1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhật Ký Bách Khoa (phần 2).

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi nhatpc, 14/11/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trojan

    trojan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Hổng biết lần cuối cùng viết ở đây khi nào nữa.Bây h vào đây thấy lạ lẫm quá.....Mọi người đâu hết rồi........
  2. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    >>sasasa: có khi tớ viết chỉ để giải tỏa nên mình tớ biết, mình tớ hiểu, mình tớ hay thôi, không cần người thứ 2 phải hiểu đâu
    >>nhatpc: he he hù dọa cho nhiều vào nhưng cuối cùng đâu có dám làm đâu
    >>trojan: hix, không bít ông anh ruột dư của mình thành nữ từ khi nào, giờ không lẽ gọi bằng chị à
  3. starry_river

    starry_river Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có em-be là lúc nào cũng siêng viết bài. Tặng 1 phiếu bé ngoan nè:
  4. chrysopogon

    chrysopogon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Thế là sắp xa nơi này. Có thể là lâu lắm...
    Mình không biết trước khi đi xa thế này có quyền gặp lại anh hay ko. Hay mình chẳng còn là gì trong ký ức của anh.
    Trời ơi, ước gì cho thời gian trở lại, mình sẽ ko bao giờ đối xử với anh như thế. Có phải tuổi trẻ lúc nào cũng bồng bột?
  5. chrysopogon

    chrysopogon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay vào trường bổ sung thủ tục tốt nghiệp dùm nhỏ bạn, lại được xếp hàng rồng rắn trước cửa phòng đào tạo như ngày xưa. Mà bây giờ là xếp hàng chung với mấy em K2005 làm thủ tục nhập học. Nhìn tụi nó ngây thơ ngơ ngác và ngoan dễ sợ Cả 1 hàng dài dằng dặc thế mà cấm có 1 tiếng ồn nào, chẳng bù cho ngày xưa, lúc mình xếp hàng làm thủ tục tốt nghiệp, tụi nó ồn như cái chợ vỡ, làm cái cô sau cánh cửa tiếp SV cứ phải liên tục chạy ra phồng mang trợn má quát thét, thiệt tội nghiệp... cô
    Ko dưng nhớ lại cái ngày xửa ngày xưa của mình.Tự nhiên lại bị làm thủ tục nhập học ở trường Tự Nhiên hông thích hông thích tí nào.
    Sao nhìn các em ngơ ngáo giống mình ngày xưa thế nhỉ
  6. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Một ngày làm việc effective hơn những ngày vừa qua rất nhiều. Nhắn tin cho chiến hữu thì được nhận 1 reply phũ phàng: ?omáy gần hết tiền rùi nên phải để dành? làm mình tức anh ách
    Hờ mà giờ thấy chẳng có gì phải tức. Hôm nay bắt đầu ?othấy đường? để đi rồi. Nhẹ nhõm hơn mấy ngày qua. Lúc trưa còn đi TechMart chung với 5 người trẻ và một người rất trẻ . Hì hì trong số đó có tới 2 anh từng vô địch Robotcon quốc tế. Ngồi nói chuyện mà mình ngưỡng mộ quá đi hihi
    Nhưng mà người mình ngưỡng mộ nhất vẫn là người rất trẻ kìa
  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Thanh âm quanh một cái chết
    TT - Can tội giết người là một sinh viên năm 3 khoa cơ khí Đại học Bách khoa TP.HCM và người bị giết chính là anh ruột bị cáo. Lại một phiên tòa phơi bày những bi kịch của gia đình...
    1. Cáo trạng kết luận: Mai Minh Tiến chỉ vì lý do nhỏ nhen trong sinh hoạt đã dùng dao đâm chết anh ruột Mai Minh Tấn của mình. Hành vi trên là đặc biệt nguy hiểm cần xử lý nghiêm. Cáo trạng ngắn gọn và vị nữ công tố viên làm xong công việc của mình cũng rất ngắn gọn...
    Câu hỏi sắc, gọn của chủ tọa có lúc tưởng đã chạm đến phần cốt lõi nhất: ?oBị cáo là sinh viên năm 3, có một tương lai xán lạn lại không giữ gìn. Có phải chữ ?onhẫn? trong bị cáo không có, đúng không??.
    ?oThưa, bị cáo từng nhẫn nhịn nhiều lần, nhưng đến giờ phút đó tâm lý không ổn định. Bị cáo tức vì từng nhiều lần chứng kiến anh bị cáo hỗn với ba mẹ bị cáo. Có lần anh bị cáo còn đánh ba của bị cáo, dùng dao hăm dọa mẹ bị cáo. Nhiều lần bị cáo phản ứng, bị ba mẹ đánh, rầy bị cáo. Bị cáo đành im chịu. Những việc như đập chân tay xuống sàn gỗ diễn ra nhiều lần, mỗi ngày một nặng lên và ba mẹ bị cáo cũng nín chịu... Bị cáo thấy có lỗi với anh, với gia đình, với bạn bè và với chính bị cáo...?.
    Hỏi tiếp: ?oNhưng trách nhiệm dạy dỗ anh của bị cáo là do cha mẹ của bị cáo, đúng không??.  Bị cáo dạ và cúi đầu... Câu hỏi đã chuyển vấn đề sang hướng khác...



