1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất Tổ Vua Hùng (Truyền thuyết, lịch sử, văn hóa,hình ảnh, địa lý, con người...Phim tài liệu trang 2

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi ThanhGiongOnline, 05/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JohnSteve

    JohnSteve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Nhìn vào bản đồ chi tiết này mới thấy cách đây hơn 4000 năm mà tổ tiên ta chọn được thủ đô ở một nơi có thể nói là tuyệt đẹp. Trông trong bản đồ thì giống như Nhà nước Văn Lang ở vị trí hội tụ của 4 con Rồng.[​IMG]
  2. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Em xin tiếp tục "sự nghiệp" của bác John với phần:
    TRẠNG THÁI KINH TẾ THỜI HÙNG VƯƠNG-AN DƯƠNG VƯƠNG​
    Vào thời kỳ này, tuy sinh hoạt săn bắn và hái lượm vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân, nhưng nghề chài lưới và nghề nông đã có những bước phát triển đáng kể.
    Thời ấy, ngư dân vẫn thường hay bị những loài cá dữ sát hại. Vua Hùng bèn dạy cho dân cách xâm trên mình hình ảnh những con cá sấu để thủy quái tưởng lầm là đồng loại mà không sát hại nữa. Từ đó dân Lạc Việt có tục xâm mình. Tục này kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới dứt.
    Nghề đánh cá đã phát triển với các dụng cụ đánh bắt như lưới có chì lưới bằng đất nung, lưỡi câu bằng đồng thau, mũi lao có ngạnh bằng xương.
    Vua Hùng lại chỉ cho dân cách trồng lúa và chính bản thân vua vẫn hàng năm lên núi cầu trời đất cho được trúng mùa. Chỗ núi vua lên khấn vái lúa về sau được gọi là núi Hùng (thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, Vĩnh Phú). Thuở ấy Văn Lang có ruộng lạc, tức là ruộng ở chỗ trũng nằm ven sông Hồng, sông Mã. Dân theo thủy triều lên xuống mà làm ruộng, được gọi là Lạc dân. Lạc dân dùng phương pháp thủy nậu để cấy lúa bằng cách lấy chân đạp cho cỏ sụt bùn rồi mới lấy cấy lúa lên. Thoạt tiên đó là những giống lúa hoang. Về sau được Lạc dân thuần dưỡng để trở thành hạt gạo nếp thơm dẻo. Nhưng dân Lạc không chỉ độc canh cây lúa mà còn trồng các loại rau củ, cây trái nữa. Qua các sự tích ta thấy đã có trầu cau, dưa hấu. Ngoài ra còn có khoai đậu, trồng dâu, nuôi tằm.
    Kỹ thuật luyện kim phát triển mạnh, cư dân Lạc Việt đã biết làm ra những công cụ sản xuất bằng kim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là cày đồng và lưỡi hái bằng đồng ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt nông nghiệp. Lưỡi cày thời ấy có hình cánh **** hoặc hình tam giác. Và xuất sắc đặc biệt là dân Lạc Việt đã đúc nên những chiếc đồng phức tạp đòi hỏi một trình độ kỹ thuật văn hóa cao.
    Những dụng cụ sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim dao, lưỡi câu, chuông và đồ trang sức cũng được sản xuất với số lượng đáng kể. Ngoài ra, đã có nghề luyện sắt (di tích Gò Chiền Vậy) và nghề gốm.
    ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
    1. Văn hóa vật chất
    1.1. Cư trú
    Nhà được dựng theo kiểu nhà sàn. Nguyên liệu là gỗ, tre, nứa, lá. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn và sàn thấp. Nhà chưa có vách, đuôi mái gối sát sàn nhà. Cầu thang lên đặt trước nhà.
    Các ngôi nhà được bố trí quây tụ ở ven đồi, đỉnh gò, chân núi, nếu gần sông suối thì nằm trên các giải đất cao để tránh lụt lội.
    1.2 Trang phục
    * Đầu tóc: có 3 kiểu chính
    Cắt ngắn ngang vai dùng cho cả nam lẫn nữ
    Búi tóc búi lên đỉnh đầu, có trường hợp chít khăn lên búi tóc. Loại kiểu tóc này cũng được cả nam lẫn nữ sử dụng. Về nữ, có trường hợp chít khăn lên búi tóc.
    Loại kiểu tóc kết đuôi sam và có vành khăn nằm ngang trán thì chỉ dùng cho phụ nữ.
