1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sinh viên Việt Nam tại Florence

Chủ đề trong 'Italy' bởi theanh3884, 04/11/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theanh3884

    theanh3884 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2013
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người
    Đầu năm tới mình sẽ qua Ý học 4 tháng tại GE Oil & Gas University.
    Rất mong được anh chị em giúp đỡ:
    - Các hình thức thuê nhà, tìm nhà
    - Chi phí sinh hoạt,
    - Ngôn ngữ, vì thời gian học ngắn nên mình cũng chưa kịp học tiếng Ý (tại GE mình sẽ học bằng tiếng anh).
    Trân trọng,
  2. Anh Nguyeb

    Anh Nguyeb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào các anh/chị/bạn,

    Em là sinh viên học tại Mĩ, dự định sẽ đi exchange học 1 học kì tại Florence University of the Arts tháng 9 tới (2014). Em đang tìm hiểu chỗ ở và các dịch vụ điện thoại có data (tại em bị mù đường nên rủi có gì còn lấy 3G ra xài...). Em không rành tiếng Ý nên toàn search bằng tiếng Anh, thấy giá nhà có vẻ mắc, ~4000 euros cho 4 tháng :"< Bét lắm chắc em sẽ xài dịch vụ KTX của trường (cũng không rẻ hơn là bao)

    Không biết các anh chị đi trước có kinh nghiệm gì không chỉ em với nha. Email của em là: mstruonganh@gmail.com

    Em cảm ơn nhiều ạh!

    - Trường Anh
  3. trkient8

    trkient8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    3
    Còn nhiều việc phải làm với hàng tồn đọng ở Hải Phòng

    Gần 700 container hàng tồn đọng, trong đó khoảng 600 container là lốp cao su đã qua sử dụng đã được Hải quan Hải Phòng xử lý từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, số lượng hàng tồn tại địa bàn này vẫn còn rất lớn, do đó tiếp tục cần sự vào cuộc quyết liệt không chỉ của cơ quan Hải quan mà cả các đơn vị chức năng.

    [​IMG]
    Hàng hóa tồn đọng gây nhiều hệ lụy tới công tác quản lý và hoạt động XNK qua cảng Hải Phòng. (Ảnh: T.B)

    Chủ động

    Theo Cục Hải quan Hải Phòng, đến đầu tháng 10-2015, trên địa bàn còn khoảng 4.400 container hàng tồn đọng, trong đó phần lớn là hàng hóa tồn đọng từ năm 2013 trở về trước. Để xử lý rốt ráo, với vai trò là cơ quan thường trực của UBND TP.Hải Phòng về xử lý hàng tồn đọng trong địa bàn quản lý hải quan, trong đó có mặt hàng tồn là lốp cao su đã qua sử dụng, Hải quan Hải Phòng đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đó là tổ chức kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa; xây dựng phương án xử lý vận chuyển hàng đi Hải Phòng.

    Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng yêu cầu các Chi cục Hải quan cửa khẩu phối hợp với DN kinh doanh cảng, kho, bãi, quản lý kho ngoại quan rà soát, cập nhật đầy đủ thông tin về hàng tồn đọng; chuẩn bị đủ nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ. Đối với Đội Kiểm soát Hải quan, phải đẩy nhanh phân loại đối với các lô hàng tồn từ ngày 1-1-2013 trở về trước; phối hợp với các Chi cục Hải quan cửa khẩu điều tra, xác minh, xử lý hàng tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm tham mưu, xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện trong toàn Cục.

    Lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng cho biết: Theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục, những hàng hóa tồn đọng từ ngày 1-1-2013 trở về trước sẽ do đơn vị chủ trì xử lý; đối với hàng hóa tồn đọng từ ngày 1-1-2013 đến nay sẽ giao cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện.

