của thầy vụt hiện lên trước mắt và thầy nhận ra mình là ai.”
    Lần cập nhật cuối: 12/09/2015
    tranvukhanh thích bài này.
  7. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Một buổi chiều ngày 15 tháng 1 năm 1934, một trận động đất kinh hoàng đã xảy ra ở phía bắc Ấn Độ với tâm chấn ở giữa Nepal và Bihar, khoảng ba trăm km từ Jamalpur với cường độ 8.1 Richter khiến ba mươi ngàn người chết. Jamalpur nằm cách xa tâm chấn nhưng cũng phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề. Một phần ngôi nhà của Sarkar bị sụp đổ. Buổi sáng hôm động đất, Lakshmi Narayana đi Calcutta để ấn định ngày cưới cho Hiraprabha. Khi ông trở lại sáng hôm sau lúc năm giờ, toàn thể gia đình đang chờ ông ở trạm xe lửa với những tấm chăn quấn quanh người sau một đêm nhiệt độ hạ thấp. Hôm đó ông dẫn con trai trưởng của mình đi khảo sát mức độ tàn phá và bị sốc với những gì được chứng kiến. Bất chấp thiệt hại đối với ngôi nhà của mình, ông lập tức lao vào công việc cứu trợ với tất cả nỗ lực, bỏ lại công việc kế toán của mình ở xưởng đường sắt Jamalpur để giúp đỡ những người gặp nạn và thu gom phân phát đồ cứu tế.


    Sau giai đoạn hết mình vì mọi người và được ngủ rất ít, sức khỏe Lakshmi Narayana dần trở nên suy kiệt. Không ai có thể chẩn đoán chính xác chứng bệnh nào mà ông mắc phải, nhiều bác sĩ với các loại thuốc khác nhau chỉ có rất ít tác dụng. Ông từ trần ngày 12 tháng 2 năm 1936, khi Prabhat đang học lớp chín, con trai cả nhưng còn quá trẻ để hỗ trợ gia đình. Mẹ cậu nhận tiền tiết kiệm từ công ty đường sắt cùng với khoản để dành của họ, nhưng không có tiền trợ cấp cho người lao động vào lúc đó, do vậy điều kiện tài chính của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đó, đời sống của họ tương đối sung túc theo tiêu chuẩn Ấn Độ. Không ai trong số họ từng đối mặt với sự khó khăn về tài chính, nhất là mẹ của Prabhat, bà Abharani, người lớn lên trong một gia đình của vị bác sĩ giàu có ở quận Hooghly của Bengal rồi sau đó được gả vào một gia đình trung lưu. Sau đám tang chồng, bà dùng cổ phần ở nơi làm việc và tổ chức sắp xếp lại ngôi nhà để gia đình có thể tồn tại trên mức thu nhập ít ỏi của mình. Mức chi tiêu rộng rãi mà họ từng được hưởng đã không còn, nhưng bà vẫn đảm bảo các con mình không bị thiếu tốn thứ gì trong cuộc sống. Bà con hàng xóm, những người từng được Lakshmi Narayana giúp đỡ nhiệt tình trước đây nay trở lại giúp họ. Anh trai ông, Nirmal Chandra ghé thăm họ hàng tuần để chắc chắn rằng Abharani có mọi thứ bà cần để duy trì gia đình. Khi Prabhat tốt nghiệp trung học, cậu cố thuyết phục mẹ để cậu tìm một công việc, nhưng Abharani không chấp nhận. Mong ước của bà là được thấy Prabhat vào đại học, nên cậu không thể làm bà thay đổi ý kiến. Vì vậy, mùa thu năm 1939, Prabhat lên tàu hỏa tới Calcutta, nơi cậu bắt đầu nhập học Đại học Vidyasagar.
    tranvukhanh thích bài này.
  8. annhientaitam

    annhientaitam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    đi lòng vòng lại vào được trang nè.. hay quá bạn phunglam. đây là bạn tự dịch hả?
  9. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Mình sưu tầm :D
    Dạo này bận quá nên mình ít lên được. Cám ơn các bạn theo dõi topic.
  10. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    III. Kalikananda


    Krishna nói rất đúng: “Cho dù một tên tội phạm khó trị đến trú ẩn trong mật thất của tôi, tôi cũng sẽ cứu rỗi anh/chị ta khỏi mọi tội lỗi; tôi sẽ chăm lo đến khi người đó đạt đến giải thoát. Vì vậy, bất cứ ai, bất kể người tầm đạo nào, cho dù cuộc sống quá khứ đen tối, nhơ nhuốc đến đâu, cũng không phải lo lắng về bất cứ điều gì.”


