1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. WhereIsYourBrain

    WhereIsYourBrain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    115
    Hỏi ông này điều nào của hiệp định Minsk 2.0 cho phép miền Đông tự trị (như ổng khẳng định trước đó) thì ổng lôi mấy cái link chả liên quan gì ra để vặn vẹo.

    Đây, để em post toàn văn Minsk 2.0 lên. Em chỉ làm việc dựa trên văn bản gốc này thôi, ko dựa trên mấy nguồn tin thứ cấp.

    Đấy, chỉ xem chỗ nào bẩu miền Đông được quyền tự trị???????
    jun_leeHaNoiDUTLONvaoUCRAINA18 thích bài này.
  2. RusViet

    RusViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2013
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    3.834
    Trời ơi, bác không hiểu tiếng Anh à???

    which has to start on the first day after the local election and end after the full political regulation (local elections in particular districts of Donetsk and Luhansk Oblasts based on the law of Ukraine and Constitutional reform)

    Constitutional reform in Ukraine, with the new Constitution to come into effect by the end of 2015, the key element of which is decentralisation (taking into account peculiarities of particular districts of Donetsk and Luhansk Oblasts, agreed with representatives of these districts), and also approval of permanent legislation on special status of particular districts of Donetsk and Luhansk Oblasts in accordance with the measures spelt out in the footnotes

    Ukraine phải thay đổi hiến pháp....phi trung ương hoá, dành quy chế đặc biệt cho 2 vùng Donetsk và Lehansk....phải tổ chức bầu cử địa phương theo Hiến pháp mới...

    Tất cả mọi người trừ bác đều hiểu đây chính là quy chế tự trị. Đơn giản là 2 vùng này tự bầu cử địa phương, tự quyết số phận và quan trọng hơn là U phải thay đổi hiến pháp để đáp ứng với việc bầu cử địa phương này. Phải thay cả hiến pháp để đáp ứng yêu cầu của Miền Đông thì thua cmnr chứ còn gì nữa !
  3. honghale_02

    honghale_02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2015
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    127
    Chào cả nhà, lầu quá không vào, nhớ các bác ghê, thấy tình hình lại sôi động rồi, không yên như mấy tháng trước, cho em hóng với
    beta22HaNoiDUTLONvaoUCRAINA18 thích bài này.
  4. honghale_02

    honghale_02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2015
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    127
    [​IMG]

    Các bác thông não giúp, cho hỏi ảnh này chặn đường tàu từ Ucra qua Krưm hay ngươc lại, nếu từ U cà qua thì tàn ác quá
    beta22 thích bài này.
  5. honghale_02

    honghale_02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2015
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    127
    Mời các bác có coi tấu hài:
    Trong bài phát biểu của mình, ông Obama thừa nhận rằng: "Khi chúng tôi giúp người dân Libya chấm dứt sự cai trị của tên bạo chúa, liên minh của chúng tôi lẽ ra nên làm nhiều hơn để lấp đầy khoảng trống quyền lực mà nó bỏ lại phía sau." Ông cho biết, giải pháp cho tình trạng bạo lực hiện nay ở Syria, phải chuyển đổi ban lãnh đạo Assad. Cần có một chính phủ bao gồm những khuôn mặt mới. Ám chỉ đến hành động của Nga ở trong và ngoài nước, ông Obama nói: 'Một số cường quốc lớn có lối hành xử theo cách trái pháp luật quốc tế. Họ kiểm soát thông tin trong nước và hạn chế người dân tham gia vào xã hội dân sự”. 'Chúng tôi cho rằng nếu duy trì phương pháp như vậy sẽ là mầm mống của sự bất ổn. Nếu cho rằng đó là cách duy nhất để dập tắt khủng bố hoặc ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài…Theo logic này, chúng ta nên ủng hộ những kẻ bạo ngược như Bashar al-Assad, người giội bom thùng thảm sát trẻ em vô tội. Bởi vì thay thế, chắc sẽ tồi tệ hơn."

    [​IMG]
    Bình: Anh toàn dùng cái này. Chú dùng bom thùng giết dân, đúng là tồi...................tệ, tội ác............... tội........ ác, là .......diệt ..........chủng
  6. WhereIsYourBrain

    WhereIsYourBrain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2015
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    115
    Em bảo bác em tìm cụm từ QUY CHẾ TỰ TRỊ trong hiệp định Minsk 2.0 thì bác em lại tìm cụm từ QUY CHẾ ĐẶC BIỆT rồi suy diễn rằng nó là QUY CHẾ TỰ TRỊ.