    Triển khai nhiệm vụ trên, trong thời gian gần đây, Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng và các Chi cục Hải quan cửa khẩu liên tiếp đăng tải thông tin để tìm chủ sở hữu các lô hàng tồn đọng trên các phương tiện truyền thông (theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC) để phục công tác xử lý hàng tồn đọng. Mặt khác, các đơn vị căn cứ vào chứng từ vận tải để kiểm kê, phân loại hàng hóa; tham khảo thông tin để định giá hàng hóa tồn đọng; thực hiện các thủ tục theo quy định để bán thanh lý với hàng hóa đã được xác lập quyền sở hữu Nhà nước… Với sự quyết liệt thời gian vừa qua, tính từ đầu năm đến đầu tháng 10 này, Hải quan Hải Phòng đã xử lý được khoảng 700 container hàng tồn đọng, trong đó có khoảng 600 container là lốp cao su đã qua sử dụng.

    Lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng nhận định: Các bước xử lý hàng hóa tồn đọng, nhất là hàng hóa có tính chất đặc thù như lốp cao su đã qua sử dụng cơ bản theo đúng các trình tự quy định.

    Cần phối hợp đồng bộ

    Theo Cục Hải quan Hải Phòng, quá trình xử lý hàng tồn đọng vừa qua cho thấy, với mặt hàng đặc thù là lốp cao su đã qua sử dụng (hiện còn tồn khoảng 2.000 container) có nhiều thuận lợi hơn. Bởi đây là mặt hàng được đóng đồng nhất trong container, giá bán được xác lập bằng đơn vị tấn nên việc lập hồ sơ từng lô hàng theo tên hàng, trọng lượng trên vận đơn… tương đối thuận lợi, rút ngắn được thời gian kiểm kê, phân loại.

    Tuy nhiên, với hàng hóa khác, việc kiểm kê, phân loại đang khiến cơ quan Hải quan mất rất nhiều thời gian. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III- đơn vị có số lượng hàng tồn đọng lớn nhất ở Hải Phòng hiện nay phân tích, với mặt hàng đặc thù là lốp cao su đã qua sử dụng, việc kiểm đếm, phân loại khá nhanh. Nhưng có nhiều mặt hàng tồn khác công việc này mất rất nhiều thời gian, ví dụ như mặt hàng quần, áo đã qua sử dụng. Số lượng trong mỗi container là rất lớn, trong khi đơn vị tính để phân loại hiện nay được quy định theo chiếc. Thực tế mỗi container có tới hàng chục nghìn chiếc quần, áo các loại nên công chức Hải quan mất rất nhiều thời gian để kiểm đếm, phân loại chính xác. Do đó, để đẩy nhanh việc phân loại các mặt hàng như vậy, cơ quan chức năng cần điều chỉnh lại đơn vị tính các mặt hàng như quần, áo theo hướng kiểm đếm theo tấn, vì thực tế mặt hàng này đã tồn quá lâu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nên giá trị còn lại rất thấp.

    Lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng cho biết thêm: Với hàng hóa đã xác lập quyền sở hữu Nhà nước, việc xử lý tương đối thuận lợi. Nhưng với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (căn cứ trên chứng từ vận tải thì con số này tương đối nhiều) thì việc xử lý phải tiến hành theo các quy định khác của pháp luật. Và ở đây lại nảy sinh vấn đề khi cơ quan Hải quan muốn đưa về kho tạm giữ để xử lý, DN kinh doanh kho, bãi cảng, DN vận tải yêu cầu thanh toán chi phí lưu kho, bãi, chi phí thuê vỏ container…

    Một vướng mắc khác liên quan đến lốp cao su đã qua sử dụng. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (tại Thông báo 212/TB-VPCP ngày 7-7-2015 của Văn phòng Chính phủ), đối với mặt hàng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm tra năng lực các DN và đơn vị có chức năng xử lý, tái chế cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn DN đủ điều kiện để tham gia thu mua, xử lý mặt hàng cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng tồn đọng, đồng thời đơn giản hóa thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xử lý. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa lựa chọn được DN nào đủ điều kiện để tham gia thu mua, xử lý mặt hàng cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng tồn đọng.

    Nguồn baohaiquan.vn

Chia sẻ trang này