    [​IMG]

    Sau phiên tòa sơ thẩm, các cô giáo Lâm Hoàng Bảo Ngọc (bìa trái, ngồi), Võ Thị Hoàng Ân (giữa) và cô Phạm Thị Lệ Oanh (bìa phải) cùng bạn bè thời trung học của Tiến ngồi lại viết đơn đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
     ... Đó chính là đứa học trò lớp 12A1 mà cô là giáo viên chủ nhiệm, nhưng hoàn cảnh đã đẩy đưa em Tiến phạm tội tày trời mà nghe qua khó ai thông cảm. Ngay cả những ngày còn học ở trường, cô cũng không biết rõ những điều khổ tâm mà Tiến phải cố cắn răng chịu đựng, không hé môi với bất kỳ bạn nào trong lớp.
    Có lần Tiến bị người anh dùng chén cơm đầy đập thẳng vào đầu em trong bữa cơm, phải đi bệnh viện khâu vết thương bị tét trên đầu, nhưng khi bạn bè hỏi thăm thì em chỉ cười buồn và nói là mình bị té. Rồi nhiều lần phải chứng kiến anh mình ăn nói vô lễ và hành hung cha mẹ mà vẫn cố cắn răng chịu đựng. Giờ cô mới hiểu vì sao Tiến rất ít nói cười, vui vẻ như các bạn cùng trang lứa.
    Ở Tiến lúc nào cũng có vẻ chịu đựng, nhẫn nại, cần cù. Thật đáng thương cho tuổi thơ của em. Ngoài giờ học ở trường, em về nhà phụ giúp gia đình làm khuy áo và còn đi dạy kèm để đỡ bớt học phí cho gia đình.
    Ngày mà Tiến gây án thì buổi sáng em phải thi giữa học kỳ II, rồi sau đó đi dạy kèm đến 9g tối mới về nhà trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lại chứng kiến người anh gây gổ với cha mẹ mình, rồi một phút không kiềm chế được... Sau đó khi hồi tỉnh, chính em cũng không ngờ mình đã lấy đi cuộc sống của anh mình...
    (Trích thư của cô Phạm Thị Lệ Oanh gửi một học trò cũ)2. Phía dưới, chị Hai bán tạp hóa xéo nhà của Tiến trong ?ohẻm chợ mười giờ? (hẻm có chợ của những người lao động họp lúc 10g) cho hay: ?oThằng Tiến hiền như đất. Nó hay ra tiệm tôi mua mì, hỏi mua loại nào, chỉ cười gãi đầu: Cái nào cũng được chị!?.
    Những người bạn ở Trường trung học Lương Văn Can mấy năm về trước vẫn giữ nguyên hình ảnh Tiến, một bạn học hiền lành, sẵn sàng chịu thiệt một chút với bạn bè. Cậu bạn học ấy hay đi bộ vài cây số từ nhà đến Trường Lương Văn Can. Học rất giỏi và trở thành một người khá nổi tiếng khi đậu Trường ĐH Bách khoa (năm đó trường chỉ có hai học sinh thi đậu ĐH Bách khoa).
    Năm học lớp 12, Tiến bị băng đầu gần nửa tháng, bạn bè hỏi, cậu cho hay do người anh sơ suất làm trúng mình rồi không kể nữa. Có tới ba cô giáo thời trung học của Tiến dự phiên tòa. Một cô là giáo viên chủ nhiệm lớp 10-11, một cô chủ nhiệm lớp 12 và một cô là giáo viên bộ môn.
    Tất cả nói đi nói lại một điều gần như thành ấn tượng: nó hiền, ngoan, chưa bao giờ dám cãi lời, cô có rầy la thì cũng cười cười đi làm cho xong. Cô Phạm Thị Lệ Oanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 của Tiến, rưng rưng nước mắt: ?oNếu như ai báo tin rằng Tiến bị hại, tôi còn tin hơn gấp nhiều lần việc nó đi hại một ai đó...?.
    Một người bạn đưa tôi tấm thẻ sinh viên mang mã số 20202687 trong đó gương mặt Tiến rất đẹp trai, lành và sáng ngời thông minh. Hiệu lực của tấm thẻ này đã dừng lại vĩnh viễn sau cái đêm 5-4-2005. Niên khóa 2002-2007 đã kết thúc ở giữa chừng đối với cậu trò giỏi, một sinh viên được bạn bè cho là hiền lành nhất lớp...