    * Mặc: Cách phục sức đã có sự phân biệt nam nữ. Nữ mặc váy, thân để trần, đi chân đất. Váy có hai kiểu là kín và mở, ngắn đến đầu gối, có khi có đệm váy. Phụ nữ giàu có ăn mặc có phần chải chuốt hơn, khăn chóp nhọn trùm lên búi tóc, đủ cả váy, áo và yếm, áo cánh xẻ ngực, thắt lưng có trang trí. Váy kín có trang trí, buông chùng đến gót chân, đệm váy có hình chữ nhật cũng có trang trí, thả trước bụng hay sau mông.
    Nam đi chân không, ở trần, mặc khố. Khố có hai kiểu, kiểu quấn một vòng và kiểu quấn hai vòng. Có đuôi thả đàng sau.
    Trang phục lễ hội không phân biệt nam nữ. Thường là váy kết bằng lá hay bằng lông vũ. Mũ kết bằng lông chim có cắm thêm bông lau ở phía trên hoặc phía trước.
    Đồ trang sức: người thời Hùng Vương cả nam lẫn nữ đều rất ưa thích dùng dùng đồ trang sức. Nam cũng như nữ đều đeo vòng tai. Ngoài ra, các trang sức hạt chuỗi, nhẫn và vòng tay rất phổ biến.
    Hình dáng của vòng tay rất đa dạng: hình vành khăn, hình tròn, hình tròn có mấu. Hạt chuỗi có hình trụ, hình trái xoan, hình tròn. Vòng nhẫn hình tròn hoặc hình bện thừng. Vòng tay có tiết diện chữ nhật, hình ống, hoặc có cánh.
    Chất liệu của các đồ trang sức là những kim loại cao cấp như vàng bạc. Thường là bằng đá, đồng thau, rất ít khi bằng ngọc nhưng được tạo thành với khiếu thẩm mỹ cao.
    1.3 Ăn uống
    Thức ăn chính là gạo nếp tẻ, đã có dụng cụ bếp núc như nồi, chõ. Sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi lại là dân Lạc đã biết làm mắm: "Lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm". Họ cũng biết làm rượu, làm bánh.
    Thức ăn thường là cá, gà, vịt, chim, heo, chó, trâu, hươu, nai, cáo, khỉ, ba ba, rùa, cua ốc... với các hương liệu: gừng muối, trầu cau, đất hun.
    2. Văn hóa xã hội
    2.1 Hôn nhân
    Có một số tục lệ như lấy gói đất, gói muối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng. Vì thế có câu: "Tục hôn nhân lấy gói đất (hoặc lấy gói muối) làm đầu". Một số nghi thức khác trong hội lễ ghi nhận được là ném bùn, ném đất và hoa quả vào người chàng rể. Nghi thức chủ yếu nhất là hai vợ chồng mới ăn chung bát cơm nếp. Sau khi ăn bát cơm nếp, họ được cộng đồng công nhận là vợ chồng.
    2.2 Tang ma
    Khi trong nhà có người chết, người ta giã vào cối, đó là tín hiệu thông tin cho hàng xóm, láng giềng biết để đến giúp đỡ.
    Người chết có quyền đem theo một số tài sản để sử dụng trong cuộc sống khác. Các đồ tùy táng là những đồ dùng hàng ngày và đồ trang sức.
    Thời ấy người chết được hỏa táng hay được chôn cất. Các nhà khảo cổ học đã đào được các quan tài độc mộc. Đó là một thân cây khoét rỗng có hình dáng giống như chiếc thuyền độc mộc.
    2.3 Phong tục khác
    Khi trẻ sơ sinh ra đời, dân Lạc có tục lệ lót ổ cho trẻ bằng lá chuối tươi. Khi trẻ lớn lên được làm lễ thành đinh, Lễ thành đinh mang tính thử thách năng lực của các thanh niên, thường được tổ chức những buổi thi tài trong các ngày hội. Sau lễ thành đinh, thanh niên trở thành thành viên lao động mới của xã hội.
    3. Văn hóa tinh thần
    3.1 Vẽ: Nghệ thuật vẽ đã rất phổ biến với các hoa văn đa dạng trên các đồ gốm, trên các trống đồng. Không những thế cư dân Văn Lang đã biết dùng màu để vẽ. Tục xăm mình là một minh chứng về nghệ thuật vẽ màu của người Văn Lang.
    Đề tài chính của nghệ thuật này là con người đang hoạt động, đang sống hồn nhiên. Đó là quang cảnh nhảy múa, thổi khèn, giã cối... hoặc là quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Mặt trống đồng như một vũ trụ mà trung tâm là mặt trời. Hoạt động của con người quây tròn chung quanh mặt trời đang tỏa sáng.