    Xin thưa với bác rằng, ngay cả những thứ đơn giản như hợp đồng kinh tế giữa 2 cá nhân cũng ko cho phép bác suy diễn về mặt từ ngữ, nói gì đến hợp đồng kinh tế làm ăn (có thể coi Minsk 2.0 là vậy) giữa các quốc gia.

    Đấy là chưa kể bác suy diễn cũng sai bét nhè về mặt ngữ nghĩa. Trong thực tế, Quy chế tự trị là một Quy chế đặc biệt nhưng ko phải Quy chế đặc biệt nào cũng là Quy chế tự trị nhé.

    Nếu điều đó quá phức tạp thì em có thể ví dụ đơn giản hơn. Giả sử em nói bác em là người vô cùng thông minh, thế có nghĩa bác em là người đặc biệt. Cái đấy đúng 100%. Nhưng nếu em nói bác em là người đặc biệt thì em đố thằng nào dám suy ra bác em là người thông minh đấy. Bởi vì ngay cả người dốt nhất cũng phải hiểu rằng có thể (có thể thôi nhé), bác em đặc biệt vì có một cái sừng ở trong mồm.

    Lời cuối cho bác em :))
    goodbyeptjun_lee thích bài này.
  7. Odessit

    Odessit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2015
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    501
    Vậy là xong, Nga chính thức tuyên bố đáp trả lênh cấm ccs hãng hàng không Nga của Ukraine. Từ ngày 25/10 không phận Nga đóng với các hãng hàng không Ukraine.
    Có tình toán cho rằng hàng ngày có khoảng gần 60 chuyến bay qua lại giữa 2 nước. Với lệnh đáp trả này giao thông hàng không giữa 2 nước sẽ đóng hoàn toàn. Thêm nữa các chuyến bay từ Kiev đến các nước bắc Á như: Nhật, Nam Triều tiên hay Mông Cổ, Trung quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải) cũng sẽ buộc phải bay vòng không qua lãnh thổ Nga.
    http://vuanh.lambao.net/2015/09/29/nga-dong-cua-khong-phan-doi-voi-ukraine/
  8. honghale_02

    honghale_02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2015
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    127
    [​IMG]
    Em đang tâm tư và rất quan ngại, em cực lực phản đối????????
  9. thanhvy6

    thanhvy6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    313
    Bản dịch đầy đủ của bác Vũ Hoàng Nam bài phát biểu của Putin

    https://www.facebook.com/notes/nam-...gười-đã-gây-gì-không-phần-1/10154216254488625

