1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh sát biển Việt Nam hiện tại và tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 10/06/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Tiếp tục 1 bài ca :-*:-*

    Thứ trưởng Mỹ: Washington không ‘ngờ nghệch’ khi viện trợ cho CSB Việt Nam

    (TNO) Sau khi thông báo đã tăng viện trợ cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines lên gấp 4 lần, một quan chức Mỹ hôm 8.10 khẳng định Washington không ‘ngờ nghệch’ khi chi tiền viện trợ.
    [​IMG]
    Một tàu tuần tra cao tốc kiêm chữa cháy Metal Shark lớp Defiant 75 (dài 22,8 m) của Tuần duyên Mỹ. Loại tàu này được Mỹ viện trợ cho CSB Việt Nam - Ảnh: Tuần duyên Mỹ

    “Kế hoạch lần này là gói viện trợ trị giá hơn 100 triệu USD cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 4 nước”, AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Brownfield cho biết. Gói viện trợ này xuất phát từ cam kết trị giá 25 triệu USD do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố hồi tháng 12.2013, theo AFP.

    “Chúng tôi không hoàn toàn ngờ nghệch. Chúng tôi biết còn có những vấn đề khác đang diễn ra trong khu vực, nhưng nguồn viện trợ của chúng tôi tập trung vào hoạt động thực thi pháp luật trên biển”, ông nói thêm.

    Trung Quốc hiện ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và đang ráo riết bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp, cũng như quân sự hóa vùng biển này.

    “Kế hoạch viện trợ hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi chẳng hề làm chuyện gì bí mật”, ông Browfield tuyên bố một tuần sau khi đi thăm Indonesia, Philippines và Việt Nam.

    “Tôi thừa biết, qua suy luận thông thường bạn cũng sẽ thấy, rằng một quốc gia càng có khả năng thực thi pháp luật tốt các luật lệ hàng hải của mình, thì sẽ càng có thể giải quyết các vấn đề khác một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích của kế hoạch viện trợ”, thứ trưởng ngoại giao Mỹ giải thích.

    AFP bình luận các phát biểu của ông Browfield có hàm ý nhằm nhấn mạnh rằng động thái hỗ trợ của Mỹ không liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước láng giềng với Bắc Kinh.
    Hoàng Uy
  2. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    đáp ứng lời yêu cầu từ bác Hùng ở bài viết phía trên
    giờ họ đã xô ra chiếc tàu viện trợ bằng cái tin ở dưới:>:>:>
  3. dohuuhang1976

    dohuuhang1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2015
    Bài viết:
    838
    Đã được thích:
    1.731
    Bình thường thôi. VN hình như dạo này mắc bệnh cuồng Mỹ còn hơn cuồng Ộppa ý. 25 triệu US chưa bằng 189 đóng vài con bé bé. Họ tài trợ thì quý đấy, nhưng đừng cuồng
  4. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    chính xác một câu nói đã xưa lắm rồi nhưng vẫn chưa lạc : Của biếu là của lo, của cho là của nợ. Của mình mới là cái thực
  5. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    kekeke>:/>:/>:/
  6. Takamiya

    Takamiya Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    50
    Cái kết của những kẻ cướp biển Namoa 1891.

    [​IMG]
    [​IMG]

    bức ảnh thứ 2 đã nhiều lần "bị" sử dụng sai khi được thuyết minh là cuộc hành quyết các đảng viên Quốc Dân Đảng ngày 17/06/1930 (trong đó có Nguyễn Thái Học).
    Thực sự thì nó liên quan đến một vụ rất xa xưa.
    longmuonhieu, dulichbenvung82cyber01 thích bài này.
  7. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Nhật cấp thêm nhiều tàu tuần tra cho cảnh sát biển VN

    TT - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada cho biết Nhật Bản "rất quan tâm tăng cường năng lực an ninh hàng hải cho Việt Nam" và sẽ tiếp tục cung cấp thêm tàu tuần tra cho VN.
    [​IMG]
    Các học giả Nhật Bản và Việt Nam trao đổi tại cuộc hội thảo - Ảnh: V.V.T.
    Hôm qua các học giả hàng đầu về chính sách đối ngoại Nhật Bản và Việt Nam gặp nhau trong hội thảo về “mối liên hệ giữa con đường phát triển 70 năm sau chiến tranh của Nhật Bản và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” do Học viện Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng tổ chức ở Hà Nội.

    Vấn đề Biển Đông phải tuân theo luật pháp quốc tế, nhưng Trung Quốc đang tự diễn giải theo cách riêng của họ để phục vụ cho lợi ích của họ

    GS TOMOHITO SHINODA (Đại học Quốc tế Nhật Bản)

    Việt Nam chiếm vị trí quan trọng

    GS Yuichi Hosoya từ Đại học Keio cho biết Nhật Bản đang tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia cùng chia sẻ giá trị và lợi ích với Nhật Bản.