    3.2. Nghệ thuật tạo tượng phát triển rất cao. Chất liệu là đất nung, đồng thau, đá... những bức tượng mang dáng vẻ rất hồn nhiên, sinh động, ví dụ như bức tượng người ngồi thổi khèn, tượng người cõng nhau nhảy múa thổi khèn cho thấy sự thoải mái, thanh nhàn trong cuộc sống đơn giản. Bên cạnh đề tài là con người còn có các động vật gần trong sinh hoạt của con người: gà, chó, chim...
    3.3 Âm nhạc
    Qua các hiện vật khảo cổ tìm được qua hình ảnh trên các trống đồng, ta thấy cư dân Văn Lang rất ưa ca hát, nhảy múa. Họ hát đối đáp, đánh trống, đánh cồng hoặc hòa tấu cùng nhau với đủ các dụng cụ âm nhạc mà họ đã sáng tạo được như sau:
    Trống đồng có âm thanh dũng mãnh-trống da-Cồng chiêng (mỗi giàn chiêng có từ 6 đến 8 chiếc)-Chuông nhạc-Phách-Khèn...
    3.4 Hội lễ
    Hội lễ là một phần trong cuộc sống của dân Lạc. Trong các buổi lễ hội có những sinh hoạt như sau:
    Tục lệ đánh trống đồng: hoặc do một người đánh hoặc hòa tấu từng cặp trống đực cái, người đánh trống bận lễ phục hình chim ở tư thế ngồi hay đứng.
    Múa nhảy ca hát: Người trình diễn cũng bận lễ phục hình chim, có múa hóa trang, múa vũ trang, múa hát giao duyên nam nữ. Múa hóa trang thường đội mũ có gắn lông chim, có từ ba đến bảy người, có người cầm vũ khí, cầm khèn.
    Hội giã cối: từng đôi nam nữ cầm chày dài giã cối tròn tạo nên hình ảnh tượng trưng cho sự sinh phồn.
    Các cuộc đua thuyền hào hứng với những chiếc thuyền độc mộc mình thon, mũi cong, đuôi én.
    Mọi sinh hoạt trên đều gắn với điều cầu mong thiết thực của cuộc sống như mong mưa thuận, gió hòa, mong được mùa, mong sinh sản được nhiều.
    3.5 Tín ngưỡng: dân Lạc thờ các lực lượng thiên nhiên (thần núi, thần sông, thần đất); thờ các vật thiêng (thần rồng, chim, hổ); thờ anh hùng (Phù Đổng).
    3.6. Truyện kể: thời đại Hùng Vương - An Dương Vương để lại trong nền văn hóa dân tộc một kho tàng truyện kể phong phú, giúp ta hình dung được phần nào cách sống của người thời ấy. Truyện Trầu Cau nói về nguồn gốc của thói quen ăn trầu. Truyện Bánh Chưng Bánh Dày giải thích quan niệm trời tròn đất vuông cùng tục nấu bánh chưng của người Việt vào các dịp Tết. Truyện An Tiêm cho biết thời ấy con người đã biết trồng trọt. Truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh là cách giải thích mộc mạc nhưng rất trữ tình về nạn lụt lội hàng năm ở miền quanh núi Ba Vì. Mối tình thơ mộng giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử được cụ thể hóa bằng hình ảnh đầm Dạ Trạch và bãi Tự Nhiên. Tinh thần yêu nước được sớm tuyên dương qua hình ảnh của Phù Đổng Thiên Vương. Các truyền thuyết thần thoại ấy đã được kể từ thế hệ này đến thế hệ khác, truyền mãi đến nay, qua biết bao thời gian mà vẫn giữ được tính tưởng tượng dồi dào của người Lạc xưa.
    **************
    source: http://www.binhthuan.gov.vn
  3. xuoidongthoigian

    xuoidongthoigian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Đền Hùng năm 2005:
    Sẽ là sự kiện văn hoá hoành tráng và ấn tượng​
    Sáng 5.4, tại cuộc họp giao ban báo chí Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban tổ chức Nhà nước giỗ tổ Hùng Vương năm 2005 đã cho biết: Lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14.4 - 18.4.2005 (tức 6 - 10.3 âm lịch).
    Là một trong những sự kiện văn hoá lớn của nước ta trong hai năm 2004 - 2005, việc tổ chức giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng năm 2005 theo quy mô cấp Nhà nước đã được Bộ chính trị quy định tại Nghị quyết số 35; quyết định số 959/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 3.9.2004.