    PUTIN: “CÁC NGƯỜI CÓ HIỂU CÁC NGƯỜI ĐÃ GÂY GÌ KHÔNG?!” (phần 1)
    Nam Vu Hoang·Tuesday, September 29, 2015
    Diễn văn phát biểu của Tổng thống Putin tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28/9/2015. Mình đã dịch gần hết. Còn thiếu đoạn Putin nói về vấn đề môi trường và kết luận. Sẽ cố gắng dịch nốt.
    Lưu ý: Vui lòng ghi tên người dịch khi trích dẫn
    [​IMG]
    Kính thưa Ngài Chủ tịch,
    Kính thưa Ngài Tổng thư ký,
    Kính thưa nguyên thủ chính phủ các quốc gia,
    Thưa các quý bà và các quý ông,
    Lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp quốc là dịp tốt để chúng ta cùng ôn lại cội nguồn lịch sử và nói về tương lai chung. Năm 1945, những quốc gia từng chiến thắng chủ nghĩa quốc xã đã hợp sức để xây dựng nền tảng vững chắc cho cơ cấu thế giới thời hậu chiến.
    Xin được nhắc lại rằng, những quyết định cốt lõi về nguyên tắc tương quan giữa các quốc gia, quyết định về việc thành lập LHQ đã được thông qua tại hội nghị các thủ lĩnh khối Đồng Minh ở Yalta, tức ở nước chúng tôi. Cái giá phải trả cho “hệ thống Yalta” là sự mất mát hàng chục triệu người, là hai cuộc thế chiến xảy ra khắp nơi trên trái đất trong thế kỷ trước. Nói một cách khách quan, hệ thống đó đã giúp nhân loại vượt qua những sự kiện bão táp, đôi khi bi thảm trong bảy chục năm qua, và đã cứu thế giới tránh khỏi những chấn động với quy mô lớn.
    Liên hiệp quốc là một cơ cấu có một không hai về sự chính thống, quy mô đại diện và tính tổng hợp. Vâng, trong thời gian gần đây, LHQ phải nhận nhiều trách móc, như vẻ LHQ không còn hiệu quả và không thể đưa ra các quyết định quan trọng bởi những mâu thuẫn khó khắc phục, nhất là giữa các thành viên Hội đồng Bảo an.
    Tuy vậy, tôi muốn lưu ý rằng, trong LHQ suốt 70 năm tồn tại vẫn luôn có mâu thuẫn. Các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô, và sau đó là Nga cũng đều từng sử dụng quyền phủ quyết. Điều này hoàn toàn tự nhiên đối với một tổ chức đa mặt và đa đại diện. Khi thành lập LHQ, không ai nghĩ rằng sự đồng tư tưởng sẽ trị vì ở đây. Mục đích cơ bản của Tổ chức chính là tìm kiếm và đưa ra các thỏa hiệp, còn sức mạnh của Tổ chức là việc tham khảo các ý kiến và quan điểm khác nhau.
    Những quyết định được thảo luận trên sàn LHQ được thống nhất ở dạng nghị quyết hoặc không được thống nhất, hay nói theo ngôn ngữ ngoại giao là được thông qua hoặc không được thông qua. Mọi hành động của bất kỳ quốc gia nào né tránh quy định này là bất hợp pháp và vi phạm Hiến chương LHQ, luật quốc tế hiện đại.
    Tất cả chúng ta biết rằng, sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, trên thế giới đã xuất hiện một trung tâm thống trị. Những ai được đứng trên đỉnh hình tháp này bỗng dưng không tránh khỏi ảo tưởng rằng, nếu họ mạnh mẽ và đặc biệt như vậy thì họ biết tốt hơn ai hết là nên phải làm gì, suy ra… không cần tính đến LHQ, tổ chức mà thay vì phải ngay lập tức trừng phạt hay duyệt một quyết định cần thiết, lại chỉ phá quấy, như người ta thường nói là “vướng chân”. Từ đó có những tiếng đồn rằng, LHQ ở dạng mà nó được sáng lập đã hoàn thành sứ mệnh của mình và đang trở nên lỗi thời.
    Dĩ nhiên, thế giới thay đổi, nên LHQ cũng phải thích ứng với sự biến chuyển tự nhiên này. Nước Nga sẵn sàng cho công việc đó, nhằm tiếp tục phát triển LHQ cùng các đối tác khác. Nhưng chúng tôi cho rằng, mọi mưu toan làm lung lay uy tín và tính chính thống của LHQ là vô cùng nguy hiểm. Điều này có thể dẫn tới việc sụp đổ cấu trúc các mối quan hệ quốc tế. Lúc đó, chúng ta chẳng còn luật gì, ngoài “luật của kẻ mạnh”.
    Đó sẽ là một thế giới mà trong đó tính ích kỉ sẽ nổi trội hơn tính tập thể; một thế giới mà trong đó sẽ có thêm nhiều sự độc đoán và bớt sự bình đẳng, tính dân chủ và tự do thật sự; một thế giới mà trong đó thay vì những quốc gia độc lập thật sẽ có nhiều nước bị bảo hộ và bị điều khiển từ bên ngoài. Thế chủ quyền quốc gia mà các đồng nghiệp của tôi đã nhắc đến là gì? Trước tiên đó là vấn đề tự do, quyền tự do lựa chọn cuộc sống dành cho mỗi con người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia.