    Trong khi mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là trọng tâm của chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản, hợp tác quốc tế của Nhật Bản với Việt Nam cũng chiếm một vị trí quan trọng xuất phát từ vị trí chiến lược của Việt Nam. Theo GS Yuichi Hosoya, Nhật Bản đã sẵn sàng cho việc thúc đẩy các hoạt động an ninh kiểu mới sau khi lần lượt Hạ viện và Thượng viện thông qua luật an ninh mới của nước này.

    GS Toshiya Hoshino (phó chủ tịch điều hành Đại học Osaka) thẳng thắn cho rằng “các hành động đơn phương của Trung Quốc là sai”, tuy nhiên GS Hoshino cũng lưu ý rằng các nước trên thế giới đang ngày càng gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau.

    Trong bối cảnh đó, các nước liên quan cần phải duy trì “sự cân bằng thông minh”, với hàm ý xét đến sự cân bằng của các dòng chuyển động qua lại của con người, hàng hóa, tiền bạc, trong khi vẫn duy trì quyền lực cứng dựa trên sức mạnh quân sự để ngăn chặn các cuộc đối đầu mà đôi bên đều bị thiệt hại.

    Về cân bằng quyền lực “cứng”, GS Toshiya Hoshino cho rằng nỗ lực quốc phòng của Việt Nam và Nhật Bản cũng như sự hợp tác với Mỹ sẽ tiếp tục là nền tảng của sự ổn định trong khu vực và trên thế giới.

    Hai nước cần phối hợp tiếng nói để khuyến khích Mỹ tăng cường sự hiện diện chiến lược của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản cần tăng cường phục hồi kinh tế, qua đó kết nối sâu sắc nền kinh tế Trung Quốc vào mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau.

    “Những hành động khiêu khích và mang tính chủ nghĩa dân tộc cần được kiềm chế” - GS Toshiya Hoshino nhấn mạnh. Ngoài ra, các biện pháp “cân bằng thông minh” như đối thoại, xây dựng lòng tin, giảm thiểu sự đe dọa lẫn nhau... nên được triển khai mạnh hơn.

    Trong thời gian tới, GS Toshiya Hoshino nêu rõ hợp tác Nhật - Việt nên gồm có hợp tác về an ninh hàng hải, cụ thể là thông qua những nỗ lực chung để khẳng định bộ quy tắc về ứng xử, cũng như cung cấp các trang thiết bị hàng hải và huấn luyện lực lượng cảnh sát tuần tra biển, đối thoại chính sách. Nhật cũng có thể cộng tác với Việt Nam triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo, phục hồi sau thảm họa, gìn giữ hòa 
bình trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc tới các quốc gia ở châu Phi và 
châu Á.

    Cũng theo GS Toshiya Hoshino, Nhật nên mở rộng đối thoại học giả giữa Nhật Bản và Việt Nam, mời cả phía Trung Quốc để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và xây dựng lòng tin.

    Luồng gió mới

    Về phía các nhà nghiên cứu Việt Nam, đại tá Vũ Văn Khanh (Viện Chiến lược Bộ Quốc phòng Việt Nam) cho rằng việc Nhật Bản triển khai “chủ nghĩa hòa bình tích cực” đang và sẽ có tác động đến cục diện an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Trước hết điều đó sẽ dẫn đến cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực, giảm khả năng hình thành G2 (nhóm hai nước Trung Quốc và Mỹ) vì việc Nhật Bản cạnh tranh vị thế cường quốc thứ hai thế giới với Trung Quốc sẽ thúc đẩy trật tự thế giới đa cực một cách tự nhiên.

    Tuy nhiên, “chủ nghĩa hòa bình tích cực” có thể gián tiếp thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

    Theo đại tá Khanh, trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản lâu nay, “chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Nhật Bản được coi là một “luồng gió mới” cho mối quan hệ hai bên, hi vọng sẽ mang lại nhiều đóng góp tích cực hơn từ Nhật Bản đến Việt Nam, vì nền hòa bình chung của khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh an ninh khu vực Đông Á, đặc biệt là an ninh trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.


    V.V.THÀNH - Q.TRUNG (thanhvv@tuoitre.com.vn)
  8. vaoxemchoi

    vaoxemchoi Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    39
    Nhật Mỹ cấ tàu cho Vietnam chỉ là ý nghĩa hình tượng co mối quan hệ nồng ấm bên trong:-j:-j:-j
  9. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Mìn muốn 3 cặp 12 ly 7 và 1 súng tự động điều khiển từ xa(tương tự loại dưới clip) được bố trí trên tàu CSB :-* Cụ @duyvu1920 qua Sam mua ve chai vài con đi =P~=P~=P~
  10. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    mua ve chai làm gì mất công cụ :) cụ cứ vác con này gắn lên tàu làm thêm cơ cấu điều khiển điện thay cho quay tay là ngon :D
    [​IMG]
    kuyomuko thích bài này.

Chia sẻ trang này