    Đây còn là một sự kiện văn hoá tâm linh có quy mô lớn, là quốc lễ nhằm giáo dục tinh thần "Uống nước nhớ nguồn", truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc VN, đồng thời khích lệ lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước để mỗi người dân ra sức phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh hơn. Lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, hoành tráng, ấn tượng theo nghi thức quốc gia tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì.
    Lễ khai mạc đặc biệt ấn tượng, diễn ra từ 20 - 22 giờ ngày 14.4 (tức 6.3 âm lịch), tại sân vận động TP. Việt Trì, là chương trình biểu diễn sân khấu hoá mang tính sử thi. "Đêm đại lễ hội" này với chủ đề "Đất tổ Hùng Vương linh diệu muôn đời" này gồm 5 chương, 10 cảnh với nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, đa sắc màu, có quy mô lớn, sôi động, hấp dẫn, phô diễn tinh hoa của nghệ thuật truyền thống VN. Ngoài các đoàn biểu diễn nghệ thuật trong nước, chương trình còn có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đoàn môtô bay của tập đoàn xe máy Yamaha (Nhật Bản) cũng tham gia đêm khai mạc với những tiết mục đặc sắc. Màn bắn pháo hoa sẽ kết thúc đêm đại lễ. Chương trình được kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp và tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Tiếng nói VN.
    Chương trình lễ hội còn nhiều buổi biểu diễn cùng các hoạt động phong phú khác như: Liên hoan rối nước các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; Trại sáng tác Điêu khắc quốc tế; Triển lãm ảnh nghệ thuật của 15 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc; chương trình biểu diễn trang phục VN; Trưng bày, giới thiệu "Cổ vật VN"; trình chiếu phim VN với chủ đề "Về cội nguồn";... và các hoạt động thể thao.
    Ngày 18.4.2005, lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng (7 - 9 giờ sáng) và lễ bế mạc với chủ đề "Đất Tổ với kỷ nguyên mới" (20 - 22 giờ) cũng được truyền hình trực tiếp.
    --------------------
    source:Báo LĐ
  4. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Đến Việt Trì những ngày này, du khách bắt gặp nhiều hoạt động văn hóa dân gian, mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là chợ quê hơn 200 gian hàng đầy màu sắc; là thi đấu vật khoe cơ bắp chàng trai; là gói bánh chưng với đôi bàn tay khéo léo của cô gái; là những chiếc bánh dày trắng phau, thơm thảo nghĩa tình.
    Bánh chưng là một nét văn hóa ẩm thực Việt Nam, là biểu trưng của mặt đất an lành, mang theo ước mơ về cuộc sống bình yên no đủ cho toàn dân Lạc Việt. Thi gói bánh chưng cũng đã trở thành tục lệ lưu truyền dân gian trong các lễ hội vùng quê Việt Trì.
    Khuôn mặt hân hoan, đôi má đỏ hồng sau 10 phút tập trung hoàn thành 10 chiếc bánh chưng vuông vắn, chị Hoàng Thị Mỹ Dung (đội 10 thôn Hồng Hải), giải nhất cuộc thi gói bánh chưng, tỏ ra rất vui sướng với thành quả của mình. ?oTôi rất vui khi được trổ tài gói bánh cùng mọi người. Tôi mong sẽ có nhiều dịp để bà con chúng tôi được tham gia?. Lá dong, thịt lợn, đỗ xanh, gạo nếp? dưới bàn tay nhanh thoăn thoắt của chị Dung, chưa đầy 1 phút sau đã định hình thành chiếc bánh chưng vuông thành sắc cạnh. Bí quyết của chị Dung chỉ là một chiếc đũa. Chiếc đũa đặt ngang một đầu bánh, giữ cho gạo và các phụ gia không đảo lộn, trào ra ngoài, lại giúp cho thành bánh được cao, gọn, vuông vắn. Không phải là dân chuyên nghiệp gói bánh chưng, nhưng với sự khéo léo, kinh nghiệm và đôi chút sáng tạo, nhà chị Dung luôn có bánh chưng đẹp nhất thôn Hồng Hải mỗi khi Tết đến.