    Thưa các đồng nghiệp kính mến, vấn đề liên quan tới thứ được gọi là “tính chính thống của chính quyền quốc gia” cũng nằm ở đây. Đừng nên chơi chữ! Trong luật quốc tế, mỗi thuật ngữ phải thật dễ hiểu, minh bạch và có cách hiểu và tiêu chí đồng nhất.
    Tất cả chúng ta đều khác nhau. Chúng ta phải tôn trọng điều đó. Không thể bắt buộc ai theo mô hình phát triển, được công nhận một lần bởi một ai khác và sau đó được coi là đúng mãi mãi.
    Chúng ta không được quên bài học quá khứ. Ví dụ, chúng tôi luôn nhớ những bài học từ lịch sử Liên Xô. Việc “xuất khẩu” các kinh nghiệm xã hội, những mưu toan khuấy động biến đổi trong nước này hay nước nọ, xuất phát từ những lý tưởng của bản thân, thường dẫn đến những kết cục đáng tiếc, mang lại sự thoái hóa thay vì sự tiến bộ. Tuy vậy, có vẻ như không ai muốn học qua lỗi lầm của người khác, mà chỉ muốn lặp lại chúng. Việc “xuất khẩu” này (giờ là xuất khẩu cái thứ gọi là “cách mạng dân chủ”) đang được tiếp tục.
    **********
    Chúng ta chỉ cần nhìn vào tình hình Cận Đông và Bắc Phi mà người phát biểu trước tôi đã nhắc tới. Tất nhiên, những vấn đề chính trị, xã hội trong những vùng này đã chín muồi từ lâu, nên dĩ nhiên người dân ở đó khao khát sự biến đổi. Nhưng kết quả thực tế là gì? Sự can thiệp mang tính công kích từ ngoài đã dẫn tới việc các chế độ quốc gia và cả lối sống không được cải cách mà bị phá hủy một cách bất trọng. Thay vì sự vinh quang của dân chủ và sự tiến bộ là nạn bạo lực, nghèo nàn, khủng hoảng xã hội, còn quyền con người, kể cả quyền được sống, chẳng được coi là gì.
    Tôi rất muốn hỏi những ai đã tạo nên hoàn cảnh này: “Các người có biết các người đã gây gì không?!” Nhưng tôi e rằng, câu hỏi sẽ bị lơ lửng trên không, bởi vì những người đó vẫn chưa thể từ bỏ chính sách dựa trên sự chủ quan, đi kèm với chính kiến về sự đặc biệt và vô phạt của chính họ.
    ****
    Giờ đã rõ ràng rằng, lỗ hổng chính quyền ở các nước Cận Đông và Bắc Phi đã sinh ra những vùng vô chính phủ, ngay lập tức được lấp đầy bởi những kẻ cực đoan và khủng bố. Hiện đang có hàng chục nghìn lính sĩ đấu tranh dưới lá cờ tự xưng là “Quốc gia Hồi giáo”. Trong số đó có những quân lính người Iraq, sau cuộc xâm chiếm Iraq năm 2003 từng bị quẳng ra ngoài đường. Nước cung cấp lính đánh thuê là Livia, nơi chủ quyền quốc gia đã bị mất sau khi Nghị quyết năm 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ bị vi phạm nghiêm trọng. Còn hiện nay, phe đối lập được coi là “ôn hòa” của Syria được hỗ trợ bởi phương Tây cũng đang gia nhập hàng ngũ quân cực đoan.
    Đầu tiên, người ta trang bị vũ khí và đào tạo chúng, sau đó chúng chuyển sang phe “Quốc gia Hồi giáo”. Ngay cả “Quốc gia Hồi giáo” cũng không tự nhiên có: đầu tiên tổ chức này được huấn luyện như công cụ chống đối các chế độ thượng lưu không dùng được. Xây xong căn cứ quân sự ở Syria và Iraq, “Quốc gia Hồi giáo” đã tích cực mở rộng sang các vùng khác, nhằm thống trị trong thế giới hồi giáo và không hơn thế. Có điều kế hoạch của chúng không dừng lại ở đó.
    Tình hình đang hết sức nguy hiểm! Vậy mà trong hoàn cảnh này, có những người lớn tiếng tuyên bố về việc chống khủng bố quốc tế một cách giả mạo và vô trách nhiệm, trong khi đó vờ như không thấy những kênh cấp tài chính cho lũ khủng bố, kể cả nhờ buôn ma túy, vũ khí và dầu bất hợp pháp; hoặc có những người mưu toan sử dụng các nhóm cực đoan để đạt các mục tiêu chính trị của bản thân với hy vọng sẽ xử lý chúng, hay nói đơn giản là “khử” chúng sau đó.
    Đối với những ai đang làm và nghĩ vậy, tôi muốn nói: “Thưa các ngài, dĩ nhiên các ngài đang hợp tác với những kẻ hung bạo, nhưng hoàn toàn không hề giản đơn và ngu ngốc. Chúng không ngốc hơn các ngài, nên chưa biết ai đang sử dụng ai để đạt mục đích của mình đâu”. Những thông tin cuối cùng về việc chuyển vũ khí cho nhóm “phe đối lập ôn hòa” kia khẳng định điều này.
    Chúng tôi cho rằng, mọi ý đồ “chơi” với khủng bố, và hơn thế nữa là trang bị vũ khí cho chúng không chỉ là hiển cận mà còn dễ gây bùng nổ. Kết quả là mối đe dọa khủng bố toàn cầu sẽ có thể phát triển một cách đáng sợ, lan thêm nhiều vùng trên trái đất. Đặc biệt vì “lò” “Quốc gia Hồi giáo” đang luyện lính sĩ từ nhiều nước, trong đó có cả các nước châu Âu.
