1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phòng tránh nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi linhktn, 05/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhktn

    linhktn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2015
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    8
    Tại sao phụ nữ có thai lại nên phòng tránh nhiễm trùng?
    Phụ nữ mang thai nên tránh mắc các bệnh nhiễm trùng vì một số loại nhiễm trùng có thể:
    • Gây ra hậu quả nặng hơn ở phụ nữ có thai so với những người không có thai
    • Có thể lây truyền từ mẹ sang con
    • Gây ra các vấn đề cho đứa trẻ sau khi được sinh ra
    Phụ nữ có thai có thể mắc các bệnh nhiễm trùng từ những nguồn nào? Phụ nữ mang thai có thể bị lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng từ các nguồn khác nhau. Họ có thể lây bệnh từ những người xung quanh, các loài động vật, muỗi, và một số loại thức ăn.
    Những bệnh nhiễm trùng nào có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé? Có nhiều bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Một số loại nguy hiểm hơn được liệt kê bên dưới, nhưng những loại khác cũng rất quan trọng:
    • Bệnh do parvovirus hay còn gọi là “bệnh thứ năm”. Parvovirus lây truyền từ người này sang người khác. Nó có thể gây ra ban đỏ ở mặt, ngưc, lưng, tay và chân, ngoài ra cũng có thể gây đau khớp và đau người. Nếu xung quanh bạn có người có parvovirus, hãy nói cho bác sĩ biết. họ có thể sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có mắc bệnh hay không.
    • Bệnh do cytomegalovirus, hay còn gọi là “CMV”. CMV có thể lây truyền qua đường ******** hoặc qua nước bọt, nước tiểu, và các dịch cơ thể khác. Nó có thể gây ra sốt, đau họng, hoặc đau người. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có những triệu chứng này. Họ có thế sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra cho bạn.
    • Bệnh do toxoplasmosis: bạn có thể nhiễm toxoplasmosis từ việc ăn thịt sống hoặc do chạm vào chất thải của mèo. Toxoplasmosis thường không gây ra triệu chứng ở người lớn.
    • Bệnh do listeria: listeria có thể gây ra sốt, ớn lạnh, và đau lưng. Bạn có thể mắc bệnh nếu ăn phải thức ăn bị ôi thiu. Đôi khi, việc nhận định thức ăn có bị ôi thiu hay không không phải là việc dễ dàng. Chính vì thế mà hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ có thai nên tránh một số loại đồ ăn như sữa sống, pho mát mềm, và thịt deli. Hãy hỏi bác sĩ về những loại thức ăn mà nên tránh.
    Những điều cần biết về vacxin và thai nghén là gì?
    Vacxin là một biện pháp phòng tránh một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hoặc có thể gây chết người. Một số loại vacxin an toàn cho phụ nữ mang thai. Những loại vacxin này có tác dụng phòng:
    • Cúm: cúm có thể gây ra sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho hoặc đau họng. Tất cả người trưởng thành nên tiêm vacxin cúm hàng năm.
    • Uốn ván, bạch hầu, và ho gà: uốn ván gây ra sự hoạt động bất thường của cơ. Bạch hầu có thể gây ra một lớp màng dày ở trọng họng và gây ra các vấn đề về hô hấp. Ho gà, có thể gây ra ho nặng. Tất cả phụ nữ mang thai nên được tiêm vacxin uốn ván, bạch hầu, ho gà vào tuần 27 đến 36 của thai kỳ, kể cả khi họ đã tiêm trước đó. Những đứa trẻ được tiêm vacxin ho gà có thể bị ốm sau khi tiêm vacxin.
    Tôi có thể làm gì để tránh mắc các bệnh nhiếm trùng?
    Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng bằng các cách khác nhau:
    • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chuẩn bị thức ăn. Đồng thời, rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay bỉm, làm vườn, hoặc chạm vào rác hoặc động vật.
    • Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống, hoặc dùng chung đồ đựng thức ăn với người khác.
    • Chú ý đến an toàn thực phẩm
    • Tránh bị muỗi đốt bằng việc sử dụng thuốc xịt côn trùng, mặc quần dài, áo dài tay và ở trong nhà khi trời tối.
    • Sử dụng bao cao su khi quan hệ, nếu như ******** của bạn có khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường ********.
    • Tránh đi đến những đất nước mà bạn có thể bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng
    • Tránh chạm vào chuột
    • Tránh thay ổ cho mèo. Nếu không hãy sử dụng găng tay và rửa tay ngay sau đó.
    • Hãy chắc chắn rằng các thành viên trong gia đình bạn được tiêm vacxin theo đúng lịch
    Cách rửa tay tốt nhất là gì? Cách tốt nhất để rửa tay là:
    • Làm ướt tay và lấy xà phòng
    • Xoa 2 bàn tay vào nhau khoảng 15 đến 30 giây. Làm sạch cả cổ tay, móng tay, và giữa các ngón tay.
    • Rửa lại bằng nước sạch
    • Làm khô tay bằng khăn tay dùng một lần
    Nếu không có nước bạn có thể dùng gel rửa tay khô. Loại gel tốt nhất là loại có chứa cồn.
    Nhiễm trùng ở phụ nữ có thai được điều trị như thế nào?
    Việc điều trị tùy thuộc vào:
    • Loại nhiễm trùng
    • Khả năng gây hại cho mẹ
    • Khả năng gây hại cho thai nhi
    heoheoxinhxinh thích bài này.
  2. ngochan_mnb

    ngochan_mnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2015
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    mang thai đã vất vả lại còn phải kiêng khem đủ thứ. Lắm lúc bệnh còn không được uống thuốc nữa chứ @@
    linhktn thích bài này.

Chia sẻ trang này