    3. Người cha thì đau khổ đến mức đờ đẫn trước tòa. Còn người mẹ, trong mỗi lời khai đều kèm câu nói: ?oCả hai đứa là con tôi, tôi không thể nói xấu đứa chết để bênh vực cho đứa sống. Nhưng tất cả là lỗi của hai vợ chồng tôi...?. Tòa hỏi: ?oBữa xảy ra chuyện Tấn đập khúc gỗ vô đầu cha hay lấy kéo hăm dọa mẹ, Tiến có nhà không??. ?oNó đi học?.
    Tòa: ?oBà có thấy cái sai quá lớn của bà khi kể lại những xung đột gia đình với các con chưa??. Bà mẹ cúi đầu, thừa nhận. Chỉ một chút nữa thôi, vị chủ tọa đã chạm vào đường dây ?odích dắc? ảnh hưởng đến nhát dao chí mạng trong vụ án. Nhưng nó mỏng manh quá và người ta quay trở về với sự ?ovô cớ? của câu chuyện giết người.
    Người mẹ kể rằng Tấn hay than với bà nó bị stress, bị trầm uất, bị thần kinh. Hai lần thi rớt đại học, Tấn bảo thôi ở nhà phụ việc may với ba mẹ, nhưng vài năm sau khi bạn bè đã ra trường và đi làm, Tấn bắt đầu có cảm giác thua thiệt, bực dọc. ?oTính Tấn dần thay đổi, hay dằn, đập đồ đạc trong nhà. Tiến thi đậu Bách khoa, cả nhà không dám vui trước mặt Tấn. Hồi trước mỗi khi có ai khen nó ngoan biết ở nhà giúp mẹ cha, nó vui. Giờ ai khen ngoan Tấn dễ nổi khùng. Chỉ một chuyện cỏn con, nó đã chọi chén ăn cơm vô đầu Tiến. Thằng Tiến im chịu. Tôi nghĩ mọi việc kéo dài làm thằng Tiến bị ức chế tâm lý. Việc dộng xuống sàn gỗ chỉ làm giọt nước tràn ly?.
    4. Lướt qua mọi lời khai tại tòa, chi tiết đáng chú ý nhất là tiếng hét kinh hoàng của Tiến khi cầm dao đâm người anh ruột của mình. Và đâu đó còn nhiều thanh âm khác nữa trong vụ án này: căn nhà chật chội trong hẻm chợ mười giờ, những tiếng rè rè của máy may, tiếng đẩy bàn ủi lên lớp vải và khúc gỗ nhỏ, những lời khen (lẽ ra chỉ dành cho một cô gái) vọng qua cửa sổ lọt vào tai Tấn và quẩn quanh trong căn gác gỗ 4x4m của hai anh em.
    Rồi nữa, âm thanh của những cãi vã, xung đột trong nhà... dần gieo rắc những tù túng bức bối trên căn gác gỗ. Những đồng tiền người mẹ cho Tấn đi chơi vài ngày đã không đủ lấp đầy khoảng trống mặc cảm thất bại sau lưng con mình. Cuối cùng những thanh âm cãi vã đã tạo thành tiếng dộng xuống sàn gỗ và rớt đúng vào sự chật chội, căng thẳng đã đến đỉnh điểm thiếu kiềm chế nghiêm trọng và tạo nên tiếng thét. Tiếng thét kinh hoàng vô hồn của Tiến đã cắt đứt tất cả: tương lai, sự nghiệp, hạnh phúc của một gia đình đầm ấm trong con hẻm mười giờ nơi quận 8.
    Phiên tòa sơ thẩm kết thúc: mức án 20 năm tù cho hành vi giết người ?ocó tính côn đồ?. Khán phòng ồ lên bởi mọi người hi vọng nhiều vào những tờ đơn xin giảm tội cho Tiến: đơn của 38 hộ dân trong hẻm chợ mười giờ, đơn của tập thể sinh viên lớp Tiến và của bạn bè thời trung học...
    Một sinh viên ngành y, bạn Tiến, cho biết trong phiên phúc thẩm sẽ mời một chuyên gia tâm lý để chứng minh Tiến phạm tội trong tình trạng bị kích động về tâm lý. Và hẳn lúc ấy người ta sẽ lưu ý tới những thanh âm quẫn bách chết người lởn vởn từ rất lâu trước khi xảy ra vụ giết người...
    NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG
    Được meoconsg sửa chữa / chuyển vào 01:40 ngày 15/10/2005
  8. chrysopogon