    Ở Calcutta, Prabhat sống tại nhà người cậu ruột, Sarat Chandra Bose để theo đuổi khóa học trong mùa hè năm 1939. Cậu vẫn duy trì thói quen đi dạo buổi tối và thường đi dọc theo bờ sông Hằng, con đường dẫn cậu đi ngang qua một khu vực rải rác những bãi hỏa táng, đôi khi còn đang cháy âm ỉ với những tử thi đã hóa thành tro. Đó là nơi duy nhất mà người dân thành phố xa lánh, nghe đồn là không an toàn khi trời tối. Một buổi tối ngày rằm tháng Tám, không lâu sau khi đến Calcutta, Prabhat đi qua bãi hỏa táng Kashimitra. Trăng sáng đủ để soi tỏ lối đi xuyên qua bãi hỏa thiêu. Cậu dừng lại và tìm một chỗ ngồi gần bờ sông. Một lúc sau, cậu nghe tiếng bước chân phía sau. Không cần quay đầu lại, cậu mời vị khách không quen ngồi xuống. Thay vì ngồi, người đàn ông lực lưỡng, bệ vệ bước tới gần, rút ra một con dao găm to bản và đòi Prabat đưa tiền cùng với tất cả những gì có giá trị, nếu không cậu sẽ mất mạng.


    “Anh đang thiếu tiền à?” Prabhat hỏi, dường như không quan tâm đến lưỡi dao đang lấp lánh dưới ánh trăng, chỉ cách mặt cậu một gang tay. Tên cướp tuy ngạc nhiên nhưng vẫn lặp lại lời đe dọa. Prabhat trả lời với một giọng điệu bình thản: “Thì ra anh có thói quen đi cướp mọi người, kể cả một sinh viên nghèo như tôi?” Một lần nữa tên cướp định khủng bố chàng thanh niên, nhưng Prabhat vẫn đáp lại không sợ hãi: “Tôi sẽ đưa anh tiền, đừng vội, nhưng tôi còn có thứ khác đáng giá hơn tiền. Anh không muốn biết đó là gì sao?”


    Tên cướp dường như bị dao động trước sự bình tĩnh kỳ lạ và nụ cười bí hiểm của chàng trai mảnh khảnh đang ngồi trước hắn. Sau một lúc do dự, hắn hỏi Prabhat có ý gì.


    “Trước hết, hãy nói xem, nếu các nhu cầu vật chất của anh được thỏa mãn, anh có còn đi ăn cướp nữa không?”


    Tên cướp, Kalicharan Bannerjee, lưỡng lự một chút rồi cho rằng nếu có thể thoát khỏi lối sống này thì hắn sẽ làm.


    “Tốt. Nếu anh muốn có thứ mà tôi có thể trao cho anh, hãy vứt con dao đi rồi ra sông tắm. Xong rồi hãy quay lại và ngồi xuống đây. Tôi sẽ đợi.”


    Kalicharan đột nhiên cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối trước mặt chàng trai mà hắn vừa dí con dao vào mặt cách đây ít phút. Nước mắt tuôn trào, hắn đi về phí bờ sông, liệng con dao về phía những làn sóng và trầm mình xuống. Khi trở lại, nước còn ướt đẫm đôi vai trần, Prabhat điểm đạo cho hắn vào phép thiền định mật giáo, trong một nghi thức đồng ý thu nhận hắn làm đệ tử đầu tiên của cậu. Kalicharan cố kìm nước mắt, hắn đồng ý sẽ từ bỏ cuộc sống tội phạm và chăm chú lắng nghe chỉ dẫn của Prabhat về cách điều hướng lại cuộc đời. Khi hắn tỏ ra hối hận và cố giải thích điều gì đã đưa đẩy hắn lao vào con đường phạm tội như vậy, Prabhat bảo hắn hãy quên đi quá khứ: “Từ hôm nay anh sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Kalicharan ngày xưa đã không còn tồn tại.”


    Sau đó Kalicharan nài nỉ xin được đưa Prabhat về nhà: “Thành phố này đầy rẫy sát nhân, chúng chẳng ngần ngại đoạt mạng ai đó chỉ vì vài đồng lẻ.” Khi họ tới nhà người bà con của cậu, Prabhat ban cho hắn thêm một vài giáo lý và dặn dò thời điểm quay lại.


    Vài ngày sau Kalicharan quay lại, Prabhat đang hành thiền. Kalicharan đợi ngoài cửa đến khi cậu xả thiền. Prabhat mở cửa, cậu đưa cho đệ tử chiếc đồng hồ của mình và đồng một anna. “Con đã cướp của thầy, đây là tất cả những gì con có.” Kalicharan bật khóc, hứa sẽ cống hiến toàn bộ công sức của mình, thay vì đi cướp, sẽ phục vụ thế gian.


    Sau đó, Kalicharan được nhận lễ điểm đạo Kapalik từ Prabhat và được ban đạo hiệu Kalikananda.

Chia sẻ trang này