    Đáng tiếc, tôi phải nói thẳng điều này, nước Nga cũng không phải ngoại lệ. Không thể để cho những kẻ giết người sau khi đã nếm mùi máu sẽ được trở về nhà để tiếp tục việc đen tối của mình. Chúng ta hoàn toàn không muốn vậy. Chẳng ai muốn vậy, phải không?! Nước Nga luôn đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố trong mọi dạng một cách cứng rắn và triệt để.
    Hiện nay, chúng tôi đang hỗ trợ kỹ thuật quân sự cho Iraq, Syria, lẫn những quốc gia khác trong vùng đang đấu tranh với các nhóm khủng bố. Chúng tôi cho rằng việc từ chối hợp tác với chính quyền Syria, quân đội của họ và những ai đang anh dũng đấu tranh với khủng bố là một sai lầm lớn! Hãy phải công nhận rằng, ngoài quân đội của Tổng thống Assad và dân quân người Kurd ở Syria thì hiện nay không ai đấu tranh với “Quốc gia Hồi giáo” và các tổ chức khủng bố khác một cách thực sự. Tuy chúng ta biết mọi vấn đề trong vùng, mọi mâu thuẫn, nhưng vẫn phải xuất phát từ tình trạng thực tế.
    Các đồng nghiệp kính mến! Tôi phải lưu ý rằng, cách làm thật thà và thẳng thắn của chúng tôi hiện nay đang là cớ để bị vu tội về những tham vọng đang lớn dần. Như vẻ những người nói về điều này lại không hề có tham vọng gì. Nhưng vấn đề đâu phải là tham vọng của Nga, mà là ở chỗ chúng ta không thể chịu đựng tình hình thế giới như vậy thêm nữa!
    *******************
    Bởi vậy, chúng tôi đề nghị không làm theo các tham vọng, mà tuân theo những giá trị và lợi ích chung dựa trên nền tảng luật quốc tế, hợp sức để giải quyết những vấn đề mới đứng trước chúng ta và thành lập một liên minh chống khủng bố thật lớn. Tương tự khối Đồng Minh chống phát xít, liên minh mới này có thể đoàn kết nhiều thế lực khác nhau, sẵn sàng chiến đấu với những kẻ đang gieo tội ác và sự căm hờn như quân phát xít trước đây.
    Dĩ nhiên, các thành viên cốt lõi trong khối này phải là các nước Hồi giáo. Bởi vì “Quốc gia Hồi giáo” không chỉ là mối đe dọa trực tiếp đối với họ. Bằng việc gây ra tội ác đẫm máu, chúng còn bôi nhọ một nền tôn giáo vĩ đại, đó là Hồi giáo; bóp méo và nhạo báng những giá trị nhân văn của đạo này.
    Tôi muốn nói với những thủ lĩnh tinh thần Hồi giáo: lúc này đang rất cần uy tín, cũng như tiếng nói hướng đạo của các ngài. Phải giúp những người mà quân khủng bố đang cố tuyển mộ tránh khỏi những hành động thiếu suy nghĩ; cần hỗ trợ những ai từng bị lừa gạt và vì hoàn cảnh khác nhau đã thuộc hàng ngũ khủng bố trở về cuộc sống bình thường, gác vũ khí và ngưng cuộc chiến anh em giết nhau.
    *******************
    Chỉ trong vài ngày tới, Nga với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an sẽ triệu gọi cuộc họp cấp bộ trưởng về việc phân tích tổng quan mối đe dọa ở vùng Cận Đông. Đầu tiên, chúng tôi đề nghị thảo luận khả năng thông qua nghị quyết về việc phối hợp các thế lực chống “Quốc gia Hồi giáo” và những nhóm khủng bố khác. Xin nhắc lại, việc phối hợp này phải dựa trên những nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
    Mong rằng, hiệp hội thế giới sẽ vạch ra chiến lược toàn diện về việc bình ổn chính trị và khôi phục kinh tế-xã hội ở Cận Đông. Lúc đó, các bạn thân mến, sẽ không cần phải xây trại tị nạn.
    Dòng người phải rời quê hương vừa qua đã tràn vào những nước láng giềng, sau đó đổ vào châu Âu. Số người tị nạn hiện là hàng trăm nghìn, nhưng có thể sẽ lên tới hàng triệu. Có thể nói, đây là cuộc đại thiên di dân tộc mới và là bài học nặng nề cho tất cả chúng ta, trong đó có châu Âu.
    Tôi muốn nhấn mạnh: những người tị nạn dĩ nhiên cần được cảm thông và hỗ trợ. Tuy vậy, vấn đề chỉ có thể được giải quyết triệt để bằng cách khôi phục chủ quyền quốc gia ở những nơi đã bị xóa bỏ, củng cố quy chế chính quyền ở những nơi vẫn còn tồn tại hoặc mới được tái tạo, hỗ trợ toàn diện về quân sự, kinh tế, vật chất cho những nước đang trong tình trạng khó khăn và dĩ nhiên cho cả những người bất chấp mọi thử thách vẫn ở lại quê hương.