    chrysopogon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Trời mưa hoài. Bực mình quá.
    TB rủ đi hành hiệp giang hồ mà ko đi được. Nhiều lúc cũng thấy bực mình mình ghê luôn
    Chắc tối nay phải thức với cái máy tính quá. Xí, đồ quỷ sứ. Cài hòai mà hông được cái sound card. Dzậy mới biết tội nghiệp bác sĩ của nó mấy năm nay sao mà mình ko nhận ra công lao to lớn của ổng nhỉ.
    Được chrysopogon sửa chữa / chuyển vào 21:06 ngày 15/10/2005
  9. mtbc

    mtbc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái self-development plan của học trò, ngộ nghĩnh thật. Trông cô nhỏ quậy đáng kể nhưng té ra là suy nghĩ nhiều cũng đáng kể.
    Hôm nay đi tư vấn bên kem cả ngày, chẳng được ngủ trưa. Thói quen gì mà kỳ cục, không ngủ trưa thì đờ đẫn hết cả người... Về lại kẹt xe. Chợp mắt được tí xíu lại phải thức dậy soạn giáo trình.
    Cuộc đời ngộ nghĩnh thật
  10. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0

    Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh:

    Chuyện một ngôi trường được phong anh hùng
    Cập nhật cách đây 2 giờ 25 phút Châu Huy




    [​IMG]

    Một tiết học của SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ảnh: N.Q)
    Tên của trường đã 3 lần thay đổi: Trung tâm quốc gia kỹ thuật Phú Thọ, Trường ĐH Kỹ thuật và hiện nay là Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Dù với tên gọi nào, ngôi trường này vẫn luôn tự khẳng định là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được tín nhiệm hàng đầu cả nước. Hôm nay 27/10, trường vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

    Ngày 15/4/1993 - ngày tổ chức "Hội nghị Diên Hồng" trong định hướng nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện liên thông và hòa nhập với quốc tế. Tại hội nghị này, với 101/103 số phiếu đồng thuận, những cán bộ chủ chốt Trường ĐH Bách khoa đã quyết tâm chuyển hướng từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, trở thành trường ĐH đầu tiên của VN áp dụng học chế tín chỉ (HCTC) cho hệ chính quy. Vượt qua biết bao khó khăn trong những năm đầu, đến nay việc áp dụng HCTC tại trường đã ổn định ở hệ chính quy, nhà trường bắt đầu triển khai phương thức này ở hệ đào tạo sau ĐH, hệ ĐH không chính quy và hệ bằng thứ hai. 
    Đoàn thanh niên, Hội SV của trường là một đơn vị rất mạnh mà nổi bật là hằng năm có hơn 1.000 SV tham gia chiến dịch  Mùa hè xanh, xây dựng 130 cầu bê-tông có chiều dài từ 10 - 50m, 2 km đường bê-tông, 200 nhà tình nghĩa..., được Trung ương Đoàn và UBND TP.HCM công nhận là đơn vị xuất sắc của 10 năm chiến dịch này. Ngoài ra, từ hội thi sáng tạo robot cấp trường, đội tuyển SV Trường ĐH Bách khoa đã 2 lần xuất sắc giành giải vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm 2002 và 2004.
    Đánh giá cao hiệu quả trong công tác đào tạo của Trường ĐHBK nên cả phía Nam chỉ có 2 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thì đều được đặt tại trường này. Một thế mạnh khác của trường là công tác chuyển giao công nghệ. Sau khi được nghiệm thu, kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học được tích cực chuyển giao đến các cơ sở sản xuất hoặc các đơn vị có nhu cầu. Các cuộc "chuyển giao" này đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng cường tính cạnh tranh cho một số sản phẩm xuất khẩu điển hình như: sản phẩm panel nhẹ được chế tạo từ vật liệu bê-tông nhẹ cốt xơ dừa dùng để lắp ghép xây dựng nhà ở rẻ tiền, thiết bị rang xay cà phê chất lượng tương đương nhưng giá thành chỉ bằng 1/10 máy của Đức; chế tạo Robot crane phục vụ trong việc quay phim đáp ứng nhu cầu trong nước và hiện đang được Đài truyền hình VN đưa vào sử dụng; chế tạo các van ống, phay cống thủy lợi bằng vật liệu composit có đặc điểm chịu được phèn, mặn, điều kiện bức xạ nhiệt cao thay thế cho các phay cống làm bằng gỗ, bê-tông, thép rất mau hư...
    Châu Huy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này