    Hơn 200 gian hàng, với đủ loại đặc sản dân gian của đất tổ Hùng Vương, được dịp khoe sắc tại hội chợ quê Sơn Vi. Những chiếc bánh tò te độc đáo, những ngón nghề đan lát, dệt cửi cũng được phô bày. Du khách không khỏi trầm trồ trước đôi tay lão luyện, vô cùng thu hút của bà chủ chiếc khung cửi đời cổ to kềnh càng. Dù không còn nguyên vẹn không gian của một phiên chợ vùng quê yên bình, hội chợ quê Sơn Vi vẫn khơi gợi lại không khí của một miền quê lâu nay đã mất nhiều phần bản sắc bởi những bon chen xô bồ. ?oLâu lắm rồi tôi mới lại được ?omúa? trên khung cửi thế này. Không khí rộn ràng khiến mọi thứ đều trở nên thích thú, mới mẻ?, chị Nguyễn Kim Hoa (xóm Cội Lụ, xã Sơn Vi), một trong số ít người cuối cùng của Sơn Vi còn theo nghề dệt, phấn khởi nói.
    Đấu vật, môn thể thao truyền thống được yêu thích, giờ lại có cơ hội được thể hiện trước mắt bạn bè quốc tế đến với Quốc lễ 2005. Những thân hình cường tráng, những tấm lưng đẫm mồ hôi trên sàn đấu, nhưng ánh mắt ngời sáng niềm vui chiến thắng. Anh Nguyễn Văn Hùng, 22 tuổi, võ sĩ được mệnh danh ?obất khả chiến bại? với 15 lần quật ngã đối thủ trong 1 ngày, cứ ước ao ngày giỗ tổ sẽ còn kéo dài, để anh và bạn bè còn nhiều thời gian vui chơi, tận hưởng những hương vị quê hương, ấm cúng sau thời gian làm việc căng thẳng.
    Cho đến lúc này, Việt Trì đã sẵn sàng chào đón du khách bốn phương tới dâng hương. Đại lộ Hùng Vương luôn sáng đèn. Cờ phướn, biểu ngữ chào mừng giăng khắp lối đi. ?oNgày văn hóa Lễ hội Hùng Vương? sẽ tiếp nối cho một lễ khai mạc hoành tráng, rực rỡ, diễn ra vào 20h tối nay. ?oMọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ, các chương trình đã hoàn thiện, chỉ còn chờ đến giờ phút thiêng liêng, cùng hướng về nguồn cội, tưởng nhớ những vị anh hùng đã có công gây dựng non song Việt Nam tươi đẹp?, bà Nguyễn Thị Kim Hải - Phó trưởng ban tổ chức lễ hội Đền hùng 2005 - cho biết.
    Nhưng, cũng như những lễ hội khác, hội đền Hùng còn một số điều khiến khách thập phương phải bận lòng. Một ngày trước khi bắt đầu hội chính, đồ ăn sẵn ?obất thình lình? đội giá gấp 5 lần bình thường, khiến nhiều người đến hội trước vài ngày giật mình. ?oHôm qua một chai nước ngọt vẫn 3.000 đồng, hôm nay đã lên giá 15.000 đồng. Trứng luộc ?ocao cấp? nên giá lên tới 10.000 đồng/quả. Uống rồi, ăn rồi nên đành phải móc tiền trả thôi. Sợ thật?, anh Anh Tuấn, một du khách từ Hà Nội lên Việt Trì dự lễ, than thở sau cú bị ?olàm tiền?. Không chỉ vậy, sự xô bồ của Hội chợ Hùng Vương 2005 với quy mô nhỏ và hệ thống loa đài rú ầm ĩ, đua nhau quảng cáo sản phẩm ngay từ cổng ra vào, khiến nhiều người ôm đầu quay ra, dù chưa biết trong chợ bán gì.
    ---------
    Vnexpress
  5. linh_kotex

    linh_kotex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    1.330
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa của ngày giỗ tổ. ( Theo www.thanhnien.com.vn )

    Con người ai cũng có thân xác, đó là cơ sở vật chất để sự sống tồn tại. Thân xác đó không thể tự ta mà có, nó có là do cha mẹ di truyền, đến lượt ta, ta lại trao truyền sự sống cho con, thành ra sự sống là một dòng tồn tục. Khi ta sống là cha mẹ ta đang sống. Khi ta chết ta vẫn còn sống nơi con ta, cháu ta.
    Sinh huyết chảy mãi không ngừng từ vô thuỷ đến vô chung. Trân trọng sự sống, bảo tồn thân xác là bổn phận, là nhiệm vụ của con người vì thân xác đó không phải của riêng ta. Thân xác đó là của người trước, thân xác đó là của người sau. Thân xác đó cùng tồn tại với càn khôn, biến dịch cùng vũ trụ. Thế nên sống là tri ân. Sống là phải biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã cho ta sự sống. Đạo thờ cúng tổ tiên là đạo làm người. Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân.
    Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.