    Dĩ nhiên, không thể ép buộc, mà chỉ có thể đề nghị sự giúp đỡ cho các quốc gia có chủ quyền, theo đúng Hiến chương LHQ. Tất cả những gì đang và sẽ được thực hiện trong lĩnh vực này mà tương xứng với các quy tắc luật quốc tế, phải được ủng hộ bởi Tổ chức của chúng ta; còn những gì trái với Hiến chương LHQ, phải bị gạt bỏ.
    Tôi cho rằng, việc khôi phục cơ cấu quốc gia ở Libya, ủng hộ chính phủ mới ở Iraq, giúp đỡ toàn diện cho chính quyền hợp pháp của Syria là tối quan trọng, cần làm trước tiên.
    ****************
    Các đồng nghiệp kính mến, mục đích cốt lõi của hiệp hội quốc tế, đứng đầu là LHQ, là đảm bảo hòa bình, duy trì ổn định tại các miền vùng nói riêng và toàn cầu nói chung. Theo chúng tôi, cần phải nói đến việc hình thành các vùng lãnh thổ không thể bị chia rẽ và có sự an toàn như nhau: không phải cho vài nước đặc biệt, mà cho tất cả. Vâng, đây việc này rất khó, phức tạp, tốn thời gian, nhưng chẳng có lựa chọn khác.
    Tiếc thay, trong một số đồng nghiệp vẫn còn nổi trội lối suy nghĩ kiểu “các nước cùng khối” từ thời “chiến tranh lạnh”, cũng như sự quyết tâm chinh phục những vùng đất mới. Trước tiên, họ vẫn duy trì chiến lược mở rộng NATO. Tôi rất muốn hỏi: để làm gì, nếu như khối Warsaw đã ngưng tồn tại, Liên Xô đã tan rã? Thế nhưng NATO không những vẫn duy trì, thậm chí còn mở rộng ra, cả về mặt cơ sở hạ tầng quân sự.
    Tại sao các bạn lại đưa người dân các nước thuộc Liên Xô cũ tới trước sự lựa chọn giả dối: đi cùng với phương Tây hay phương Đông? Logic xung đột kiểu này dù sớm hay muộn sẽ dẫn tới khủng hoảng địa-chính trị. Điều này đã xảy ra ở Ukraine, do việc sử dụng sự bất mãn của phần lớn dân số về chính quyền hiện hành và khiêu khích cuộc đảo chính quân sự từ phía ngoài. Kết cục là nội chiến.
    Chúng tôi khẳng định: chỉ có thể kết thúc sự đổ máu, gỡ rối bế tắc bằng cách thực hiện Hiệp ước Minsk kí ngày 12.02 năm nay một cách toàn diện, chân thực. Không thể đảm bảo sự vẹn toàn của Ukraine bằng sự đe dọa hay dùng sức mạnh vũ khí. Cần phải tính đến quyền lợi người dân Donbass, tôn trọng sự lựa chọn của họ, thỏa thuận với họ, như đã ghi trong Hiệp ước Minsk. Đó là điều kiện cần thiết để Ukraine có thể phát triển như một quốc gia văn minh, thành một cầu nối quan trọng trong việc xây dựng không gian an ninh và hợp tác kinh tế cả chung ở châu Âu lẫn Âu Á.
    ***********
    Thưa các quý bà và các quý ông, tôi không phải ngẫu nhiên nhắc tới không gian hợp tác kinh tế. Cách đây không lâu, chúng ta tưởng rằng, trong kinh tế, nhờ có các quy luật thị trường khách quan hiện hành, chúng ta có thể không dùng đến các vạch ngăn cách, hành động tuân theo những bộ luật minh bạch, đã cùng nhau thông qua, trong đó có các nguyên tắc của WTO, bao gồm sự tự do thương mại và đầu tư, cũng như sự cạnh tranh mở. Nhưng hôm nay, những trò trừng trị một chiều, trái Hiến chương LHQ, đã trở thành lệ thường. Điều này không chỉ nhằm mục đích chính trị, mà còn là phương tiện loại trừ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
    Tôi xin lưu ý thêm một triệu chứng bệnh ích kỉ kinh tế đang ngày phát triển. Một loạt nước đang theo hướng thành lập các liên hiệp kinh tế độc quyền ngầm. Họ giấu cả công dân của nước họ, các tổ chức doanh nghiệp, dư luận và các nước khác, trong đó có những nước mà lợi ích bị thiệt hại. Có thể họ đang muốn cho chúng ta biết rằng, luật chơi đã bị thay đổi để mang lợi cho một số người đặc biệt, mà không có sự tham gia của WTO. Điều này có nguy cơ gây mất cân bằng toàn bộ hệ thống thương mại, chia nhỏ không gian kinh tế toàn cầu.
    Những vấn đề ở trên động chạm đến quyền lợi của mọi quốc gia, ảnh hưởng tới tiềm năng kinh tế thế giới, nên chúng tôi đề nghị thảo luận chúng trong khuôn khổ LHQ, WTO và G20. Thay cho chính sách độc quyền, nước Nga đề nghị sự hòa hợp các dự án kinh tế vùng, được gọi là “tích hợp của những tích hợp”, dựa trên những nguyên tắc minh bạch thương mại quốc tế tổng hợp….
    (còn nữa)
    Người dịch: Vũ Hoàng Nam
    beta22, maison2510, catalaya17 người khác thích bài này.
  10. RusViet

    RusViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2013
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    3.834
    Bác đã dốt, ít đọc lài còn lấp liếm. Như em nói, bác đọc thêm nữa đi để hiểu. Em đưa link cho bác đọc toàn link của Tây Lông, không thân Nga nhưng toàn bộ các nhà phân tích trong đó đều hiểu là quy chế đặc biệt ở đây là tự trị. Em thì không dám nhận là thông minh như bác nói nhưng em nghĩ những nhà phân tích thì chắc chắn là họ hơn em với bác nhiều, họ lại là báo Tây nên bài và ghét Nga nên họ viết thế chắc cũng là cực chẳng đã sự thật nó là như vậy.

    Em chốt thêm cho bác 1 bài nữa để bác ngâm cứu - hi vọng bác tỉnh ngộ:

    http://registan.net/2015/02/15/the-...minsk-2-agreement-between-ukraine-and-russia/


    Trích:

    In terms of political concessions and diplomatic compromises, Ukraine is the biggest loser of the Minsk 2 agreement. Article 4 and its annex task for the organization of local elections in Donbass occupied territories under Ukrainian legislation as well as the establishment of a special regime therein. This implies two serious drawbacks – if not defeats – for Ukraine. On the one hand, Kyiv must now change its constitution to accommodate a special status for the Donbass “Republics”: this explicitly means that Ukraine must accept the existence of the “DPR” and “LPR” representatives as quasi-legitimate authorities – as they are official signatories of the Minsk 2 agreements under the OSCE Contact Group – and the legitimacy of these territories. This is a huge victory for Russia, as Kyiv will have to discuss with the Donbass leaders to enact the special status and organize local elections.
    On the other hand, Minsk 2 enshrines the concept of decentralization of the Ukrainian state, a proposed reform that Kyiv was seeking to push back as much as possible in order to avoid the dilution of its national political authority. The constitution will have to be changed by the end of 2015 and introduce increased self-government in Donbass – this includes the ability to form their independent police forces and appoint their prosecutors and judges. Ukraine will not become a federation but will have to deal with a more autonomous Donbass. This is a smaller victory for Moscow, but a victory nonetheless
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này