1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mọi người ơi, giúp tôi với!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi rendezvous, 18/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rendezvous

    rendezvous Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi, giúp tôi với!

    1/Hiện tượng đối lưu là hiện tượng khí nóng nhẹ hơn và bốc lên trên khí lạnh . Nếu thế thì càng lên cao càng nóng đúng không ? Vậy mà càng lên cao càng lạnh là cớ làm sao ?

    2/Ở hai cực của trái đất vào ban đêm có hiện tượng bầu trời sáng rực lên rất đẹp gọi là "cực quang" . Tại sao lại có hiện tượng đó ?

    3/ SÓNG THẦN là thảm họa đối với các bờ biển vì nó rất mạnh và chiều cao có thể lên đến vài chục mét . Nguyên nhân nào đẫn đến những cơn sóng thần vậy ?

    Xin đa tạ mọi người rất nhiều!


    [/ibis]
  2. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu rõ lắm, hình như vì các electron bị hút theo đường từ trường của trái đất và tụ lại tại 2 đầu địa cực. Xẩy ra vào ban đêm có lẽ vì ... buổi tối mới nhìn được. Mà cũng có khi liên quan đến mặt trời ?
    cái này cũng không biết nốt, tớ đoán là có liên quan đến cộng hưởng, và có thể dính đến địa chất bên dưới.
    it's over
  3. Carnavaro

    Carnavaro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    2.313
    Đã được thích:
    1
    3/ SÓNG THẦN là thảm họa đối với các bờ biển vì nó rất mạnh và chiều cao có thể lên đến vài chục mét . Nguyên nhân nào đẫn đến những cơn sóng thần vậy ?
    Điều này là do những cơn động đất ở dưới đáy biển tạo nên.
  4. Polime

    Polime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trận động đất xảy ra tại Bắc Mỹ vào năm 1700, một trong những trận động đất mạnh nhất, đã gây ra sóng thần cao 5m. Con sóng này di chuyển qua Thái Bình Dương và dội vào bờ biển Nhật Bản, gây ngập lụt cánh đồng và phá huỷ nhà cửa.
    Kết luận trên do các nhà địa chất Nhật Bản, Canada và Mỹ đưa ra. Trận động đất mạnh 9 độ Richter trải dài từ Vancouver, Canada, tới Mendocino, California. Phân tích cho thấy toàn bộ khu vực trên, được gọi là đường đứt gãy Cascadia, đã dịch chuyển về phía biển trong thời gian vài giây. Một trận động đất có cường độ như vậy trong khu vực hiện rất đông dân cư này sẽ gây thảm hoạ lớn nếu xảy ra trong tương lai.
    Vào năm 1996, Kenji Satake thuộc Viện khảo sát địa chất Nhật Bản đã làm cho giới khoa học Bắc Mỹ sửng sốt khi gợi ý một cơn sóng thần năm 1700 ở nước này là do động đất trên đường đứt gãy Cascadia gây ra. Các nhà địa chất nghiên cứu Cascadia biết rằng có một trận động đất lớn vào khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, họ không tin là nó đủ lớn để tạo ra một cơn sóng thần di chuyển tới tận 8.000 km.
    Không nản chí, Satake hợp tác và Atwater và nhà địa chất Kelin Wang thuộc Viện khảo sát địa chất Canada. Bằng cách nghiên cứu hồ sơ, họ đã tái mô phỏng tác động của cơn sóng thần năm 1700. Kết quả cho thấy, trận động đất có độ mạnh 9 độ Richter.
    Động đất lớn thường xảy ra ở đường đứt gãy Cascadia với tần suất khoảng 500 năm một lần. Vẫn chưa rõ có bao nhiêu trận mạnh như thảm hoạ năm 1700. Tuy nhiên, một trận động đất mạnh 9 độ Richter có khả năng xảy ra trong thế kỷ này.
    ( Đây chỉ là bài thu thập, không phải của tôi viết. Xin chia xẻ cùng các bạn.)
  5. alphaplanet

    alphaplanet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    2/Ở hai cực của trái đất vào ban đêm có hiện tượng bầu trời sáng rực lên rất đẹp gọi là "cực quang" . Tại sao lại có hiện tượng đó ?
    ===========
    hãy đọc cuốn cơ sở vật lý tập 5 đi (cuốn đó của hallyday)
  6. spartan

    spartan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    --1/Hiện tượng đối lưu là hiện tượng khí nóng nhẹ hơn và bốc lên trên khí lạnh . Nếu thế thì càng lên cao càng nóng đúng không ? Vậy mà càng lên cao càng lạnh là cớ làm sao ?
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Thực ra ở trong khí quyển có nhiều tầng, có những tầng nhiệt độ giảm theo độ cao, có những tầng nhiệt độ tăng theo độ cao. Nếu nói về tầng sát mặt đất nhiệt độ giảm theo độ cao vì áp suất không khí và khối lượng riêng của nó giảm theo độ cao.
  7. mandi

    mandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Câu 1 : Khi lên cao áp suất giảm đi , dòng khí đó nở ra và hạ nhiệt độ . Nhiệt dộ trên cao vẫn thấp chứ không có gì lạ đâu .
    Tuy nhiên cần lưu ý là nhiệt độ phần ngoài cùng của khí quyển lên tới cả ngàn độ , có ai tin không ? Giải thích ?
    Câu 2 : các tia có năng lượng cao (có thể gồm các dòng ion) khi đi tới gần trái đất sẽ chịu ảnh hưởng từ và sẽ đi về 2 cực của trái đất , chúng sẽ ion hoá không khí làm phát sáng và tạo nên hiện tượng cực quang với màu sắc rất đẹp ,tiếc là M chưa được thấy bao giờ vì hiện tượng này chỉ xảy ra ở gần địa cực mà thôi .
    Câu 3: đúng là các trận sóng thần lớn đó là do dộng đất ở dưới đáy biển gây ra .
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thế tại sao các hành tinh khác lại không có cực quang mà chỉ có Trái Đất và một hành tinh nữa của MT là sao Mộc mới có
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
    Niềm tin cho ta tất cả!
     
  9. mandi

    mandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Theo M thì hiện tượng này phụ thuộc vào từ trường của hành tinh và mật độ , thành phần bầu khí quyển của nó .Có lẽ phải thoả những đk nhất định thì mới có hiện tựơng này .

Chia sẻ trang này