    Đền Hùng dựng trên núi Hùng
    Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Sơn Tây viết: "Núi Hùng Vương ở xã Hy Cương, cách huyện Sơn Vi 12 dặm về phía đông, cũng gọi là núi Hy Cương, lại gọi là núi Bảo Thứu, hình thể tròn trĩnh xanh tốt lạ thường, Địa dư chí của Lê Đại Cương chép rằng: mạch núi từ núi Tam Đảo bổ xuống, kéo qua địa phận huyện Lập Thạch, xuyên qua sông Lô, đi qua địa phận các huyện Hùng Quan và Tây Quan kéo đến, ở phía tây núi non la liệt, ở phía đông có nước sông Đà lượn quanh, lại có các ngọn nước tụ hội ở ngã ba sông, thật là cục lớn về phong thuỷ" . Võ Văn Trực cực tả: "Núi Hùng vươn ra như một con rồng, đầu hướng về nam"
    Núi Hùng cao 175m so với mặt biển. Núi còn nhiều tên gọi khác như Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương hay núi Cả. Núi Cả nhìn xuống làng Cả. Đời Lê, cư dân xã Hy Cương được ban làm con Cả, hằng năm giữ nhiệm vụ hương khói thờ phụng vua Hùng. Sách Ngọc phả Hùng Vương do Trực Học Sĩ Nguyễn Cố soạn năm 1470 có đoạn viết: "Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng, trên từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến Việt Trì làm hương hoả phụng thờ". Hằng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuế và ruộng chỉ để đèn nhang cúng lễ đền Hùng"
    Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
    Cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng, 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới"
    Nguyễn Thị Hạnh cho biết: "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm.
    Như thế ngày chính tế phải là ngày 12 tháng 3, ngày 10 tháng 3 chỉ là ngày quốc tế, ngày chính quyền Nhà nước đứng ra cúng tế. Và ngày 12 tháng 3 mới là ngày mang ý nghĩa của một thông điệp mà người xưa muốn gửi lại cho muôn đời sau.
    Tại sao 18 đời Hùng Vương chỉ có một ngày lễ. Đồng ý đây có thể là hợp kỵ nhưng tại sao lại là ngày 12 tháng 3 mà không phải là ngày khác? Đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý. Muốn giải mã được thông điệp của Tổ tiên; không thể chỉ dựa vào một sự kiện, vì như vậy người khác có thể cho là suy diễn, nhưng nếu vấn đề được giải đáp trong một hệ thống chúng ta không thể không quan tâm.
    Chúng ta có thể đối chứng ngày giỗ Tổ Hùng Vương với ngày giỗ Tổ Phụ Lạc Long Quân và ngày giỗ Tổ Mẫu Âu Cơ. Ba ngày giỗ này có liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất ý nghĩa trong cùng một hệ thống, tỏ rõ có bàn tay xếp đặt chứ không phải là ngẫu nhiên trùng hợp.
    Trong sách Hùng Vương và lễ hội đền Hùng B.D.S cho chúng ta biết thêm một chi tiết khá quan trọng: ''''Mãi gần đây chúng ta mới biết Lạc Long Quân được thờ tại Đình Nội, làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây. Bình Đà có hai ngôi đình đẹp: Đình Nội (còn gọi là Đình Trong), Đình Ngoại (còn gọi là Đình Ngoài)... Dân làng Bình Đà tổ chức lễ hội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3 âm lịch. Ngày 6 tháng 3 là ngày chính hội, tương truyền đó là ngày sinh của Đức Lạc Long Quân .
    Theo Kinh Dịch, tính theo số Tiên-Thiên, quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thuỷ đứng ở vị trí số 6, quẻ Ly hay còn gọi là quẻ Hoả đứng ở vị trí số 3. Vì vậy lấy ngày 6 tháng 3 để tưởng niệm Đức Lạc Long Quân là dựa vào tính chất của quẻ Khảm (số 6) và quẻ Ly (số 3). Hai quẻ này hợp lại là quẻ Thuỷ-Hoả-Ký-Tế, quẻ thứ 63 trong tổng số 64 quẻ Dịch.
    Lạc Long Quân từng nói với Âu Cơ: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con, nhưng thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thuỷ phủ, chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống bể, hữu sự thì báo cho nhau biết" (Lĩnh Nam Chích Quái).
    Lạc Long Quân tính thuỷ tương ứng với quẻ Khảm, loại quẻ dương. Âu Cơ tính hoả tương ứng với quẻ Ly, loại quẻ âm. Hai quẻ này âm dương tương hợp, tạo thành quẻ Ký-Tế. Hào cửu ngũ quẻ Ký-Tế là hào dương, biểu tượng cho vua, hào lục nhị quẻ Ký-Tế là hào âm, biểu tượng cho Âu Cơ, hai hào này là hai hào chính ứng với nhau.
    Kinh Dịch chỉ có 8 quẻ đơn, từ quẻ Càn số 1 đến quẻ Khôn số 8, quẻ đơn không vượt quá số 8. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 12 tháng 3, số 12 vượt quá giới hạn quẻ đơn, tuy nhiên ta biết rằng 12 là bội số của 6. Dịch lý luôn biến hoá, do đó số 12 vẫn hàm chứa số 6 nên ngày 12 tháng 3 về nội hàm vẫn là hoá thân của 6 tháng 3. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giỗ Tổ Lạc Long Quân cùng có chung một ý nghĩa.
    Quẻ Ký-Tế là quẻ duy nhất trong số 64 quẻ Dịch đạt đến độ lý tưởng hoàn chỉnh. Dịch quy định những hào ở vị trí số lẻ 1, 3, 5 phải là hào dương mới được kể là chính vị, nếu là hào âm thì gọi là thất vị (không đúng vị trí). Ngược lại những hào ở vị trí số chẵn 2, 4, 6 phải là hào âm mới được kể là chính vị, không đúng quy định đó gọi là thất vị. Số thứ tự của hào quẻ được tính từ dưới lên. Riêng hào 5 (hào cửu ngũ) còn được gọi là hào trung chính vì là hào dương mà lại là hào ở giữa quẻ ngoại. Cũng thế, hào 2 (lục nhị) còn được gọi là trung chính vì là hào âm và là hào ở giữa quẻ nội. Quẻ Ký-Tế,hào dương ở đúng vị trí dương, hào âm ở đúng vị trí âm được xem là quẻ chuẩn, chuẩn cho Dịch, chuẩn cho người, chuẩn cả cho trời đất vì đã đạt đến trung chính, nghĩa là đã đạt được Đạo. Trời đất trung chính thì mưa thuận gió hoà, xã hội trung chính thì cuộc sống yên ổn, thái bình. Cho nên toàn bộ Kinh Dịch, có thể nói như Nguyễn Hiến Lê: "Liệt kê ra thì cực phiền toái mà tổng hợp lại thì rất đơn giản chỉ gồm hai chữ trung chính như Trương Kỳ Quân đã nói: "Đạo lý trong thiên hạ (theo Dịch) chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính"
    Nguyễn Văn Siêu nhấn mạnh trung không phải là lưng chừng, không phải là trung bình cộng mà trung là đạt đến chỗ chí thiện.
    Phải chăng qua ngày giỗ 6/3 và 12/3 Tổ tiên muốn để lại cho con cháu muôn đời lời di huấn về phép trị nước an dân cốt sao đạt đến chỗ trung chính.
    Đạo trị nước tất cũng là đạo giữ nước, đó chính là thông điệp của ngày giỗ Tổ Hùng Vương, giỗ Tổ Lạc Long Quân.
    Ký-Tế là đã thành, đã xong, nhưng Vương-Bật trong Chu Dịch chú nói rằng: "Đã qua sông (ký tế) đừng quên lúc chưa qua sông (vị tế)'''' (4) tr870). Vua Đường Thái Tông từng hỏi các cận thần: "Về sự nghiệp của đế vương, việc sáng lập và giữ gìn thành quả cái nào khó hơn". Nguỵ Trưng đáp: "Đế vương dấy nghiệp, tất thừa cơ lúc đời suy loạn, lật đổ bọn tàn ác hôn ám, trăm họ đều đồng lòng ủng hộ, bốn biển đều theo về, đó là lúc trời trao cho mệnh, do vậy việc đó không phải là khó. Nhưng sau khi đã được thiên hạ, chí thường kiêu ngạo phóng dật, trăm họ muốn được yên vui, nhưng sưu thuế nặng nề, muôn dân khổ sở điêu tàn, mà phải phục dịch cho việc ăn chơi xa xỉ không ngớt. Đất nước suy vong đều từ đó mà ra. Cho nên nói giữ vững thành quả là khó hơn nhiều" . Ý của Tổ tiên muốn nhắc nhở người đời sau qua quẻ Ký-Tế: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển.
    Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Mặt trời trên trống đồng có nhiều tia, có trống 8 tia có trống 10, 12 hoặc 14, 16 tia, nhưng đều là tia khắc nổi, đó là tia dương ứng với hào dương. Ngoài ra những tia nổi này còn tạo ra những tia chìm, đó là tia âm, ứng với hào âm. Cứ mỗi hào dương hào âm như thế nối nhau sẽ tạo ra những quẻ Ký-Tế chạy thành vòng tròn mặt trời giữa trống đồng. Ý nghĩa của mặt trời trên trống đồng và những con số ẩn trong ngày giỗ Tổ là nhất quán.
    Ngày giỗ Lạc Long Quân, ngày giỗ Hùng Vương có chung một ý nghĩa, gắn bó nhau trong một hệ thống, thế còn ngày giỗ cũa Âu Cơ có chuyển tải ý nghĩa nào không?
    Giỗ cha có nghĩa, giỗ con có nghĩa, lẽ nào giỗ mẹ lại không?
    Sách Non Nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch Việt Nam giới thiệu: "Đền thờ Mẹ Âu Cơ nằm giữa cánh đồng lúa của xã Hiền Lương (huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), dưới tán lá của cây đa xum xuê toả bóng mát. Trong đền thờ tượng mẹ Âu Cơ đặt ở vị trí cao nhất. Bức tượng là một người mẹ hiền từ, đẹp như tiên, thông minh và phúc hậu. Tại đây còn thờ phụng con trai thứ hai của Mẹ, một vị tướng tài ba, trung hiếu, được tôn là ''''Thượng Đẳng Thần".
    Lễ hội Đền Âu Cơ tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng giêng âm lịch"
    Theo số Tiên Thiên, 7 là số thứ tự của quẻ Cấn còn gọi là quẻ Sơn, có tượng là núi. Tháng giêng số 1 là số thứ tự của quẻ Càn cũng gọi quẻ Thiên, có tượng là trời.
    Mẹ Âu Cơ là mẹ tiên, người ở núi "Mẹ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi". Dựa theo Dịch lấy ngày 7, quẻ Cấn, để tưởng nhớ mẹ là tiên nhân, cũng như Lạc Long Quân là cha rồng, người ở nước, nên lấy quẻ Khảm số 6 làm ngày tưởng niệm.
    Quẻ Cấn và quẻ Càn hợp lại là quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc: 7/1
    Quẻ trên là núi, quẻ dưới là trời, đây không phải là chuyện thực mà chỉ là hình ảnh biểu tượng: trời chứa trong núi, tượng trưng cho sự chứa đựng, tích góp lớn lao. Hình tượng này dành cho bậc thánh nhân, những người có thể làm nên những công trạng vĩ đại như Mẹ Âu Cơ. Đại tượng truyện đưa ra một ý rất thích hợp với nội dung câu chuyện chúng ta đang đề cập ở đây: "Đại-Súc, quân tử dĩ đa chỉ tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức". Việc súc tụ lớn lao, người quân tử nhân đó phải ghi nhớ nhiều ngôn luận và sự tích của các vị thánh hiền xưa, lấy đó để súc tụ mỹ đức cho mình (4) tr536). Tuy chỉ là ý kiến suy tưởng của người Trung Hoa nhưng từ ý này cũng giúp cho ta hình dung được sự phối hợp kỳ lạ giữa hai quẻ Ký-Tế và Đại-Súc, một bên là lời di huấn của cha, một bên là lời khuyên của mẹ, phải nhớ lời cha dặn.
    Đại-Súc có nghĩa là súc tụ, súc dưỡng và súc chỉ.
    Súc tụ là sự tập hợp vĩ đại, người lãnh đạo phải biết đoàn kết rộng khắp các hạng dân "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tập hợp thành một khối kiên cường trong tình yêu thương rộng mở. Làm được công cuộc súc tụ, thì phải biết súc dưỡng, nuôi dưỡng nhân tài vật lực để phát triển, nhưng trong mọi hành động phải biết dừng lại ở chỗ chí thiện, phải biết chế ước, súc chỉ. Nếu không biết kiềm chế sẽ dẫn đến vọng động hỗn loạn.
    Người xưa khi thiết kế những ngày hội lễ đã có những chủ đích nhất định. Phần hội để làm sống lại quá khứ, phần lễ để tạ ơn, nhưng hội lễ không chỉ dừng lại ở đó. Thông qua ngày giỗ Tổ, thông qua những con số, thông qua quẻ Dịch Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".
  6. aneur0

    aneur0 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2012
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    80
    cho hoi nhung cau chuyen nao noi ve thoi ky vua Hung zayyyyy
  7. thomom90

    thomom90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    4
    Tự hào là người con đất tổ

Chia sẻ trang này